Giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 96 - Chân trời sáng tạo

Với giáo án bài Thực hành tiếng Việt trang 96 Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 6 Chân trời sáng tạo bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được tác dụng của việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.

- Biết cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ

2. Năng lực

a. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

b. Năng lực riêng biệt:

- Năng lực nhận diện cụm từ và chỉ ra tác dụng của cụm từ trong câu, trong văn bản.

3. Phẩm chất:

Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.

b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV

c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS qua sát và nhận xét: Nội dung của câu nào trong hai câu dưới đây thể hiện rõ ràng, cụ thể hơn? Tại sao?

(1) Emlà học sinh.

(2) Em là học sinh lớp 6A.

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Như vậy, khi nói hoặc viết câu, để thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ được rõ ràng hơn, ta có thể mở rộng bằng cụm từ. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 

Hoạt động 1: Tìm hiểu tri thức tiếng Việt

a) Mục tiêu: HS nắm được khái niệm cụm từ và cách mở rộng thành phần chính của câu.

b) Nội dung: GV trình bày vấn đề

c) Sản phẩm: câu trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1 : Tìm hiểu khái niệm cụm từ

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: 

+ Hãy quan sát các từ sau và nhận xét từ loại của chúng:

a. Hoa

b. Đi

c. Xinh

+ Hãy thêm các từ đưng trước hoặc các từ trên để tạo thành cụm từ.

+ Đặt câu với các cụm từ vừa tìm được và cho biết cụm từ đó đảm nhiệm thành phần nào trong câu?

+ Từ đó em hãy rút ra nhận xét về cụm từ và vai trò cụm từ trong câu.

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thực hiện nhiệm vụ:

Dự kiến sản phẩm:

  1. Một bông hoa lan //đang nở.

CN                             VN

  1. Tôi// đi du lịch. 

CN      VN

  1. Cô giáo //rất xinh.

CN                VN

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.


NV2: Tìm hiểu cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS: Hãy mở rộng thành phần chủ ngữ hoặc vị ngữ trong các câu sau đây và nhận xét nghĩa của thành phần câu sau khi được mở rộng?

a. Chim hót.

b. Nước chảy.


- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thực hiện nhiệm vụ:

Dự kiến sản phẩm:

  1. Những chú chim trên cành cây cao//đang hót líu lo
  2. Dòng nước trắng xóa trên đỉnh núi// chảy mạnh xuống  dưới thung lũng

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng.


I. Cụm từ từ là?

1. Xét ví dụ

  1. Một bông hoa lan //đang nở.

CN                             VN

  1. Tôi// đi du lịch. 

CN      VN

  1. Cô giáo //rất xinh.

CN             VN


2. Nhận xét

- Cụm từ có hai từ trở lên kết hợp với nhau nhưng chưa tạo thành câu, trong đó có một từ (danh từ, động từ, tính từ) đóng vai trò là thành phần trung tâm, các từ còn lại bổ sung ý nghĩa cho thành phần trung tâm.

- Cụm từ đóng vai trò chủ ngữ hoặc vị ngữ.

- Phân loại:

+ Cụm động từ

+ Cụm tính từ

+ Cụm danh từ











II. Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ

  1. Xét ví dụ

- Những chú chim trên cành cây cao//đang hót líu lo.

- Dòng nước trắng xóa trên đỉnh núi// chảy mạnh xuống  dưới thung lũng.

2. Nhận xét

- Cách mở rộng thành phần chính trong câu bằng cụm từ:          

+ Biến chù ngữ hoặc vị ngữ của câu từ một từ thảnh một cụm từ, có thể là cụm danh từ, cụm động từ hoặc cụm tính từ.

+ Biến chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu từ cụm từ có thông tin đơn giản thành cụm từ có nhũng thòng tin cụ thể, chi tiết hơn.

+ Có thể mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ, hoặc mở rộng cả chủ ngữ lẫn vị ngữ của câu.

