Ôn thi vào lớp 10 Con cò năm 2024
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm chắc kiến thức môn Ngữ văn lớp 9 để chuẩn bị tốt cho kì thi vào lớp 10 năm 2024, VietJack tổng hợp toàn bộ nội dung trọng tâm của tác phẩm Con cò đầy đủ, chi tiết.
Bài thơ Con cò
I. Những nét chính về tác giả - tác phẩm
1. Tác giả
- Chế Lan Viên (1920 - 1989), tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan. Ông sinh ra ở Quảng Trị nhưng lớn lên ở Bình Định.
- Chế Lan Viên là một trong những tên tuổi nổi tiếng nhất của nền thơ ca Việt Nam hiện đại.
+ Trước Cách mạng tháng Tám, Chế Lan Viên là một trong những gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ Mới. Với một quan niệm khác thường: thi sĩ không phải là người, nó là người say, người mơ, nó là tiên, là ma là quỉ, ông đã xây dựng một thế giới kinh dị, thần bí, bế tắc về đất nước Chiêm Thành với nỗi niềm hoài cổ.
+ Trong giai đoạn chống Mĩ, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chính luận và đậm tính thời sự.
+ Sau đổi mới, thơ Chế Lan Viên trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái “tôi” trong sự phức tạp, đa diện và vĩnh hằng của đời sống.
- Phong cách sáng tác: Thơ Chế Lan Viên giàu tính triết lí - suy tưởng, mang vẻ đẹp trí tuệ; ngôn ngữ và hình ảnh thơ độc đáo, giàu ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng;...
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ “Con cò” được sáng tác năm 1962.
- Bài thơ được in trong tập “Hoa ngày thường - Chim báo bão” năm 1967.
b. Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò
- Con cò là một hình ảnh quen thuộc trong ca dao, dân ca xưa của người Việt và giàu ý nghĩa biểu tượng:
+ Biểu tượng cho những số phận vất vả, cực nhọc của người nông dân trên đồng ruộng: “Con cò bay lả bay la/ Bay từ cổng phú bay ra cánh đồng”,...
+ Biểu tượng cho những người phụ nữ, người mẹ lam lũ, nhọc nhằn, giàu đức hi sinh: “Cái cò lặn lội bờ sông/ Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”,…
- Trong bài thơ, hình ảnh con cò không phải là sự đơn giản từ những ý tứ có sẵn trong ca dao. Mà hình ảnh con cò đã được tác giả phát triển, mở rộng ý nghĩa biểu tượng: khi là mẹ; khi là con; khi là trời, là đất; khi là cuộc đời; khi là hiện tại và tương lai...
c. Bố cục: Ba phần
- Phần một: Đoạn 1: Hình ảnh con cò đến với tuổi thơ của con qua lời ru của mẹ.
- Phần hai: Đoạn 2: Hình ảnh con cò song hành bên con trên những chặng đường đời.
- Phần ba: Đoạn 3: Hình ảnh cánh cò và những suy ngẫm sâu xa về tình mẫu tử.
II. Trọng tâm kiến thức
1. Hình ảnh con cò đến với tuổi thơ của con qua lời ru của mẹ
Bằng lời ru ngọt ngào, thấm đẫm chất ca dao, hình ảnh của những con cò dần xuất hiện:
“Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay”
- Cụm từ “con còn bế trên tay”, “con chưa biết” gợi đến một sinh linh bé bỏng, ngây thơ và đang nằm trong vòng tay yêu thương, bao bọc của mẹ.
- Thế nhưng, trong những nhận thức đầu đời, qua lời ru của mẹ con đã có thể cảm nhận được về những cánh cò đang bay.
Theo lời ru của mẹ đã đưa con đến một thế giới rộng lớn bên ngoài:
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò cống phủ,
Con cò Đông Đăng...”
- Điệp từ “con cò” được lặp lại 4 lần ở đầu dòng thơ gợi lên giai điệu êm đềm, tha thiết trong lời ru của mẹ.
- Hình ảnh “bay la”, “bay lả” gợi liên tưởng đến một không gian cao, rộng, để cò sải cánh bay lên.
- Vận dụng ca dao, dân ca một cách sáng tạo về hình ảnh con cò để gợi ra ý nghĩa biểu tượng:
+ Tác giả đã nhắc đến những câu ca dao hay nhất về hình ảnh con cò:
“Con cò bay lả, bay la
Bay từ công phủ, bay ra cánh đồng
Con cò bay lả, bay la
Bay từ cửa phủ, bay về Đông Đăng”
+ Gợi hình ảnh không gian thân thuộc của làng quê Việt Nam bình yên, thơ mộng.
+ Gợi và nuôi dưỡng tâm hồn con niềm tự hào về tình yêu quê hương, đất nước.
Lời ru của mẹ bỗng như chùng xuống trước hình ảnh một cánh cò mồ côi, phải vất vả, lẻ loi giữa dòng đời:
“Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
“Con cò ăn đêm,
Con cò xa tổ,
Cò gặp cành mềm,
Cò sợ xáo măng...” ”
- Hình ảnh tương phản, đối lập:
+ Một bên là một con cò gặp phải cảnh ngộ éo le, mồ côi, chỉ có một mình, phải lặn lội, nhọc nhằn trong cuộc mưu sinh.
+ Một bên là con, có mẹ bên cạnh, được sống trong tình yêu thương, nên vô tư hết chơi rồi lại ngủ.
- Tác giả đã sử dụng một cách sáng tạo hình ảnh của ca dao, dân ca để nhấn mạnh sự tương phản, đối lập giữa hai hoàn cảnh.
Qua hình ảnh tương phản, đối lập nhà thơ đã tô đậm tuổi thơ hạnh phúc, sung sướng của con khi được năm trong vòng yêu thương, bao bọc, chở che của mẹ. Đồng thời, ca ngợi tình mẫu tử và đức hi sinh to lớn của mẹ.
Từ hình ảnh cánh cò mồ côi, lời ru ngọt ngào của mẹ như trở nên thiết tha hon để tô dậm tuổi thơ bình yên, hạnh phúc của con:
“Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ!
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân,
Con chưa biết con cò, con vạc.
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát,
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.”
- Dòng thơ đầu có cấu trúc đặc biệt, được tách ra thành 3 câu với nhịp 2/272/2 và điệp từ “ngủ yên” vừa tái hiện âm điệu lời ru, vừa thể hiện được tình yêu, sự vỗ về của người mẹ để con chìm vào giấc ngủ êm đềm.
- Sử dụng hệ thống hình ảnh ẩn dụ:
+ Hình ảnh “lời ru của mẹ thẩm hơi xuân” ẩn dụ cho những ngọt ngào, yên ấm của tuổi thơ con.
+ Hình ảnh “con cò, con vạc” ẩn dụ cho những cảnh ngộ éo le, những số phận vất vả, gian nan của cuộc đời.
+ Hình ảnh “những cành mềm mẹ hát” ẩn dụ cho những gập ghềnh, bất trắc, những dông gió sẽ gặp trong cuộc đời.
+ Hình ảnh “sữa mẹ nhiều” ẩn dụ cho tình yêu thương dào dạt, vô bờ bến của mẹ.
+ Tác giá đã sử dụng nghệ thuật tương phản tài tình: Một bên là cuộc sống éo le, vất vả, dông gió, gập ghềnh với một bên là tuổi thơ ngọt ngào, yên ấm của con, để từ đó tô đậm đức hi sinh, tình mẫu tử bao la khi mẹ nhận hết những lo toan, nhọc nhằn để dành cho con sự bình yên và niềm hạnh phúc.
Qua lời ru ngọt ngào, tha thiết của mẹ, hình ảnh “con cò” đã đến với tâm hồn tuổi thơ con một cách vô thức. Ở tuổi nằm nôi, con chưa thể hiểu và cũng chưa cần hiểu ý nghĩa của những lời ru, nhưng tình yêu, sự vỗ về, âu yếm hẳn sẽ cảm nhận được đầy đủ.
2. Hình ảnh con cò song hành bên con trên những chặng đường đời
Cánh cò gắn bó với con từ tuổi thơ nằm nôi êm đềm, hạnh phúc:
“Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên
Cho cò trắng đến làm quen
Cò đứng ở quanh nôi
Rồi cò vào trong tổ.
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ,
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi”
- Dòng thơ đầu có cấu trúc đặc biệt, được tách thành ba câu, điệp từ “Ngủ yên” gợi lời ru êm đềm, bàn tay đưa nôi êm ái, vỗ về của mẹ trong suốt tuổi thơ con.
- Trong suốt tuổi thơ của con, luôn có cánh cò xuất hiện: cò trắng đến làm quen; cò đứng ở quanh nôi; cò vào trong tổ; con ngủ thì cò cũng ngủ; cánh của cò hai đứa đắp chung đôi,...
+ Con cò đã như một người bạn thân thiết trong suốt những năm tháng tuổi thơ của con.
+ Hình ảnh cánh cò được nhân hóa trở thành người bạn tuổi thơ gần gũi bên con.
+ Trình tự miêu tả cho thấy cánh cò ngày càng gần gũi, thân thiết hơn với tuổi thơ của con.
Cánh cò từ trong lời ru của mẹ đã dần đi vào tiềm thức của con giúp con có được một người bạn tuổi thơ gần gũi, thủy chung và theo dõi sự trưởng thành của con.
Cánh cò vẫn song hành bên con khi khôn lớn, trưởng thành:
“Mai khôn lớn, con theo cò đi học,
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.
Lớn lên, lởn lên, lớn lên...
Con làm gì?
Con làm thi sĩ!
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn...”
- Sự thay đổi vị trí giữa hai hình ảnh con và cánh cò: Nếu ban đầu con theo cò đi học thì sau đó cánh cò bay theo gót đôi chân, gợi cho chúng ta thấy từng bước, từng bước trong sự trưởng thành của người con.
- Điệp từ “lớn lên” được lặp lại ba lần kèm theo dấu ba chấm cuối dòng, cho thấy con khôn lớn, trưởng thành, vững vàng hơn trước những lựa chọn của cuộc đời.
