Trắc nghiệm Mùa xuân nho nhỏ (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 33 câu hỏi trắc nghiệm Mùa xuân nho nhỏ Ngữ văn lớp 7 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Ngữ Văn 7.

Vài nét về nhà thơ Thanh Hải

Câu 1. Nhà thơ Thanh Hải tên thật là gì?

A. Nguyễn Sen

B. Phạm Bá Ngoãn

C. Nguyễn Kim Thành

D. Trần Hữu Tri

Câu 2. Đâu là năm sinh năm mất của nhà thơ Thanh Hải?

A. 1930 – 1980

B. 1930 – 1981

C. 1929 – 1980

D. 1928 – 1980

Câu 3. Địa danh nào là quê hương của nhà thơ Thanh Hải?

A. Quảng Trị

B. Vinh

C. Quảng Bình

D. Thừa Thiên - Huế

Câu 4. Nhà thơ Thanh Hải xuất thân trong một gia đình như thế nào?

A. Nhà Nho

B. Địa chủ

C. Tri thức nghèo

D. Qúy tộc

Câu 5. Nhà thơ Thanh Hải hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống?

A. Mỹ

B. Pháp

C. Nhật

D. Pôn-pốt

Câu 6. Trong thời kì đất nước còn bị chia cắt, ông đã viết nhiều bài thơ thể hiện điều gì?

A. Tình yêu, khát vọng thống nhất đất nước

B. Quan niệm sống mới mẻ cùng những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo

C. Tính hàm súc, triết lý

D. Tính hướng nội mang đậm phong cách cá nhân

Câu 7. Những tập thơ sau của Thanh Hải được sáng tác vào năm nào?

Những đồng chí trung kiên

 

1977

Huế mùa xuân (tập 1)

 

1975

Dấu võng Trường Sơn

 

1970

Mưa xuân đất này

 

1962

Huế mùa xuân (tập 2)

 

1982

Câu 8. Thơ Thanh Hải được yêu mến rộng rãi nhờ đâu?

A. Giọng điệu mộc mạc, chân thành

B. Giọng điệu nồng nàn, thiết tha

C. Hình thức thơ giản dị, giàu tính dân tộc

D. Ngôn ngữ đầy cá tính, sáng tạo

E. Cách gieo vần dày đặc

Câu 9. Đâu không phải sáng tác của nhà thơ Thanh Hải?

A. Những đồng chí trung kiên

B. Mưa xuân đất này

C. Gửi hương cho gió

D. Dấu võng Trường Sơn

Câu 10. Sáng tác nào được xem là tiêu biểu nhất của Thanh Hải

A. Mưa xuân đất này

B. Dấu võng Trường Sơn

C. Những đồng chí trung kiên

D. Mùa xuân nho nhỏ

Vài nét về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

Câu 1. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ do ai sáng tác ?

A. Xuân Diệu

B. Thanh Hải

C. Tố Hữu

D. Xuân Quỳnh

Câu 2. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết thời điểm nào?

A. Tháng 11 năm 1977

B. Tháng 11 năm 1978

C. Tháng 11 năm 1979

D. Tháng 11 năm 1980

Câu 3. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết trong hoàn cảnh nào?

A. Khi nhà thơ nằm trên giường bệnh, một tháng trước khi qua đời

B. Khi nhà thơ trong chuyến đi công tác vùng biển Diêm Điền

C. Khi nhà thơ đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước

D. Khi đang làm nhiệm vụ cách mạng, tác giả bị bắt giặc bắt giam

Câu 4. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được chia thành mấy phần?

A. 2 phần

B. 3 phần

C. 4 phần

D. 5 phần

Câu 5. Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ thuộc thể thơ gì?

A. Năm chữ

B. Bốn chữ

C. Lục bát

D. Tự do

Câu 6. Phương thức biểu đạt chính của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là gì?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Tự sự

D. Nghị luận

Câu 7. Chủ đề của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là gì?

A. Thể hiện niềm rung cảm trước mùa xuân thiên nhiên, đất nước

B. Khát vọng cống hiến cho đất nước, cuộc đời

C. Cả 2 đáp án trên đều đúng

D. Cả 2 đáp án trên đều sai

Câu 8. Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ có ý nghĩa gì?

A. Biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời con người.

B. Thể hiện quan niệm về sự thống nhất giữa cái riêng với cái chung, giữa cá nhân và cộng đồng

C. Thể hiện ước nguyện của nhà thơ

D. Cả 3 đáp án trên đều đúng

Câu 9. Cảm xúc của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ bắt nguồn từ đâu?

