Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Văn phần Văn bản nhật dụng năm 2024
Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn bên cạnh phần thơ và truyện thì phần Văn bản nhật dụng cũng rất quan trọng và cần được lưu ý. Bộ tài liệu này sẽ giới thiệu tới các em nội dung chính, những vấn đề cơ bản trọng tâm nhất của các văn bản nhật dụng ấy. Các em học sinh sẽ ôn tập và củng cố kiến thức hiệu quả môn Ngữ văn 9, từ đó chuẩn bị tốt nhất cho kì thi vào lớp 10 sắp tới. Mời các em tham khảo:
A. NHỮNG VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM
I. Khái niệm văn bản nhật dụng
Văn bản nhật dụng không phải là kiểu văn bản. Trong chương trình đã học 6 phương thức biểu đạt, ứng với sáu kiểu văn bản là: Tự sự, biểu cảm, miêu tả, nghị luận, thuyết minh, hành chính – công vụ. Văn bản nhật dụng chỉ tính chất cập nhật, gần gũi, bức thiết đối với đời sống. Đó là những vấn đề thường được nhắc đến trên báo chí, các phương tiện truyền thông hằng ngày. Ví dụ như tệ nạn xã hội, các quyền trẻ em, vấn đề môi trường, …Văn bản nhật dụng do đó bao gồm nhiều kiểu văn bản, nhiều thể loại khác nhau: Truyện, kí, thơ, văn nghị luận.
II. Danh mục các văn bản nhật dụng đã học
STT |
Tên văn bản |
1 |
Phong cách Hồ Chí Minh |
2 |
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình |
3 |
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em |
4 |
Bàn về đọc sách |
5 |
Tiếng nói của văn nghệ |
III. Hình thức văn bản nhật dụng
- Trình bày dưới dạng hình thức văn bản đa dạng:
+ Tác phẩm văn chương có ít nhiều hư cấu
+ Thư
+ Bút kí, hồi kí
+ Thông báo, công bố, xã luận
- Một số văn bản có sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt
+ Tự sự với miêu tả
+ Thuyết minh với miêu tả
+ Tự sự, miêu tả với biểu cảm
+ Nghị luận với biểu cảm
+ Thuyết minh, nghị luận với biểu cảm
IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng
- Bên cạnh việc đọc sách chú thích về nghĩa của từ, cần lưu ý đặc biệt đến các loại chú thích về sự kiện
- Tạo thói quen liên hệ với vấn đề được đặt ra trong cuộc sống
- Mỗi học sinh cần có kiến giải riêng, quan điểm riêng, và mỗi trường hợp cụ thể, còn có những đề xuất những kiến nghị và giải pháp
- Hình thức văn bản nhật dụng đa dạng, căn cứ vào đặc điểm hình thức của văn bản và phương pháp biểu đạt.
B. NỘI DUNG
Văn bản 1: Phong cách Hồ Chí Minh
I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm
1. Tác giả
- Lê Anh Trà (1927 - 1999), quê ở xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
- “Phong cách Hồ Chí Minh” được trích từ bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn liền với cái giản dị” của tác giả Lê Anh Trà.
- Tác phẩm được in trong tập “Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam” năm 1990.
b. Văn bản nhật dụng và phương thức biểu đạt
- “Văn bản nhật dụng là loại văn bản đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá,... về những vấn đề, hiện tượng gần gũi, bức xúc với cuộc sống con người và cộng đồng”.
- Phương thức biểu đạt của văn bản nhật dụng khá phong phú và đa dạng. Trong một văn bản, nó có sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt.
c. Phương thức biểu đạt
- Văn bản “Phong cách Hồ Chí Minh” có sự kết hợp giữa yếu tố nghị luận và thuyết minh.
d. Bố cục: Hai phần
- Phần một: Từ đầu đến “rất hiện đại”: Quá trình hình thành phong cách văn hóa Hồ Chí Minh.
- Phần hai: Còn lại: Những biểu hiện cụ thể của phong cách văn hóa Hồ Chí Minh.
II. Trọng tâm kiến thức
1. Quá trình hình thành phong cách văn hóa Hồ Chí Minh
- Ngay ở luận điểm đầu tiên, tác giả Lê Anh Trà đã khẳng định vốn tri thức, văn hóa sâu rộng của Người: “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Hồ Chí Minh”.
- Cách thức để Người tiếp xúc và tiếp thu các nền văn hóa:
+ Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa.
Chân lí “đi một ngày đàng, học một sàng khôn" của ông cha ta như được Người khẳng định và chứng minh là luôn luôn đúng.
+ Người nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài, cụ thể là: Anh, Pháp, Hoa, Nga,…
Ngôn ngữ chính là công cụ giao tiếp quan trọng bậc nhất, là chìa khóa vạn năng để mở ra cánh cửa của các nền văn hóa trên thế giới.
+ Làm nhiều nghề khác nhau.
Những lăn lộn từ thực tiễn lao động đã giúp Người học hỏi được vô vàn những điều quý báu mà không một sách vở nào có được.
- Kết quả mà Người có được:
+ “Học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến một mức khá uyên thâm”.
Uyên thâm ở Người là học hỏi, tìm hiểu đến mức am hiểu sâu sắc mọi vấn đề.
+ “Chịu ảnh hưởng của nền văn hóa, tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay”.
Tiếp thu cái hay, cái đẹp tức là Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc.
+ “Phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản”.
Là một người đầy bản lĩnh, Người đã dám chỉ ra những mặt sai, phê phán những mặt hạn chế của kẻ thù.
- Nhưng kì lạ là những ảnh hưởng quốc tế (phương Tây) đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc (phương Đông) để trở thành một nhân cách rất Việt Nam. (Các em hãy quan sát bảng so sánh sau đây, để thấy được những điểm khác biệt cơ bản giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây):
Phương Đông (Trung Quốc) |
Phương Tây (Anh, Pháp, Nga, Đức...) |
|
Văn hóa |
Nông nghiệp |
Công nghiệp |
Mối quan hệ cộng đồng |
Tập thể |
Cá nhân |
Mối quan hệ tự nhiên |
Làm chủ |
Hòa đồng |
Giải quyết |
Mềm mỏng, khéo léo |
Thẳng thắn |
Trên nền tảng văn hóa dân tộc Người đã tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại. Đó chính là sự kết hợp một cách khéo léo giữa cái truyền thống và hiện đại, giữa phương Đông và phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế. Đó chính là nghệ thuật đối lập mà Lê Anh Trà đã sử dụng để cụ thể quá trình hình thành phong cách văn hóa Hồ Chí Minh.
2. Những biểu hiện cụ thể của phong cách văn hóa Hồ Chí Minh
- Dù ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh lại rất giản dị và đời thường, điều đó được thể hiện trên nhiều phương diện:
+ Nơi ở và nơi làm việc: “Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình”. “Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính Trị, làm việc và ngủ”. Đó không phải là tam cung lục viện, nguy nga, tráng lệ như các vị lãnh tụ, hay các bậc vua chúa thời xưa.
+ Trang phục: Hết sức giản dị với bộ quần áo bà ba, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp cộng với tư trang ít ỏi,...
+ Ăn uống: “rất đạm bạc" với những món ăn đậm chất dân tộc và không chút cầu kì: Cá kho, rau luộc, cà ghém, cà muối, cháo hoa.
Bác có quyền được hưởng những cao lương mĩ vị, sơn hào hải vị; có quyền được hưởng một cuộc sống đầy đủ và sang trọng nhưng vì nước, thương dân, bác đã hy sinh quyền lợi, sống như người dân bình thường. Tấm gương đó khiến người người ngưỡng mộ và kính phục.
Lê Anh Trà đã đưa ra những dẫn chứng tiêu biểu, kết hợp lời kể với bình luận một cách tự nhiên, cộng với nghệ thuật đối lập đã làm nổi bật những nét đẹp trong lối sống giản dị và thanh cao của Bác.
- Đặc biệt, tác giả đã sử dụng lối viết so sánh khi so sánh Bác với các nhà nho nổi tiếng trước đây (Nguyễn Trãi, Nguyền Bỉnh Khiêm) để làm nổi bật nét đẹp trong lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam.
+ “Không phải lủ một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời”.
+ Đây cũng không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.
+ Đây là một cách sống có văn hóa đà trở thành một quan điểm thẩm mĩ: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
- Tại sao Lê Anh Trà lại so sánh Người với Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm?
Vì hai vị đó là những nhà hiền triết có lối sống giản dị, thanh cao.
+ Giống nhau: Đều tự cho rằng sống giản dị là sống sung sướng, hạnh phúc.
+ Khác nhau: Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm về với thú lâm tuyền để lánh đời. Còn Bác thì cuộc đời hoạt động cách mạng gắn liền với lối sống bình dị, thanh cao rất đời thường.
Qua những biểu hiện cụ thể của phong cách văn hóa Hồ Chí Minh, chúng ta cảm nhận được một cách sâu sắc những nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của Người. Bên cạnh đó còn giúp người đọc có một sự liên tưởng để thấy được sự gần gũi giữa Bác Hồ với các vị hiền triết của dân tộc.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Phong cách Hồ Chí Minh là sự giản dị trong lối sống, sinh hoạt hằng ngày, là cách di dưỡng tinh thần để từ đó thể hiện một quan niệm thẩm mĩ cao đẹp.
2. Nghệ thuật
- Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, trang trọng.
-Vận dụng, kết hợp một cách khéo léo các phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm, lập luận.
-Vận dụng một cách tài tình lối nói so sánh và các biện pháp nghệ thuật đối lập.
Văn bản 2: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm
1. Tác giả
- Nhà văn G.G Mác - két (Gabriel Garcia Marquez) sinh năm 1928
- Quê quán : Nhà văn người Cô - lôm - bi - a
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Năm 1936, tốt nghiệp tú tài, ông học ngành Luật tại trường đại học Tổng hợp Bô-gô - ta và viết những truyện ngắn đầu tay
+ Các tác phẩm nổi tiếng : Trăm năm cô đơn (1976)
+ Ông được nhận giải thưởng Nô-ben cao quý về văn học năm 1982, đây là giải thưởng xứng đáng cho những cống hiến của ông cho nèn văn học Cô - lôm - bi - a nói riêng và nền văn học thế giới nói chung
- Phong cách sáng tác :
+ Ông thương viết nhiều tiểu thuyết theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo nổi tiếng
+ Toàn bộ những sáng tác của G.G Mác - két xoay quanh các chủ đề chính như: sự cô đơn - mặt trái của tình đoàn kết, lòng yêu thương giữa con người…Tất cả đều mang đậm giá trị hiện thực nhưng giàu tính nhân văn sâu sắc.
2. Tác phẩm Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
a. Hoàn cảnh sáng tác
Tác phẩm được trích từ bài tham luận của G.G Mác - két trong buổi gặp gỡ lần thứ hai vào tháng 8 năm 1986 giữa nguyên thủ 6 nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a tại Mê-hi-cô để cùng đưa ra một bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để bảo vệ an ninh và hòa bình thế giới
b. Bố cục : 3 đoạn
- Đoạn 1 (Từ đầu đến “mất đi khả năng sống tốt đẹp hơn”) : Chiến tranh hạt nhân là mối nguy hại khủng khiếp đe dọa đến loài người và mọi sinh vật sinh sống trên Trái đất
- Đoạn 2 (Từ tiếp đến “trở lại điểm xuất phát của nó”: Chạy đua vũ trang giữa các nước làm mất khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn, chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của loài người và quy luật tự nhiên
- Đoạn 3 (Từ tiếp đến hết): Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, hướng đến một thế giới hòa bình, văn minh.
