Đề thi Học kì 2 Vật lí lớp 7 năm 2024 có ma trận (3 đề)
Với Đề thi Học kì 2 Vật lí lớp 7 năm 2024 có ma trận (3 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 Vật lí 7.
Nội Dung |
Các Mức Độ Nhận Thức |
Tổng |
|||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
|
||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||
Sự nhiễm điện do cọ xát |
|
|
|
Giải thích được hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong cuộc sống. Câu 1 (II) 2đ |
|
|
2đ |
Điểm – tỉ lệ |
0đ - 0% |
0đ - 0% |
0đ - 0% |
2đ - 20% |
0đ - 0% |
0đ - 0% |
20% |
Hai loại điện tích |
Biết được sự tương tác giữa hai điện tích khác loại khi đặt gần nhau Câu 1 (I) 0.5đ |
|
|
|
|
|
0,5đ |
Điểm – tỉ lệ |
0,5đ - 5% |
0đ - 0% |
0đ - 0% |
0đ - 0% |
0đ - 0% |
0đ - 0% |
5% |
Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại |
- Nhận biết được vật liệu dẫn điện, cách điện. Câu 2 (I) 0,5đ - Biết được dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng. Câu 3 (I) 0,5đ |
|
|
|
|
|
|
Điểm – tỉ lệ |
1đ - 10% |
0đ - 0% |
0đ - 0% |
0đ - 0% |
0đ - 0% |
0đ - 0% |
10% |
Sơ đồ mạch điện- Chiều dòng điện |
|
|
|
|
|
Vẽ được sơ đồ mạch điện và xác định chiều trong sơ đồ mạch điện Câu 3a,b (II) 2đ |
|
Điểm – tỉ lệ |
0đ - 0% |
0đ - 0% |
0đ - 0% |
0đ - 0% |
0đ - 0% |
2đ - 20% |
20% |
Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện |
|
|
|
|
|
Kể được tên các tác dụng của dòng điện đã học và lấy được ví dụ cho mỗi tác dụng đó. Câu 2 (II) 2đ |
|
Điểm – tỉ lệ |
0đ - 0% |
0đ - 0% |
0đ - 0% |
0đ - 0% |
0đ - 0% |
2đ - 20% |
20% |
Cường độ dòng điện - Hiệu điện thế |
Nhận biết được dụng cụ đo hiệu điện thế. Câu 4 (I) 0,5đ |
|
Biết cách mắc các thiết bị tiêu thụ điện vào nguồn điện để chúng hoạt động bình thường. Câu 5 (I) 0,5đ |
|
|
|
|
Điểm – tỉ lệ |
0,5đ - 5% |
0đ – 0% |
0,5đ – 5% |
0đ – 0% |
0đ – 0% |
0đ - 0% |
10% |
Cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp và đoạn mạch song song |
|
|
|
|
|
Tính được cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch. Câu 3c (II) 1đ |
|
Điểm – tỉ lệ |
0đ - 0% |
0đ - 0% |
0đ - 0% |
0đ - 0% |
0đ - 0% |
1đ - 10% |
10% |
An toàn khi sử dụng điện |
Biết cách sử dụng điện an toàn Câu 6 (I) 0,5đ |
|
|
|
|
|
|
Điểm – tỉ lệ |
0,5đ - 5% |
0đ - 0% |
0đ - 0% |
0đ - 0% |
0đ - 0% |
0đ - 0% |
5% |
Tổng |
2,5đ |
0đ |
0,5đ |
2đ |
0đ |
5đ |
10đ |
Tỉ lệ |
25% |
25% |
50% |
100% |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật lí lớp 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất!
Câu 1. Hai vật nhiễm điện khác loại đặt gần nhau thì giữa chúng có loại lực nào?
A. Lực căng dây.
B. Lực kéo.
C. Lực đẩy.
D. Lực hút.
Câu 2. Trong các vật dưới dây, vật nào là vật dẫn điện?
A. Cành cây khô.
B. Một đoạn ruột bút chì.
C. Một đoạn dây nhựa.
D. Thanh thuỷ tinh.
Câu 3. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các hạt nào?
