Giáo án bài Góc nhìn - Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Góc nhìn Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 6 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Vận dụng kĩ năng đọc để hiểu được nội dung câu chuyện.

- Liên hệ, kết nối với văn bản Những cánh buồm, Mây và sóng để hiểu hơn về chủ điểm Những góc nhìn cuộc sống.

2. Năng lực

a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

b. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

3. Phẩm chất:

- HS có ý thức nhìn nhận cuộc sống đa chiều hơn.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.    

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV

c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS quan sát bức tranh sau và đưa ra phương án mà em quan sát thấy qua bức tranh.

Giáo án bài Góc nhìn - Giáo án Ngữ văn lớp 6

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Những góc nhìn khác nhau trong cuộc sống sẽ cho chúng ta những cách nhìn nhận khác nhau, 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản. 

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Dựa vào tìm hiểu ở nhà, em hãy trình bày những hiểu biết về thể loại, nhắc lại đặc điểm thể loại

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

NV2: Hướng dẫn đọc

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV hướng dẫn cách đọc: Gv tổ chức cho HS đọc. Lưu ý học sinh cách đọc thể hiện được diễn biến tâm trạng của các nhân vật trong truyện.

- Hướng dẫn HS hiểu nghĩa một số từ khó: vi hành, ngân khố.

- HS lắng nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

I. Tìm hiểu chung

1. Thể loại: truyện

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Đọc, chú thích

Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

NV1: Tìm hiểu vị vua

- GV đặt câu hỏi gợi mở: Hãy đọc câu danh ngôn đầu truyện? Em hiểu thế nào về câu danh ngôn đó?

- Gv đặt câu hỏi gợi dẫn HS tìm hiểu:

+ Tại sao vị vua lại có thái độ bực mình?

+ Vị vua đã ra quyết định gì? Quyết định đó thể hiện điều gì ở vị vua?

NV2: Tìm hiểu nhân vật người hầu

+ Quyết định của vị vua có được mọi người ủng hộ, đồng tình không? Vì sao?

+ Người hầu đã đưa ra lời khuyên gì? Lời khuyên đó đêm đến lợi ích gì?

NV3: Nhận xét về cách nhìn khác nhau giữa nhà vua và người hầu

GV yêu cầu HS điền vào bảng so sánh giữa nhà vua, người hầu và từ đó đưa ra nhận xét về cách nhìn nhận giữa hai nhân vật có gì khác nhau.

+ Thông điệp văn bản muốn gửi đến người đọc là gì

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

Nhân vật

Nhà vua

Người hầu

Địa vị xã hội

Có quyền lực, quen sống xa hoa

Người nghèo, luôn cân nhắc kĩ về tiền nong

Tâm trạng khi đưa ra quyết định

Bực tức

Tinh thần sáng suốt

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng 

Gv bổ sung: Cách nhìn của hai nhân vật trên có sự khác nhau: vị vua có quyền lực, đã quen sống xa hoa nên dễ dàng đưa ra mệnh lệnh vô lí để thỏa mãn mình. Ngược lại, người hầu xuất thân từ tầng lớp dâ nghèo, quen tính toán kĩ lưỡng để tránh gây lãng phí một cách vô ích. Tuy nhiên, có thể hiểu được những quyết định đến từ hai người, nhà vua do đang bực bội nên đưa ra quyết định thiếu suy nghĩ còn người người đưa ra ý kiến trong trạng thái tinh thần sáng suốt. Như vậy, trong cuộc sống, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến góc nhìn của chúng ta. Chúng ta không nên vội vàng quyết định điều gì, cần bình tĩnh và sáng suốt suy nghĩ thật thấu đáo vấn đề.

2. Phân tích

2.1. Nhân vật vị vua

- Vị vua bực mình vì chân ông rất đau, những cơn nhức mỏi hành hạ

- Vị vua quyết định: tất cả các con đường trong vương quốc phải được bao phủ bằng da súc vật.

⇒ quyết định vô lí, không khả thi vì vương quốc rất rộng lớn.

2.2. Nhân vật người hầu

- Lời khuyên đưa ra: cắt những miếng da bò êm ái phủ quanh đôi chân.

⇒ Lời khuyên đúng đắn vừa giúp tiết kiệm ngân sách cho đất nước, vừa góp phần phát minh ra đôi giầy đầu tiên trong lịch sử.

⇒ Thông điệp: khi ta thay đổi góc nhìn, ta sẽ có được những giải pháp hiệu quả, hợp lí và có được những sáng tạo không ngờ.

Hoạt động 2: Tổng kết văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi: 

+ Văn bản đề cập đến nội dung gì?

+ Nghệ thuật văn bản?

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng 

III. Tổng kết

  1. Nội dung – Ý nghĩa:

- Truyện kể về quyết định vô lí của vị vua trong lúc bực tức và lời khuyên sáng suốt của người hầu đã tìm ra được cách giải quyết vấn đề hợp lí.

- VB muốn gửi tới chúng ta thông điệp: khi ta thay đổi góc nhìn, ta sẽ có được những giải pháp hiệu quả, hợp lí và có được những sáng tạo không ngờ.

2. Nghệ thuật

- Cách kể chuyện hấp dẫn, sinh động.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua câu chuyện trên, em hãy nêu ý kiến: Làm thế nào để mỗi người có những quyết định hợp lí, sáng suốt trong cuộc sống?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi: HS tự nêu lên cảm nhận, cách đánh giá của mình.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. GV có thể chốt lại một số nội dung: cần biết quan tâm, yêu thương, chăm sóc lẫn nhau. 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Có phải lúc nào chúng ta cũng nên thay đổi cách nhìn của mình trong cuộc sống không?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT. 

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học. GV đưa ra gợi ý: Cuộc sống vốn đa dạng, đa chiều, ta cần biết lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đúng đắn, phản biệ những ý kiến chưa hợp lí nhưng đồng thời cũng phải có chính kiến, biết trình bày, bảo vệ góc nhìn của mình.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học