Giáo án bài Hoa bìm - Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Hoa bìm Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 6 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được số tiếng, số dòng, thanh điệu, vần, nhịp của thơ lục bát.

- Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hinh ảnh, biện pháp tu từ.

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.    

3. Phẩm chất:

- Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV

c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV cho HS quan sát hình ảnh sau và đặt câu hỏi gợi mở vấn đề: Em có biết đây là loài hoa nào không? Loài hoa này thường được trồng ở đâu?

Giáo án bài Hoa bìm | Chân trời sáng tạo Giáo án Ngữ văn 6

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Có một loài hoa dân dã, mộc mạc, mang sắc tím thủy chung, cùng thêm hương sắc tô điểm cho nét đẹp của những hàng giậu nơi thôn quê, đó chính là hoa bìm. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nét đẹp hoa bìm qua những vần thơ của nhà thơ Nguyễn Đức Mậu.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản Hoa bìm

a. Mục tiêu: Nắm được các thông tin về thể loại, đọc văn bản, nội dung bài học

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV nhắc lại yêu cầu từ tiết trước: yêu cầu HS đọc bài ở nhà, các nhóm tìm hiểu và trình bày nội dung trên giấy A0.

Nhóm 1,3: Chỉ ra những đặc điểm của thơ lục bát thể hiện qua bài thơ về cách gieo vần, nhịp thơ, thanh điệu.

1

2

3

4

5

6

7

8

Lục

Bát

Nhóm 2,5: 

+ Hình ảnh nào đã gợi nhắc tác giả nhớ đến quê hương?

+ Tác giả đã nhắc đến những hình ảnh, âm thanh nào của tuổi thơ? Qua đó em nhận xét về tình cảm của tác giả với quê hương?

Nhóm 4,6

+ Nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh và biện pháp tu từ.

- HS xem lại nội dung đã chuẩn bị, thực hiện nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

I. Đọc văn bản và chuẩn bị nội dung

Hoạt động 2: Khám phá văn bản Hoa bìm

a. Mục tiêu: Nắm được  nội dung, nghệ thuật của văn bản

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

NV1: Tìm hiểu bài thơ Hoa bìm

- GV yêu cầu HS: các nhóm lần lượt trình bày.

- GV đặt tiếp câu hỏi cả lớp: 

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

NV2:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

NV1: Chia sẻ bài viết ngắn

GV hướng dẫn HS chia sẻ về phần viết ngắn, đã làm bài tập về nhà từ tiết trước.

- GV yêu cầu các HS trong lớp lắng nghe phần chia sẻ và nhận xét theo các tiêu chí:

+ Sự phù hợp của hình ảnh với đề bài

+ Sự phù hợp của đoạn văn với nội dung ảnh.

+ Dẫn nguồn thông tin về các hình ảnh đã sử dụng.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Thể loại: thơ lục bát

2. Phân tích

a. Kí ức về tuổi thơ

-  Hình ảnh hoa bìm đã gợi nhắc tác giả nhớ về tuổi thơ.

- Tác giả sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ “có” kết hợp với phép liệt để gợi nhắc những hình ảnh thân thuộc gắn bó với tuổi thơ: hoa bìm, con chuồn ớt, cây hồng sai trĩu, canh diều, bến quê, con nhện giăng tơ, 

- Âm thanh gần gũi, gắn liền với vùng quê: tiếng chim, tiếng dế, tiếng cuốc.

⇒ HÌnh ảnh, âm thanh sinh động, đặc trưng cho vùng quê.

2. Tình cảm của tác giả với quê hương

- Thể hiện nỗi nhớ da diết với kí ức tuổi thơ tươi đẹp, êm đềm, gắn bó với quê hương.

- Mong ước được trở về quê hương sau nhiều năm xa cách.

III. Viết ngắn

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Tác giả của văn bản Hoa bìm?

Nguyễn Tiến Tựu

Nguyễn Đình Thi

Nguyễn Đức Mậu

Nguyễn Thi

Câu 2: Hình ảnh nào sau đây không có trong văn bản Hoa Bìm

Con thuyền giấy

Con chuồn ớt

Con nhện giăng tơ

Con trâu tha thẩn gặm cỏ 

Câu 3: Tình cảm nào  không được thể hiện qua bài thơ?

Nỗi nhớ da diết gia đinh

Nỗi nhớ về những kí ức tươi đẹp của tuổi thơ

Mong ước được trở về quê hương

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Tìm đọc thêm các văn bản thơ viết về tinh cảm với quê hương, đất nước.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm.

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học