II. Trọng tâm kiến thức
1. Chiến tranh hạt nhân là mối nguy hại khủng khiếp đe dọa đến loài người và mọi sinh vật sinh sống trên Trái đất
- Với thời gian hết sức cụ thể, số liệu cụ thể (hơn 50000 đầu đạn hạt nhân) cùng một phép tính hết sức đơn giản ⇒ mỗi người trên Trái đất đang ngồi trên 4 tấn thuốc nổ, nết tất cả nổ tung sẽ làm biến hết thảy 12 lần sự sống trên hành tinh này
⇒ Tính chất khốc liệt và sự khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân
- Mác - két đã đưa ra những tính toán lí thuyết: với kho vũ khí đó nó có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời cộng với bốn hành tinh nữa ⇒ phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời
⇒ Vào đề trực tiếp với chứng cớ cụ thể, xác thực ⇒ gây chú ý và giúp mỗi người nhận ra hiểm họa khủng khiếp của chiến tranh hạt nhân
2. Chạy đua vũ trang giữa các nước làm mất khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn, chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của loài người và quy luật tự nhiên
a. Chạy đua vũ trang giữa các nước làm mất khả năng để con người được sống tốt đẹp hơn
- Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng với số liệu cụ thể:
+ Số tiền 100 tỉ đô la bỏ ra cho 100 máy bay Mĩ và gần 7000 tên lửa có thể cải thiện cuộc sống cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất thế giới
+ Gía 10 chiếc tàu sân bay Ni-mít đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh trong 14 năm cho hơn 1 tỉ người và cứu hơn 14 triệu trẻ em châu Phi...
+ Chỉ 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân là đủ tiền xóa mù chữ cho toàn thế giới...
⇒ Số liệu cụ thể trên các lĩnh vực xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục, những mặt thiết yếu trong đời sống....⇒ làm nổi bật sự tốn kém ghê gớm và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang
⇒ Lập luận xác đáng, dẫn chứng cụ thể, giàu sức thuyết phục
b. Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí của loài người và quy luật tự nhiên
- Chiến tranh hạt nhân không nhừn tiêu diệt toàn bộ loài người mà còn phá hủy mọi sự sống trên Trái đất ⇒ đi ngược lại quy luật tiến hóa, quy luật tự nhiên
- Tác giả đã đưa ra những chứng cứ khoa học địa chất:
+ trải qua 380 triệu năm thì con bướm mới biết bay
+ 180 triệu năm bông hồng mới nở
+ Trải qua 4 kỉ địa chất con người mới hát hay hơn chim và mới chết vì yêu...
⇒ nhưng chỉ cần “bấm nút” tất cả quá trình vĩ đại đó sẽ quay trở về điểm xuất phát của nó
⇒ Chiến tranh hạt nhân đẩy lùi quá trình tiến hóa, tiêu hủy mọi thành quả của quá trình tiến hóa
3. Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, hướng đến một thế giới hòa bình, văn minh
- Mác két kêu gọi mọi người chống lại cuộc chạy đua vũ trang, kêu gọi mọi người “hãy tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng...”
- Ông đề nghị mở một nhà băng lưu trữ trí nhớ, có thể tồn tại được sau tai họa hạt nhân, để nhân loại tương lai biết rằng có sự sống đã từng tồn tại
⇒ Cách diễn đạt đặc sắc, độc đáo, những thông điệp Mác - két đưa ra là những thông điệp có ý nghĩa cấp thiết và thực sự quan trọng
III. Tổng kết
1. Nội dung
Tác phẩm đề cập đến nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe dọa toàn bộ sự sống trên Trái đất và nhiệm vụ của con người đó chính là phải ngăn chặn nguy cơ đó, là đáu tranh cho một thế giới hòa bình.
2. Nghệ thuật
Đây là một văn bản nghị luận rất giàu tính thuyết phục; tất cả các luận điểm và hệ thông luận cứ vô cùng rõ ràng , các chứng cứ đưa ra rất xác đáng, cụ thể; lập luận chặt chẽ giàu thuyết phục.
Văn bản 3: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm
1. Hoàn cảnh sáng tác
- Văn bản “Tuyên bố thế giới về sự phát triển, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” trích từ Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại Liên hợp quốc ngày 30-9-1990, in trong cuốn Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em.
2. Bố cục
- Đoạn 1 (Từ đầu đến “những kinh nghiệm mới”): khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của mọi trẻ em trên Trái đất, kêu gọi nhân loại hãy quan tâm nhiều hơn đến điều này
- Đoạn 2 ( Sự thách thức): những thách thức cho sự phát triển của nhiều trẻ em trên thế giới
- Đoạn 3 ( Cơ hội): Những điều kiện thuận lợi để thế giới có thể đẩy mạnh việc quan tâm, chăm sóc trẻ em
- Đoạn 4 (Nhiệm vụ): Nhiệm vụ cụ thể từng quốc gia vè cả cộng đồng cần làm vì sự sống còn, quyền được bảo về và phát triển của trẻ em
II. Trọng tâm kiến thức
1. Sự khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của mọi trẻ em trên Trái đất, kêu gọi nhân loại hãy quan tâm nhiều hơn đến điều này
- Giới thiệu hoàn cảnh của lời kêu gọi, đây là một “lời kêu gọi khẩn thiết hướng tới toàn thể nhân loại” vì mục đích: hãy đảm bảo cho trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn”
- Nêu đặc điểm của trẻ em : “trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc”
- Khẳng định quyền được sống, quyền được phát triển của tất cả các trẻ em trên toàn thế giới: “phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển...”
⇒ Cách nêu vấn đề trực tiếp, rõ ràng
2. Những thách thức cho sự phát triển của nhiều trẻ em trên thế giới
- Phản ánh thực trạng của trẻ em trên toàn thế giới:
+ Trở thành những nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài
+ Phải sống trong thảm họa đói nghèo, khủng hoảng kinh tế
+ Tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, môi trường xuống cấp...
+ Rất nhiều trẻ em phải bỏ mạng mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật
3. Những điều kiện thuận lợi để thế giới có thể đẩy mạnh việc quan tâm, chăm sóc trẻ em
- Bên cạnh những khó khăn, tuyên bố cũng đưa ra những cơ hội cho việc chăm sóc, hướng tới sự phát triển của trẻ em:
+ Sự liên kết giứa các nước và “công ước về quyền trẻ em”đã tạo ra những quyền và phúc lợi mới cho trẻ em, chúng sẽ “được sự tôn trọng” ở khắp nơi trên thế giới
+ Bầu không khí chính trị quốc tế đang được cải thiện, cụ thể cuộc chiến tranh lạnh đã chấm dứt, sự hợp tác liên kết quốc tế được tăng cường, phong trào giả trừ quân bị được đẩy mạnh...
⇒ Tạo điều kiện cho một số tài nguyên to lớn có thể chuyển sang phục vụ các mục tiêu kinh tế, tăng cường phúc lợi xã hội
⇒ Có thể tạo ra nhiều hơn nữa những kết quả tốt đẹp cho sự phát triển của trẻ em
4. Nhiệm vụ cụ thể từng quốc gia về cả cộng đồng cần làm vì sự sống còn, quyền được bảo về và phát triển của trẻ em
- Tuyên bố đã đưa ra những nhiệm vụ cấp thiết cho cộng đồng quốc tế và từng quốc gia:
+ Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dường của trẻ em
+ Chăm sóc nhiều hơn đối với trẻ em bị tàn tật và có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn
+ Tăng cường vai trò phụ nữ và bình đẳng nam nữ
+ Bảo đảm sự phát triển giáo dục cho trẻ em
+ Bảo đảm an toàn cho phụ nữ mang thai
+ Tạo môi trường sống tốt đẹp cho trẻ em
+ Khôi phục sự phát triển kinh tế
⇒ Những nhiệm vụ mang tính cấp thiết này nếu được thực hiện sẽ ,ở ra một tương lai tốt đẹp hơn cho trẻ em trên toàn thế giới.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Văn bản phần nào cho ta thấy được thực trạng về cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay và tầm quan trọng của việc bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
2. Nghệ thuật
Văn bản được trình bày chặt chẽ khoa học và vô cùng hợp lí, toàn diện về các vấn đề được nêu ra.
Văn bản 4: Bàn về đọc sách
I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm
1. Tác giả
- Chu Quang Tiềm (1897 — 1986), là nhà mĩ học, nhà lí luận học nổi tiếng của Trung Quốc.
- Ông là nhà văn hóa lớn, có học vấn uyên thâm và là tác giả của nhiều bài chính luận nổi tiếng.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
- “Bàn về đọc sách” trích trong cuốn “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách” - Bắc Kinh, 1995.
b. Người dịch: Giáo sư Trần Đình Sử.
c. Phương thức biểu đạt: Nghị luận.
d. Bố cục: Ba phần
- Phần một: Từ đầu đến “nhằm phát hiện thế giới mới”: Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
- Phần hai: Tiếp theo đến “tự tiêu hao lực lượng”: Những khó khăn và thiên hướng sai lệch của việc đọc sách hiện nay.
- Phần ba: Còn lại: Bàn về các phương pháp chọn sách và đọc sách.
II. Trọng tâm kiến thức
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách
a. Tầm quan trọng
- Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại.
- Là những cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật.
- Thành quả nhân loại đã đạt được trong quá khứ.
b. Ý nghĩa của việc đọc sách
- Đọc sách là con đường tích lũy, nâng cao vốn tri thức. Đó chính cách để chúng ta khẳng định và nâng tầm bản thân.
- Đọc sách chính là sự chuẩn bị trên con đường trường chinh vạn dặm để phát hiện thế giới mới.
- Chúng ta không thể thu được các thành tựu mới trên con đường học thuật nếu như không biết kế thừa thành tựu của các thời đã qua.
- Lấy thành quả của nhân loại trong quá khứ làm xuất phát điểm để phát hiện cái mới của thời đại ngày nay là điều vô cùng quan trọng. “Nếu xóa bỏ được hết các thành tựu của nhân loại đã đạt được trong quá khứ thì chưa biết chừng chúng ta đã lùi điểm xuất phát về đến mấy trăm năm, thậm chí là mấy ngàn năm trước...”
Đọc sách chính là trả món nợ với thành quả của nhân loại trong quá khứ và ôn lại kinh nghiệm, tư tưởng của nhân loại tích lũy suốt mấy nghìn năm.
Đọc sách còn là sự hưởng thụ các kiến thức, thành quả của bao người đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được.
2. Những khó khăn và thiên hướng sai lệch của việc đọc sách
Tác giả đã nêu ra hai khó khăn cơ bản:
a. Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối ăn tươi, nuốt sống.
- Những học giả xưa bên Trung Quốc: “một đời đến bạc đầu mới đọc hết một quyển kinh... đọc quyển nào ra quyển ấy, miệng đọc, tâm ghi, nghiền ngẫm đến thuộc lòng, thấm vào xương tủy, biến thành một nguồn động lực tinh thần, cả đời dùng mãi không cạn”.
- Học giả ngày nay: “đọc hàng vạn cuốn sách... giống như ăn uống, các thứ không tiêu hóa được...”.
Cách đọc của người xưa là đọc kỹ, đọc nghiền ngẫm, đối lập với lối đọc nhanh vội, chỉ làng phí thời gian, công sức. Lối so sánh cụ thể này không chỉ là một sự chứng minh thông minh mà còn là lời bàn luận triết lý sâu sắc.
b. Sách nhiều khiến người ta khó chọn lựa, dẫn đến lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không có ích.
- Tác giả đã so sánh việc chọn những cuốn sách giá trị: “giống như đánh trận, cần phải đánh vào thành trì kiên cố, đánh bại quần địch tinh nhuệ, chiếm cứ mặt trận xung yếu”.
- Việc đọc tham, đọc nhiều giống như đánh giặc mà “mục tiêu quá nhiều, che lấp mất vị trí kiên cố, chỉ đá bên đông, đấm bên tây, hóa ra thành lối đánh tự tiêu hao lực lượng”.
Bằng lối so sánh, phân tích rất độc đáo, thú vị này, tác giả đã chỉ ra một cách thuyết phục những nguy hại của lối đọc sách sai lệch.
3. Bàn về các phương pháp chọn sách và đọc sách
a. Phương pháp chọn sách
+ Phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển nào thực sự có giá trị, có lợi cho mình, chứ không cốt lấy nhiều.
+ Cần đọc kỹ các cuốn sách, tài liệu cơ bản thuộc lĩnh vực kiến thức phổ thông và kiến thức chuyên sâu.
+ Chọn sách phải có mục đích, có định hướng rõ ràng, không nhất thời tùy hứng.
+ Trong khi đọc tài liệu chuyên sâu, cũng không thể xem thường việc đọc loại sách thường thức, loại sách ở lĩnh vực gần gũi, kế cận với chuyên môn của mình để đảm bảo nguyên tắc “vừa chuyên vừa rộng”.
Tác giả bài viết đã đi đến khẳng định: “Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác”. Vì thế, “không biết rộng thì không thể chuyên”, “không thông thái thì không thể nắm gọn”. Đồng thời, ý kiến này đã chứng tỏ được kinh nghiệm và sự từng trải của một học giả lớn.
b. Phương pháp đọc sách
-Tác giả đã bàn rất cụ thể về phương pháp đọc sách.
+ Không nên đọc lướt qua, mà phải say mê, vừa đọc vừa “trầm ngâm tích lũy”, “tương tượng tự do” nhất là đối với những cuốn sách có giá trị.
+ Không nên đọc sách một cách tràn lan theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch và có hệ thống.
- Từ việc bàn luận về phương pháp đọc sách, tác giả đã đưa ra ý nghĩa của việc đọc sách đối với việc rèn luyện nhân cách và tính cách của con người.
+ Đọc sách là một công việc rèn luyện, một cuộc chơi âm thầm và gian khổ cho tương lai đối với những người nuôi chí, lập nghiệp trong một môn học vấn nào đó.
+ Đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Bài viết của tác giả đã nêu ra những ý kiến xác đáng về việc chọn sách và đọc sách, phương pháp đọc sách hiệu quả trong thời đại ngày nay.
2. Nghệ thuật
- Bố cục chặt chẽ, hợp lí, ý kiến dẫn dắt tự nhiên.
- Cách viết giàu hình ảnh, ví von, cụ thể, sinh động.
Văn bản 5: Tiếng nói của văn nghệ
I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm
1. Tác giả
- Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003), quê ở Hà Nội.
- Ông không chỉ là một nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch mà còn là một nhà soạn nhạc và lí luận văn học nổi tiếng.
- Nguyễn Đình Thi là một trong những gương mặt tiêu biểu và có nhiều đóng góp cho sự đổi mới của nền văn học Việt Nam hiện đại.
+ Trước cách mạng, ông là thành viên của tổ chức Văn hóa – Cứu quốc.
+ Sau cách mạng, ông được bầu làm Tổng thư kí hội văn hóa cứu quốc; từ năm 1958 - 1989, ông làm Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam; từ năm 1995 ông là Chủ tịch ủy ban toàn quốc liên hiệp các hội văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm
a. Xuất xứ
- “Tiếng nói của văn nghệ” được viết vào năm 1948. Đây là giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra vô cùng ác liệt.
- Tác phẩm được in trong cuốn “Mấy vấn đề văn học” năm 1956.
b. Bố cục: Ba phần
- Phần một: Từ đầu đến “của tâm hồn”: Nội dung phản ánh của văn nghệ.
- Phần hai: Tiếp theo đến “tiếng nói của tình cảm”: Vai trò, ý nghĩa của văn nghệ đối với đời sống con người.
- Phần ba: Còn lại: Con đường đến với văn nghệ và sức mạnh diệu kì của nó.
II. Trọng tâm kiến thức
1. Nội dung phản ánh của văn nghệ
Tác phẩm nghệ thuật được xây dựng từ những chất liệu ở thực tại đời sống khách quan nhưng không phải là sự sao chép giản đơn. Khi sáng tạo một tác phẩm, người nghệ sĩ gửi vào đó một cách nhìn, một lời nhắn nhủ của riêng mình:
- Nội dung của tác phẩm văn nghệ là tư tưởng, tấm lòng của người nghệ sĩ gửi vào trong đó.
- Chứa đựng tất cả những vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ và mang đến cho ta bao rung động, ngỡ ngàng trước những điều tưởng như bình thường, quen thuộc.
- Nội dung của văn nghệ còn là rung cảm và nhận thức của từng người tiếp nhận. Nó sẽ được mở rộng, phát huy vô tận đến từng thế hệ người đọc, người xem.
- Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu, tính cách, số phận, tâm hồn của con người.
Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cách nhìn và tình cảm có tính cá nhân của người nghệ sĩ.
2. Vai trò, ý nghĩa của văn nghệ đối với đời sống con người
- Văn nghệ giúp cho chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và với chính mình.
- Trong những trường họp con người bị ngăn cách bởi cuộc sống, tiếng nói của văn nghệ chính là sợi dây vô hình nối liền và buộc chặt họ với cuộc đời bên ngoài.
- Tiếng nói văn nghệ giúp cho những con người lam lũ, vất vả quên đi những cơ cực hàng ngày và nuôi dưỡng trong tâm hồn họ ước mơ và khát vọng vươn lên.
Những tác phẩm văn nghệ hay, giá trị luôn là những liều thuốc tinh thần chữa lành những vết thương và nuôi dường đời sống tâm hồn, tình cảm thêm phong phú.
3. Con đường đến với văn nghệ và sức mạnh diệu kì của nó
- Sức mạnh của văn nghệ xuất phát từ nội dung và con đường mà nó đến với người đọc, người nghe.
- Tác phẩm văn nghệ đến với con người bằng tình cảm chân thành, giản dị, gần gũi. Nó chứa đựng tình yêu, niềm vui, nồi buồn của con người chúng ta trong đời sống sinh hoạt thường ngày.
- Tư tưởng của nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà lắng sâu, làm lay động những cảm xúc, khai sáng nhận thức và tâm hồn con người qua con đường tình cảm.
- Đến với tác phẩm văn nghệ, chúng ta được sống, được yêu, ghét, vui buồn, đợi chờ,... cùng các nhân vật và người nghệ sĩ. “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên con đường ấy”.
Bằng nội dung và cách thức riêng, đặc biệt của mình, văn nghệ đã góp phần giúp cho con người tự nhận thức về bản thân mình để khẳng định mình. Như vậy, văn nghệ với một cách tự nhiên đã làm nên những hiệu quả bền vững và sâu sắc.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình.
2. Nghệ thuật
- Bố cục chặt chẽ, họp lí, cách dẫn dắt tự nhiên.
- Giàu hình ảnh, có nhiều dần chứng về thơ văn, về đời sống thực tế để khẳng định, thuyết phục các ý kiến, nhận định để tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.
- Giọng văn toát lên lòng chân thành, niềm say sưa, đặc biệt nhiệt hứng dâng cao ở phần cuối.
Xem thêm các tài liệu Văn ôn thi vào lớp 10 năm 2024 hay khác:
- Các đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ hay thi vào lớp 10
- Tuyệt chiêu làm phần đọc hiểu môn Văn thi vào lớp 10 đạt điểm cao năm 2024
- Cấu trúc, phạm vi kiến thức đề thi vào lớp 10 môn Văn năm 2024
- Tài liệu ôn thi vào lớp 10 môn Văn phần Thơ và truyện năm 2024
- Tổng hợp đoạn văn nghị luận xã hội về COVID 19 siêu hay năm 2024
- 16 tác phẩm Thơ quan trọng ôn thi vào 10 môn Văn năm 2024
- 8 tác phẩm Truyện quan trọng ôn thi vào 10 môn Văn năm 2024
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)