A. Electron tự do.
B. Hạt nhân.
C. Hạt nhân và electron.
D. Không có loại hạt nào cả.
Câu 4. Dụng cụ đo hiệu điện thế là
A. Ampe kế.
B. Vôn kế.
C. Giác kế.
D. Nhiệt kế.
Câu 5. Cho một nguồn điện 12 V và hai bóng đèn giống nhau có ghi 6 V. Để mỗi đèn đều sáng bình thường thì phải mắc mạch điện như thế nào?
A. Lần lượt nối hai đầu mỗi bóng đèn với hai cực của nguồn.
B. Hai bóng đèn mắc song song vào hai cực của nguồn.
C. Hai bóng đèn mắc nối tiếp vào hai cực của nguồn.
D. Không có cách mắc nào để cả hai đèn sáng bình thường.
Câu 6. Để đảm bảo an toàn, ta chỉ được làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế
A. dưới 40V.
B. dưới 50V.
C. dưới 60V.
D. dưới 70V.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1. (2 điểm) Hãy giải thích vì sao vào mùa đông, khi ta cởi áo len hay dạ ta thường nghe tiếng nổ lép bép, trong bóng tối còn có thể thấy các đốm sáng li ti, áo thường dính vào cơ thể khi kéo lên?
Bài 2. (2 điểm) Hãy nêu các tác dụng của dòng điện. Ứng với mỗi tác dụng hãy nêu 3 ứng dụng trong đời sống.
Bài 3. (3 điểm) Cho mạch điện gồm nguồn điện (2 pin), 2 bóng đèn Đ1, Đ2 mắc nối tiếp, 1 ampe kế đo cường độ dòng điện chạy trong mạch, 1 khóa K và dây dẫn.
a) Hãy vẽ sơ đồ mạch điện.
b) Vẽ thêm chốt dương (+), chốt (-) của ampe kế, chiều dòng điện chạy trong mạch khi công tắc đóng.
c) Biết số chỉ ampe kế là 1,5 A, hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 1 là UĐ1 = 2,4 V và hiệu điện thế giữa hai đầu cả 2 đèn là U = 4,9 V. Hãy tính cường độ dòng điện qua mỗi đèn và hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 2 (UĐ2)?
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật lí lớp 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất!
Câu 1. Nếu vật A đẩy vật B thì
A. vật A mang điện tích âm, vật B mang điện tích dương.
B. vật A mang điện tích âm, vật B mang điện tích âm.
C. vật A mang điện tích dương, vật B mang điện tích âm.
D. vật A mang điện tích dương, vật B không tích điện.
Câu 2. Trong một đoạn dây điện, phần nào của dây là chất dẫn điện?
A. Phần vỏ nhựa của dây.
B. Phần đầu của đoạn dây.
C. Phần cuối của đoạn dây.
D. Phần lõi của dây.
Câu 3. Quy ước về chiều dòng điện là chiều
A. từ cực dương tới cực âm của nguồn điện.
B. chuyển động có hướng của các điện tích.
C. chuyển động có hướng của các điện tích âm.
D. chuyển động của các điện tích dương.
Câu 4. Kí hiệu và đơn vị đo của hiệu điện thế là
A. I và ampe (A).
B. U và vôn (V).
C. I và vôn (V).
D. U và ampe (A).
Câu 5. Trên bóng đèn có ghi 220V. Bóng đèn sẽ sáng bình thường khi sử dụng ở hiệu điện thế bao nhiêu?
A. 220V.
B. 240V.
C. 200V.
D. 210V.
Câu 6. Tác hại nào sau đây không phải do hiện tượng đoản mạch gây ra?
A. Làm cường độ dòng điện trong mạch tăng vọt.
B. Làm hỏng, cháy vỏ bọc cách điện của dây dẫn.
C. Làm cho số chỉ trên công tơ tăng vọt.
D. Làm cháy các vật gần chỗ bị đoản mạch.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1. (2 điểm) Dùng thanh thủy tinh cọ xát với lụa, thanh êbônít cọ xát vào lông thú. Sau đó đặt gần nhau sẽ có hiện tượng 2 thanh hút nhau. Vậy thanh êbônít sau khi cọ xát vào lông thú nhiễm điện gì? Lông thú lúc đó có bị nhiễm điện không? Giải thích tại sao?
Bài 2. (2 điểm) Em hãy giải thích tác dụng nhiệt, tác dụng quang và tác dụng từ của dòng điện? Lấy ví dụ minh họa cho tác dụng nhiệt, tác dụng quang và tác dụng từ của dòng điện?
Bài 3. (3 điểm) Cho mạch điện gồm: 1 nguồn điện 2 pin nối tiếp; khóa K đóng; 2 đèn Đ1, Đ2 mắc nối tiếp với nhau.
a) Vẽ sơ đồ mạch điện?
b) Vẽ chiều dòng điện?
c) Cho cường độ dòng điện chạy qua đèn Đ1 là 1,5 A. Hỏi cường độ dòng điện qua đèn Đ2 và toàn mạch là bao nhiêu?
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật lí lớp 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất!
Câu 1. Khi hai vật nhiễm điện đặt gần nhau thì có hiện tượng hút nhau. Ta có thể kết luận:
A. chúng đều bị nhiễm điện âm.
B. chúng đều bị nhiễm điện dương.
C. chúng nhiễm điện khác loại.
D. các nhận định trên đều sai.
Câu 2. Cầu chì có tác dụng gì trong mạch điện ở nhà?
A. Ngắt mạch điện khi có sự cố chập điện.
B. Trang trí cho đẹp các bảng điện.
C. Bảo vệ an toàn cho các thiết bị điện.
D. Câu A và C đúng.
Câu 3. Nên chọn Ampe kế nào dưới đây để đo cường độ dòng điện trong khoảng 0,5 A tới 1 A chạy qua quạt điện?
A. GHĐ: 2 A – ĐCNN: 0,2 A.
B. GHĐ: 500 mA – ĐCNN: 10 mA.
C. GHĐ: 200 mA – ĐCNN: 5 mA.
D. GHĐ: 1,5 A – ĐCNN: 0,1 A.
Câu 4. Vật bị nhiễm điện không có khả năng hút các vật nào dưới đây?
A. Ống nhôm treo bằng sợi chỉ.
C. Ống giấy treo bằng sợi chỉ.
B. Vật nhiễm điện trái dấu với nó.
D. Vật nhiễm điện cùng dấu với nó.
Câu 5. Các bóng đèn điện trong gia đình được mắc song song không phải vì lí do nào dưới đây?
A. Vì tiết kiệm được số đèn cần dùng.
B. Vì các bóng đèn có cùng hiệu điện thế định mức.
C. Vì có thể bật, tắt các đèn độc lập với nhau.
D. Vì khi một bóng đèn bị hỏng thì các bóng còn lại vẫn sáng.
Câu 6. Công việc nào sau đây không đảm bảo an toàn khi sử dụng điện?
A. Sử dụng các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40 V để làm thí nghiệm.
B. Tự sửa chữa các thiết bị điện được dùng với mạng điện dân dụng.
C. Sử dụng các dây dẫn, các dụng cụ sửa chữa điện có vỏ bọc cách điện.
D. Tuyệt đối không cho dòng điện có cường độ trên 70 mA đi qua cơ thể người.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1. (2 điểm)Vì sao người ta dùng nhựa để làm vỏ bọc cho dây điện trong nhà?
Bài 2. (2 điểm)Cho mạch điện có sơ đồ.
Hỏi phải đóng ngắt các công tắc như thế nào để:
a) Chỉ có Đ1 sáng.
b) Chỉ có Đ2 sáng.
c) Cả hai Đ1 và Đ2 đều sáng.
Bài 3. (3 điểm) Một mạch điện gồm: một nguồn điện có hiệu điện thế U, một công tắc chung cho hai bóng đèn mắc nối tiếp. Biết cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2 là IĐ2 = 1,5 A.
a) Vẽ sơ đồ của mạch điện, xác định chiều dòng điện?
b) Tính cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1?
c) Biết U1 = U2 = 12 V. Tính hiệu điện thế U của nguồn điện?
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật lí lớp 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất!
Câu 1. Nếu vật A đẩy vật B thì
A. vật A mang điện tích âm, vật B mang điện tích dương.
B. vật A mang điện tích âm, vật B mang điện tích âm.
C. vật A mang điện tích dương, vật B mang điện tích âm.
D. vật A mang điện tích dương, vật B không tích điện.
Câu 2. Ba kim loại thường dùng để làm vật dẫn điện là:
A. Đồng, nhôm, sắt.
B. Chì, vônfram, kẽm.
C. Thiếc, vàng, nhôm.
D. Đồng, vônfram, thép.
Câu 3. Đơn vị đo cường độ dòng điện là
A. Niutơn (N).
B. Ampe (A).
C. Đêxiben (dB).
D. Héc (Hz).
Câu 4. Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện, người ta chế tạo các thiết bị dùng trong sinh hoạt hàng ngày như
A. điện thoại, quạt điện.
B. mô tơ điện, máy bơm nước.
C. bàn là, bếp điện.
D. máy hút bụi, nam châm điện.
Câu 5. Dòng điện có tác dụng phát sáng khi chạy qua bộ phận hay dụng cụ điện nào dưới đây khi chúng đang hoạt động bình thường?
A. Ruột ấm điện.
B. Bóng đèn ngủ.
C. Công tắc.
D. Đèn báo của tivi.
Câu 6. Khi thấy một người bị điện giật mà dây điện còn tiếp xúc với người đó, muốn cứu người thì phải lấy được dây điện ra khỏi cơ thể của người bị nạn. Em phải dùng dụng cụ nào sau đây để lấy dây điện đó ra?
A. Cây xà beng.
B. Một cây mía tươi.
C. Cành cây khô.
D. Cây tre còn ướt.
Câu 7. Trong các sơ đồ dưới đây sơ đồ nào có mũi tên chỉ đúng chiều quy ước của dòng điện?
Câu 8. Kí hiệu để chỉ dụng cụ nào của mạch điện?
A. Bóng đèn.
B. Công tắc.
C. Vôn kế.
D. Ampe kế.
PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Bài 1. (1,5 điểm)Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn điện, bóng đèn sẽ phát sáng đồng thời nóng lên. Như vậy hai tác dụng của dòng điện cùng phát huy một lúc. Hỏi trong hai tác dụng trên tác dụng nào là quan trọng hơn? Vì sao?
Bài 2. (1,5 điểm)Tại sao ở các xe chở xăng dầu thường có một đoạn dây xích thả xuống mặt đường?
Bài 3. (3 điểm) Cho hai bóng đèn Đ1 và Đ2 mắc nối tiếp vào một nguồn điện mắc nối tiếp (2 cục pin). Khi công tắc K đóng thì vôn kế V chỉ hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U = 5,5 V, vôn kế V2 chỉ hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ2 là U2 = 3 V và ampe kế A chỉ cường độ dòng điện trong đoạn mạch là I = 9,5 mA.
a) Vẽ sơ đồ mạch điện?
b) Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi bóng đèn?
c) Tính hiệu điện thế U1 giữa hai đầu bóng đèn Đ1?
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật lí lớp 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất!
Câu 1. Các vật nhiễm………….thì đẩy nhau.
A. điện tích cùng loại
B. điện tích khác loại
C. cùng điện tích dương
D. cùng điện tích âm
Câu 2. Hiện tượng sấm chớp khi trời mưa là do
A. va chạm giữa những đám mây.
B. thần sấm, thần chớp tạo nên.
C. sự nhiễm điện do cọ xát những đám mây với không khí.
D. tự nhiên xảy ra.
Câu 3. Kí hiệuđể chỉ dụng cụ nào của mạch điện ?
A. Bóng đèn.
B. Công tắc.
C. Vôn kế.
D. Ampe kế.
Câu 4. Yếu tố không cần thiết phải kiểm tra khi sử dụng vôn kế để đo hiệu điện thế là:
A. Kích thước của vôn kế.
B. Giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của vôn kế.
C. Cách mắc vôn kế trong mạch.
D. Kim chỉ tại vạch số 0 của vôn kế.
Câu 5. Ta không gọi chiều chuyển động có hướng của điện tích là chiều của dòng điện mà quy ước gọi: “Chiều từ cực dương qua vật dẫn tới cực âm của nguồn điện là chiều dòng điện”, vì
A. điện tích dương bị cực dương đẩy, cực âm hút.
B. cực dương của nguồn tích điện dương.
C. hạt chuyển dời tạo ra dòng điện là điện tích dương.
D. trong một dòng điện đồng thời có thể có cả điện tích âm và điện tích dương chuyển dời ngược chiều nhau, nên phải quy ước một chiều làm chiều dòng điện.
Câu 6. Việc làm nào sau đây là an toàn khi sử dụng điện?
A. Phơi quần áo trên dây điện.
B. Chơi thả diều gần đường dây điện.
C. Sửa chữa điện khi chưa kéo cầu dao ngắt điện.
D. Làm thí nghiệm với nguồn điện là pin có hiệu điện thế là 9 V.
Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không phải là của mạch điện gồm hai đèn Đ1, Đ2 mắc song song?
A. Hai đèn có hai điểm nối chung.
B. Hiệu điện thế trên hai đèn có giá trị bằng nhau.
C. Nếu hai đèn giống hệt nhau thì sẽ sáng như nhau.
D. Cường độ dòng điện qua hai đèn có giá trị bằng nhau.
Câu 8. Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn dây tóc, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Bóng đèn chỉ nóng lên.
B. Bóng đèn chỉ phát sáng.
C. Bóng đèn vừa phát sáng, vừa nóng lên.
D. Bóng đèn phát sáng nhưng không nóng lên.
Câu 9. Tác hại nào sau đây không phải do hiện tượng đoản mạch gây ra?
A. Làm cường độ dòng điện trong mạch tăng vọt.
B. Làm hỏng, cháy vỏ bọc cách điện của dây dẫn.
C. Làm cho số chỉ trên công tơ tăng vọt.
D. Làm cháy các vật gần chỗ bị đoản mạch.
Câu 10. Trường hợp nào dưới đây đổi đơn vị sai?
A. 1,28 A = 1280 mA.
B. 32 mA = 0,32 A.
C. 0,35 A = 350 mA.
D. 425 mA = 0,425 A.
PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Bài 1. (2 điểm) Hãy nêu phương pháp mạ vàng cho một chiếc huy hiệu bằng kim loại. Phải chọn dung dịch nào? Điện cực dương là chất gì? Điện cực âm là vật gì?
Bài 2. (3 điểm) Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó vôn kế chỉ U = 3 V, ampe kế A chỉ 0,6 A, ampe kế A1 chỉ 0,32 A.
a) Tìm số chỉ của ampe kế A2?
b) Tìm hiệu điện thế U1, U2 tương ứng ở hai đầu mỗi bóng đèn?
c) Nếu đèn Đ1 bị hỏng thì ampe kế A chỉ 0,38 A. Hỏi khi đó số chỉ của ampe kế A2 là bao nhiêu?
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật lí lớp 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất!
Câu 1. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống
Các electron tự do trong dây dẫn bị cực dương của pin……, cực âm của pin ……
A. đẩy, hút.
B. đẩy, đẩy.
C. hút, đẩy.
D. hút, hút.
Câu 2. Dùng từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Dòng điện……chạy qua cơ thể người khi chạm vào mạch điện tại một vị trí ..... của cơ thể.
A. có thể, bất kì nào.
B. có thể, tay, chân.
C. sẽ, trên đầu tóc.
D. không thể, nào đó.
Câu 3. Dòng điện cung cấp bởi pin hay acquy có chiều
A. không xác định.
B. của dây dẫn điện.
C. thay đổi.
D. không đổi.
Câu 4. Biết cường độ dòng điện định mức của một bếp điện là 4,5 A. Cho các dòng điện có các cường độ sau đây chạy qua bếp, hỏi với cường độ dòng điện nào dây may so của bếp sẽ đứt?
A. 4,5 A.
B. 4,3 A.
C. 3,8 A.
D. 5,5 A.
Câu 5. Trong các quá trình sau, quá trình nào không ứng dụng tác dụng hóa học của dòng điện?
A. Sơn tĩnh điện.
B. Mạ kim loại.
C. Sạc pin.
D. Nạp điện cho bình acquy.
Câu 6. Dùng ampe kế có giới hạn đo 5 A, trên mặt số được chia là 25 khoảng nhỏ nhất. Khi đo cường độ dòng điện trong mạch điện, kim chỉ thị chỉ ở khoảng thứ 16. Cường độ dòng điện đo được là
A. 32 A.
B. 0,32 A.
C. 1,6 A.
D. 3,2 A.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nguồn điện?
A. Nguồn điện tạo ra và duy trì dòng điện chạy trong mạch điện kín.
B. Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế.
C. Nguồn có hai cực là cực âm và cực dương.
D. Nguồn điện tạo ra sự nhiễm điện khác nhau ở hai cực của nó.
Câu 8. Cọ xát hai thước nhựa cùng loại như nhau bằng mảnh vải khô. Đưa hai thước nhựa này lại gần nhau thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây?
A. Chúng hút nhau.
B. Chúng đẩy nhau.
C. Chúng không hút cũng không đẩy nhau.
D. Lúc đầu chúng hút nhau, sau đó đẩy nhau.
Câu 9. Chuông điện hoạt động là do
A. tác dụng nhiệt của dòng điện.
B. tác dụng từ của thỏi nam châm (nam châm vĩnh cửu) gắn trong chuông điện.
C. tác dụng từ của dòng điện.
D. tác dụng hút và đẩy của các vật bị nhiễm điện.
Câu 10. Vì sao dòng điện có thể đi qua cơ thể người?
A. Vì người là vật dẫn.
B. Vì người là chất bán dẫn.
C. Vì cơ thể người cho các điện tích đi theo một chiều.
D. Vì trong người có điện tích dễ dàng dịch chuyển từ đầu xuống chân.
PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Bài 1. (2 điểm)Tại sao khi ta cầm một thanh kim loại vào tay, rồi cọ xát nó vào len dạ thì không thấy nó nhiễm điện?
Bài 2. (3 điểm) Trong mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 gọi là U1, hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ2 gọi là U2.
a) So sánh các hiệu điện thế U1 và U2.
b) Biết cường độ dòng điện chạy trong mạch chính I = 0,54 A, cường độ dòng điện I1 đi qua đèn Đ1 lớn gấp đôi cường độ dòng điện I2 đi qua đèn Đ2. Tính I1, I2?
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật lí lớp 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất!
Câu 1. Thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công vào ngày
A. trời nắng.
B. hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí.
C. gió mạnh.
D. không mưa, không nắng.
Câu 2. Một vật như thế nào thì gọi là trung hòa về điện?
A. Vật có tổng điện tích âm bằng tổng điện tích dương.
B. Vật nhận thêm một số electron.
C. Vật được cấu tạo bởi các nguyên tử trung hòa về điện.
D. Vật nhận thêm một số điện tích dương.
Câu 3. Chọn phát biểu sai trong các câu sau:
A. Mọi đèn điện phát sáng đều do dòng điện chạy qua làm chúng nóng tới nhiệt độ cao.
B. Bóng đèn của bút thử điện phát sáng khi có dòng điện chạy qua chất khí ở trong khoảng giữa hai đầu dây bên trong đèn.
C. Vonfram được dùng làm dây tóc của bóng đèn vì nó là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao.
D. Đèn điôt phát quang (đèn LED) chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định.
Câu 4. Trong các sơ đồ mạch điện gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp, sơ đồ mạch điện nào không đúng?
Câu 5. Việc làm không đảm bảo an toàn về điện là
A. sử dụng dây dẫn có vỏ bọc cách điện.
B. lắp cầu dao tự động để bảo vệ mạng điện.
C. ngắt cầu dao điện khi cần lắp đặt các thiết bị dùng điện.
D. sử dụng dây chì có tiết diện lớn để tránh bị đứt cầu chì.
Câu 6. Cường độ dòng điện giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp có giá trị là
A. I = I1 = I2
B. I = I1 – I2
C. I = I1 + I2
D. I = I1 : I2
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1. (2 điểm) Không khí có phải là môi trường cách điện không? Tại sao đứng gần dây điện có thể nguy hiểm mặc dù ta chưa chạm vào dây?
Bài 2. (2 điểm) Thế nào là hiệu điện thế định mức? Trên dụng cụ điện có ghi số vôn là 5 V thì phải mắc vào nguồn điện như thế nào để đảm bảo an toàn cho dụng cụ điện đó?
Bài 3. (3 điểm) Một mạch điện gồm: Một nguồn điện có hiệu điện thế U, một công tắc chung cho hai bóng đèn mắc nối tiếp. Biết cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ2 là IĐ2 = 1,5 A.
a) Vẽ sơ đồ của mạch điện, xác định chiều dòng điện?
b) Tính cường độ dòng điện qua bóng đèn Đ1?
c) Biết U1 = U2 = 12V. Tính hiệu điện thế U của nguồn điện?
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật lí lớp 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất!
Câu 1. Một đoạn mạch gồm hai bóng đèn Đ1 và Đ2 mắc song song. Cường độ dòng điện qua hai đèn lần lượt là 0,3 A và 0,4 A. Cường độ dòng điện mạch chính là
A. I = 0,1 A.
B. I = 0,7 A.
C. I = 0,35 A.
D. I = 0,4 A.
Câu 2. Có hai bóng đèn 1 và 2 được mắc song song với nhau và nối với nguồn điện, nếu bóng đèn 2 bị đứt dây tóc thì
A. bóng đèn 1 cũng bị đứt dây tóc theo.
B. độ sáng của bóng đèn 1 tăng lên.
C. bóng đèn 1 không sáng do mạch hở.
D. bóng đèn 1 vẫn sáng bình thường.
Câu 3. Để mạ kẽm cho một cuộn dây thép cần phải làm gì?
A. Ngâm cuộn dây thép trong dung dịch muối kẽm rồi đun nóng dung dịch.
B. Nối cuộn dây thép với cực âm của nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và đóng mạch cho dòng điện chạy qua dung dịch một thời gian
C. Ngâm cuộn dây trong dung dịch muối kẽm rồi cho dòng điện chạy qua dung dịch này.
D. Nối cuộn dây thép với cực dương nguồn điện rồi nhúng vào dung dịch muối kẽm và cho dòng điện chạy qua dung dịch.
Câu 4. Dòng điện đang chạy trong vật nào dưới đây?
A. Một mảnh nilong đã được cọ xát.
B. Máy tính bỏ túi đang hoạt động.
C. Chiếc pin tròn đặt trên bàn.
D. Dòng điện trong gia đình khi không sử dụng bất kì một thiết bị điện nào.
Câu 5. Cường độ dòng điện qua hai bóng đèn mắc nối tiếp lần lượt là I1 và I2 thì
A. I1= 4I2.
B. I1=3I2.
C. I1= 2I2.
D. I1= I2.
Câu 6. Cường độ dòng điện cho biết
A. độ mạnh hay yếu của dòng điện trong mạch.
B. vật bị nhiễm điện hay không.
C. khả năng tạo ra dòng điện của một nguồn điện.
D. độ sáng của bóng đèn.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1. (2 điểm)Ở các xe đạp, có gắn thêm đi-na-mô, khi bánh xe quay, đi-na-mô quay theo và phát ra dòng điện làm sáng các bóng đèn. Tuy nhiên, ở một số xe nếu quan sát kĩ ta chỉ thấy có một sợi dây được nối từ đi-na-mô đến bóng đèn. Vì sao vậy?
Bài 2. (2 điểm) Nêu 4 nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện? Nếu có trường hợp có một bạn bị điện giật em phải làm gì để giúp bạn thoát khỏi nguy hiểm?
Bài 3. (3 điểm) Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 3 pin mắc nối tiếp, ba bóng đèn (Đ1, Đ2, Đ3), hai khóa K1, K2 và một số dây nối, sao cho thỏa mãn các yêu cầu sau:
K1 đóng, K2 mở: chỉ có đèn Đ2 và Đ3 sáng.
K1 mở, K2 đóng: chỉ có đèn Đ1 sáng.
K1, K2 đóng: cả ba đèn đều không sáng.
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật lí lớp 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất!
Câu 1. Trong các sơ đồ mạch điện dưới đây, vôn kế được mắc đúng trong sơ đồ nào?
Câu 2. Một đoạn mạch gồm hai bóng đèn Đ1, Đ2 mắc song song hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn có giá trị tương ứng là U1, U2. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch có giá trị là
A.U = U1– U2
B. U = U1 =U2
C. U = U1 + U2
D. U = U1: U2
Câu 3.Tác dụng hoá học của dòng điện thể hiện ở chỗ
A. làm dung dịch trở thành vật liệu dẫn điện.
B. làm cho thỏi than nối cực âm nhúng trong dung dịch được phủ một lớp võ bằng đồng.
C. làm dung dịch nóng lên.
D. làm cho dung dịch này bay hơi nhanh hơn.
Câu 4. Trong các phép đổi sau đây, phép đổi nào sai?
A. 0,48V = 48mV.
B. 8,5V = 8500mV.
C. 430mV = 0,43V.
D. 120V = 0,12kV.
Câu 5. Một bóng đèn ghi 3 V. Bóng đèn này được mắc vào hiệu điện thế nào sau để nó sáng bình thường?
A. U = 1,5 V.
B. U = 2 V.
C. U = 2,5 V.
D. U = 3 V.
Câu 6. Trong y học, người ta dùng điện để châm cứu chữa bệnh dựa trên tác dụng nào của dòng điện?
A. Tác dụng nhiệt.
B. Tác dụng từ.
C. Tác dụng sinh lí.
D. Tác dụng hóa học.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1. (2 điểm) Cho hình vẽ như bên dưới
a) Đây là mặt số của dụng cụ đo nào? Vì sao em biết?
b) Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo này?
c) Ghi giá trị đo của dụng cụ đo này ứng với vị trí của kimchỉ thị trên hình?
Bài 2. (2 điểm) Hãy nêu các điểm cần chú ý khi sử dụng Ampe kế để đo cường độ dòng điện của các dụng cụ sử dụng điện.
Bài 3. (3 điểm) Cho hai bóng đèn Đ1 và Đ2 mắc nối tiếp vào một nguồn điện mắc nối tiếp (2 cục pin). Khi công tắc K đóng thì vôn kế V chỉ hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là U = 5,5 V, vôn kế V2 chỉ hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ2 là U2 = 3 V và ampe kế A chỉ cường độ dòng điện trong đoạn mạch là I = 9,5 mA.
a) Vẽ sơ đồ mạch điện.
b) Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi bóng đèn?
c) Tính hiệu điện thế U1 giữa hai đầu bóng đèn Đ1?
----------HẾT---------
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật lí lớp 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Chọn và khoanh vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất!
Câu 1. Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?
A. Tác dụng nhiệt.
B. Tác dụng từ.
C. Tác dụng phát ra âm thanh.
D. Tác dụng hóa học.
Câu 2. Vật nhiễm điện dương là vật
A. thừa electron.
B. thiếu electron.
C. bình thường về electron.
D. có thể thiếu hoặc thừa electron.
Câu 3.Trong các dụng cụ và thiết bị điện thường dùng, vật liệu cách điện được sử dụng nhiều là
A. nhựa
B. cao su.
C. sứ.
D. thuỷ tinh.
Câu 4. Đèn điện sáng, quạt điện quay, các thiết bị điện hoạt động khi
A. chúng bị nhiễm điện.
B. có các dòng electron chạy qua chúng.
C. có các hạt mang điện chạy qua.
D. có dòng điện chạy qua chúng.
Câu 5. Trong các sơ đồ mạch điện dưới đây, vôn kế được mắc đúng trong sơ đồ số mấy?
A. Sơ đồ 1.
B. Sơ đồ 2.
C. Sơ đồ 3.
D. Sơ đồ 4.
Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không phải là của mạch điện gồm hai đèn Đ1, Đ2 mắc song song?
A. Hai đèn có hai điểm nối chung.
B. Hiệu điện thế trên hai đèn có giá trị bằng nhau.
C. Nếu hai đèn giống hệt nhau thì sẽ sáng như nhau.
D. Cường độ dòng điện qua hai đèn có giá trị bằng nhau.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1. (2 điểm) Vẽ sơ đồ thiết kế mạch điện gồm một công tắc điều khiển hai bóng đèn có hiệu điện thế định mức là 6 V vào nguồn điện dùng hai pin (loại 3 V) để đèn sáng bình thường?
Bài 2. (2 điểm)Trong các vật nhiễm điện cũng có các điện tích chuyển động, tại sao không tạo ra dòng điện?
Bài 3. (3 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ. Ampe kế chỉ 0,54A, hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 là U12 = 4,5V và hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ2 là U23 = 2,5V.
a) Điền chốt dương, âm của ampe kế vào hình vẽ.
b) Cường độ dòng điện qua đèn Đ1 và Đ2 là bao nhiêu?
c) Tính hiệu điện thế U13 giữa hai đầu ngoài cùng của hai đèn Đ1 và Đ2.
d) Nếu 1 trong 2 bóng đèn này bị cháy,bóng còn lại sẽ sáng như thế nào ?
----------HẾT---------
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)