Đề thi tốt nghiệp Hóa học 2025 theo form mới (có lời giải)
Bài viết trình bày chi tiết bộ đề thi Tốt nghiệp THPT Hóa học năm 2025 theo cấu trúc mới (trắc nghiệm đúng sai và trả lời ngắn) với đáp án chi tiết giúp bạn có kế hoạch ôn thi tốt nghiệp Hóa học đạt kết quả cao.
PHẦN I. CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Câu 1. Những kim loại nào sau đây tác dụng được với nước ngay ở nhiệt độ thường?
A. Mg, Na, Ca, Sr.
B. Na, K, Be, Ba.
C. Mg, Na, Ba, Cu.
D. Na, Ca, Be, Sr.
Câu 2. Cho một số ester đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C4H8O2. Trong số các ester đồng phân cấu tạo ở trên, không có ester
A. propyl formate.
B. isopropyl formate.
C. ethyl propanoate.
D. methyl propanoate.
Câu 3. Trong cây mía, củ cải, quả thốt nốt có chứa loại đường nào sau đây?
A. Fructose.
B. Glucose.
C. Saccharose.
D. Maltose.
Câu 4. Nguyên tố nào sau đây mà nguyên tử có 3 electron ở lớp ngoài cùng?
A. Na.
B. Al.
C. Cl.
D. Ar.
Câu 5. Cho các quá trình sau:
(a) Nung nóng đá vôi (CaCO3) để thu được vôi sống (CaO) và khí carbon dioxide (CO2).
(b) Đốt ammonia (NH3) trong O2.
(c) Đốt cháy cồn.
(d) Nung nóng potassium permanganate (KMnO4) để điều chế oxygen (O2).
Số phản ứng có giá trị biến thiên enthalpy chuẩn âm là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 6. Trong phức chất, NH2CH2CH2NH2 được viết tắt là en. Trong phức chất [Ni(en)3]Cl2, xung quanh nguyên tử trung tâm có tối đa bao nhiêu liên kết sigma?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 7. Trong lò luyện gang có phản ứng sau:
Để tăng hiệu suất phản ứng, có thể sử dụng các biện pháp nào sau đây?
A. Tăng diện tích bề mặt Fe2O3.
B. Tăng lượng khí CO, giảm lượng khí CO2.
C. Giảm áp suất chung của hệ phản ứng.
D. Tăng áp suất chung của hệ phản ứng.
Câu 8. Một học sinh trộn 30,0 cm3 dung dịch KOH 0,0250 M với 30,0 cm3 dung dịch HNO3 0,0250 M, thấy nhiệt độ tăng 0,50 °C. Giả sử không có nhiệt lượng bị mất ra môi trường xung quanh. Hỗn hợp cuối cùng có nhiệt dung riêng là 4,18 J cm-3 K-1
Biến thiên enthalpy của phản ứng (tính cho 1 mol KOH) là bao nhiêu?
A. -84,0 kJ mol-1.
B. -83,6 kJ mol-1.
C. 167,2 kJ mol-1.
D. -167,2 kJ mol-1.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Đun sôi hỗn hợp ethyl bromide với dung dịch KOH/ethanol sẽ thu được sản phẩm chính là ethyl alcohol.
B. Thuỷ phân benzyl chloride trong dung dịch kiềm đun nóng thu được phenol.
C. Acetylene tác dụng với nước bromine dư thu được 1,1,2,2-tetrabromoacetylene.
D. Khi cho methane phản ứng với chlorine trong điều kiện có chiếu sáng tử ngoại thu được dẫn xuất thế monochloro của methane.
Câu 10. Sự phá huỷ đá vôi trong các hang động chủ yếu do phản ứng hoá học nào dưới đây?
A.
B.
C.
D.
Câu 11. Giá trị hằng số cân bằng K của phản ứng là 794 ở 25°C. Ở nhiệt độ này, giá trị hằng số cân bằng của phản ứng là bao nhiêu?
A. 0,035.
B. 0,0013.
C. 28.
D. 397.
Câu 12. Polypropylene là polymer được dùng chế tạo bao bì thực phẩm. Nó được tổng hợp từ propylene bằng phản ứng
A. trùng hợp.
B. trùng ngưng.
C. thế.
D. trao đổi.
Câu 13. X là alcohol no, mạch hở, có nhiều ứng dụng trong mĩ phẩm, thực phẩm. Trong phân tử có phần trăm khối lượng carbon và hydrogen lần lượt bằng 39,13% và 8,70%, còn lại là oxygen. Phát biểu nào sau đây về X là không đúng?
A. Rót X vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, lắc nhẹ thu được dung dịch màu xanh lam đậm.
B. Để điều chế X có thể dùng nguyên liệu đầu là propylene.
C. Trong công nghiệp, điều chế X từ quá trình thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm (phản ứng xà phòng hoá).
D. Trong công nghiệp thực phẩm, X được sử dụng để sản xuất các đồ uống có cồn.
Câu 14. Cho biết phổ khối lượng (MS) của bạc như hình bên (z = 1), tính nguyên tử khối trung bình của bạc.
Biết cường độ vạch 107Ag bằng 92% cường độ của vạch 109Ag và tỉ lệ số nguyên tử tỉ lệ với cường độ vạch.
A. 108,04.
B. 107,50.
C. 108,15.
D. 107,98.
Câu 15. Ngoài Fe và C, thép không gỉ thường chứa thêm thành phần nào sau đây?
A. Mn, Mg.
B. Mg, Al.
C. Cr, Ni.
D. Li, Ti.
Câu 16. Một loại pháo hoa có chứa một số thành phần như sodium nitrate, sodium oxalate và cryolite. Khi cháy, loại pháo hoa này sẽ tạo ra màu gì trên bầu trời đêm?
A. Vàng.
B. Xanh.
C. Đỏ.
D. Tím.
Câu 17. Để phân biệt aniline và phenol lỏng đựng trong hai lọ riêng biệt, không thể dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch nước bromine.
B. Dung dịch acid HCl.
C. Dung dịch NaOH.
D. Dung dịch acid HNO2 ở nhiệt độ thấp.
Câu 18. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Bạc, nhôm được tráng hoặc phủ lên thuỷ tinh làm gương soi do có ánh kim mạnh.
B. Các kim loại dẫn điện tốt thì thường dẫn nhiệt tốt.
C. Kim loại có nguyên tử khối càng lớn có nhiệt độ nóng chảy càng cao.
D. Kim loại càng dẻo càng dễ dát mỏng hay kéo sợi.
PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.
Câu 1. Khi cho dung dịch sodium choride bão hoà đến dư vào dung dịch copper(II) sulfate loãng, chỉ thấy dấu hiệu nhạt màu, không thấy dấu hiệu dung dịch chuyển sang màu khác.
Tương tự, nếu tiến hành thí nghiệm cho dung dịch hydrochloric acid vào dung dịch copper(II) sulfate cũng giúp tìm hiểu khả năng phản ứng giữa chúng.
a. Thí nghiệm được tiến hành bằng cách cho từ từ đến dư dung dịch hydrochloric acid loãng vào dung dịch copper(II) sulfate đặc.
b. Nếu dung dịch chuyển từ màu này sang màu khác thì đề xuất rằng giữa dung dịch copper(II) sulfate và dung dịch hydrochloric acid có phản ứng hình thành phức chất.
c. Khả năng thay thế phối tử trong phức chất [Cu(OH)2)6]2+ không phụ thuộc vào nồng độ của anion Cl- trong dung dịch mà phụ thuộc vào tính acid mạnh của hydrochloric acid.
d. Dung dịch phản ứng chuyển từ màu xanh sang màu vàng.
Câu 2. Hình bên minh hoạ quá trình tinh chế đồng bằng phương pháp điện phân.
a. Thanh A là đồng nguyên chất, thanh B là đồng chứa tạp chất.
b. C là dung dịch CuSO4.
c. D là đồng tinh khiết.
d. Thanh đồng B nối vào cực âm của nguồn điện.
Câu 3. Hoà tan CoCl2 màu xanh vào ống nghiệm chứa nước thu được dung dịch màu hồng do hình thành phức chất bát diện (dung dịch X). Thêm dung dịch hydrochloric acid đặc vào dung dịch X thì thu được dung dịch Y có màu xanh do hình thành phức chất mới theo cân bằng sau:
a. Có thể dùng bột CoCl2 làm chất chỉ thị để phát hiện nước ẩm trong các mẫu vật.
b. Phản ứng thuận trong cân bằng (*) là phản ứng toả nhiệt.
c. Nếu đặt ống nghiệm chứa dung dịch Y vào cốc nước nóng thì dung dịch chuyển từ màu xanh sang màu hồng.
d. Nếu thêm nhiều nước vào ống nghiệm chứa dung dịch Y thì dung dịch chuyển từ màu xanh sang màu hồng.
Câu 4. Độ pH của nước ép chanh là khoảng 2,0; trong khi độ pH của nước ép cà chua là khoảng 4,0.
a. Trong nước ép cà chua có acid.
b. Khi thêm nước vào nước ép chanh thì pH giảm xuống.
c. Nước ép chanh chua hơn nước ép cà chua.
d. Nồng độ ion H+ của nước chanh lớn hơn trong nước ép cà chua khoảng 100 lần.
PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6.
Câu 1. Có bao nhiêu trường hợp xảy ra ăn mòn điện hoá trong các quá trình sau?
(a) Vỏ tàu bằng thép có gắn các khối kẽm, neo đậu tại một cảng biển.
(b) Vật dụng bằng bạc bị sẫm màu khi tiếp xúc với không khí có lẫn H2S.
(c) Tấm tôn trầy xước trên mái nhà tiếp xúc với nước mưa.
(d) Hợp kim Na – K nóng đỏ, bốc cháy khi tiếp xúc với khí chlorine.
(e) Một cổ vật làm bằng đồng thau (hợp kim Cu – Zn) chìm trong nước biển.
(g) Dây chảy cầu chì làm bằng hợp kim Pb – Sn đứt khi cường độ dòng điện tăng đột ngột.
Câu 2. Cho phản ứng N2(g) + 3H2(g) → 2NH3(g)
Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên (kJ), biết năng lượng liên kết NºN, H–H và N–H lần lượt là 945 kJ mol-1; 436 kJ mol-1 và 391 kJ mol-1.
Câu 3. Một oleum có công thức H2SO4.nSO3. Hoà tan 7,38 g oleum vào nước thành 1,0 L dung dịch sulfuric acid. Sau đó, rút 10,0 mL dung dịch acid cho vào bình tam giác, thêm vài giọt dung dịch phenolphathalein. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH 0,10 M chứa trên burette vào bình tam giác đến khi dung dịch xuất hiện màu hồng nhạt, đọc thể tích NaOH đã dùng trên burette. Lặp lại thí nghiệm 3 lần, các giá trị thể tích NaOH đọc được lần lượt là 17,9 mL; 18,0 mL; 18,10 mL. Giá trị của n là bao nhiêu?
Câu 4. Cho các chất có công thức cấu tạo sau: C2H5NH2, CH3OC2H5, C2H5OH, CH3COOH . Trong số các chất này, có bao nhiêu chất tạo được liên kết hydrogen mạnh với nước?
Câu 5. Cho các polymer sau: nylon-6,6, cellulose triacetate, poly(methyl methacrylate), poly(vinyl chloride), polystyrene. Có bao nhiêu polymer bị phân huỷ trong môi trường kiềm?
Câu 6. Br2 có thể được điều chế nhờ phản ứng sau đây:
Tốc độ của phản ứng này có dạng v = .
Giữ nguyên nhiệt độ, để tăng tốc độ tạo thành Br2, người ta tăng nồng độ H+ gấp 2 lần và nồng độ Br- gấp 2 lần, hỏi tốc độ phản ứng điều chế Br2 tăng lên bao nhiêu lần?
Xem thêm đề ôn thi tốt nghiệp năm 2025 theo cấu trúc mới các môn học hay khác:
- Đề thi tốt nghiệp THPT Toán 2025 theo form mới
- Đề thi tốt nghiệp THPT Văn 2025 theo form mới
- Đề thi tốt nghiệp THPT Vật Lí 2025 theo form mới
- Đề thi tốt nghiệp THPT KTPL 2025 theo form mới
- Đề thi tốt nghiệp THPT Lịch Sử 2025 theo form mới
- Đề thi tốt nghiệp THPT Địa Lí 2025 theo form mới
- Đề thi tốt nghiệp THPT Tin học 2025 theo form mới
- Đề thi tốt nghiệp THPT Công nghệ (Công nghiệp) 2025 theo form mới
- Đề thi tốt nghiệp THPT Công nghệ (Nông nghiệp) 2025 theo form mới
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều