Giáo án bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương - Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 6 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần dạt:

- Nhận biết được các đặc điểm của thơ lục bát, tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ VB, bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ.

- Nêu được bài học về cách nghĩ và các ứng xử của cá nhân do VB đã đọc gợi ra.

2. Năng lực

a. Năng lực chung: Khả năng giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa truyện.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của truyện với các truyện có cùng chủ đề.

3. Phẩm chất:

- Yêu vẻ đẹp quê hương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.

2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.   

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV

c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV nhắc lại yêu cầu từ tiết trước: Mỗi HS chuẩn bị một bức ảnh về cảnh đẹp quê hương và giới thiệu ngắn gọn, nêu cảm nhận về cảnh đẹp đó.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Cụm từ vẻ đẹp quê hương thường khiến em nghĩ đến điều gì? Đất nước Việt Nam với bao cảnh sắc tuyệt vời và đã được nhân dân phác họa bằng những vần thơ trữ tình ngọt ngào.Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu văn bản Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, đọc văn bản theo sự hướng dẫn của GV

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Tìm hiểu về thể loại

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc văn bản

+ Văn bản thuộc thể loại nào?

+ Dựa vào phần Tri thức ngữ văn, nêu đặc điểm của thể loại?

- GV hướng dẫn cách đọc: yêu cầu đọc to rõ, nhắc nhở HS chú ý cách ngắt nhịp, giọng điệu ca ngợi, tự hào về quê hương của tác giả.

GV đọc mẫu thành tiếng một đoạn đầu, sau đó HS thay nhau đọc thành tiếng toàn VB. Lưu ý cần đọc phân biệt rõ lời của người kể chuyện và lời của nhân vật.

- GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó

- HS lắng nghe.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận.

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV bổ sung: sử dụng bảng phụ hoặc máy chiếu giúp HS nhận biết các đặc điểm cảu thơ lục bát về số tiếng, số dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp, thanh điệu.

I. Tìm hiểu chung

1. Thể loại: lục bát

- Là thể thơ có từ lâu đời, mỗi cặp câu lục bát gồm một dòng 6 tiếng và một dòng 8 tiếng.

- Đặc điểm:

+ Cách gieo vần

+ Ngắt nhịp

+ Thanh điệu

2. Đọc, tìm hiểu chú thích

 

Hoạt động 2: Đọc hiểu  cùng văn bản

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.

b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

GV có thể chiếu hình ảnh một số địa danh có trong văn bản để HS hiểu rõ hơn.

     Giáo án bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương | Chân trời sáng tạo Giáo án Ngữ văn 6

Núi Vọng Phu – Bình Định

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

NV2: Tìm hiểu bài ca dao 1

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc lại đoạn đầu và trả lời câu hỏi:

+ Bài ca dao 1 nhắc đến địa danh nào trên đất nước ta?

+ Qua câu ca dao, “Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”, Long Thành hiện lên trong tâm trí em như thế nào?

+ Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong bài ca dao số 1

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV chuẩn kiến thức:

+ Tác giả dân gian đã vô cùng khéo léo dẫn dắt người đọc thăm thú khắp 36 phố phường Hà Nội. Cách sắp xếp các tên phố tạo nên vần điệu đã tạo nên âm hưởng nhẹ nhang, giống như một cuộc dạo chơi, thảnh thơi giữa Long Thành phồn hoa đô hội. Qua đó, thể hiện được niềm tự hào của nhân dân ta về vẻ đẹp của kinh đô lúc bấy giờ.

NV3: Tìm hiểu bài ca dao số 2

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV đặt câu hỏi :

+ Bài ca dao số 2 đã nhắc tới những địa danh nào trên đất nước ta?

+ Những địa danh đó gắn với những sự kiện nào trong lịch sử?

+ Qua đó, tác giả muốn thể hiện vẻ đẹp nào của quê hương đất nước?

+ Em hãy nhận xét về hình thức của bài ca dao có gì khác so với những bài ca dao khác?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận.

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

- GV chuẩn kiến thức: Như vậy, vẻ đẹp của quê hương đất nước không chỉ hiện lên qua những thắng cảnh tự nhiên mà tạo hóa ban tặng, đó còn là vẻ đẹp của truyền thống đấu tranh hào hùng của cha ông ta trong hàng ngàn năm dựng và giữ nước. Những chiến công lẫy lừng năm xưa không còn là kiến thức lịch sử khô khan mà trở nên nhẹ nhàng, dí dỏm qua những hình thức đối đáp của đôi nam – nữ trong bài ca dao.

NV4: Tìm hiểu bài ca dao số 3

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời:

+ Tác giả đã giới thiệu địa danh nào trong bài ca dao số 3?

- GV phân công HS tìm hiểu về bài ca dao số 3 theo nhóm:

Nhóm 1,3: Tìm hiểu về  hình thức bài ca dao

Đặc điểm thể thơ lục bát

Thể hiện trong

bài ca dao

Số dòng thơ

 

Số tiếng trong từng dòng

 

Vần trong các dòng thơ

 

Nhịp của từng dòng thơ

 

Nhóm 2,4: Tìm hiểu nội dung bài ca dao

 Bài ca dao giới thiệu những vẻ đẹp gì. Hãy liệt kê các hình ảnh vào bảng sau:

Vẻ đẹp

Chi tiết, hình ảnh

Vẻ đẹp thiên nhiên

 

Vẻ đẹp con người

 

Vẻ đẹp ẩm thực

 

 

+ Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong bài ca dao này?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

+ Giới thiệu vùng đất Bình Định

+ Tìm hiểu bài ca dao

Nhóm 1,3:

Đặc điểm thể thơ lục bát

Thể hiện trong

bài ca dao

Số dòng thơ

4 dòng (2 dòng lục, 2 dòng bát)

Số tiếng trong từng dòng

Dòng lục có 6 tiếng, dông bát có 8 tiếng

Vần trong các dòng thơ

Phu-cù, xanh-anh-canh

Nhịp của từng dòng thơ

Dòng 1: 2/4, dòng 3: 4/2, dòng 2 và 4: 4/4

 

Vẻ đẹp

Chi tiết, hình ảnh

Vẻ đẹp thiên nhiên

Núi Vọng Phu

Vẻ đẹp con người

Đầm Thị Nại, cù lao Xanh

Vẻ đẹp ẩm thực

Canh bí đỏ nấu với nước dừa

 + điệp từ “có”: nhấn mạnh

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bản

NV5: Tìm hiểu bài ca dao số 4

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh vung Đồng Tháp Mười

   Giáo án bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương | Chân trời sáng tạo Giáo án Ngữ văn 6

Giáo án bài Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương | Chân trời sáng tạo Giáo án Ngữ văn 6

+ Những hình ảnh “cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn” thể hiện đặc điểm gì của vung đất Tháp Mười?

+ Từ đó cho biết tình cảm của tác giả đối với vùng đất này?

 

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

NV6: Tìm hiểu phần tổng kết

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời:

+Qua những văn bản trong bài, vẻ đẹp nào của quê hương được thể hiện xuyên suốt trong bốn bài ca dao? Qua đó, tác giả thể hiện được tinh cảm gì với quê hương đất nước?

+ Những nghệ thuật đặc sắc qua bốn bài ca dao?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Dự kiến sản phẩm:

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Bài ca dao 1

 

- 13 câu đầu: nhân vật trữ tinh dẫn dắt dạo chơi qua ba mươi sáu phố phường của Hà Nội với niềm tự hào.

- 5 câu cuối: sự đông đúc, nhộn nhip của phố phường HN thể hiện qua các hình ảnh “phồn hoa”, “phố giăng mắc cửi”, “đường quanh bàn cờ”

Vẻ đẹp của mảnh đất kinh đô phồn hoa đô hội và tình cảm lưu luyến khi phải xa nơi đây.

- Nghệ thuật: liệt kê

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Bài ca dao số 2

- Những địa danh lịch sử gắn với những chiến công oanh liệt của dân tộc:

+ Bạch Đằng: chiến công ba lần phá tan quân xâm lược trên sông Bặc Đằng.

+ Lam Sơn: cuộc khởi nghĩa chống quân Minh của người anh hùng Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn.

Vẻ đẹp về truyền thống giữ nước của dân tộc.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Bài ca dao 3

- Giới thiệu vẻ đẹp của vùng đất Bình Định.

- Bài ca dao khắc họa vẻ đẹp của thiên nhiên, gắn với những chiến công lừng lẫy của nghĩa quân Tây Sơn, vẻ đẹp của lòng thủy chung, son sắt của người phụ nữ, vẻ đẹp của món ăn dân dã.

- Điệp từ “có” vừa nhấn mạnh vừa thể hiện niềm tự hào của tác giả về mảnh đất quê hương.

- Nghệ thuật: đặc trưng cho thể thơ lục bát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Bài ca dao số 4

- Điệp từ “sẵn” thể hiện sự trù phú về tôm cá, lúa gạo mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho TM.

-> niềm tự hào về sự trù phú của vung đất TM.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Tổng kết

1. Nội dung – Ý nghĩa:

* Nội dung: Các bài ca dao đã thể hiện được vẻ đẹp cảnh vật, con người, truyền thống văn hóa của các vung miền trên cả nước.

* Ý nghĩa: Thể hiện niềm tự hào, yêu mến với thiên nhiên và con người.

b. Nghệ thuật

- Thể thơ lục bát, ngôn ngữ mộc mạc, giâu hình ảnh.

- Các biện pháp nghệ thuật: liệt kê, điệp từ.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời bài tập:Hãy chọn trong mỗi bài ca dao ít nhất một từ ngữ hoặc hình ảnh độc đáo của mỗi bài ca dao và giải thích vì sao em chọn từ ngữ, hình ảnh ấy.

Bài ca dao

Từ ngữ, hình ảnh độc đáo

Giải thích

1

 

 

2

 

 

3

 

 

4

 

 

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời các câu hỏi

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS: Trong các bài ca dao đã học, em thích nhất bài ca dao nào? Hãy viết thành đoạn văn ngắn 5-7 câu nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp quê hương đất nước thể hiện qua bài ca dao đó.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành BT, GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học