* Tác dụng:

- Làm cho thông tin của câu trở nên chi tiết, rõ ràng.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.

b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

NV1: Bài tập 1, 2 

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm

+ Nhóm 1: cặp câu bài 1

+ Nhóm 2: cặp câu ý a bài 2

+ Nhóm 3: cặp câu ý b bài 2

+ Nhóm 4: cặp câu ý c bài 2

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

- Gv củng cố lại kiến thức về từ loại cho HS.





NV3: Bài tập 3

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV tổ chức làm bài tập 3, HS thi theo cặp đôi. Nhóm nào tìm được nhiều hơn sẽ giành chiến thắng.

GV hướng dẫn HS lựa chọn từ có nghĩa phù hợp dùng trong văn bản

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

NV4: Bài tập 4

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc bài tập 4. HS tự hoàn thành vào vở.


- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ

+ HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS trình bày sản phẩm thảo luận

+ GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

+ GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng

GV giao bài tập về nhà cho HS: bài tập 5,6/trang 98

Bài tập 1/ trang 96

a. chủ ngữ là “Vuốt” không thể hiện rõ được ở vị trí nào mà chỉ nêu chung chung. 

 b. “Những cái vuốt ở chân, ở kheo” cho ta thấy vị trí rõ ràng hơn

Bài 2/ trang 97

a. So với cách dùng vị ngữ “bò lên” thì cách diễn đạt “mon men bò lên” (cụm đồng từ) đã bổ sung thêm những thành phần miêu tả cách thức thực hiện hành động, giúp ta hình dung rõ hơn thái độ của Dế Mèn đó là rón rén, sợ sệt, từ từ bò lên sau khi biết chị Cốc đã bỏ đi.

b. So với cách dùng vị ngữ “khóc” thì cụm tinh từ “khóc thảm thiết” (cụm động từ) diễn tả thêm cách thức thực hiện hành động , thể hiện rõ mức độ khóc lóc vô cùng thương tâm, đau xót.

c. So với cách diễn đạt “nóng”, cụm từ “nóng hầm hập” (cụm tính từ) bổ sung thêm thông tin về cái nóng, làm cho thông tin miêu tả trở nên chi tiết, giúp ta hình dung mức độ nóng đạt tới đỉnh điểm, vô cùng oi bức, khó chịu.



Bài  3/ trang 97

Văn bản Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài):

- Tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống. Vị ngữ trong câu là chuỗi gồm hai cụm động từ.

- Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên . Vị ngữ trong câu này là chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.

Giọt sương đêm (Trần Đức Tiến)

- Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn. Vị ngữ trong câu là chuỗi gồm hai cụm động từ.

- Thằn Làn vừa chui ra khỏi bình gốm vỡ, chưa kịp vươn vai tập mấy động tác thể dục, đã thấy ông khách quần áo chỉnh tề đứng chờ. Vị ngữ trong câu này là chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.




Bài 4/ trang 96

Mở rộng thành phần câu:

a. Vị khách đó/ giật mình.

b. Những chiếc lá cây bàng/ rơi xào xạc

c. Trời/ rét buốt.









D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 

a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.

b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện:

- GV hướng dẫn HS: Văn bản Bài học đường đời đầu tiên kết thúc với hình ảnh “Tôi đứng lặng giờ lâu suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”. Hãy đóng vai Dế Mèn và viết về bài học đó bằng một đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ), trong đó sử dụng ít nhất hai câu mở rộng thành phần chính bằng cụm từ.

GV hướng dẫn HS hoàn thiện ở nhà. Yêu cầu Hs đảm bảo các yêu cầu:

+ Đóng vai Dế Mèn để viết.

+ Nội dung bài học phù hợp với nội dung VB Bài học đường đời đầu tiên

+ Sử dụng được ít nhất hai câu mở rộng TP chính bằng cụm từ

+ Đảm bảo dung lượng: 150-200 chữ

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp 

- Thuyết trình sản phẩm.

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận


Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học