Cách làm bài văn Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống... của con người.
- Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận là phải làm sáng tỏ các vấn đề , tư tưởng, đạo lý bằng cách: Giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích ... để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.
- Về hình thức: Bài viết phải có bố cục ba phần:
* Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lý cần bàn luận.
* Thân bài:
+ Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lý.
+ Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lý đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.
* Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.
Trong bài văn nghị luận cần có luận điểm đúng đắn sáng tỏ, lời văn chính xác, sinh động.
Đề 1: Viết một đoạn văn ngắn ( 15 đến 20 dòng) Trình bày suy nghĩ của em về đức tính trung thực.
Trả lời:
a. Mở đoạn.
Giới thiệu chung về đức tính trung thực.
b. Thân đoạn.
- Trình bày được khái niệm về đức tính trung thực.
- Biểu hiện của tính trung thực
- Vai trò của tính trung thực trong cuộc sống
+ Tạo niềm tin với mọi người
+ Được mọi người yêu quý.
+ Góp phần xây dựng, hoàn thiện nhân cách con người trong xã hội.
- Tính trung thực đối với học sinh ( Học thật, thi thật)
c. Kết đoạn.
- Sự cần thiết phải sống và rèn luyện đức tính trung thực.
Đề 1:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn
Em hiểu như thế nào về lời khuyên trong câu ca dao trên? Hãy chứng minh rằng: Truyền thống đạo lý đó vẫn được coi trọng trong xã hội ngày nay.
Trả lời:
Dàn bài.
a. Mở bài.
- Giới thiệu chung về truyền thống thương yêu, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của dân tộc Việt Nam.
- Trích dẫn câu ca dao.
b. Thân bài.
* Hiểu câu ca dao như thế nào?
- Bầu bí là hai thứ cây khác giống nhưng cùng loài, thường được trồng cho leo chung giàn nên cùng điều kiện sống.
- Bầu bí được nhân hoá trở thành ẩn dụ để nói về con người cùng chung làng xóm, quê hương, đất nước.
- Lời bí nói với bầu ẩn chứa ý khuyên con người phải yêu thương đoàn kết dù khác nhau về tính cách, điều kiện riêng.
* Vì sao phải yêu thương đoàn kết?
- Yêu thương đoàn kết sẽ giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
+ Người được giúp đỡ sẽ vượt qua khó khăn, tạo lập và ổn định cuộc sống.
+ Người giúp đỡ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn, gắn bó với xã hội, với cộng đồng hơn.
+ Xã hội bớt người khó khăn.
- Yêu thương giúp đỡ nhau là đạo lý, truyền thống của dân tộc ta.
* Thực hiện đạo lý đó như thế nào?
- Tự nguyện, chân thành.
- Kịp thời, không cứ ít nhiều tuỳ hoàn cảnh.
- Quan tâm giúp đỡ người khác về vật chất, tinh thần.
* Chứng minh đạo lý đó đang được phát huy.
- Các phong trào nhân đạo.
- Toàn dân tham gia nhiệt tình, trở thành nếp sống tự nhiên.
- Kết quả phong trào.
c. Kết bài.
- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.
Đề 2: Viết một đoạn văn ngắn về việc thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô giáo trong xã hội hiện nay.
Trả lời:
1. Mở đoạn.
Giới thiệu chung về việc thể hiện lòng biết ơn của học sinh đối với thầy cô giáo hiện nay.
2. Thân đoạn.
- Cách thể hiện lòng biết ơn:
+ Làm và thực hiện tốt những điều thầy cô dạy bảo.
+ Chăm chỉ học tập rèn luyện.
+ Kính trọng lễ phép với thầy cô giáo.
+..........
- Phê phán những biểu hiện : Vô lễ không tôn trọng thầy cô giáo.....
3. Kết đoạn.
Khẳng định vai trò của thầy cô giáo đối với mỗi người.
Đề 3.
Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Suy nghĩ của em về lời khuyên trong câu ca dao trên?
Trả lời:
Dàn bài.
a. Mở bài.
- Giới thiệu chung về nét đẹp tình cảm gia đình của dân tộc Việt Nam.
- Trích dẫn câu ca dao.
b. Thân bài.
* Giải thích ý nghĩa của câu ca dao.
- Hình ảnh so sánh: Anh em như thể chân tay.
+ Tay – Chân: Hai bộ phận trên cơ thể con người có quan hệ khăng khít, hỗ trợ cho nhau trong mọi hoạt động.
+ So sánh cho thấy mối quan hệ gắn bó anh em.
- Rách, lành là hình ảnh tượng trưng cho nghèo khó, bất hạnh và thuận lợi, đầy đủ.
Từ đó câu ca dao khuyên: Giữ gìn tình anh em thắm thiết dù hoàn cảnh sống thay đổi.
* Vì sao phải giữ gìn tình anh em?
- Anh em cùng cha mẹ sinh ra dễ dàng thông cảm giúp đỡ nhau.
- Anh em hoà thuận làm cha mẹ vui.
- Đó là tình cảm nhưng cũng là đạo lý.
- Là trách nhiệm, bổn phận của mỗi con người.
- Là truyền thống dân tộc.
* Làm thế nào để giữ được tình cảm anh em?
- Quan tâm đến nhau từ lúc còn nhỏ cho đến khi đã lớn.
- Quan tâm giúp đỡ nhau về mọi mặt: Vật chất, tinh thần.
- Giữ hoà khí khi xảy ra xung khắc, bất đồng.
- Nghiêm khắc nhưng vị tha khi anh, chị em mắc sai lầm.
c. Kết bài.
- Khẳng định tính đúng đắn của câu ca dao.
Lời giải bài tập lớp 10 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 10 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 10 Cánh diều
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)