Giáo án bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống - Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 6 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Biết viết VB đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu), tìm ý và lập dàn ý, viết bài, xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

- Bước đầu viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến đề bài.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận.

- Năng lực viết, tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất:

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.    

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV

c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt câu hỏi cho HS: Em có thường theo dõi sách báo không? Có vấn đề nào mà em quan tâm? Suy nghĩ của em về vấn đề đó như thế nào? HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu cách viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn

a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu đối với kiểu bài trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống.

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS, dựa vào SGK , hãy cho biết: Bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống thuộc thể loại nào trong văn học? người viết cần làm gì với dạng bài viết này?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, dựa vào vă bản đã học Học thầy, học bạn. hãy chỉ ra bố cục của văn bản này? (theo Phiếu học tập)

- Từ đó, em hãy rút ra những yêu cầu cần đạt với kiểu bài văn trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống?

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận.

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

I. Tìm hiểu chung

 

1. Khái niệm

- Thuộc dạng bài nghị luận, trong đó người viết đưa ra ý kiến của mình về một hiện tượng trong đời sống.

 

 

2. Yêu cầu đối với bài trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống

a.  Về hình thức, bố cục cẩn có:

Bố cục bài viết cần đàm bảo:

Mở bài: Giới thiệu được hiện tượng người viết quan tâm và thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết về hiện tượng ấy.

Thân bài: Đưa ra được ít nhất hai lí lẽ cụ thể đề lí giải cho ý kiến cùa người viết. Các lí lẽ được sắp xếp theo trình tự hợp lí. Người viết có thể sử dụng các từ ngữ để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận. Người viết cần đưa ra được bằng chứng thuyết phục để làm sáng tỏ lí lẽ.

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và đưa ra những đề xuất.

b. Về nội dung

- Trình bày rõ ràng ý kiến vé hiện tượng cân bàn luận.

- Nêu lí lẽ, bâng chứng để cùng cố cho ý kiến.

 

 


Bố cục

Đặc điểm

Học thầy, học bạn

Mở bài

Mở bài phải giới thiệu được vấn để người viết quan tâm và thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết vể hiện tượng ấy.

Giới thiệu về hai câu tục ngữ, qua đó thể hiện ý kiến của tác giả: Học thầy và học bạn, hai cách học này có mâu thuẫn với nhau.

Thân bài

Thân bài phải đưa ra được ít nhất hai lí lẽ cụ thể để lí giải cho ý kiến của người viết.

  1. Ý kiến 1: Học từ thầy là quan trọng

– Lí lẽ: Mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề chạm khắc, hoặc nghiên cứu khoa học.

b. Ý kiến 2: Học từ bạn cũng rất cần thiết.

- Lí lẽ: Thói thường người ta chỉ nhận những đấng bề trên là thầy mà không nhận ra những người thầy trong những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng nghề nghiệp của mình.

Các lí lẽ được sắp xếp theo trình tự hợp lí. Người viết sử dụng hợp lí các từ ngữ có chức năng chuyển ý: bên cạnh đó, hơn nữa, mặt khác, quan trọng hơn...

Văn bản có sử dụng các từ ngữ có chức năng chuyển ý: mặt khác, hơn nữa

Người viết đưa ra được bằng chứng thuyết phục để củng cố cho lí lẽ.

- Dẫn chứng: danh họa Lê-ô-rơ-đô Đa Vin-chi nổi tiếng thế giới nếu không có sự dẫn dắt của thầy Ve-rốc-chi-ô thì dù có tài năng thiêm bẩm cũng khó mà thành công.

- Bằng chứng: đưa ra những lợi ích của việc học từ những người bạn cùng lớp, cùng trang lứa, cùng hứng thú, cùng tâm lí.

Kết bài

Kết bài khẳng định lại vấn để và đưa ra những để xuất của người viết.

Tác giả khẳng định hai câu tục ngữ bổ sung cho nhau, giúp cho nhận thức về việc học thêm toàn diện.

Hoạt động 2: Phân tích ví dụ tham khảo

a. Mục tiêu: Nhận biết được các đặc điểm của kiểu bài

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc bài mẫu (SGK – trang 37) và trả lời: 

+ Theo em, tác giả viết bài này nhằm mục đích gì?

+Tìm ý kiến, lí lẽ, bằng chứng mà tác giả sử dụng để làm rõ ý kiến.

+Chức năng của đoạn mở bài trong bài văn trên là gi?

+ Ớ phần kết bài, người viết có thể đưa ra những đề xuất hành động nhằm tạo ra những thay đồi tích cực. Đề xuất của người viết trong bài văn trên là gì? Theo em, đề xuất ấy có hợp lí không?

+ Từ bài viết trên, em rút ra được bài học gi về việc viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống?

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

II. Phân tích ví dụ

- Mục đích: bàn về vấn đề: Hãy duy trì bữa cơm gia đình trong cuộc sống thường nhật.

- Hệ thống các lí lẽ, dẫn chứng

+ Bữa cơm gia đình rất bổ dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Những món ăn được chế biến bằng nguyên liệu sạch, được lựa chọn cẩn thận, kĩ càng.

+ Những món ăn được nấu bằng bao tâm huyết của người thân.

+ Phải thấu hiệu khẩu vị, tính cách, tình hình sức khỏe của từng thành viên trong gia đình mới có được những bữa ăn bổ dưỡng.

+ Bữa cơm là khoảng thời gian quý giá giúp các thành viên gia đình gắn bó, thấy hiểu nhau hơn.

+ Còn gì hạnh phúc hơn sau một ngày mệt mỏi với công việc, ta trở về nhà cùng ăn bữa cơm gia đình, được tâm sự, được thấu hiểu, lắng nghe và chia sẻ.

+ Bữa cơm gia đình cũng là một dịp để người lớn trong gia đình dạy bảo con cháu những điều hay, lẽ phải.

+ Một nghiên cứu ở Mỹ trên 1476 tình nguyện viên cho thấy bữa cơm gia đình sẽ giúp mọi người gắn bó và hợp tác với nhau tốt hơn.

- Mở bài: giới thiệu được hiện tượng người viết quan tâm và nêu ý kiến của mình về vấn đề.

- Kết bài: tác giả đề xuất để bữa cơm gia đình không phải gánh nặng thì mỗi thành viên đều cần góp sức, người đi chợ, người nấu ăn, người rửa chén bát. à đề xuất hợp lí, giúp gắn kết tình cảm trog gia đình.

Hoạt động 3: Thực hành viết theo các bước

a. Mục tiêu: Nắm được cách viết bài văn

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của đề

- Hướng dẫn HS làm bài: 

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết (Xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu). Gv hướng dẫn HS 

+ VB này viết nhằm mục đích gì?

+ Người đọc là ai?

- GV hướng dẫn HS tìm đề tài, chia lớp thành 3 nhóm và mỗi nhóm tìm ra các đề tài, hiện tượng đáng được quan tâm:

+ Nhóm 1: Các hiện tượng trong gia đình

+ Nhóm 2: Các hiện tượng trong nhà trường

+ Nhóm 3: Các hiện tượng trong xã hội

+ Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý theo phiếu học tập (trong Hồ sơ học tập)

+ Bước 3: Viết bài. GV nhắc HS khi viết cầm bám vào dàn ý, nhìn vào yêu cầu đối với bài văn để đảm bảo được yêu cầu,

+ Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm. Yêu cầu HS tự đọc lại bài của minh và dùng bảng kiểm để tự điều chỉnh bài văn.

- Hướng dẫn HS quy trình tạo lập VB

+ HS yêu thích và trả lời các câu hỏi:

- GV khuyến khích, động viên HS làm.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

III. Thực hành

Đề bài: Viết đoạn văn khoảng 400 chữ, trình bày suy nghĩ về một hiện tượng trong đời sống mà em quan tâm.

+ Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết (Xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu). 

+ Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý theo phiếu học tập

+ Bước 3: Viết đoạn. 

+ Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

- GV yêu cầu HS: HS thực hành viết bài

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Tìm đọc một số bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống để tham khảo.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm.

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

V. HỒ SƠ DẠY HỌC

Các phần

Nội dung kiểm tra

Đạt/chưa đạt

Mở bài

Có dẫn dắt vào vấn đề cần bàn luận.

Nêu được cụ thể hiện tượng sẽ bàn luận.

Thân bài

Thể hiện rõ ràng ý kiến về hiện tượng.

Trình bày được ít nhất hai lí lẽ cụ thể để làm rõ ỷ kiến.

Đưa ra được bằng chứng thuyết phục để củng cố cho lí lẽ.

Đã sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo một trình tự hợp lí.

Kết bài

Khẳng định lại ý kiến của mình.

Đê xuất được những giải pháp.

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học