+ Câu hỏi tu từ “Con làm gì?” khiến câu thơ như là lời tâm sự, thủ thỉ, chia sẻ của hai mẹ con về những ước mơ, hoài bão trong cuộc đời.
+ Làm “thi sĩ” là ẩn dụ cho khát vọng đẹp đẽ mà con đang theo đuổi và hướng đến. Đó là công việc đòi hỏi con phải yêu chân thành, sống hết mình để chắp cánh cho những ước mơ bay cao, bay xa.
Cánh cò luôn hiện diện trong mọi khoảnh khắc của cuộc đời con, hay đó còn là sự hóa thân của tấm lòng người mẹ để chở che, vỗ về con trên mỗi chặng đường đời.
3. Hình ảnh cánh cò và suy ngẫm sâu xa về tình mẫu tử
Từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, tác giả đã đi đến khái quát một qui luật tình cảm có ý nghĩa bền vững, thiêng liêng:
“Dù ở gần con,
Dù ở xa con,
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.”
- Điệp ngữ và điệp cấu trúc câu đã làm cho nhịp thơ uyển chuyển, linh hoạt, rất gần với những điệu hát ru.
- Nghệ thuật tương phản: “dù ở gần” >< “dù ở xa”; “lên rừng” >< “xuống bể” gợi đến những khoảng không gian địa lí có thể trở thành trở ngại ngăn cách tình cảm nhưng chẳng thể nào cản trở được tình yêu thương bao la mẹ dành cho con.
- Dưới hình thức tự do, kết hợp thành ngữ, tục ngữ dân gian: “Lên rừng xuống bể” đã gợi lên một bầu trời yêu thương bao la mà đặc điểm của nó là không giới hạn.
- Chế Lan Viên đã khái quát một qui luật tình mẹ: con dù lớn vẫn là đứa con bé bỏng của mẹ, con có thể trưởng thành về cả tuổi đời, cả nhân cách, trí tuệ, nhưng trong trái tim mẹ con vẫn luôn bẻ bỏng, vẫn cần yêu thương, chở che.
Tình yêu thương bao la của mẹ luôn theo con, ôm trọn cuộc đời con. Mẹ mãi là điểm tựa tinh thần, là chốn bình yên con tìm về.
Bài thơ tiếp tục với âm điệu, lời ru ngọt ngào như một giai điệu tự hào nâng bước con đi:
“À ơi!
Một con cò thôi,
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh theo nôi”
- Hai tiếng “À ơi!” cùng với cấu trúc câu đặc biệt ngân lên nghe thật mượt mà, thấm thía, gửi gắm trong đó biết bao tình cảm, nỗi lòng của mẹ.
- Lời ru của mẹ không chỉ mang đến cho con giấc ngũ êm đềm mà còn mang đên cho con cả một cuộc đời và thế giới xung quanh.
Lời ru của mẹ không chỉ có tình yêu thương mà còn mở ra cả cuộc đời, đất nước, quê hương. Bởi mẹ muốn vun đắp cho tâm hồn con từ rất sớm tình công dân đẹp đẽ và bổn phận, trách nhiệm to lớn của mình.
Khép lại bài thơ là lời vỗ về của mẹ để con chìm trong giấc ngủ êm đềm tuổi thơ:
“Ngủ đi! Ngủ đi!
Cho cánh cò, cánh vạc,
Cho cả sắc trời
Đến hát
Quanh nôi.”
- Điệp từ “cho” đà gợi được tấm lòng bao la, luôn sẵn sàng dâng hiến cho con những điều tuyệt vời nhất. Mẹ không chỉ cho con những lời ru ngọt ngào với cánh cò, cánh vạc, mà còn cho con cả một bầu trời tươi sắc.
- Câu thơ “cho cả sắc trời” gợi mở ra một thế giới hài hòa, tươi sáng, bình yên cho cuộc đời con.
- Hình ảnh “Đến hát quanh nôi”:
+ Gợi về tuổi thơ “nằm nôi” đẹp nhất của mỗi con người.
+ Gợi đến người mẹ đang vỗ về, chăm chút cho con qua những lời ru ngọt ngào.
Lời ru của mẹ đã nâng bước cho con đến những chân trời bình yên và hạnh phúc.
III. Tổng kết
1. Nội dung
Bài thơ “Con cò” là khúc ca thiết tha, sâu lắng để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru.
2. Nghệ thuật
- Sự kết hợp hài hòa giữa chất trữ tình sâu lắng và chất trí tuệ sắc sảo.
-Vận dụng sáng tạo ca dao.
- Ngôn ngữ, hình ảnh sáng tạo độc đáo, giàu ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng.
- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tư từ: ẩn dụ, tương phản, nhân hóa,...
Xem thêm các tài liệu Văn ôn thi vào lớp 10 năm 2024 hay khác:
- Ôn thi vào lớp 10 Ánh trăng năm 2024
- Ôn thi vào lớp 10 Mùa xuân nho nhỏ năm 2024
- Ôn thi vào lớp 10 Viếng Lăng Bác năm 2024
- Ôn thi vào lớp 10 Sang thu năm 2024
- Ôn thi vào lớp 10 Nói với con năm 2024
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)