Bộ 4 Đề thi GDCD 7 Học kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất

Với Bộ 4 Đề thi GDCD 7 Học kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất, chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 Giáo dục công dân 7.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: GDCD 7

Thời gian làm bài: 45 phútt

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) 

Câu 1. Thắp hương thờ cúng tổ tiên được gọi là?

A. Tín ngưỡng.                                  B. Truyền giáo.     

C. Tôn giáo.                                       D. Mê tín dị đoan.

Câu 2. Hành vi nào sau đây không cần lên án?

A. Vừa nghịch điện thoại vừa nghe giảng đạo.      

B. Tôn trọng các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo.

C. Gây mâu thuẫn, mất đoàn kết chia rẽ giữa những người có tín ngưỡng, tôn giáo với những người không có tín ngưỡng, tôn giáo.

D. Mặc quần áo ngắn khi đi chùa.

Câu 3. Hành vi nào thể hiện tín ngưỡng?   

A. Không ăn trứng trước khi đi thi.                    

B. Thắp hương trước lúc đi xa.

C. Xem bói để biết trước tương lai.

D. Yểm bùa.

Câu 4. Trong nội dung quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta không quy định điều nào sau đây?

A. Công dân không có quyền theo tín ngưỡng, tôn giáo.                             

B. Công dân có quyền theo hoặc không theo một tín ngưỡng, tôn giáo nào.

C. Công dân đã theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền thôi không theo tín ngưỡng, tôn giáo đó.                                 

D. Công dân đã theo tín ngưỡng, tôn giáo có quyền chuyển sang theo tín ngưỡng, tôn giáo khác.

Câu 5. Trong những hành vi sau đây hành vi nào thể hiện mê tín dị đoan?

A. Đi lễ nhà thờ.

B. Đi chùa cầu nguyện.            

C. Cúng bái trước khi đi thi để đạt điểm cao.                   

D. Thắp hương trên bàn thờ để tưởng nhớ tổ tiên, ông bà.        

Câu 6. Cơ quan nào dưới đây là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất?

A. Chính phủ.                                   

B. Toà án nhân dân.                          

C. Quốc hội.                            

D. Viện kiểm sát nhân dân.

Câu 7. Chủ tịch nước ta nhiệm kì 2021 - 2026 là ai?

A. Ông Nguyễn Phú Trọng.                                  

B. Ông Phùng Xuân Nhạ.        

C. Ông Phùng Quang Thanh.                                

D. Ông Nguyễn Xuân Phúc.

Câu 8. Để sửa đổi Luật Giáo dục, cơ quan nào có thẩm quyền quyết định?

A. Chính phủ.

B. Quốc hội.                   

C. Đảng Cộng sản Việt Nam.             

D. Ủy ban nhân dân.      

Câu 9. Các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm?

A. Chính phủ và Hội đồng nhân dân các cấp.                          

B. Chính phủ và Quốc hội.      

C. Chính phủ và Viện kiểm sát.                            

D. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. 

Câu 10. Đăng kí tạm trú, tạm vắng đến cơ quan nào tại địa phương?

A. Hội đồng nhân dân xã.                  

B. Đảng ủy xã.      

C. Ủy ban nhân dân xã.  

D. Công an.

Câu 11. Hiện nay các thế lực thù địch chống phá nhà nước có mặt ở khắp nơi, trên khắp các lĩnh vực. Tại địa phương em, chúng phát tờ rơi tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước. Trước tình huống đõ em sẽ làm gì?

A. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.                   

B. Kể cho các bạn biết và rủ các bạn đi theo.                  

C. Báo với chính quyền địa phương.  

D. Tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước với người dân cho chúng.

Câu 12. Ủy ban nhân dân do cơ quan nào bầu ra?

A. Hội đồng nhân dân.                                B. Quốc hội.                  

C. Chính phủ.                                             D. Nhân dân.

Câu 13. Một số việc mà gia đình em đã làm với các cơ quan hành chính nhà nước ở xã (phường, thị trấn) của em? 

A. Bố mẹ đi đăng kí cấp sổ đỏ.                   

B. Đăng kí cấp lại sổ hộ khẩu gia đình.                 

C. Xin công chứng một số giấy tờ.     

D. Tất cả các ý trên.

Câu 14. Nhiệm vụ nào sau đây không thuộc về Uỷ ban nhân dân cấp cơ sở?

