Chuyên đề Lịch Sử ôn thi Tốt nghiệp 2025
Tuyển tập 9 Chuyên đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử năm 2025 chương trình sách mới được biên soạn cực sát đề chính thức giúp bạn ôn luyện môn Lịch Sử thi tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao.
Xem thử Đề thi Tốt nghiệp Sử 2025 Xem thử Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Sử
Chỉ từ 500k mua trọn bộ Chuyên đề Lịch Sử ôn thi Tốt nghiệp 2025 theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
CHUYÊN ĐỀ 1. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NAY
NỘI DUNG 1. SỰ HÌNH THÀNH LIÊN BANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA XÔ VIẾT
A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết
a) Sự ra đời của chính quyền Xô viết
- Tháng 2/1917 (theo lịch Nga), Đảng Bônsêvích đã lãnh đạo nhân dân làm cách mạng lật đổ chế độ Nga hoàng, bầu ra các Xô viết - chính quyền của công nhân, nông dân và binh lính. Giai cấp tư sản cũng thành lập Chính phủ tư sản lâm thời.
=> Nước Nga xuất hiện cục diện hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau, vấn đề hòa bình và ruộng đất vẫn chưa được giải quyết.
- Tháng 10/1917 (theo lịch Nga), Lênin và Đảng Bônsêvích đã lãnh đạo các Xô viết làm Cách mạng tháng Mười.
- Ngay trong đêm cách mạng thành công (25/10/1917), Đại hội Xô viết toàn Nga họp, tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết, do Lênin đứng đầu, ban hành “Sắc lệnh hòa bình” và “Sắc lệnh ruộng đất”; thực hiện quyền bình đẳng, tự quyết của các dân tộc. ..
b) Sự thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết
- Trong những năm 1918 - 1920, quân đội 14 nước đế quốc (do Mỹ đứng đầu) đã liên kết với lực lượng chống đối trong nước tấn công nước Nga Xô viết. Để bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Mười, nước Nga Xô viết và các nước Cộng hòa Xô viết đồng minh đã liên minh với nhau và đánh bại kẻ thù chung (1920).
- Đến năm 1922, nước Nga Xô viết và các nước Cộng hòa Xô viết đồng minh có sự phát triển không đồng đều về kinh tế, văn hóa, chính trị => Điều đó đặt ra yêu cầu phải hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển.
- Tháng 12/1922, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang họp ở Mátxcơva đã thông qua bản Tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô), dựa trên cơ sở sự tự nguyện của các nước Cộng hòa Xô viết.
- Năm 1924, bản hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua → hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
2. Ý nghĩa của sự ra đời Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết
- Ý nghĩa trong nước:
+ Phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết.
+ Tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội của tất cả các nước Cộng hoà, đồng thời tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
+ Mở ra con đường giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết trên cơ sở bình đẳng và sự giúp đỡ lẫn nhau.
- Ý nghĩa quốc tế:
+ Chứng minh tính đúng đắn, khoa học của học thuyết Mác - Lênin.
+ Xác lập và xây dựng mô hình nhà nước mới đối lập với mô hình nhà nước tư bản chủ nghĩa; tác động lớn đến chính trị và quan hệ quốc tế.
+ Cổ vũ các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh; để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các nước về sự lựa chọn con đường cứu nước giải phóng dân tộc, về mô hình nhà nước sau khi giành được chính quyền.
B. CÂU HỎI ÔN LUYỆN
► Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn
Câu 1. Khi mới thành lập, Liên Xô gồm 4 nước Cộng hoà Xô viết là
A. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Lít-va.
B. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ.
C. Nga, U-crai-na, Môn-đô-va và Lát-vi-a.
D. Nga, U-crai-na, Tuốc-mê-nix-tan và Ác-mê-ni-a.
Câu 2. Nội dung nào dưới đâu không phải là tư tưởng chỉ đạo của Lê-nin trong việc thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Sự bình đẳng về mọi mặt giữa các dân tộc.
B. Quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc.
C. Xây dựng một cộng đồng anh em giữa các dân tộc.
D. Dùng bạo lực để xây dựng nhà nước Liên bang Xô viết.
Câu 3. Sự ra đời của chính quyền Xô viết ở Nga gắn liền với sự kiện nào sau đây?
A. Cách mạng tháng Hai ở Nga thành công (1917).
B. Cách mạng tháng Mười ở Nga thành công (1917).
C. Chính sách Cộng sản thời chiến được ban hành (1919).
D. Chính sách Kinh tế mới (NEP) được ban hành (1921).
Câu 4. Tháng 12/1922 diễn ra sự kiện nào sau đây?
A. Bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua.
B. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập.
C. Nước Nga Xô viết tiến hành chính sách Cộng sản thời chiến.
D. Nước Nga Xô viết tiến hành chính sách Kinh tế mới (NEP).
Câu 5. Đại hội Xô viết toàn Nga lần Thứ hai, khai mạc đêm 25/10/1917 đã
A. ban hành “Chính sách Cộng sản thời chiến”.
B. phát động cuộc chiến đấu chống “thù trong giặc ngoài”.
C. thông qua “Chính sách kinh tế mới” do Lê-nin soạn thảo.
D. tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết do Lê-nin đứng đầu.
Câu 6. Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917), nhiệm vụ hàng đầu của Chính quyền Xô viết là
A. đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng nhà nước mới của những người lao động.
B. huy động tối đa nhân tài, vật lực để phục vụ cho cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
C. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và bảo vệ Tổ quốc.
D. ban hành Hiến pháp mới và chiến đấu chống “thù trong giặc ngoài”.
Câu 7. Sự kiện nào dưới đây được coi là: dấu mốc hoàn thành của quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Bản Hiệp ước Liên bang được thông qua (tháng 12/1922).
B. Nước Nga Xô viết thực hiện chính sách kinh tế mới (tháng 3/1921).
C. Bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua (tháng 1/1924).
D. Tuyên ngôn thành lập Liên bang Xô viết được thông qua (tháng 12/1922).
Câu 8. Sau khi được thành lập, Chính quyền Xô viết ở Nga đã ban hành
A. Chính sách kinh tế mới (NEP).
B. Sắc lệnh Ruộng đất.
C. Chính sách Cộng sản thời chiến.
D. Đạo luật Trung lập.
Câu 9. Sau khi được thành lập, Chính quyền Xô viết ở Nga đã ban hành
A. Chính sách kinh tế mới (NEP).
B. Sắc lệnh Hòa bình.
C. Chính sách Cộng sản thời chiến.
D. Đạo luật Trung lập.
Câu 10. Mục tiêu của việc thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết là
A. chống lại sự tấn công của 14 nước đế quốc.
B. thực hiện hiệu quả Chính sách Kinh tế mới.
C. hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển.
D. chống lại cuộc tấn công của phát xít Đức.
Câu 11. Nhằm thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến, đem lại các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân, ngày 26/10/1917 (theo lịch Nga), Chính quyền Nga Xô viết đã
A. thông qua Chính sách kinh tế mới do Lê-nin soạn thảo.
B. phát động cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.
C. ban hành Sắc lệnh Hòa bình và Sắc lệnh Ruộng đất.
D. ban hành Chính sách Cộng sản thời chiến.
Câu 12. Đến năm 1940, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết bao gồm bao nhiêu nước cộng hòa?
A. 11 nước.
B. 15 nước.
C. 4 nước.
D. 10 nước.
Câu 13. Đối với Liên Xô, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa như thế nào?
A. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế - xã hội.
B. Chứng minh tính khoa học, đúng đắn của học thuyết Mác - Lênin.
C. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa.
D. Để lại bài học kinh nghiệm về mô hình nhà nước sau khi giành chính quyền.
Câu 14. Đối với quốc tế, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết (tháng 12/1922) đã
A. làm thất bại ý đồ và hành động chia rẽ của các thế lực thù địch.
B. chứng minh tính khoa học, đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin.
C. củng cố và tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
D. tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế - xã hội.
Câu 15. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa quốc tế từ sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A. Chứng minh tính đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin.
B. Tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
C. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
D. Củng cố, tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
► Câu hỏi trắc nghiệm đúng/ sai
Câu 1. Đọc tư liệu và lựa chọn đúng hoặc sai ở mỗi ý A, B, C, D trong câu sau:
Tư liệu. “Tới năm 1922, trên lãnh thổ của nước Nga trước đây đã tồn tại sáu nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa: Nga, U-crai-na, Bê-la-rút, A-déc-bai-gian, Ác-mê-ni-a và Gru-di-a. Đặc điểm nổi bật giữa các nước cộng hoà này là sự phát triển không đồng đều cả về kinh tế, văn hoá và chính trị. Lúc này những vùng công nghiệp như “những hòn đảo nhỏ” trong “đại dương” nông nghiệp to lớn. Các nước cộng hoà vùng Trung Á, Bắc Cáp-ca-dơ, Xi-bi- a,... vẫn trong tình tình trạng hết sức lạc hậu về kinh tế và văn hoá, thậm chí có nơi còn tồn tại những tàn tích của quan hệ phong kiến - gia trưởng. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười đã mang lại sự bình đẳng về chính trị giữa các nước Cộng hoà Xô viết. Nhưng sự bình đẳng ấy chỉ thật sự vững chắc khi dựa trên cơ sở bình đẳng về kinh tế và văn hóa - tức là sự phát triển không ngừng về kinh tế và văn hoá của các dân tộc”.
(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục, 2006, tr.45 - 46)
A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) đã đem lại sự bình đẳng trên mọi lĩnh vực cho các nước Cộng hòa Xô viết.
B. Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các nước Công hòa Xô viết đặt ra yêu cầu cần có sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển.
C. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã xóa bỏ mọi tàn dư của chế độ phong kiến trên các vùng lãnh thổ thuộc nước Nga trước đây.
D. Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời vào năm 1922 là một tất yếu lịch sử.
NỘI DUNG 2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NAY
A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM
1. Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai
a) Sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu
- 1944-1945: Trước thất bại của chủ nghĩa phát xít và được sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô, các nước Đông Âu đã thành lập chính quyền dân chủ nhân dân.
- 1945-1949:
+ Các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân → Chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống thế giới.
+ Tháng 10/1949, Cộng hoà Dân chủ Đức ra đời và tham gia vào hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
- 1950 - đầu những năm 70 của thế kỉ XX: Các nước Đông Âu xây dựng chủ nghĩa xã hội và đạt được nhiều thành tựu.
b) Sự mở rộng của chủ nghĩa xã hội ở châu Á và khu vực Mỹ Latinh
Khu vực |
Quốc gia |
Sự kiện tiêu biểu |
Châu Á |
Mông Cổ |
- 1924: cơ bản cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. - 1940: định hướng phát triển đất nước theo con đường XHCN. |
Triều Tiên |
- Tháng 9/1948, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên được thành lập ở phía bắc bán đảo Triều Tiên. - Từ 1953, nhân dân Triều Tiên đã tiến hành xây dựng CNXH. |
|
Trung Quốc |
- Tháng 10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, đi lên xây dựng CNXH. |
|
Việt Nam |
- 1954, miền Bắc được giải phóng và bước đầu xây dựng CNXH. - 1976, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. |
|
Lào |
- Tháng 12/1975, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào được thành lập, đi lên xây dựng CNXH. |
|
Mĩ La-tinh |
Cu-ba |
- 1959, cách mạng Cu-ba thắng lợi, nước Cộng hòa Cu-ba ra đời. - Từ năm 1961, Cu-ba bước vào thời kì xây dựng XHCN. |
2. Nguyên nhân khủng hoảng, sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô
a) Sự khủng hoảng, sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô
- Ở Đông Âu:
+ Từ nửa sau những năm 70 của thế kỉ XX, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước Đông Âu bắt đầu có sự suy giảm.
+ Từ những năm 80, các nước Đông Âu lâm vào thời kì suy thoái, khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Cuối những năm 80, chế độ chủ nghĩa xã hội tan rã ở các nước Đông Âu.
- Ở Liên Xô, sự thất bại của công cuộc cải tổ đã đẩy đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng. Tháng 12/1991, Nhà nước Liên bang Xô viết tan rã, chấm dứt chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.
b) Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô
- Nguyên nhân khách quan: Sự chống phá của các thế lực thù địch.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Đường lối lãnh đạo đất nước mang tính chủ quan, duy ý chí; chậm thích ứng, đổi mới trước những biến động của thời cuộc.
+ Quá trình cải cách, cải tổ phạm sai lầm nghiêm trọng về đường lối, cách thức tiến hành.
+ Các nhà lãnh đạo của Đảng, Nhà nước mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng trong các đường lối, chính sách cải tổ.
+ Chưa khai thác tốt thành tựu của cách mạng khoa học - kĩ thuật.
+ Tình trạng quan liêu, vi phạm dân chủ; xu hướng dân tộc chủ nghĩa và li khai xuất hiện.
3. Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay
a) Khái quát về chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay
- Từ năm 1991, sau sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội không còn là một hệ thống thế giới.
- Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước như Trung Quốc, Việt Nam, Lào,... vẫn tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh.
+ Trung Quốc: Đường lối cải cách tiếp tục được triển khai với chủ trương lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh mở cửa với mục tiêu hiện đại hoá và xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
+ Việt Nam: Công cuộc đổi mới ở Việt Nam (bắt đầu từ năm 1986) đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt.
+ Lào: Từ năm 1986, Lào thực hiện đường lối đổi mới toàn diện theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sau hơn 35 năm đổi mới, nhân dân Lào đã đạt được nhiều thành tựu.
+ Cu-ba: mặc dù phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là lệnh cấm vận kéo dài của Mỹ và phương Tây, Cuba vẫn quyết tâm đi theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện cải cách kinh tế và đạt được những thành tựu quan trọng.
- Những thành tựu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cuba,... đã:
+ Chứng minh sức sống của chủ nghĩa xã hội trong một thế giới có nhiều biến động.
+ Khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với thực tiễn và xu thế phát triển
của thời đại.
................................
................................
................................
Xem thử Đề thi Tốt nghiệp Sử 2025 Xem thử Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Sử
Xem thêm bộ chuyên đề ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 các môn học có đáp án hay khác:
- 8 Chuyên đề Toán ôn thi Tốt nghiệp 2025
- 14 Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Vật Lí 2025
- 1000 câu trắc nghiệm lý thuyết Vật Lí ôn thi Tốt nghiệp 2025
- 10 Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Sinh học 2025
- 1200 câu trắc nghiệm lý thuyết Sinh học ôn thi Tốt nghiệp 2025
- Chuyên đề Địa Lí ôn thi Tốt nghiệp 2025
- Chuyên đề KTPL ôn thi Tốt nghiệp 2025
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều