Giáo án bài Con muốn làm một cái cây - Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Con muốn làm một cái cây Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 6 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, chủ đề, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể tác phẩm.

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật.

- Nhận biết được hững điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai VB.

2. Năng lực

a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa VB.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

- Tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng của dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.    

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV

c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS chuẩn bị kỉ vật ắn bó thân thiết nhất với mình và mang đến lớp:. Chia sẻ ngắn gọn kỉ niệm của em gắn bó với kỉ vật ấy?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cởi mở, thân thiện những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Có những kỉ niệm êm đềm gắn bó với chúng ta từ thời thơ ấu. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu văn bản Con muốn làm một cái cây.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản

a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

NV1: Tìm hiểu tác giả

- GV yêu cầu HS dựa vào phần chuẩn bị ở nhà và hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm?

NV2: Đọc, tìm hiểu chú thích

- GV hướng dẫn cách đọc: GV hướng dẫn HS đọc văn bản thể hiện được tình cảm, cảm xúc của nhân vật Bum.

NV3: Tìm hiểu văn bản, thể loại, bố cục

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, dựa vào văn bản vừa đọc, hãy trả lời câu hỏi:

+ Thể loại của văn bản? Em hãy nhắc lại đặc điểm của thể loại văn bản?

+ Qua truyện, em hãy xác định đề tài của truyện?

- HS lắng nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học

Dự kiến sản phẩm: 

+ Bố cục 3 phần

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV bổ sung:

1. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Tên: Võ Thu Hương

- Năm sinh: 1983

- Quê quán: Nghệ A

- Là tác giả của nhiều cuốn sách thiếu nhi.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: in trong Góc nhỏ yêu thương  (2018).

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Đọc, tìm hiểu chú thích

- Thể loại: truyện ngắn.

2. Bố cục 3 phần

P1: từ đầu à là thiên đường: Lí do ông nội trồng cây ổi.

- P2: tiếp theo àrất hiền lành: kí ức về cây ổi của Bum

- P3: còn lại: ước mơ của Bum khi ông nội mất và đi xa căn nhà cũ.

- Đề tài: Kể về kỉ niệm thời thơ ấu gắn liền với thiên nhiên, với ông nội và sự cô đơn hiện tại khi xa rời không gian sống quen thuộc.

Hoạt động 2: Đọc hiểu  cùng văn bản/ Tìm hiểu nhân vật ông nội

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật đoạn văn.

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Tìm hiểu nhân vật ông nội

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS:  

+ Lí do gì ông nội đã quyết định trồng một cây ổi trong sân nhà từ khi Bum chưa chào đời? Qua đó thể hiện tình cảm gì ở ông nội?

+ Tìm những chi tiết nói về hành động của ông nội khi chăm sóc cây ổi?

+ Khi nhìn Bum và đám bạn trèo leo trên cây ổi, tâm trạng của ông như thế nào?

+ Em hãy nhận xét về tính cách của nhân vật ông nội trong truyện?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV bổ sung: Tình cảm của người ông trong câu chuyện khiến chúng ta thật xúc động. Không bằng lời nói mà bằng những suy nghĩ, hành động, ông đã thể hiện tình cảm yêu thương của mình cho đứa cháu bằng một cách thật đặc biệt: trồng cây để sau này cháu có thể thỏa thích leo trèo, chơi đùa. Ông chăm chút cây ổi ấy từng ngày, đó không chỉ là một cái cây mà còn là tình yêu thương sâu sắc, đáng trân trọng.

3. Phân tích

3.1. Nhân vật ông nội Bum

- Ông nội muốn trồng cây để sau này khi Bum lớn, sẽ được leo trèo giống như ba của Bum.

⇒ hiểu đặc điểm tâm lí, sở thích của những chú bé trai, ông đã mang đến “món quà đặc biệt” cho tuổi thơ của cháu.

- Ông chăm chút cho cây ổi:

+ ông bắt sâu cho cây ổi

+ bấm cho cây ổi tỏa ra nhiều cành cao thấp vững chãi

- Ông ngồi gần cây ổi: đánh mắt trông chững lũ trẻ, cười hiền lành

⇒ tình cảm yêu thương, luôn dành cho cháu những sự chăm sóc, quan tâm của người ông.

Hoạt động 3: Đọc hiểu  cùng văn bản/ Tìm hiểu nhân vật Bum

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật đoạn văn.

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV -–HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS:  

NV1: Khi ông nội còn sống

+ Bum đã kể cho các bạn nghe về điều gì về cây ổi?

+ Tuổi thơ của Bum và các bạn ên cây ổi được thể hiện qua chi tiết nào?

+ Qua đó em có nhân xét gì về nhân vật Bum?

NV2: Khi ông nội mất và Bum chuyển nhà đi xa

+ Gia đình Bum đã có thay đổi gì? Điều đó tác động gì đến tâm lý của Bum?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm: Theo em, Bum là cậu bé hạnh phúc hay không hạnh phúc?

 Giáo viên đưa ra lựa chọn, chia lớp thành hai đội với biểu tượng mặt cười và mặt khóc.

+  Sau khi chia  2 nhóm, các nhóm hãy chỉ ra lí do em cho rằng Bum hạnh phúc và lí do mà em cho rằng Bum không hạnh phúc.

+ Hình ảnh cây ổi xuất hiện từ đầu đến cuối câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì?

NV3: Khi biết bố mẹ cho trồng cây ổi mới

+ Ai là người đã nhận thấy sự thay đổi trong tâm trạng của Bum?