A. Cảm xúc về vẻ đẹp và truyền thống của đất nước

B. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế

C. Cảm xúc về vẻ đẹp của mùa xuân Hà Nội

D. Cảm xúc về thời điểm lịch sử đáng nhớ của dân tộc

Câu 10. Ý nào nêu đúng nhất về giọng điệu của bài thơ?

A. Hào hùng, mạnh mẽ

B. Bâng khuâng, tiếc nuối

C. Trong sáng, thiết tha

D. Nghiêm trang, thành kính

Phân tích văn bản Mùa xuân nho nhỏ

Câu 1. Bài thơ được chia làm bốn phần. Hãy ghép đoạn thơ ở cột A tương ứng với nội dung được thể hiện trong cột B

A

 

B

Khổ 1

 

Cảm xúc về mùa xuân của đất nước

Khổ 2 + 3

 

Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế

Khổ 4 + 5

 

Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên

Khổ 6

 

Ước nguyện của tác giả

Câu 2. Nhận định nào đúng khi giới thiệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ?

A. Bài thơ với chất liệu dân gian với những hình ảnh thơ độc đáo đã ngợi ca ý nghĩa cuộc sống đối với mỗi người

B. Là tiếng nói thiết tha của người trọng bệnh đang khao khát được cống hiến cho cuộc đời

C. Là bài ca bất hủ gắn bó cùng những thăng trầm, gian khổ của chiến tranh

D. Tất cả đáp án trên

 Câu 3. Trong đoạn thơ sau, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ chính nào?

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

A. So sánh

B. Hoán dụ

C. Ẩn dụ

D. Nhân hóa

 Câu 4. Hình ảnh con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến thể hiện điều gì?

A. Những gì đẹp nhất của mùa xuân

B. Những gì nhỏ bé trong cuộc sống

C. Những gì đẹp nhất mà mỗi con người muốn có

D. Mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ

 Câu 5. Câu thơ “Một mùa xuân nho nhỏ” sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Hoán dụ

D. Ẩn dụ

 Câu 6. Hành động đưa tay ra “hứng” từng “giọt long lanh” và “tiếng chim” thể hiện cảm xúc gì của tác giả?

A. Cái nhìn trìu mến đối với cảnh vật

B. Ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời

C. Cảm nhận được những điều gần gũi, thanh bình của quê hương

D. Tất cả các đáp án trên

 Câu 7. Ý nghĩa của sự chuyển đổi ngôi thứ từ “tôi” sang “ta” trong Mùa xuân nho nhỏ là?

A. Khẳng định vai trò của tác giả đối với cuộc đời

B. Nói về quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng

C. Thể hiện cái tôi cá nhân của tác giả trước cuộc đời

D. Tất cả các đáp án trên

 Câu 8. Có thể thay thế từ xao xuyến trong câu “Một nốt trầm xao xuyến” bằng từ nào sau đây mà không làm mất đi giá trị nghệ thuật của câu thơ?

A. Êm ái

B. Sâu lắng

C. Da diết

D. Cả 3 từ trên đều không thể thay thế được

 Câu 9. Đoạn thơ sau thể hiện cảm xúc gì của tác giả?

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

A. Tự hào, biết ơn

B. Thương cảm, thành kính

C. Sung sướng, xúc động

D. Buồn thương, đau xót

 Câu 10. Qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, tác giả muốn thể hiện tình cảm gì?

A. Tình yêu cuộc sống

B. Khát vọng cống hiến cho đời

C. Tình yêu thiên nhiên, đất nước

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 11. Điều tâm niệm của nhà thơ thể hiện rõ nét qua bài thơ trên là gì ?

A. Khát vọng được sống và được hưởng một cuộc sống tươi đẹp.

B. Niềm khát khao được làm những gì thật sự lớn lao có ích cho đất nước.

C. Khát khao được hòa mình vào thiên nhiên

D. Khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống , cống hiến phần tốt đẹp , dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung , cho đất nước.

Câu 12. Mùa xuân tươi đẹp của đất nước được tập trung thể hiện qua những hình ảnh nào?

A. Người cầm súng, người ra đồng, lộc non.

B. Hình ảnh, so sánh, từ láy.

C. Lộc trải dài nương mạ.

D. Lộc giắt đầy trên lưng.

Câu 13. Những hình ảnh nào đã thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà cao đẹp của nhà thơ?

A. Cành hoa, con chim hót

B. Cành hoa, con chim hót, dòng sông xanh

C. Cành hoa, con chim hót, nốt trầm xao xuyến

D. Cành hoa, con chim hót, giọt sương mai

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác