Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 67 - Chân trời sáng tạo
Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 67 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 6 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được đặc điểm và chức năng liên kết câu của trạng ngữ.
- Biết cách sử dụng trạng ngữ để liên kết khi viết câu, dựng đoạn.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực nhận diện trạng ngữ và chỉ ra tác dụng của trạng ngữ trong câu, trong văn bản.
3. Phẩm chất:
Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi, HS chia sẻ: Em đã chứng kiến hoặc có rơi vào tình huống nào sử dụng từ ngữ không phù hợp chưa? Hãy chia sẻ cùng cả lớp.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Khi nói hoặc viết, nếu chúng ta lựa chọn từ ngữ thích hợp sẽ đạt được hiệu quả giao tiếp tốt, ngược lại sử dụng từ ngữ không phù hợp sẽ tạo thành câu chuyện gây cười hoặc khiến người tiếp nhận cảm thấy không hài lòng. Vậy làm thế nào để việc lựa chọn từ ngữ trong văn bản đạt được hiệu quả cao? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức tiếng Việt
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: GV trình bày vấn đề
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1 : Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: Dựa vào SGK, hãy thảo luận và trả lời câu hỏi: + Lí do phải lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của VB? + Các thao tác lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của VB? + Tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của VB? - GV yêu cầu HS phân tích và lựa chọn từ có nghĩa phù hợp trong ví dụ sau và giải thích: Anh ấy đã chết/hi sinh trong trận chiến đấu ác liệt với giặc Mĩ ngày hôm qua. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thực hiện nhiệm vụ: Dự kiến sản phẩm: - HS dựa vào SGK nêu được lí do, cách lựa chọn và tác dụng của việc lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của VB. - Lựa chọn từ “hi sinh” sẽ phù hợp với nghĩa trong câu ví dụ, thể hiện sắc thái trang trọng với người đã ra đi vì nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ dân tộc. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. |
I. Lựa chọn từ ngữ 1. Tại sao phải lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của VB? - Khi nói hoặc viết, người nói (viết) thường phải hưy động vốn từ ngữ đã được tích luỹ (trong đó có những từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa) để lựa chọn những từ ngữ phù hợp nhất với việc thể hiện nội dung của văn bản. 2. Cách lựa chọn từ ngữ thích hợp khi nói hoặc viết - Xác định nội dung cần diễn đạt. - Huy động các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa; từ đó lựa chọn những từ ngữ có khả năng diễn đạt chính xác nhất nội dung muốn thể hiện. - Chú ý khả năng kết hợp hài hoà giữa từ ngữ được lụa chọn với những từ ngữ được sử dụng trước và sau nó trong cùng một câu (đoạn) văn. 3. Tác dụng - Lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản giúp diễn đạt chính xác và hiệu quả điều mà người nói (viết) muốn thể hiện. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
||||||||||||||||||||
NV1: Bài tập 1 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 và làm vào vở. GV hướng dẫn HS tra từ điển, giải nghĩa các từ. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng - Gv củng cố lại kiến thức về từ loại cho HS. NV2: Bài tập 2 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS làm bài tập 2. GV cung cấp cho HS các nghĩa của từ “sẵn” và yêu cầu HS lựa chọn, lí giải vì sao lựa chọn nghĩa đó. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV3: Bài tập 3 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức làm bài tập 3, HS thi theo cặp đôi. Nhóm nào ghép xong trước sẽ chiến thắng GV hướng dẫn HS lựa chọn từ có nghĩa phù hợp dùng trong văn bản - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV4: Bài tập 4 Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 4. HS thảo luận theo nhôm theo phiếu học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: |
Bài tập 1/ trang 67 a. Từ “phồn hoa”: cảnh sống giàu có, xa hoa “phồn vinh” : thường được dùng miêu tả đất nước ở vào giai đoạn giàu có, thịnh vượng. ⇒ Vì vậy, câu thơ này chỉ cảnh buôn bán tấp nập, giàu có của mảnh đất kinh thành xưa nên dùng từ “phồn hoa” là thích hợp nhất. b. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh phố - mắc cửi, đường – bàn cờ => à giúp người đọc hinh dung được tính chất sầm uất, đông vui của phố thị. c. Từ láy “ngẩn ngơ” thể hiện trạng thái bị cuốn hút đến ngỡ ngàng của tác giả trước vẻ xa hoa, sầm uất của phố phường. d. Từ “bút hoa” thể hiện tài năng xuất sắc của người làm nên bài thơ sử dụng từ này có ý nghĩa và hay hơn so với từ “bút đây”. Bài 2/ trang 68 a. Từ “sẵn” được hiểu là có nhiều đến mức cần bao nhiêu cũng có thể có ngay bấy nhiêu. Việc lựa chọn từ “sẵn” phù hợp với nội dung bài thơ để nhằm thể hiện sự trù phú, giàu có của thiên nhiên đã ban tặng cho con người vùng đất Tháp Mười. b. Tác giả sử dụng biện pháp điệp từ “sẵn” nhằm nhấn mạnh tính chất giàu có của thiên nhiên Tháp Mười. Bài 3/ trang 68 1e – 2g - 3h – 4k – 5i – 6a – 7b – 8c – 9đ – 10d
Bài 4/ trang 69:
|
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV hướng dẫn HS: Tìm năm đến sáu hình ảnh về quê hương Việt Nam trên Internet hoặc sách bảo để làm một tập ảnh về quê hương, đất nước hoặc nơi em đang sống. Viết đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ) để giới thiệu tập ảnh đó với người xem.
GV hướng dẫn HS:
+ Bước 1: Tìm 5 đến 6 ảnh về Việt Nam hoặc về quê hương của HS, ghi lại nguồn tìm kiếm ảnh.
+ Bước 2: Viết đoạn văn từ 150 đến 200 chữ giới thiệu về vẻ đẹp của quê hương, đất nước được thể hiện qua các hình ảnh đó.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. |
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Phiếu học tập - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)