Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 7 năm 2024 có ma trận (20 đề)

Với Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 7 năm 2024 có ma trận (20 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa kì 2 Ngữ văn 7.

Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Văn 7

Mức độ

Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng điểm

TN

TL

TN

TL

Thấp

Cao

TN

TL

TN

TL

Tục ngữ

Nắm được định nghĩa của tục ngữ.

C10

0,25đ








0,25đ

Nắm được nghệ thuật của tục ngữ.



C2

0,25đ






0,25đ

Nắm được nội dung của tục ngữ.



C3 0,25đ






0,25đ

Tìm được những câu tục ngữ đồng nghĩa.

Chép được câu tục ngữ về môi trường.

C4

0,25 đ

C5

0,25 đ








0,25đ

Giải thích được nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ.






C1

2 đ



2 đ

Các văn bản nghị luận

Nắm được tác giả.

C6

0,25đ








0,25đ

Nắm được tác phẩm.

C7

0,25đ








0,25đ

Nắm được phương thức biểu đạt .



C8

0,25đ






0,25đ

Xác định được luận điểm.



C9

0,25đ






0,25đ

Xác định được luận cứ.



C10

0,25đ



C2

3 đ



3,25đ

Nắm được phương pháp lập luận.

C11

0,25đ








0,25đ

Tư liệu văn học.



C12

0,25đ






0,25đ

Lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh.








C3 2đ

2 đ

Tổng điểm

Tỉ lệ

1,5 đ

15 %


1,5 đ

15 %



5 đ

50 %


2,0 đ

20 %

10,0 đ

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

Câu 1: (2 điểm)

   Cho đoạn văn: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu trong rương, trong hòm... Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy đều được trưng bày”.

1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

2. Đoạn văn có mấy câu rút gọn, đó là những câu nào? Tìm câu có phép tu từ so sánh? 

Câu 2: (2 điểm)

So sánh 2 câu tục ngữ sau:

-  Không thầy đố mày làm nên.

-  Học thầy không tày học bạn.

Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao?

Câu 3: (6 điểm)

  Có người nói “khi còn trẻ nếu không chịu khó học tập, lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”. Em hãy chứng minh.

Đề thi Giữa kì 2 Ngữ văn lớp 7 năm 2024 có ma trận (20 đề) 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Câu 1(3đ). Nêu ý nghĩa của các các câu tục ngữ sau:

a. Tấc đất tấc vàng.

b. Học ăn, học nói, học gói, học mở. 

Câu 2 (7đ).

Cho đoạn trích sau: “Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng yêu thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài.”

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, của ai?

b. Giải thích “văn chương” là gì?

c. Tìm hai câu tục ngữ hoặc ca dao nói về “lòng yêu thương”

d. Cũng trong văn bản trên, tác giả có viết văn chương “luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có”. Coi đây là câu chủ đề để viết đoạn văn khoảng 10 câu, trong đoạn sử dụng trạng ngữ và câu bị động. (Gạch chân và chú thích).

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

Câu 1:(2.0 điểm)

Trong đoạn trích sau đây những câu nào là câu đặc biệt:

Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc.

Câu 2:(2.0 điểm)

Cho đoạn văn:

Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xăm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”

a. Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ý nghĩa của tác phẩm đó?

          b. Tìm và phân loại trạng ngữ có trong đoạn văn trên.

Câu 3: (6.0 điểm)

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

Phần I:(4.0 điểm)

Cho đoạn văn:

"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”     

a. Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ý nghĩa của tác phẩm đó? (1đ)

b. Tìm và phân loại trạng ngữ có trong đoạn văn trên. (0,5đ)

c. Trong đoạn trích sau đây những câu nào là câu đặc biệt: (0,5đ)

Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc.

d. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu), trong đó có dùng cụm C-V để mở rộng câu. (Gạch chân cụm C-V dùng để mở rộng câu và cho biết mở rộng thành phần gì) (2đ)

Phần II: (6.0 điểm)

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

Câu 1 (2,0 điểm).

a) Thế nào là câu chủ động, câu bị động?

b) Cho câu chủ động sau, hãy chuyển thành hai câu bị động tương ứng theo hai cách đã học?

Một hoạ sĩ nổi tiếng đã vẽ bức tranh này vào thế kỉ XV.

Câu 2 (3,0 điểm). Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”...

                                            (SGK Ngữ Văn 7, tập 2, trang 24)

a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

b) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

c) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Nội dung đó được thể hiện rõ nhất qua câu văn nào?

Câu 3(5,0 điểm).

Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

Câu 1:(4.0 điểm)

Cho đoạn văn:

         "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”

a. Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ý nghĩa của tác phẩm đó? (1đ)

b. Tìm và phân loại trạng ngữ có trong đoạn văn trên.(0,5đ)

c. Trong đoạn trích sau đây những câu nào là câu đặc biệt: (0,5đ)

Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc.

d. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu), trong đó có dùng cụm C-V để mở rộng câu. ( Gạch chân cụm C-V dùng để mở rộng câu và cho biết mở rộng thành phần gì) (2đ)

Câu 2: (1.0 điểm)  

Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Sống chết mặc bay” - Phạm Duy Tốn?

Câu 3: (5.0 điểm)

Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3 điểm). 

Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

        “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”

Câu 1: (0.75 điểm). Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2: (1 điểm). Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào?

Câu 3: (0.5 điểm). Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 4: (0.75 điểm). Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau?

    “Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”

II. PHẦN TẬP LÀM VĂN: (7 điểm).

ĐỀ BÀI: Viết một bài văn nghị luận giải thích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I. PHẦN VĂN – TIẾNG VIỆT (4 ĐIỂM)

Câu 1 (2 điểm)

Kể tên các tác phẩm và tác giả thuộc văn bản nghị luận mà em đã được học?

Câu 2 (2 điểm)

Chuyển đổi các câu chủ động sau thành câu bị động theo hai cách?

a. Tôi mượn quyển sách ấy ở thư viện

b. Bà đã dọn cơm xong rồi.

III. PHẦN TẬP LÀM VĂN (6 ĐIỂM)

Đề bài: Hãy viết một đoạn văn chứng minh rằng: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

I. ĐỌC – HIỂU

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay và Bác đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại ý chỉ chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!

Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ý nghĩa văn bản 

Câu 2: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động “Bác đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại ý chỉ chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”

Câu 3: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về đức tính giản dị của Bác Hồ 

II. TẠO LẬP VĂN BẢN

Chứng minh rằng: Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống xung quanh ta.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

Phần I: Văn – Tiếng Việt (6 điểm)

“Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên cạnh chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca. 

Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương của muôn vật, muôn loài”.

a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản là ai? 

b. Giải nghĩa từ “cốt yếu”

c. Cho câu: Các tác phẩm văn chương luôn đem lại ý nghĩa sâu sắc.

Em hãy mở rộng câu bằng cách thêm trạng ngữ cho phù hợp và nêu rõ trạng ngữ đó đã bổ sung ý nghĩa gì cho câu.

d. Qua một số bài thơ đã học trong chương trình lớp 7, hãy viết đoạn văn khoảng 10 câu, chứng minh cho ý kiến: Văn chương đã luyện những tình cảm ta sẵn có. Trong đoạn văn có dùng trạng ngữ (gạch chân, chú thích).

Phần II: Làm Văn (4 điểm)

Hãy viết đoạn văn khoảng 15 câu giải thích: Vì sao chúng ta cần phải chăm chỉ học tập.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 11)

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU (6 điểm)

Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

- Nhất nước, nhì phân, tam cân, tứ giống.

- Tấc đất, tấc vàng.

- Tôm đi chạng vạng, cá đi rạng đông.

- Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối 

(Ngữ văn 7 – tập 1, trang 3-5)

Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của những câu trên. Trình bày khái niệm thể loại đó.

Câu 2: Những câu tục ngữ trên viết về chủ đề gì?

Câu 3: Những câu trên có sử dụng cùng một phép tu từ, em hãy cho biết đó là phép tu từ nào? Tại sao trong tục ngữ, nhân dân ta thường sử dụng phép tu từ ấy?

Câu 4: Giải thích ý nghĩa câu

“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

Câu 5: Câu Tấc đất tấc vàng gợi cho em suy nghĩ gì về vai trò của đất với đời sống con người? Em cần làm gì để gìn giữ nguồn tài nguyên ấy? Hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn khoảng 8-10 câu.

PHẦN II. TẠP LẬP VĂN BẢN (4 điểm)

ĐỀ BÀI: Câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây gợi nhắc chúng ta về đức tính tốt đẹp nào của con người ? Em đã làm gì để rèn luyện đức tính tốt đẹp ấy? Hãy trình bày bằng một văn bản ngắn khoảng 15 – 20 câu.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 12)

PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

      Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

“Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế…

Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng. 

(…)

Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi…”

(Trích: Hãy học cách đứng lên sau vấp ngã – Nguồn: www. vietgiaitri.com, 4/6/2015)

Câu 1: Hãy chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn? (0,25 điểm)

Câu 2: Đoạn văn trên đề cập đến nội dung gì? (0,5 điểm)

Câu 3: Hãy chỉ ra một biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ đó trong hai câu văn sau: “Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi”?  (0,75 điểm)

Câu 4: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 – 15 dòng) trình bày suy nghĩ của bản thân về vấn đề: Sống như thế nào để không phải nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ. (1,5 điểm)

PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn trình bày nội dung và nghệ thuật của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Hồ Chí Minh)

Câu 2 (5,0 điểm): Tục ngữ có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 13)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng mộtlòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trật chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên ruộng đất cho Chính phủ… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước”.

(Trích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh )

Câu 1: (0,5 điểm). Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2: (1,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản chứa đoạn văn trên? Kể tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn 7 em đã học có cùng phương thức biểu đạt với văn bản em vừa xác định?

Câu 3: (1,5 điểm). Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn văn trên và chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 4: ( 5,5 điểm). “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước...nơi nồng nàn yêu nước”. Dựa vào những tác phẩm đã đọc và hiểu biết về lịch sử dân tộc, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi).

Câu 5: (1 điểm). Theo em, thế hệ trẻ ngày nay cần phải làm gì để “xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước”

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 14)

Câu 1 (4,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

"Bạn hiểu theo cách đơn giản là những người mà ta quen biết. Thế nhưng, không phải bất cứ người quen nào cũng được coi là bạn. Bạn là người chia sẻ với ta những câu chuyện buồn vui trong cuộc sống. Là người đồng cảm và đồng hành cùng ta trong một giai đoạn nào đó trong cuộc đời hoặc thậm chí là suốt cuộc đời. Không phải ngẫu nhiên mà người ta gọi nhau là bạn thân, bạn tri kỷ".

a) Nội dung chính của đoạn văn trên là gì ?

b) Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ?

c) Tìm trong đoạn văn trên một câu rút gọn, chỉ rõ thành phần được lược bỏ và nêu tác dụng của việc rút gọn câu văn đó.

d. Xác định cụm chủ-vị để mở rộng câu và cho biết cụm chủ-vị đó mở rộng thành phần nào trong câu văn sau:

Bạn hiểu theo cách đơn giản là những người mà ta quen biết.

e. Viết đoạn văn (từ 3 đến 5 câu) nêu suy nghĩ của em về tình bạn trong cuộc sống.

Câu 2 (6,0 điểm).

Em hãy làm sáng tỏ nội dung câu tục ngữ: Ở hiền gặp lành.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 15)

Câu 1 (1 điểm):

Cho biết hai văn bản và tác giả thuộc chủ đề văn nghị luận đã được được học trong chương trình Ngữ Văn 7 học kỳ II

Câu 2 (2,0 điểm):

So sánh 2 câu tục ngữ sau: 

- Không thầy đố mày làm nên 

- Học thầy không tày học bạn

Theo em, những điều khuyên răn trong hai câu tục ngữ trên mẫu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau? Vì sao?

Câu 3 (2 điểm) 

          Nêu đặc điểm của trạng ngữ

Câu 4 (5 điểm) 

          Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 16)

I. Đọc hiểu

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi ở dưới

BÀN TAY YÊU THƯƠNG

"Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp một vẽ về điều gì đã làm các em thích nhất trong đời.

Cô thầm nghĩ: “Chắc rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem, hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của em học sinh tên Douglas: Bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em đoán:

- Đó là bàn tay bác nông dân.

Một em khác cự lại:

- Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ giải phẫu.

Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Doulas cười ngượng nghịu:

- Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!

Cô giáo ngẩn người ngỡ ngàng, cô nhớ lại những lúc ra chơi cô thường dùng bàn tay để dắt Doulas bước ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như các em khác, gia cảnh từ lâu lâm vào cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra tuy cô vẫn làm điều đó tương tự với các em khác nhưng hóa ra đối với Doulas bàn tay cô mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương."

1. Nhận biết - Trong câu chuyện trên, cô giáo yêu cầu học sinh vẽ theo chủ đề nào?

2. Nhận biết - Tại sao cô giáo lại ngạc nhiên khi Douglas vẽ một bàn tay?

3. Thông hiểu - Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất từ câu chuyện trên.

II. Tạo lập văn bản

Câu 1:

Hãy viết đoạn văn khoảng 15-20 dòng trình bày suy nghĩ của mình về tôn sư trọng đạo trong xã hội ngày nay.

Câu 2:

Ít lâu nay, trong lớp có một số bạn lơ là học tập. Em hãy viết 1 bài văn để thuyết phục bạn: Nếu khi còn trẻ, ta không chịu khó học tập thì lớn lên chẳng làm được việc gì có ích!

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 17)

Câu 1: 

     Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói, bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi”… Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó  lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

(Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?

b. Xác định nội dung của đoạn văn trên.

Câu 2: 

a. Xác định câu rút gọn trong đoạn văn sau và nêu tác dụng của việc rút gọn đó.

Tôi yêu phố phường náo động, dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm. Yêu cả cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương với làn không khí mát dịu, thanh sạch trên một số đường còn nhiều cây xanh che chở.

b. Chỉ ra trạng ngữ trong hai câu sau và cho biết trạng ngữ đó bổ sung nội dung gì cho câu.

- Ở nhà, bạn ấy rất chăm chỉ và ngoan ngoãn nên mọi người luôn yêu mến.

- Sắp vào hè, hoa phượng lại đua nhau khoe sắc thắm.

Câu 3: Từ văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ hãy chứng minh: Bác Hồ sống thật giản dị.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 18)

Câu 1: (1,0 điểm)

Phân biệt ca dao và tục ngữ.

Câu 2: (1,0 điểm)

Thế nào là câu đặc biệt? Trong đoạn trích sau đây những câu nào là câu đặc biệt?

Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục. Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc. Và xóc.

Câu 3: (3,0 điểm)

Cho đoạn văn: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”

(Ngữ văn 7 - tập 2)

a, Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì?

b, Viết đoạn văn khoảng 17 đến 20 dòng trình bày cảm nhận của em về đoạn văn đó

Câu 4: (5,0 điểm)

Chứng minh câu tục ngữ: uống nước nhớ nguồn. 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 19)

Câu 1:

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

     “Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao! Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...”

 (Đức tính giản dị của Bác Hồ – Phạm Văn Đồng - Ngữ văn 7 tập 2 trang 53)

a. Nhận biết

Đoạn trích trên tác giả muốn ca ngợi điều gì ở Bác? Em hãy nêu ra hai dẫn chứng được thể hiện trong đoạn trích trên để làm rõ hơn phẩm chất ấy ở Bác?

b. Vận dụng

Em hãy nêu hai hành động nói về hướng phấn đấu của bản thân trong năm học tiếp theo để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ?

Câu 2: 

Môi trường sống xung quanh ta ngày càng trở nên ô nhiễm bởi ý thức của con người. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 6 đến 8 câu) với chủ đề bảo vệ môi trường xung quanh ta là một việc làm cấp thiết. Đoạn văn có sử dụng 1 câu đặc biệt và 1 trạng ngữ (gạch chân và ghi rõ các yêu cầu trên)

Câu 3: 

Nhân dân ta thường nói: Thất bại là mẹ thành công. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 20)

Phần I: Đọc hiểu 

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

     Một nhiếp ảnh gia bất ngờ bị kẹt trong một vùng lũ. Đập vào mắt anh là cảnh một bé trai đang vật lộn trong dòng nước chảy xiết với cánh tay chới với cố bám lấy một cành cây để lũ khỏi cuốn trôi. Trong tích tắc nhiếp ảnh gia nghĩ tới một tác phẩm độc đáo cho cuộc thi nhiếp ảnh sắp diễn ra nhưng thay vì lấy máy ảnh ra tác nghiệp, anh buông ba lô lao xuống dòng nước cứu đứa bé. Đồ nghề của anh bị lũ cuốn trôi và không tác phẩm nào của anh được gửi tới cuộc thi nhiếp ảnh. Bù lại anh có khoảnh khắc đẹp nhất của cuộc đời mình: Khoảnh khắc anh đưa tay kéo được đứa trẻ về phía mình ngay trước một vùng nước xoáy.

(Trích Những ngọn lửa, Nguyễn Bích Lan, NXB Phụ nữ 2015)

Câu 1: Nhận biết

Em hãy cho biết phương thức biểu đạt của đoạn văn.

Câu 2: Vận dụng

Đoạn văn trên đề cập đến nội dung gì? Em hãy đặt một nhan đề phù hợp.

Câu 3: Thông hiểu

Qua nội  dung đoạn văn trên, em hãy cho biết anh nhiếp ảnh gia đã nhận được gì và mất gì?

Câu 4: Vận dụng

     Hành động sẵn sàng cứu người của nhiếp ảnh gia khiến em liên tưởng đến một tác phẩm (trong chương trình Ngữ văn 7, tập 2) lên án gay gắt lên quan phủ vô trách nhiệm bỏ mặc người dân chống chọi với thiên tai, mưa lũ. Đó là tác phẩm nào, tác giả là ai? Em hãy nêu cảm nghĩ về tên quan phủ ấy từ 3-5 câu.

Phần II. Làm văn 

Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học