+ Khi bố mẹ nói về kế hoạch trồng cây ổi, tâm trạng Bum đã thay đổi như thế nào? Qua đó, cho em hiểu gì về tính cách của Bum?

NV4: Thảo luận

GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để HS thảo luận:

+ Theo em, qua truyện, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm: 

- Cô giáo đã thông báo cho bố mẹ Bum biết về ước muốn trở thành một cái cây của Bum

⇒ Người lớn đã nhận thấy sự thay đổi tâm trạng của Bum.

- Bố mẹ đã tìm cách để tìm lại niềm vui cho Bum, cậu khóc vì xúc động.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV bổ sung: Bum từng là cậu bé hạnh phúc, đó là thời thơ ấu khi được sống giữa tình yêu thương, chăm sóc của ông nội, bố mẹ và tình bạn thân thiết với đám bạn. Đặc biệt, cây ổi đã lớn lên cùng với sự trưởng thành của Bum, đó là món quà đặc biệt ông tặng Bum, là nơi gắn kết bạn bè, là niềm vui của tuổi thơ hồn nhiên. Vì vậy, khi hoàn cảnh sống đột ngột thay đổi, Bum đã cảm thấy lạc lõng, hụt hẫng và cô đơn. Chính lúc đó, Bum đã nhớ về quá khứ tươi đẹp, êm đềm của mình. Qua truyện, chúng ta cảm nhận được Bum là cậu bé sống tình cảm, có một tâm hồn dễ nhạy cảm và xúc động.

3.2. Nhân vật Bum

a. Khi ông nội còn sống

- Bum yêu thương, luôn hãnh diện và tự hào về ông nội.

- Là cậu bé hồn nhiên, tinh nghịch, yêu thương bạn bè.

b. Khi ông nội mất và gia đình chuyển nhà 

- Những biến cố đã khiến Bum thay đổi:

+ Mất ông nội, người yêu thương và luôn bên cạnh Bum suốt tuổi thơ ấu.

+ Xa bạn bè cũ, xa cây ổi gắn bó thân thiết.

+ Bố mẹ bận làm ăn, ít quan tâm đến Bum

⇒ Bum cảm thấy buồn, cô đơn và lạc lõng.

c. Khi bố mẹ quyết định trồng cây ổi mới

- Bố đã quyết định trồng một cây ổi mới, mẹ nói về kế hoạch mời những người bạn thân ngày xưa đến chơi.

⇒ Bum cười toe toét, nước mắng rưng rưng

=> Nhận xét: Bum có một tâm hồn nhạy cảm, cảm nhận được nỗi buồn, sự cô đơn trong lòng khi xa cây ổi, xa căn nhà thơ ấu, xa bạn bè.

- Tác giả muốn gửi gắm thông điệp:

+ Trẻ em cần được lớn lên trong yêu thương, chăm sóc và kết nối với bạn bè.

+ Trẻ em cần được sống một tuổi thơ đầy ắp niềm vui, được chơi đùa, nghịch ngợm đúng với lứa tuổi.

+ Cần được thấu hiểu, lắng nghe những cảm xúc bên trong.

Hoạt động 4: Tổng kết văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV –HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

NV3: Tổng kết văn bản 

GV đặt câu hỏi:

+ Hãy tóm tắt nội dung và ý nghĩa của văn bản?

+ Nghệ thuật đặc sắc được thể hiện qua văn bản?

+ Theo em, hình ảnh cây ổi có ý nghĩa như thế nào đối với tâm trạng của các nhân vật trong suốt câu chuyện.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.

III. Tổng kết

1. Nội dung – Ý nghĩa:

- Văn bản kể về kỉ niệm tuổi thơ êm đềm của cậu bé Bum và sự cô đơn trong hiện tại. 

2. Nghệ thuật

- Xây dựng hình ảnh cây ổi, tạo nên nét đặc sắc cho truyện: là hình tượng xuyên suốt từ đầu đến cuối truyện, kết nối thời gian từ quá khứ - hiện tại – tương lai.

- Thể hiện diễn biến tâm trạng nhân vật sâu sắc, làm nổi bật được tâm lí trẻ thơ.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời: So sánh nhữn điểm giống và khác nhau trong hành động, suy nghĩ, tâm trạng giữa Đa-ni và Bum theo bảng sau:

So sánh

Nhân vật Đa-ni

Nhân vật Bum

Giống nhau

Khác nhau

Hành động

Suy nghĩ

Tâm trạng

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

So sánh

Nhân vật Đa-ni

Nhân vật Bum

Giống nhau

có đời sống tâm hồn phong phú nhạy cảm, giàu yêu thương.

Khác nhau

+ Cô gái xinh đẹp, trong sáng. 

+ Chú bé hồn nhiên, ngây thơ, tinh nghịch

+ Cô gái yêu đời và biết ơn những điều tốt đẹp mà minh đón nhận từ cuộc đời.

+ Chú bé giàu tinh cảm, yêu ông, yêu bạn bè, yêu cây ổi - người bạn đặc biệt thời thơ ấu.

+ Cô gái ờ lứa tuổi trưởng thành, lãng mạn, tinh tế, có đời sống nội tàm sâu sắc, phong phù.

+ Chú bé có nhiều nỗi buồn, sự cô đơn khi bị xa cách với bạn bè cũ, không gian cũ gắn với tuổi thơ.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Em đã bao giờ làm việc gì đem lại niềm vui cho người khác hay chưa? Hãy chia sẻ với bạn về việc làm đó.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT.

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học