1000 câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa thi Tốt nghiệp 2025

Tuyển tập 1000 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết Hóa học ôn thi Tốt nghiệp năm 2025 được biên soạn cực sát đề chính thức giúp bạn ôn luyện môn Hóa học thi tốt nghiệp THPT đạt kết quả cao.

Xem thử Đề thi Tốt nghiệp Hóa 2025 Xem thử Đề thi thử Tốt nghiệp Hóa 2025 Xem thử Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Hóa Xem thử 1000 câu trắc nghiệm Hóa

Chỉ từ 350k mua trọn bộ 1000 câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa thi Tốt nghiệp 2025 theo cấu trúc mới bản word có lời giải chi tiết:

Chủ đề 1. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

Thành phần nguyên tử

1. Thành phần cấu tạo của nguyên tử

♦ Nguyên tử gồm vỏ và hạt nhân nguyên tử. Lớp vỏ được tạo nên bởi các electron (e); hạt nhân được tạo nên bởi các proton (p) và neutron (n).

1000 câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa thi Tốt nghiệp 2025

1 e0 = 1,602.10-19C; 1 amu = 1,6605.10-27kg.

♦ Nguyên tử có cấu tạo rỗng, trung hòa điện: số proton (P) = số electron (E).

♦ Khối lượng nguyên tử: mnt = mp + mn + me ≈ mp + mn (do me rất nhỏ so với mp, n)

2. Kích thước và khối lượng nguyên tử

♦ Nguyên tử có kích thước rất nhỏ, dùng đơn vị nm (nanomet), pm (picomet) hay Ao (angstrom):

1nm = 10-9m; 1pm = 10-12m; 1Ao=1010m

- Nguyên tử có đường kính khoảng 10-10 m; hạt nhân khoảng 10-14 m ⇒ Đường kính nguyên tử lớn hơn đường kính hạt nhân khoảng 10 000 lần.

♦ Khối lượng nguyên tử rất nhỏ, dùng đơn vị khối lượng nguyên tử: amu

1amu = 12 khối lượng của một nguyên tử đồng vị carbon 12.

Nguyên tố hóa học

1. Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học

♦ Hạt nhân nguyên tử

- Nguyên tử có Z proton thì có điện tích hạt nhân là +Z.

- Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số proton = số electron.

- Số khối: A = Số proton (Z) + số neutron (N)

♦ Nguyên tố hóa học

- Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.

- Số hiệu nguyên tử (Z) của một nguyên tố là số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tố đó.

- Kí hiệu nguyên tử: 1000 câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa thi Tốt nghiệp 2025 (A: Số khối, Z: Số hiệu nguyên tử; X: Kí hiệu nguyên tố).

2. Đồng vị - nguyên tử khối trung bình

♦ Đồng vị:

- Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton (Z) nhưng khác nhau về số neutron (N), do đó số khối A của chúng khác nhau.

♦  Nguyên tử khối trung bình

- Nguyên tử khối của một nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử (amu). Nguyên tử khối của một nguyên tử coi như bằng số khối của nguyên tử đó.

- Nguyên tử khối trung bình: A¯=A1.x1+A2.x2+...+An.xn100

+ Trong đó: A¯ là nguyên tử khối trung bình; A1, A2, ..., An là nguyên tử khối của các đồng vị; x1, x2, ..., xn là phần trăm số nguyên tử của các đồng vị đồng vị.

(x1+ x2+ ...+ xn= 100%)

+ Đối với nguyên tử có 2 đồng vị thì nguyên tử khối trung bình tính theo công thức:

A¯=A1.x1+A2.x2100 (x1 +x2 = 100)

Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử

1. Sự chuyển động của electron trong nguyên tử - Orbital nguyên tử

♦ Mô hình nguyên tử

- Mô hình của Rutherford – Bohr: Các electron chuyển động trên những quỹ đạo tròn hoặc bầu dục xác định quanh hạt nhân.

- Mô hình hiện đại: Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định tạo thành đám mây electron.

♦ Orbital nguyên tử (AO)

- Khái niệm: Orbital nguyên tử (kí hiệu AO) là khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác xuất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%)

- Hình dạng của một số AO:

1000 câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa thi Tốt nghiệp 2025

2. Lớp và phân lớp electron

- Dựa theo năng lượng, các electron trong lớp vỏ nguyên tử được phân bố vào các lớp và phân lớp. Các electron thuộc cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau, các electron thuộc cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau.

+ Có 7 lớp electron: K, L, M, N, O, P, Q.

+ Có 4 phân lớp là s, p, d, f.

+ Mỗi AO chứa tối đa 2 electron.

3. Cấu hình electron của nguyên tử

Cấu hình electron biểu diễn sự phân bố electron vào lớp vỏ nguyên tử theo các lớp và phân lớp.

♦ Các nguyên lý và quy tắc

1000 câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa thi Tốt nghiệp 2025

♦ Cách viết cấu hình electron nguyên tử

+ Bước 1: Xác định số electron của nguyên tử (Z).

+ Bước 2: Điền các electron vào các phân lớp theo mức năng lượng:

1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p 5s…

+ Bước 3: (Z > 20) Viết cấu hình electron theo thứ tự lớp, phân lớp:

1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p 5s…

+ Bước 4 (theo ô AO): Biểu diễn cấu hình e theo ô AO tuân theo các nguyên lý và quy tắc.

- Cấu hình electron của một số khí hiếm:

He: 1s2; Ne: 1s22s22p6; Ar: 1s22s22p63s23p6.

II. TRẮC NGHIỆM

PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Mỗi câu hỏi học sinh chỉ chọn một phương án.

Câu 1. Nguyên tử gồm hạt nhân và vỏ nguyên tử. Vỏ nguyên tử chứa loại hạt nào sau đây?

A. Proton.

B. Electron.

C. Proton và neutron.

D. Neutron.

Câu 2. Kí hiệu phân lớp electron nào sau đây là sai?

A. 3s.

B. 3p.

C. 3d.

D. 3f.

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nguyên tử?

A. Trong nguyên tử, số hạt proton luôn bằng số hạt neutron.

B. Điện tích của một nguyên tử có thể có giá trị âm, dương hoặc bằng 0.

C. Lớp vỏ nguyên tử tạo nên bởi các electron.

D. Khối lượng của một nguyên tử (tính theo amu) luôn là số nguyên.

Câu 4. Hình bên biểu diễn hình dạng orbital nguyên tử (AO) nào sau đây?

1000 câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa thi Tốt nghiệp 2025

A. s.

B. px.

C. py.

D. pz.

Câu 5. Phát biểu nào sai khi nói về neutron?

A. Tồn tại trong hạt nhân nguyên tử.

B. Có khối lượng bằng khối lượng proton.

C. Có khối lượng lớn hơn khối lượng electron.

D. Không mang điện.

Câu 6. Số lượng electron tối đa có thể chứa trong lớp electron thứ ba là bao nhiêu?

A. 2.

B. 6.

C. 10.

D. 18.

Câu 7. Hình vẽ dưới đây mô tả 4 dạng orbital.

1000 câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa thi Tốt nghiệp 2025

Các orbital tương ứng với các hình a), b) và c) là

A. s, px, py.

B. s, py, px.

C. px, py, pz.

D. s, px, pz.

Câu 8. Số đồng vị bền của nguyên tố neon (Ne) được suy ra từ phổ khối lượng ở hình bên là

1000 câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa thi Tốt nghiệp 2025

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 9. X là nguyên tố phổ biến thứ 4 trong vỏ trái đất, X có trong hemoglobin của máu làm nhiệm vụ vận chuyển oxygen, duy trì sự sống. Nguyên tử X có 26 proton trong hạt nhân. Cho các phát biểu sau về X:

(1) X có 26 neutron trong hạt nhân.

(2) X có 26 electron ở vỏ nguyên tử.

(3) X có điện tích hạt nhân là + 26.

(4) Khối lượng nguyên tử X là 26 amu.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 10. Số proton và số neutron có trong một nguyên tử aluminium (A1327l) lần lượt là

A. 13 và 13.

B. 12 và 14.

C. 13 và 14.

D. 13 và 15.

Câu 11. Sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp electron dựa vào nguyên lý hay quy tắc nào sau đây?

A. Nguyên lí Pauli và quy tắc Hund.

B. Nguyên lí vững bền và quy tắc Hund.

C. Nguyên lí vững bền và quy tắc Pauli.

D. Nguyên lí vững bền và nguyên lí Pauli.

Câu 12. Cách biểu diễn electron trong AO nào sau đây không tuân theo nguyên lí Pauli?

A. .

B. .

C. .

D. .

Câu 13. Nguyên tử của nguyên tố Y có 14 electron ở lớp thứ ba. Thứ tự các lớp và phân lớp electron theo chiều tăng của năng lượng là: 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d... Cấu hình electron của nguyên tử Y là

A. 1s22s22p63s23p64s23d6.

B. 1s22s22p63s23p63d8.

C. 1s22s22p63s23p63d6.

D. 1s22s22p63s23p63d64s2.

Câu 14. Cho các phát biểu sau

(1) Phân lớp d có tối đa 10 electron.

(2) Phân lớp đã điền số electron tối đa được gọi là phân lớp electron bão hòa.

(3) Nguyên tử nguyên tố kim loại thường có 1 hoặc 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.

(4) Nguyên tử nguyên tố khí hiếm thường có 5 hoặc 6 hoặc 7 electron ở lớp ngoài cùng.

(5) Các electron trên cùng một lớp có mức năng lượng bằng nhau.

(6) Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử trung hòa điện.

Số phát biểu đúng

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 1.

Câu 15. Số lượng electron độc thân của nguyên tử S (Z = 16) là

A. 0.

B. 1.

C. 2.

D. 6.

Câu 16. Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học là đồng vị của nhau có sự khác nhau về

A. số neutron.

B. số proton.

C. số electron.

D. điện tích hạt nhân.

PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, học sinh chọn đúng hoặc sai.

Câu 17. Một nguyên tử của một nguyên tố có 2 electron ở lớp thứ nhất, 8 electron ở lớp thứ 2 và 8 electron ở lớp thứ 3. Đối với nguyên tử này, mỗi phát biểu sau đúng hay sai?

a. Tổng số electron trong các orbital s là 2.

b. Tổng số electron trong các orbital p là 6.

c. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó là 18.

d. Không thể xác định được số lượng neutron trong hạt nhân nguyên tử này.

Câu 18. Trong lịch sử các thuyết về mô hình nguyên tử có mô hình hành tinh nguyên tử (mô hình Rutherford – Bord) và mô hình hiện đại của nguyên tử.

1000 câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa thi Tốt nghiệp 2025

a. Với nguyên tử hydrogen, mô hình (1) là mô hình hiện đại, mô hình (2) là mô hình hành tinh nguyên tử.

b. Khái niệm về xác suất tìm thấy electron xuất phát từ mô hình hành tinh nguyên tử.

c. Theo mô hình (1), electron chuyển động trên quỹ đạo xác định xung quanh hạt nhân.

d. Khái niệm về orbital nguyên tử xuất phát từ mô hình hiện đại của nguyên tử.

Câu 19. Khi điền electron vào các lớp và phân lớp trong nguyên tử, mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?

a. Electron được điền đầy hết các lớp bên trong rồi mới tới những lớp bên ngoài.

b. Thứ tự điền electron theo đúng thứ tự các lớp electron trong nguyên tử.

c. Mỗi orbital nguyên tử chỉ điền được tối đa 2 electron.

d. Số lượng electron tối đa có thể điền vào mỗi phân lớp là 2.

Câu 20. Nguyên tố hydrogen là một trong những nguyên tố phổ biến trong vũ trụ.

a. Là nguyên tố có đồng vị nhẹ nhất.

b. Là nguyên tố duy nhất có đồng vị mà hạt nhân chỉ tạo bởi các hạt p.

c. Nước chỉ tạo nên bởi các đồng vị 1H.

d. Hydrogen được xem là nguồn năng lượng xanh của tương lai.

Câu 21. Orbital nguyên tử (kí hiệu AO) là khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác xuất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%).

a. Orbital 1s có dạng hình cầu, orbital 2s có dạnh hình số tám nổi.

b. Trong một nguyên tử, năng lượng của electron thuộc AO 1s thấp hơn năng lượng của electron thuộc AO 2s.

c. Trong một nguyên tử, năng lượng của electron thuộc AO 2s thấp hơn năng lượng của electron thuộc AO 2p.

d. Trong một nguyên tử, năng lượng của electron thuộc AO 2s gần bằng năng lượng của electron thuộc AO 2p.

Câu 22. Orbital nguyên tử kí hiệu là AO (viết tắt của cụm từ tiếng anh: Atomic Orbital) là khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác xuất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%).

a. Mỗi orbital nguyên tử có thể chứa tối đa hai electron.

b. Orbital 1s, 2s và 3s đều có dạng hình cầu.

c. Có thể có các orbital khác ngoài orbital s, p.

d. Các lớp electron khác nhau có cùng một số lượng orbital.

PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn

Câu 23. Cho sơ đồ biểu diễn cấu hình electron theo ô orbital của nguyên tử đó là

1000 câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa thi Tốt nghiệp 2025

Tổng số electron trên các AO s là bao nhiêu?

Câu 24. Số hiệu nguyên tử của manganese là 25. Số electron hóa trị của manganese là bao nhiêu?

Câu 25. Nguyên tử Al (Z = 13) có bao nhiêu electron trong các phân lớp p?

Câu 26. Cho các cấu hình electron của các nguyên tử sau đây:

(a) 1s22s22p63s23p64s1.

(b) 1s22s22p63s23p63d104s1.

(c) 1s22s22p63s23p63d104s24p5.

(d) 1s22s22p63s23p63d104s24p6.

Có bao nhiêu nguyên tử là kim loại trong các nguyên tử bên trên?

Câu 27. Magnesium (Mg) là một trong những nguyên tố vi lượng đóng vai trò quan trọng của cơ thể, giúp xương chắc khỏe, tim khỏe mạnh và lượng đường trong máu bình thường. Tỉ lệ phần trăm số nguyên tử các đồng vị của magnesium được xác định theo phổ khối lượng như hình dưới đây (biết rằng điện tích z của các ion đồng vị của magnesium đều bằng +2):

1000 câu trắc nghiệm lý thuyết Hóa thi Tốt nghiệp 2025

Magnesium có bao nhiêu đồng vị bền?

Câu 28. Ion H3+ là một trong số các ion phổ biến được tìm thấy trong vũ trụ. Tổng số hạt proton, neutron và electron của ion này là bao nhiêu?

Câu 29. Cho các phát biểu sau về phân lớp, lớp electron trong nguyên tử.

(a) Những electron ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất.

(b) Trong nguyên tử, các electron được sắp xếp thành từng lớp. Mỗi lớp electron được chia thành các phân lớp.

(c) Các electron trên cùng một phân lớp có năng lượng khác nhau.

(d) Lớp n = 1 là lớp gần hạt nhân nhất.

(e) Các phân lớp được kí hiệu bằng chữ cái viết thường s, p, d, f, …

(f) Các electron trong cùng một lớp có mức năng lượng bằng nhau.

(g) Electron ở orbital 3p có mức năng lượng thấp hơn electron ở orbital 3s.

(h) Những electron ở gần hạt nhân có mức năng lượng cao nhất.

Số phát biểu đúng là bao nhiêu?

Câu 30. Một cation M+ và một anion X- có cùng cấu hình electron là 1 s22 s22p6. M và X thuộc loại nguyên tố nào? (kim loại, phi kim hay khí hiếm).

................................

................................

................................

Xem thử Đề thi Tốt nghiệp Hóa 2025 Xem thử Đề thi thử Tốt nghiệp Hóa 2025 Xem thử Chuyên đề ôn thi Tốt nghiệp Hóa Xem thử 1000 câu trắc nghiệm Hóa

Xem thêm bộ chuyên đề ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 các môn học có đáp án hay khác:


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học