Chuyên đề Ngữ văn ôn thi Tốt nghiệp 2025

Tuyển tập 5 Chuyên đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn năm 2025 chương trình sách mới được biên soạn cực sát đề chính thức giúp bạn ôn luyện môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao.

Xem thử Đề thi Tốt nghiệp Văn 2025 Xem thử Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Văn

Chỉ từ 350k mua trọn bộ Chuyên đề Ngữ văn ôn thi Tốt nghiệp 2025 theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

CHUYÊN ĐỀ 1. CẤU TRÚC ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM BÀI

I. Định dạng, cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn

Theo thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm học 2025, đề thi tốt nghiệp THPT có định dạng và cấu trúc đề như sau:

– Định dạng đề: Tự luận.

– Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề).

– Cấu trúc đề gồm hai phần: trong đó phần Đọc hiểu (4,0 điểm), phần Viết (6,0 điểm) với hai câu: viết đoạn văn (2,0 điểm), viết bài văn (4,0 điểm), cấu trúc cụ thể như sau:

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

Phần 1. Đọc hiểu

Câu 1 – 5

+ Văn bản đọc được lựa chọn là một trong ba loại: văn bản văn học, văn bản nghị luận và văn bản thông tin. Ngữ liệu là văn bản mới, không có trong các sách giáo khoa (SGK), có độ dài vừa phải. Nếu là đoạn trích từ tác phẩm dài, cần có tóm tắt nhằm giúp HS hiểu bối cảnh của đoạn trích.

+ Câu hỏi đọc hiểu bám sát các yêu cầu đọc hiểu văn bản cho mỗi thể loại theo ba mức độ nhận biết, thông hiểuvận dụng; hình thức tự luận gồm năm câu (2 câu hỏi đầu ở mức độ nhận biết, 2 câu hỏi tiếp theo ở mức độ thông hiểu và 1 câu hỏi ở mức độ vận dụng), trong đó có câu hỏi về tiếng Việt.

+ Năng lực đọc hiểu không chỉ được kiểm tra độc lập như trong cấu trúc trên mà còn được đánh giá qua kĩ năng viết, nhất là viết nghị luận văn học, HS phải đọc hiểu văn bản mới có thể viết được.

4,0

Phần 2. Viết

– Yêu cầu viết đoạn văn hoặc bài văn, tuỳ vào ngữ liệu của phần Đọc hiểu:

+ Nếu ngữ liệu phần Đọc hiểu là văn bản thông tin hoặc văn bản nghị luận xã hội thì sẽ có yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội và bài văn nghị luận văn học.

+ Nếu ngữ liệu phần Đọc hiểu là văn bản văn học hoặc văn bản nghị luận văn học thì sẽ có yêu cầu viết bài văn nghị luận xã hội và viết đoạn văn nghị luận văn học.

6,0

Câu 1

Nghị luận xã hội:

+ Vấn đề nghị luận có thể liên quan hoặc không liên quan với văn bản đọc hiểu.

+ Về hình thức: có thể viết bài văn hoặc đoạn văn nghị luận bàn về một vấn đề liên quan đến tuổi trẻ, viết một bài phát biểu trong lễ phát động một phong trào hoặc một hoạt động xã hội, viết văn bản dưới hình thức thư trao đổi công việc hoặc một vấn đề đáng quan tâm,...

Câu 2

Nghị luận văn học: Ngữ liệu không có trong các SGK

+ Phân tích, nhận xét, đánh giá một văn bản (tác phẩm hoặc đoạn trích).

+ Liên hệ, so sánh hai văn bản (tác phẩm hoặc đoạn trích).

+ Phân tích, làm rõ một đặc điểm thể loại nêu trong chương trình từ một văn bản văn học.

Tổng

10,0

– Tổng độ dài của văn bản ngữ liệu (cả văn bản phần đọc hiểu và văn bản phần viết) không vượt quá 1300 chữ để có thể trình bày đề thi trong hai trang giấy A4.

II. Ma trận đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn

– Dạng 1: Đọc hiểu văn bản văn học, nghị luận văn học; viết đoạn văn nghị luận văn học, bài văn nghị luận xã hội.

TT

Thành phần năng lực

Mạch nội dung

Số câu

Cấp độ tư duy

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng

I

Năng lực đọc

Văn bản đọc hiểu (VB văn học, VB nghị luận văn học)

5

Số câu 2

Tỉ lệ 10 %

Số câu 2

Tỉ lệ 20 %

Số câu 1

Tỉ lệ 10%

40%

II

Năng lực viết

Nghị luận văn học (Đoạn văn)

1

5%

5%

10%

20%

Nghị luận xã hội (Bài văn)

1

7,5%

10%

22,5%

40%

Tỉ lệ %

 

22,5%

35%

42,5%

100%

Tổng

7

100%

- Dạng 2: Đọc hiểu văn bản thông tin, nghị luận xã hội; viết đoạn văn nghị luận xã hội, bài văn nghị luận văn học.

TT

Thành phần năng lực

Mạch nội dung

Số câu

Cấp độ tư duy

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng

I

Năng lực đọc

Văn bản đọc hiểu (VB thông tin, VB nghị luận xã hội)

5

Số câu 2

Tỉ lệ 10 %

Số câu 2

Tỉ lệ 20 %

Số câu 1

Tỉ lệ 10%

40%

II

Năng lực viết

Nghị luận xã hội (Đoạn văn)

1

5%

5%

10%

20%

Nghị luận văn học (Bài văn)

1

7,5%

10%

22,5%

40%

Tỉ lệ %

 

22,5%

35%

42,5%

100%

Tổng

7

100%

III. Một số lưu ý trong làm bài thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn

PHẦN ĐỌC HIỂU

1. Một số nguyên tắc đọc hiểu văn bản trong đề thi

‒ Ngữ liệu đọc hiểu trong đề thi thuộc một trong ba loại văn bản: văn bản văn học, văn bản nghị luận hoặc văn bản thông tin. Ngữ liệu có độ dài tối đa 1 300 chữ. Học sinh có thể gặp trong đề thi ngữ liệu là một văn bản trọn vẹn (thường là các bài thơ hoặc văn bản thông tin ngắn) hoặc một đoạn trích (truyện ngắn, tiểu thuyết, các văn bản kí, văn bản nghị luận,…). Trong điều kiện quy định chặt chẽ về mặt thời gian, nguyên tắc đầu tiên là phải bám sát văn bản, có kĩ thuật và kĩ năng đọc nhanh để bao quát những điểm cốt yếu về nội dung và nghệ thuật của văn bản.

‒ Các câu hỏi trong đề thi sẽ nêu yêu cầu hoàn toàn dựa trên ngữ liệu hoặc chỉ có một phần nhỏ bên ngoài ngữ liệu (phần vận dụng), vì vậy cần tận dụng tối đa thông tin trong văn bản để trả lời câu hỏi.

‒ Biết cách huy động và vận dụng các kiến thức liên quan để đọc hiểu và trả lời câu hỏi, trong đó tuỳ vào thể loại văn bản trong ngữ liệu để điều hướng các khối kiến thức chính cần huy động như kiến thức về tiếng Việt, kiến thức về văn học, hay các kiến thức về xã hội (đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến giới trẻ).

2. Những điều cần chú ý khi đọc hiểu văn bản 

Thí sinh nên thực hiện việc đọc hiểu theo 3 bước sau, tương ứng với việc trả lời lần lượt 5 câu hỏi trong đề thi tốt nghiệp THPT phần Đọc hiểu:

2.1. Bước 1

– Đọc lướt và nhận diện nhanh ngữ liệu

‒ Tên văn bản/đoạn trích, phần sa pô (thường gắn với chủ đề/nội dung chính của văn bản).

‒ Tác giả (giúp liên kết thông tin về phong cách nghệ thuật/đề tài/thể loại sở trường,…).

‒ Nhận diện các dấu hiệu hình thức (thể loại của văn bản; bố cục các phần: mở bài, thân bài, kết bài đối với văn bản nghị luận hoặc văn bản thông tin).

‒ Trả lời nhanh câu hỏi “Văn bản này nói về điều gì?” hoặc “Thông điệp chính của tác giả là gì?” để định hình nội dung/vấn đề của văn bản.

Đọc, nhận diện các dấu hiệu hình thức nêu trên của ngữ liệu thông thường sẽ giúp thí sinh trả lời được câu hỏi số 1 trong đề thi tốt nghiệp THPT (câu hỏi kiểm tra năng lực tư duy ở mức độ nhận biết), đồng thời có cái nhìn khái quát, giúp nhận diện nhanh hoặc giải mã một phần đề tài/chủ đề/nội dung của văn bản.

2.2. Bước 2

– Đọc để nhận diện và hiểu các vấn đề về hình thức và nội dung của ngữ liệu

Mỗi ngữ liệu sẽ thuộc một thể loại, vì vậy khi đọc hiểu, thí sinh sẽ cần chú ý đến những đặc trưng riêng của từng thể loại.

a) Văn bản văn học

* Về hình thức

‒ Văn bản thuộc thể loại truyện, cần chú ý đến: 

+ Nhân vật, mối quan hệ giữa các nhân vật, lời nhân vật (độc thoại, đối thoại), diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật, nghệ thuật miêu tả nhân vật,…

+ Câu chuyện được kể, cốt truyện, người kể chuyện và ngôi kể (người kể chuyện ngôi thứ ba – người kể chuyện toàn tri và người kể chuyện ngôi thứ nhất – người kể chuyện hạn tri), điểm nhìn, sự thay đổi điểm nhìn, lời người kể chuyện, sự kết nối giữa lời người kể chuyện và lời nhân vật,…

+ Không gian, thời gian của truyện, nghệ thuật miêu tả không gian, thời gian,…

‒ Văn bản thuộc thể loại thơ, cần chú ý đến: Thể thơ, ngôn từ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, các biện pháp tu từ, nhân vật trữ tình, chủ thể trữ tình, cấu tứ,…

‒ Văn bản thuộc thể loại kí, cần chú ý:

+ Phân biệt được: tuỳ bút, tản văn, truyện kí, phóng sự, nhật kí, hồi kí,…

+ Nhận diện được các đặc điểm chung của thể kí: yếu tố hư cấu, phi hư cấu, tự sự, trữ tình, người trần thuật, cái tôi tác giả, kết cấu, nghệ thuật miêu tả, trần thuật,…

 ‒ Văn bản thuộc thể loại kịch, cần chú ý đến: Ngôn ngữ, xung đột kịch, hành động kịch, lời thoại, nhân vật, kết cấu, tình huống, thủ pháp nghệ thuật, hiệu ứng thanh lọc,…

* Về nội dung

Từ các yếu tố hình thức, thí sinh trả lời các câu hỏi sau để nhận diện và hiểu các yếu tố thuộc về nội dung của văn bản văn học: 

‒ Đề tài, chủ đề, tư tưởng, thông điệp, ý nghĩa mà nhà văn muốn gửi đến người đọc.

‒ Tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo (Thơ) của người viết thể hiện qua văn bản.

‒ Các giá trị (nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ) của văn bản và giá trị văn hoá, triết lí nhân sinh từ văn bản.

b) Văn bản nghị luận

‒ Về hình thức:

+ Cách sử dụng các thao tác nghị luận trong văn bản: chứng minh, giải thích, bình luận, so sánh, phân tích hoặc bác bỏ.

+ Hiệu quả của các biện pháp tu từ, cách sử dụng từ ngữ, câu văn (khẳng định, phủ định).

‒ Về nội dung: 

+ Đề tài, luận đề, hệ thống luận điểm, lí lẽ và bằng chứng (chú ý các lí lẽ và bằng chứng độc đáo, tiêu biểu). Nhận diện được logic, cách tổ chức và mối liên hệ giữa chúng.

+ Mục đích viết, tình cảm, thái độ và quan điểm của người viết văn bản.

c) Văn bản thông tin

‒ Về hình thức:

+ Nhận biết được bố cục, các phần của văn bản; đánh giá sự phù hợp giữa nhan đề với nội dung của văn bản.

+ Cách chọn lọc thông tin, trình bày, sắp xếp thông tin trong văn bản. Phân biệt dữ liệu sơ cấp (dữ liệu thu thập trực tiếp từ nguồn gốc), dữ liệu thứ cấp (dữ liệu được thu thập từ các nguồn sẵn có như sách, báo cáo và cơ sở dữ liệu trực tuyến). Đánh giá được tính mới mẻ, cập nhật, độ tin cậy của dữ liệu, thông tin trong văn bản.

+ Đánh giá hiệu quả của các yếu tố hình thức phi ngôn ngữ.

‒ Về nội dung: 

+ Mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản.

+ Đề tài, thông tin cơ bản, cách đặt nhan đề, mục đích của người viết, thái độ và quan điểm của người viết.

Đọc, nhận diện và hiểu các đặc điểm về hình thức và các yếu tố thuộc về nội dung của ngữ liệu thông thường sẽ giúp thí sinh trả lời được các câu hỏi từ số 2 đến số 4 trong đề thi tốt nghiệp THPT (bao gồm 01 câu hỏi kiểm tra năng lực tư duy ở mức độ nhận biết và 02 câu hỏi kiểm tra năng lực tư duy ở mức độ thông hiểu).

2.3. Bước 3

– Liên hệ, kết nối, so sánh, vận dụng từ vấn đề trong ngữ liệu

Câu hỏi số 5 trong phần Đọc hiểu là một câu hỏi yêu cầu thí sinh có khả năng liên hệ, kết nối, so sánh, vận dụng từ vấn đề trong ngữ liệu (câu hỏi kiểm tra năng lực tư duy ở mức độ vận dụng). Để trả lời được câu hỏi này, thí sinh cần chú ý những điểm sau:

a) Văn bản văn học

‒ Nhận biết và phân tích được quan điểm, thái độ của người viết về lịch sử, văn hoá.

‒ Vận dụng được kiến thức văn học, vốn sống để đánh giá, phê bình văn bản văn học đặt trong bối cảnh sáng tác cũng như liên hệ với hiện tại.

‒ Thể hiện được những cảm xúc, suy nghĩ cá nhân về nội dung/vấn đề đặt ra trong văn bản văn học.

‒ Chỉ ra được những tác động của tác phẩm đối với người đọc.

‒ Liên hệ đến những vấn đề trong đời sống có liên quan đến tác phẩm. Rút ra thông điệp, bài học, triết lí nhân sinh,…

................................

................................

................................

Xem thử Đề thi Tốt nghiệp Văn 2025 Xem thử Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Văn

Xem thêm bộ chuyên đề ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 các môn học có đáp án hay khác:


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học