A. Thực hiện quản lí nhà nước ở địa phương.                 

B. Tham gia soạn thảo Hiến pháp và pháp luật.              

C. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.     

D. Tổ chức hoạt động phòng chống lũ lụt ở địa phương.

Câu 15. Cơ quan chính quyền nhà nước cấp sơ sở gồm?

A. Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.          

B. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.              

C. Đảng ủy xã, phường, thị trấn.        

D. Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Câu 16. Để công chứng giấy tờ như: Giấy khai sinh, giấy chứng minh thư, bảng điểm, bằng tốt nghiệp em sẽ đến đâu để công chứng?

A. Công an xã.               

B. Ủy ban nhân dân xã.            

C. Công an huyện.          

D. Hội đồng nhân dân huyện.

Câu 17. Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân về các vấn đề nào?

A. Giữ vững văn hóa nhân dân.                   

B. Đảm bảo chính trị, trật tự xã hội.             

C. Quản lí nhà nước ở địa phương.    

D. Phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo quốc phòng và an ninh.

Câu 18. Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm mấy cơ quan?

A. 2 cơ quan.                                     B. 6 cơ quan.                  

C. 5 cơ quan.                                     D. 4 cơ quan.

Câu 19. Quốc hội do ai bầu ra?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam bầu ra.            

B. Nhân dân từng địa phương bầu ra.          

C. Nhân dân cả nước bầu ra.    

D. Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bầu ra.

Câu 20. Bộ máy nhà nước được chia thành mấy cấp?

A. Ba cấp.                                          B. Bốn cấp.          

C. Năm cấp.                                       D. Sáu cấp.

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2đ) 

Thế nào là di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể? Cho biết tên 2 di sản văn hoá vật thể, 2 di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam được UNESCO Công nhận di sản văn hoá thế giới?

Câu 2. (3đ)

“Páo bị ốm, bố mẹ Páo không cho Páo đi bệnh viện mà mời thầy mo đến chữa bệnh   bằng bùa phép. Nhưng đã bốn hôm rồi mà bệnh của Páo không thuyên giảm và lại có phần nặng thêm ”

a. Em có đồng tình với việc làm của bố mẹ bạn Páo không? Vì sao?

b. Nếu là bạn của Páo em sẽ làm gì?

Bộ 4 Đề thi GDCD 7 Học kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: GDCD 7

Thời gian làm bài: 45 phútt

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) 

Câu 1. Hành vi nào thể hiện tín ngưỡng?

A. Không ăn trứng trước khi đi thi.                       

B. Thắp hương trước lúc đi xa.                    

C. Xem bói để biết trước tương lai.                        

D. Yểm bùa.

Câu 2. Thờ đức chúa, không thắp hương mà đi nghe giảng kinh đạo thuộc đạo nào?

A. Đạo Tin lành.                                

B. Đạo Thiên Chúa.                 

C. Đạo Phật.                                      

D. Đạo Hòa Hảo.

Câu 3. Hành vi nào sau đây thể hiện mê tín dị đoan?

A. Đi lễ chùa.                 

B. Thắp hương trên bàn thờ tổ tiên.             

C. Chữa bệnh bằng phù phép.           

D. Đi lễ nhà thờ.

Câu 4. Hành vi nào tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của công dân?

A. Tuân theo những qui định của nhà chùa, nhà thờ.

B. Hút thuốc lá trong đền, chùa, nhà thờ.              

C. Ăn mặc hở hang khi vào chùa, nhà thờ.            

D. Cười nói ồn ào trong khu vực trang nghiêm như chùa, nhà thờ.    

Câu 5. Ở Việt Nam, tôn giáo nào chiếm tỷ lệ lớn nhất?

A. Phật giáo.                                      B. Thiên Chúa giáo.

C. Đạo Cao Đài.                                D. Đạo Hòa Hảo.

Câu 6. Bộ máy nhà nước phân làm mấy cấp? 

A. 5.                                                  B. 4.            

C. 3.                                                  D. 6.

Câu 7. Cơ quan nào sau đây có thẩm quyền ban hành Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em?

A. Bộ y tế.            

B. Ban Dân số, gia đình và trẻ em.     

C. Quốc hội.                   

D. Bộ Giáo dục và đào tạo.

Câu 8. Cơ quan nào sau đây là cơ quan hành chính Nhà nước?

A. Viện Kiểm sát nhân dân.

B. Tòa án nhân dân.                 

C. Hội đồng nhân dân.             

D. Chính phủ.       

Câu 9. Nước ta đổi tên là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vào năm nào?

A. 1945.                                   B. 1954.                         

C. 1975.                                   D. 1976.

Câu 10. Uỷ ban nhân dân do ai hoặc cơ quan nào dưới đây bầu ra?

A. Nhân dân bầu ra.                                    

B. Chính phủ bầu ra.                

C. Uỷ ban nhân dân cấp trên bầu ra.                               

D. Hôi đồng nhân dân bầu ra.

Câu 11. Thủ tướng chính phủ nước ta năm 2024 là ai?

A. Ông Nguyễn Xuân Phúc.              

B. Ông Phạm Minh Chính.                

C. Ông Nguyễn Phú Trọng.               

D. Ông Vũ Đức Đam.

Câu 12. Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được gọi là gì?

A. Chính phủ.       

B. Quốc hội.                   

C. Đảng Cộng sản Việt Nam.             

D. Ủy ban nhân dân.

Câu 13. Cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có nhiệm vụ bảo vệ công lí, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân gọi là gì?

A. Tòa án nhân dân.       

B. Chính phủ.                          

C. Viện Kiểm sát.                     

D. Ủy ban nhân dân.

Câu 14. Công dân có quyền và nghĩa vụ gì đối với Nhà nước?

A. Quyền làm chủ, ban hành pháp luật của nhà nước và nghĩa vụ giám sát các cơ quan thi hành công vụ.                                 

B. Quyền bảo vệ cơ quan nhà nước, giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành công vụ.

C. Quyền làm chủ, giám sát, góp ý kiến và nghĩa vụ thực hiện chính sách pháp luật của nhà nước, bảo vệ cơ quan nhà nước, giúp đỡ cán bộ nhà nước thi hành công vụ.

D. Quyền làm chủ và không cần có nghĩa vụ gì.

Câu 15. Các cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra, đại diện cho nhân dân đó là?

A. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.                   

B. Chính phủ và Quốc hội.                

C. Chính phủ và Viện kiểm sát.                   

D. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.

Câu 16. Nhiệm vụ nào sau đây không thuộc về Uỷ ban nhân dân cấp cơ sở?

A. Thực hiện quản lí nhà nước ở địa phương.

B. Tham gia soạn thảo Hiến pháp và pháp luật.              

C. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.               

D. Tổ chức hoạt động phòng chống lũ lụt ở địa phương.          

Câu 17. Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm mấy cơ quan?

A. 4 cơ quan.                           B. 3 cơ quan.                           

C. 2 cơ quan.                           D. 1 cơ quan.

Câu 18. Bộ máy nhà nước là?

A. Một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương.                                   

B. Một tổ chức gồm các cơ quan hoạt động riêng rẽ với nhau.           

C. Hệ thống tổ chức gồm các cơ quan trung ương.                             

D. Nhiều hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương.

Câu 19. Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.

B. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.

C. Nhà nước đảm bảo và không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giữ gìn và nâng cao đời sống nhân dân, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước giàu mạnh.             

D. Bộ máy nhà nước gồm bốn loại cơ quan được phân định theo các chức năng và nhiệm vụ khác nhau.

Câu 20. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền gì?

A. Quyền xét xử và kiểm sát các hoạt động tư pháp.                                    

B. Quyền lập pháp và sửa đổi hiến pháp.              

C. Quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.                        

D. Quyền quyết định các vấn đề của địa phương.

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2đ) 

Trình bày ý nghĩa của di sản văn hóa đối với sự phát triển của văn hóa Việt Nam và đối với thế giới? Là học sinh lớp 7, em cần phải làm gì để góp phần bảo vệ và giữ gìn các di sản văn hóa?

Câu 2. (3đ)

Cho tình huống sau: Ở gần nhà H có một người chuyên làm nghề bói toán. Mẹ H thường sang xem bói. H can ngăn nhưng mẹ H cho rằng đó là quyền tự do tín ngưỡng của mỗi người và khuyên H không nên can thiệp vào. Nếu là H, em sẽ làm gì?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: GDCD 7

Thời gian làm bài: 45 phútt

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) 

Câu 1. Thờ đức chúa, không thắp hương mà đi nghe giảng kinh đạo thuộc đạo nào?

A. Đạo Tin lành.                                         B. Đạo Phật.  

C. Đạo Hòa Hảo.                                       D. Đạo Thiên Chúa.

Câu 2. Hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy được gọi là?

A. Tôn giáo.                                                B. Tín ngưỡng.

C. Mê tín dị đoan.                                       D. Truyền giáo.

Câu 3. Mùng năm mười bốn hai ba/Đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn nói về yếu tố nào?

A. Tôn giáo.                                                 B. Tín ngưỡng.     

C. Mê tín dị đoan.                                       D. Truyền giáo.

Câu 4. Hành vi nào dưới đây là vi phạm về quyền tự do tín ngưỡng?

A. Phá phách nơi thờ tự.          

B. Mặt quần áo thiếu văn hóa vào chùa, nhà thờ.  

C. Nói chuyện ồn ào trong lúc làm lễ ở chùa.                           

D. Tất cả đều đúng.

Câu 5. Tin vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không phù hợp với lẽ tự nhiên (tin vào bói toán, chữa bệnh bằng phù phép.) dẫn tới hậu quả xấu cho cá nhân, gia đình, cộng đồng về sức khoẻ, thời gian, tài sản, tính mạng được gọi là?

A. Tôn giáo.                                                B. Tín ngưỡng.     

C. Truyền giáo.                                           D. Mê tín dị đoan. 

Câu 6. Nộp đơn khiếu nại tranh chấp đất đai với hàng xóm em sẽ đến cơ quan nào để giải quyết tại địa phương?

A. Chính phủ.                                             B. Tòa án nhân dân.  

C. Viện Kiểm sát.                                        D. Ủy ban nhân dân xã.

Câu 7. Ngày 2/9/1945 Bác Hồ  đọc tuyên ngôn độc lập lấy tên nước ta là?

A. Công nông đầu tiên.                               

B. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.    

C. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.                                    

D. Việt Nam.

Câu 8. Cha mẹ đăng kí giấy khai sinh cho con cái thì đến cơ quan nào?

A. Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn).                               

B. Trường học.               

C. Trạm y tế.                                      

D. Công an xã (phường, thị trấn).      

Câu 9. Ủy ban nhân dân xã thuộc loại cơ quan nào?

A. Cơ quan xét xử.                                      

B. Cơ quan kiểm sát.      

C. Cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra.                     

D. Cơ quan hành chính. 

Câu 10. Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra?

A. Nhân dân xã (phường thị trấn) bầu ra.              

B. Đại diện nhân dân bầu ra.    

C. Nhân dân trực tiếp bầu ra.    

D. Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra.

Câu 11. Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân về các vấn đề nào?

A. Phát triển kinh tế - xã hội.             

B. Ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.

C. Đảm bảo quốc phòng và an ninh.                     

D. Cả A, B, C.

Câu 12. Gia đình em đến uỷ ban nhân dân xã (phường thị trấn) để giải quyết những công việc nào sau đây? 

A. Xin sổ khám bệnh.                                           B. Xin cấp giấy khai sinh.

C. Xác nhận bảng điểm học tập.                          D. Xin đăng ký hộ khẩu.

Câu 13. Công an giải quyết việc nào dưới đây? 

A. Đăng kí kết hôn.

B. Sao giấy khai sinh.

C. Xin sổ khám bệnh.

D. Khai báo tạm vắng.

Câu 14. Nhiệm vụ nào sau đây không thuộc về Uỷ ban nhân dân cấp cơ sở? 

A. Thực hiện quản lí nhà nước ở địa phương.

B. Tham gia soạn thảo Hiến pháp và pháp luật.

C. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

D. Tổ chức hoạt động phòng chống lũ lụt ở địa phương.

Câu 14. Quốc hội do ai bầu ra?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam bầu ra.            

B. Nhân dân từng địa phương bầu ra.          

C. Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bầu ra.      

D. Nhân dân cả nước bầu ra.

Câu 16. Hiện nay các thế lực thù địch chống phá nhà nước có mặt ở khắp nơi, trên khắp các lĩnh vực. Tại địa phương em, chúng phát tờ rơi tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước. Trước tình huống đó em sẽ làm gì?

A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

B. Lờ đi và coi như không biết.                   

C. Báo với chính quyền địa phương.            

D. Giúp chúng tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước với người dân.       

Câu 17. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời là thành quả của cuộc cách mạng nào?

A. Cách mạng năm 1955. 

B. Cách mạng tháng Hai năm 1945.   

C. Cách mạng tháng Tám năm 1945.           

D. Cách mạng tháng Hai năm 1976.

Câu 18. Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền gì?

A. Quyền xét xử và kiểm sát các hoạt động tư pháp.                                    

B. Quyền lập pháp và sửa đổi hiến pháp.              

C. Quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp.                        

D. Quyền quyết định các vấn đề của địa phương.

Câu 19. Em không đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

A. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam. 

B. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.

C. Nhà nước đảm bảo và không ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân, giữ gìn và nâng cao đời sống nhân dân, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước giàu mạnh.             

D. Bộ máy nhà nước gồm bốn loại cơ quan được phân định theo các chức năng và nhiệm vụ khác nhau.

Câu 20. Bộ máy nhà nước là?

A. Hệ thống tổ chức gồm các cơ quan trung ương.                                       

B. Một tổ chức gồm các cơ quan hoạt động riêng rẽ với nhau.           

C. Một hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương.                          

D. Nhiều hệ thống tổ chức bao gồm các cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương.

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2đ) 

Trong một lần đi tham quan Vịnh Hạ Long, thấy trên vách các hang động những chữ khắc, viết chằng chịt tên, ngày tháng của những người đến thăm, bạn Hoa tỏ thái độ phê phán, không hài lòng về những việc làm đó. Ngược lại, có một số bạn lại đồng tình, vì theo họ việc khắc chữ trên vách đá là một kỉ niệm của du khách để lại cho hậu thế biết: Nơi đây đã có người đến thăm vào thời gian nào.

Em đồng tình với quan điểm nào? Vì sao?

Câu 2. (3đ)

a. Thế nào là quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Bản thân em phải làm gì để thực hiện tốt quyền tự do, tín ngưỡng, tôn giáo?

b. Em hãy nêu bốn việc làm thể hiện mê tín dị đoan?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 2

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: GDCD 7

Thời gian làm bài: 45 phútt

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) 

Câu 1. Các quan niệm: Không ăn trứng trước khi đi thi, không ăn lạc khi thi được gọi là?

A. Tôn giáo.                             

B. Tín ngưỡng.                         

C. Truyền giáo.                        

D. Mê tín dị đoan.

Câu 2. Lòng tin vào điều gì đó thần bí, hư ảo, vô hình như thần linh, thượng đế, chúa trời được gọi là?

A. Di sản.                                 

B. Tôn giáo.                   

C. Tín ngưỡng.                                  

D. Mê tín dị đoan.

Câu 3. Hành vi nào sau đây cần lên án?

A. Giữ trật tự khi đến chùa.                

B. Ăn trộm tiền của chùa.                  

C. Giúp đỡ đồng bào theo đạo xóa đói giảm nghèo.                 

D. Không dẫm lên cỏ, ngắt hoa trong chùa.

Câu 4. Vào dịp tháng Giêng các gia đình thường đi xem bói, việc làm đó là?

A. Mê tín dị đoan.                                      B. Tín ngưỡng.               

C. Công giáo.                                            D. Tôn giáo.         

Câu 5. Theo em, khi đi tới những nơi thờ tự, chúng ta cần làm gì?

A. Ăn mặc hợp mốt.                                    

B. Nói to.                       

C. Giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cảnh quan nơi thờ tự.            

D. Đốt thật nhiều vàng mã.

Câu 6. Cơ quan nào có quyền lập hiến và lập pháp?

A. Hội đồng nhân dân.                                          B. Chính phủ.                

C. Quốc hội.                                                          D. Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Câu 7. Chủ tịch Quốc hội nước ta năm 2024 là ai?

A. Bà Tòng Thị Phóng.            

B. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân.  

C. Ông Vũ Đức Đam.              

D. Ông Vương Đình Huệ.

Câu 8. Bộ máy nhà nước bao gồm các cơ quan nào?

A. Cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp địa phương.

B. Cơ quan nhà nước cấp trung ương và cấp huyện.                 

C. Cơ quan nhà nước cấp huyện và cấp xã.           

D. Cơ quan nhà nước cấp tỉnh và cấp xã.     

Câu 9. Cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội được gọi là?

A. Chính phủ.                                            B. Quốc hội.                            

C. Hội đồng nhân dân.                              D. Ủy ban nhân dân.

Câu 10. Các cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra, đại diện cho nhân dân đó là?

A. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.                              

B. Chính phủ và Quốc hội.                

C. Chính phủ và Viện kiểm sát.                                      

D. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Câu 11. Ai là chủ tịch nước đầu tiên của nước ta?

A. Phạm Văn Đồng.                                  B. Tôn Đức Thắng.                  

C. Hồ Chí Minh.                                        D. Trường Chinh.

Câu 12. Trách nhiệm công dân với đất nước?

A. Giám sát góp ý vào hoạt động của các đại biểu và các cơ quan đại diện do mình bầu ra.          

B. Thực hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước.               

C. Giúp cán bộ nhà nước thi hành nhiệm vụ.                  

D. Tất cả các ý trên.

Câu 13. Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân về các vấn đề nào?

A. Phát triển kinh tế - xã hội, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo quốc phòng và an ninh. 

B. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã hội.                             

C. Quản lí nhà nước ở địa phương.                       

D. Giữ vững kinh tế và đời sống nhân dân. 

Câu 14. Ủy ban nhân dân do cơ quan nào bầu ra?

A. Hội đồng nhân dân.                               B. Quốc hội.                  

C. Chính phủ.                                             D. Nhân dân.

Câu 15. Ủy ban nhân dân xã thuộc loại cơ quan nào?

A. Cơ quan xét xử.                   

B. Cơ quan kiểm sát.                

C. Cơ quan quyền lực do nhân dân bầu ra.            

D. Cơ quan hành chính.

Câu 16. Hiện nay các thế lực thù địch chống phá nhà nước có mặt ở khắp nơi, trên khắp các lĩnh vực. Tại địa phương em, chúng phát tờ rơi tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước. Trước tình huống đó em sẽ làm gì?

A. Mặc kệ vì không liên quan đến mình.

B. Lờ đi và coi như không biết.                   

C. Báo với chính quyền địa phương.            

D. Giúp chúng tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước với người dân.       

Câu 17. Các cơ quan nào không thuộc bộ máy nhà nước?

A. Các cơ quan hành chính nhà nước.                            

B. Các cơ quan xét xử.                       

C. Các cơ quan báo chí.                     

D. Các cơ quan kiểm sát.

Câu 18. Nhà nước ta là Nhà nước của ai?

A. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì Chính phủ.                

B. Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.                  

C. Nhà nước ta là Nhà nước của công nhân, trí thức.                                    

D. Nhà nước ta là Nhà nước của thế giới.

Câu 19. Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời là thành quả của cuộc cách mạng nào?

A. Cách mạng tháng Hai năm 1945.

B. Cách mạng tháng Tám năm 1945.           

C. Cách mạng năm 1955.                  

D. Cách mạng tháng Hai năm 1976.

Câu 20. Để công chứng giấy tờ như: Giấy khai sinh, giấy chứng minh thư, bảng điểm, bằng tốt nghiệp em sẽ đến đâu để công chứng?

A. Công an xã.                                            B. Ủy ban nhân dân xã.           

C. Công an huyện.                                      D. Hội đồng nhân dân huyện.

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2đ) 

Hãy phân biệt di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể? Kể tên 5 di sản văn hóa vật thể và 5 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam?

Câu 2. (3đ)

Chùa Hà ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) là một di tích văn hoá – tôn giáo lâu đời. Hằng tháng, vào ngày rằm và mồng một, các tín đồ phật giáo và nhân dân thường đến vãn cảnh và cúng lễ cầu mong cho sức khoẻ và cuộc sống được bình yên, may mắn. Tuy nhiên, cũng tại chùa này vào những ngày đó, người ta cũng thấy cảnh nam nữ thanh niên ăn mặc kệch cỡm, cử chỉ thiếu văn hoá… kéo nhau đến chùa cầu xin đủ điều: cầu mong tìm được vợ, cầu mong buôn bán được trót lọt nếu có buôn gian, bán lận. Họ đốt vàng, mã vô tội vạ. Nhiều cô, cậu vây quanh các thầy bói để xin quẻ, nhờ thầy bói phán quyết về tương lai, tiền đồ của mình.

a. Em có suy nghĩ gì về những hiện tượng trên ở Chùa Hà? 

b. Theo em, khi đến các nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo như đền, chùa, miếu thờ, nhà thờ… chúng ta cần làm gì để thể hiện sự tôn trọng?


Các loạt bài lớp 9 khác