Trắc nghiệm Đi lấy mật (có đáp án) - Kết nối tri thức
Với 31 câu hỏi trắc nghiệm Đi lấy mật Ngữ văn lớp 7 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 7.
Vài nét về tác giả Đoàn Giỏi
Câu 1. Đâu là quê quán của nhà văn Đoàn Giỏi?
A. Tiền Giang
B. Kiên Giang
C. Cao Lãnh
D. Cần Thơ
Câu 2. Nhà văn Đoàn Giỏi sinh ra ở vùng miền nào?
A. Tây Bắc
B. Đồng bằng sông Cửu Long
C. Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Đồng bằng sông Hồng
Câu 3. Đâu là năm sinh, năm mất của nhà văn Đoàn Giỏi?
A. 1922 – 1989
B. 1923 – 1989
C. 1924 – 1989
D. 1925 – 1989
Câu 4. Gia cảnh của gia đình nhà văn Đoàn Giỏi như thế nào?
A. Nông dân nghèo
B. Địa chủ bán nước
C. Địa chủ yêu nước
D. Nhà Nho yêu nước
Câu 5. Hầu hết sáng tác của Đoàn Giỏi viết về đối tượng nào?
A. Thiên nhiên, con người và cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số
B. Thiên nhiên, con người và cuộc sống Nam Bộ
C. Thiên nhiên, con người và cuộc sống Bắc Bộ
D. Thiên nhiên, con người và cuộc sống Tây Nguyên
Câu 6. Lối miêu tả trong sáng tác của Đoàn Giỏi có gì đặc biệt?
A. Vừa lãng mạn vừa mơ mộng
B. Vừa hiện thực vừa huyền ảo
C. Vừa hiện thực vừa trữ tình
D. Vừa lãng mạn vừa huyền ảo
Câu 7. Đoàn Giỏi là thành viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa nào?
A. I, III, IV
B. II, III, IV
C. I, II, IVs
D. I, II, III
Câu 8. Đâu không phải tác phẩm tiêu biểu của Đoàn Giỏi?
A. Đường về gia hương
B. Cá bống mú
C. Đất rừng phương Nam
D. Thơ thơ
Câu 9. Đoàn Giỏi là nhà văn của miền đất nào?
A. Miền Bắc
B. Miền Trung
C. Miền Tây
D. Miền Nam
Vài nét về văn bản Đi lấy mật
Câu 1. Đoạn trích Đi lấy mật trích từ tác phẩm nào của nhà văn Đoàn Giỏi?
A. Đường về gia hương (1948)
B. Cá bống mú (1956)
C. Đất rừng phương Nam (1957)
D. Cuộc truy tầm kho vũ khí (1962)
Câu 2. Tác phẩm Đất rừng phương Nam được xuất bản năm bao nhiêu?
A. 1962
B. 1957
C. 1956
D. 1948
Câu 3. Đoạn trích Đi lấy mật nằm ở chương mấy của tác phẩm Đất rừng phương Nam?
A. Chương 6
B. Chương 7
C. Chương 8
D. Chương 9
Câu 4. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích Đi lấy mật là gì?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 5. Đoạn trích Đi lấy mật được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Ngôi kể thay đổi linh hoạt
Câu 6. Đoạn trích Đi lấy mật được kể theo điểm nhìn của nhân vật nào?
A. Cò
B. Tía nuôi
C. Má nuôi
D. An
Câu 7. Đoạn trích Đi lấy mật có mấy nhân vật?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 8. Văn bản Đi lấy mật thuộc thể loại văn học nào?
A. Truyện ngắn
B. Truyện dài
C. Truyện kí
D. Tiểu thuyết
Câu 9. Bối cảnh của văn bản Đi lấy mật là gì?
A. Miền Tây Nam Bộ những năm 50 của thế kỉ XX
B. Miền Bắc Bộ những năm 50 của thế kỉ XX
C. Miền Tây Nam Bộ những năm 60 của thế kỉ XX
D. Miền Bắc Bộ những năm 60 của thế kỉ XX
Câu 10. Bố cục văn bản Đi lấy mật gồm mấy phần?
A. 2 phần
B. 3 phần
C. 4 phần
D. 5 phần
Phân tích văn bản Đi lấy mật
Câu 1. Nội dung chính của đoạn trích là gì?
A. Kể lại việc lần đầu An gặp tía nuôi
B. Kể lại việc An gặp Võ Tòng
C. Kể lại việc An theo tía nuôi đi lấy mật ong trong rừng U Minh
D. Kể lại cuộc chạm trán với hổ của Võ Tòng
Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích kể lại việc An theo tía nuôi đi lấy mật ong trong rừng nào?
A. Rừng Cúc Phương
B. Rừng tràm Trà Sư
C. Rừng U Minh
D. Rừng Yok Đôn
Câu 3. Trong đoạn trích, tía nuôi của An là nhân vật như thế nào?
A. Từng trải, yêu thương con cái
B. Hung dữ nhưng yêu thương con
C. Từng trải, vô tâm với con cái
D. Hung dữ, vô tâm với con cái
Câu 4. Từng trải là đặc điểm của nhân vật nào trong đoạn trích?
A. Thằng Cò
B. Nhân vật “tôi”
C. Tía nuôi
D. Má nuôi
Câu 5. Nhân vật An là một cậu bé như thế nào?
A. Ngoan ngoãn, nhút nhát, hay sợ sệt
B. Nghịch ngợm, ham học hỏi, thích khám phá
C. Nghịch ngợm, phá phách và thích trêu chọc Cò
D. Nhút nhát, thích khám phá
Câu 6. Đoạn trích Đi lấy mật kể về lần thứ mấy đi lấy mật của nhân vật “tôi”?
A. Lần đầu tiên
B. Lần thứ hai
C. Lần thứ ba
D. Không xác định được số lần
Câu 7. Theo nhân vật “tôi”, từ những thời xa xôi thuở con người ăn lông ở lỗ cho đến ngày nay, người ta vẫn đi tìm lấy mật rừng bằng cách nào?
A. Nuôi ong trong tổ nhân tạo
B. Theo dấu đường bay của những con ong về tổ
C. Dùng sào cắt tổ ong trên một cái cây bất kì
D. Trèo lên tổ ong trên một cái cây bất kì
Câu 8. Trong kho tàng kinh nghiệm của những nhà nuôi ong trên thế giới ghi chép trong các sách vở mà nhân vật “tôi” được nghe thầy giáo kể, không thấy có nơi nào nói đến việc lấy mật bằng cách của người dân rừng U Minh. Cách đó là cách nào?
A. Cắt tổ ong bằng sào
B. Trèo lên cây
C. Gác kèo
D. Lấy trong tổ nhân tạo bằng hộp kính
Câu 9. Khung cảnh thiên nhiên qua cái nhìn của nhân vật An như thế nào?
A. Ồn ào, náo nhiệt.
B. Yên tĩnh, không khí mát lạnh và rất đẹp.
C. Đông đúc tấp nập người qua lại.
D. Nóng nực, yên tĩnh.
Câu 10. Chi tiết nào dưới đây miêu tả ngoại hình và cử chỉ của các nhân vật tía?
A. đội cái thúng to tướng.
B. chạy tung tăng sục sạo trong các bụi cây.
C. vung tay một cái phạt ngang nhánh gai và lôi phăng nhánh gai vứt sang một bên.
D. quảy tòn ten một cái gùi bé.
Câu 11. Ý nào dưới đây không phải hành động của nhân vật An?
A. Đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật.
B. Nghĩ lại những lời má kể.
C. Chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé mà má nuôi tôi đã bơi xuồng đi mượn.
D. Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp.
Câu 12. Cảnh sắc thiên nhiên rừng U Minh được nhà văn tái hiện qua đâu?
A. cái nhìn của dân bản xứ.
B. cái nhìn của An.
C. cái nhìn của Cò.
D. cái nhìn của tía.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT