[Năm 2024] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Hà Nội có đáp án (10 đề)

Tuyển chọn [Năm 2024] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Hà Nội có đáp án (10 đề) chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ đề thi Ngữ Văn 7 của các trường THCS. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa kì 1 môn Ngữ Văn 7.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Hà Nội

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Đọc đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:

Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.

(Trích Ngữ văn 7 - Tập I)

Câu 1. Đoạn văn trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? 

Câu 2. Nêu nội dung và phương thức biểu đạt của đoạn văn 

Câu 3. Tìm từ láy có trong câu sau: Lũ chim sâu, chim chiền chiện nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):

Phát biểu cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Câu 1. (1.0)

- Tên văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê. (0.5)

- Tác giả: Khánh Hoài (0.5)

Câu 2. (1.0)

- Nội dung: mượn cảnh vật thiên nhiên để nói về tâm trạng hai anh em. (0.5)

- Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm.

Câu 3. (1.0)

- Từ láy:

+ chiền chiện (0.25)

+ nhảy nhót (0.25)

+ chiêm chiếp (0.25)

+ ríu ran (0.25)

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm.

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

- Mở bài

Giới thiệu chung về nụ cười của mẹ.

- Thân bài

+ Nụ cười yêu thương của mẹ

+ Nụ cười khoan dung của mẹ

+ Nụ cười hiền hậu của mẹ

+ Nụ cười khích lệ của mẹ

-Kết bài

+ Cảm nghĩ của em về nụ cười đó.

+ Liên hệ nêu mong ước của bản thân.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

[Năm 2024] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Hà Nội có đáp án (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Hà Nội

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.

(Trích Cổng trường mở ra - Lý Lan)

Câu 1. Tìm cặp từ trái nghĩa trong đoạn văn trên. (0.5 điểm)

Câu 2. Trong đoạn trích trên, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? (0.5 điểm)

Câu 3. Theo em "thế giới kì diệu" đó là gì? (1.0 điểm)

Câu 4. Ý nghĩa của câu văn Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. (1.0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):

Viết một bài văn biểu cảm về loài cây em yêu (cây chuối, dừa, mít, ổi,… ) 

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Câu 1. (0.5)

Cặp từ trái nghĩa: đêm – ngày  

Câu 2. (0.5)

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Tự sự  

Câu 3. (1.0)

Thế giới kì diệu đó là:

- Là thế giới của những điều hay lẽ phải, thế giới của tình thương (0.25)

- Là thế giới của tri thức, của những hiểu biết lí thú (0.25)

- Là thế giới của tình bạn, tình thầy trò cao đẹp (0.25)

- Là thế giới của những ước mơ, khát vọng,… (0.25)

Câu 4. (1.0)

Ý nghĩa: Niềm tin vào vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người, tin vào con đường đi lên bằng học vấn, tin vào tương lai tươi sáng đang chờ con của người mẹ. Cổng trường mở ra đồng nghĩa với việc cánh cửa tâm hồn trí tuệ của con người mở ra.

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm.

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài

Giới thiệu về loài cây em yêu.

Thân bài

- Biểu cảm về các đặc điểm của cây

+ Thân cây, rễ cây, cành cây, lá cây…

+ Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…

+ Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say xưa hứng thú ra sao?

+ Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.

+ Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?

+ Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

- Kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên

Kết bài

- Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Hà Nội

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

“Thái bình tu trí lực,

Vạn cổ thử giang san”

Câu 1. (1.0 điểm) Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Và văn bản chứa đoạn thơ thuộc thể thơ nào?

Câu 2. (1.0 điểm) Tác giả giãi bày phương châm giữ nước vững bền như thế nào trong đoạn thơ trên?

Câu 3. (1.0 điểm) Hãy chỉ ra một từ ghép chính phụ và một từ ghép đẳng lập có trong đoạn thơ trên?

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):

Viết bài văn nêu cảm nghĩ về một người thân của em.

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Câu 1. (1.0)

Đoạn thơ trên trích trong văn bản Phò giá về kinh (0.5)

Văn bản thuộc thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật (0.5)

Câu 2. (1.0)

- Phương châm giữ nước vững bền: 

+ Thể hiện khát vọng về đất nước thái bình thịnh trị.

+ Thể hiện sự sáng suốt của một vị tướng cầm quân lo việc lớn, thấy rõ ý nghĩa của việc dốc hết sức lực giữ vững hòa bình, bảo vệ đất nước.

Câu 3. (1.0)

Các từ ghép đẳng lập: Giang san (0.5)

Các từ ghép chính phụ: Thái bình, trí lực, vạn cổ (HS chọn một trong các từ trên). (0.5)

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):

a. Yêu cầu chung:

- Học sinh làm được bài văn biểu cảm sáng tạo

- Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong bài viết.

- Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, rõ bố cục.

b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm

c. Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo bố cục ba phần

- Mở bài 

+ Giới thiệu về người thân

+ Nêu cảm nghĩ khái quát về người thân.

- Thân bài 

+ Những nét nổi bật về ngoại hình của người thân mà em yêu, em nhớ mãi...

+ Những nét tính cách hoặc phẩm chất tiêu biểu của người thân làm em yêu mến, xúc động...

+ Hồi tưởng lại một kỉ niệm đáng nhớ với người thân.

- Kết bài 

+ Khẳng định lại tình cảm với người thân.

+ Những mong ước với người thân và trách nhiệm, lời hứa hẹn của bản thân với người thân.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

[Năm 2024] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Hà Nội có đáp án (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Hà Nội

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

Câu 1. (3.0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

... Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!...Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con [...] Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con!... 

                                                                 (Theo SGK Ngữ Văn 7, tập 1)

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?

b. Tìm 2 từ láy, 2 từ ghép đẳng lập có trong đoạn văn. 

c. Nêu dung chính của đoạn văn trên.

Câu 2. (1.0 điểm) 

Xác định đại từ trong hai câu thơ sau, và cho biết chúng thuộc loại đại từ nào?

Mình về với Bác đường xuôi.

Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người

                                                (Việt Bắc - Tố Hữu)

Câu 3. (1.0 điểm) 

a. Tìm một từ láy mô phỏng tiếng động của lá.

b. Tìm một từ láy mô tả hình dáng sự vật.

Câu 4. (5.0 điểm)

Cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến.

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Câu 1. (3.0 điểm)

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản Mẹ tôi. (0.5)

- Tác giả: Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (hoặc ghi A-mi-xi vẫn cho điểm tối đa) (0.5)

b. 

- Tìm 2 từ láy: hổn hển, quằn quại, nức nở, sẵn sàng, đau đớn (0.5)

- Tìm 2 từ ghép đẳng lập: lo sợ, tức giận (0.5)

c. Nội dung chính đoạn văn (1.0)

Đoạn văn trên trong bức thư bố viết cho con, gợi lại hình ảnh người mẹ. Đó là những hình ảnh dễ rung động cảm xúc nhất để đứa con nhận thức được sự bội bạc của mình. Nhấn mạnh sự hi sinh của người mẹ. Con không được quên tình mẫu tử ấy.

Câu 2. (1.0 điểm)

- Các đại từ: Mình, Bác, Người (0.5)

Đại từ xưng hô. (0.5)

Câu 3. (1.0 điểm)

a. Từ láy mô phỏng tiếng động của lá: xào xạc,… (0.5)

b. Từ láy mô tả hình dáng sự vật: nhấp nhô, gập ghềnh, li ti… (0.5)

Câu 4. (5.0 điểm)

a. Yêu cầu chung:

- Học sinh làm được bài văn cảm nhận sáng tạo

- Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, rõ bố cục.

b. Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo bố cục ba phần

Mở bài: Khái quát về bài thơ.

Thân bài:

- Đồng cảm, chia sẻ với hoàn cảnh đón bạn hết sức éo le, nan giải của nhà thơ:

+ Cảm nhận nỗi vui mừng khôn xiết của nhà thơ khi lâu ngày gặp bạn.

+ Thấu hiểu nỗi băn khoăn của nhà thơ khi muốn đãi bạn một buổi ra trò để thể hiện tấm chân tình nhưng hoàn cảnh éo le thì không chiều lòng thi nhân 

- Thấm thía giá trị của tình bạn chân thành, sâu sắc:

+ Bất ngờ trước ứng xử tuyệt vời của nhà thơ trước tình thế nan giải 

+ Nhận thức sâu sắc: Tình bạn tự nó đã là một bữa tiệc tinh thần vô giá, hơn mọi “thứ mâm cao cỗ đầy.”

+ Hình dung rất rõ nụ cười nhân hậu đầy hóm hỉnh yêu đời của Nguyễn Khuyến qua câu thơ cuối bài.

Kết bài: Khẳng định lại giá trị của bài thơ.

c. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Hà Nội

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Cho câu thơ sau:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu 1. (1 điểm) Hãy chép theo trí nhớ các câu còn lại để hoàn thiện một bài thơ

Câu 2. (0.5 điểm) Cho biết nhan đề của bài thơ trên. Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?

Câu 3. (0.5 điểm) Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Câu 4. (1 điểm) Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ?

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):

Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Câu 1. (1.0 điểm) 

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên phận định tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Câu 2. (0.5 điểm) 

- Nhan đề: Nam quốc sơn hà

- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt, bỗng một đêm, quân sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát có tiếng ngâm bài thơ này.

Câu 3. (0.5 điểm) Thất ngôn tứ tuyệt đường luật

Câu 4. (1.0 điểm) 

- Giá trị nội dung: Sông núi nước Nam là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

- Giá trị nghệ thuật: 

+ Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích.

+ Ngôn ngữ dõng dạc, giọng thơ mạnh mẽ, đanh thép, hùng hồn.

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm.

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

- Mở bài

Giới thiệu chung về nụ cười của mẹ.

- Thân bài

+ Nụ cười yêu thương của mẹ

+ Nụ cười khoan dung của mẹ

+ Nụ cười hiền hậu của mẹ

+ Nụ cười khích lệ của mẹ

-Kết bài

+ Cảm nghĩ của em về nụ cười đó.

+ Liên hệ nêu mong ước của bản thân.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Hà Nội

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm):

Câu 1. (3.0 điểm)

a. Chép chính xác bài thơ Nam Quốc Sơn Hà theo phiên âm Hán Việt.

b. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Kể tên một bài thơ mà em được học cũng được viết theo thể thơ ấy.

c. Giải nghĩa các từ: sơn hà, thiên thư trong bài thơ.

Câu 2. (3 điểm)

Với bốn câu đầu của bài thơ Qua Đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan đã phác họa bức tranh thiên nhiên với núi đeo bát ngát hoang sơ, thấp thoáng có sự sống của con người.

Hãy viết nối tiếp câu văn trên để có đoạn văn khoảng bảy cầu làm rõ nội dung trên. Trong đoạn văn có hai quan hệ từ (gạch chân quan hệ từ đó).

II. PHẦN LÀM VĂN (4.0 điểm):

Những người thân luôn đem lại cho ta ấn tượng, cảm xúc sâu sắc. Em hãy viết bài văn khoảng một trang giấy, bày tỏ cảm nghĩ về một người thân yêu của mình.

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm):

Câu 1. (3.0 điểm)

a. (1.0 điểm)

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên phận định tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

b. (1.0 điểm)

- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (0.5)

- Bài thơ đã học có cùng thể thơ: Phò giá về kinh (0.5)

c. (1.0 điểm)

- Sơn hà: sông núi

- Thiên thư: sách trời

Câu 2. (3.0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn

Trình bày đầy đủ các phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn. Các câu phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

Hai câu đề

- Câu thứ nhất: Bước tới đèo Ngang bóng xế tà.

+ Thời điểm nữ sĩ đặt chân tới đèo Ngang là lúc hoàng hôn bắt đầu buông xuống.

+ Cảnh vật rất dễ gợi buồn trong lòng người lữ thứ.

- Câu thứ hai: cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

+ Miêu tả khung cảnh thiên nhiên hoang sơ, tràn đầy sức sống của đèo Ngang qua điệp từ chen và hai vế đối: cỏ cây chen đá lá chen hoa.

+ Cảnh đẹp nhưng vẫn nhuốm màu buồn tẻ, quạnh hiu của một miền sơn cước.

Hai câu thực

- Câu thứ ba: Lom khom dưới núi tiều vài chú.

+ Đảo ngữ trong câu đặc tả dáng vẻ mấy tiều phu kiếm củi sườn núi, nhấn mạnh sự nhỏ bé, ít ỏi của con người trước thiên nhiên hùng vĩ.

- Câu thứ tư: Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

+ Hình ảnh ngôi chợ là bộ mặt của cuộc sống một vùng nhưng ở đây, chợ chỉ là vài túp lều tranh xiêu vẹo ven sông.

+ Không khí vắng vẻ, quạnh hiu bao trùm lên cảnh vật.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt, sử dụng quan hệ từ và gạch chân theo yêu cầu của đề bài.

II. PHẦN LÀM VĂN (4.0 điểm):

a. Yêu cầu chung:

- Học sinh làm được bài văn biểu cảm sáng tạo

- Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong bài viết.

- Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, rõ bố cục.

b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm

c. Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo bố cục ba phần

- Mở bài 

+ Giới thiệu về người thân

+ Nêu cảm nghĩ khái quát về người thân.

- Thân bài 

+ Những nét nổi bật về ngoại hình của người thân mà em yêu, em nhớ mãi...

+ Những nét tính cách hoặc phẩm chất tiêu biểu của người thân làm em yêu mến, xúc động...

+ Hồi tưởng lại một kỉ niệm đáng nhớ với người thân.

- Kết bài 

+ Khẳng định lại tình cảm với người thân.

+ Những mong ước với người thân và trách nhiệm, lời hứa hẹn của bản thân với người thân.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Hà Nội

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

 Câu 1 (3.0 điểm)

a. Vì sao bài thơ Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt (SGK Ngữ văn 7, tập một) được coi như là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ? Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ này là gì?

b. Viết đoạn văn nêu ngắn gọn cảm nhận của em về bài thơ Sông núi nước Nam.

Câu 2 (7.0 điểm)

Cảm nghĩ về mái trường thân yêu.

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Câu 1. (3.0 điểm)

a. (1.5 điểm)

- Bài thơ Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta vì nó khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. (0.75)

- Nội dung (0.75)

+ Khẳng định tuyệt đối với các quốc gia là nước Nam chúng ta có chủ quyền riêng biệt và có hoàng đế đứng đầu trị vì dân tộc.

+ Ranh giới lãnh thổ, địa phận nước Nam đã được ghi nhận rõ ràng ở “sách trời” mà không ai có thể chối cãi được.

+ Nêu cao sự quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, kẻ thù nào tới xâm phạm sẽ bị đánh cho tơi bời

b. (1.5 điểm)

Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

- Mở đoạn: Giới thiệu về bài thơ: Sông núi nước Nam và nội dung chính

- Thân đoạn

+ Hoàn cảnh sáng tác: Thời nhà  trong trận chiến đánh quân Tống trên sông Như Nguyệt.

+ Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền.

 Hình ảnh hoán dụ: "Vua nam ở" đại diện cho toàn dân tộc.

Tiệt nhiên: Đương nhiên, dĩ nhiên => Khẳng định chắc chắn chủ quyền không thể chối cãi.

Thiên thư: Sách trời.

+ Hai câu sau: Quyết tâm đánh đuổi giặc.

 Là bài thơ thần, vừa có tác dụng răn đe kẻ thù vừa khơi gợi lên lòng nồng nàn yêu nước của nhân dân ta, lòng tự tôn dân tộc.

- Kết đoạn: Khẳng định lại giá trị của tác phẩm.

Câu 2. (7.0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn

Trình bày đầy đủ các phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn. Các câu phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

- Mở bài

Giới thiệu khái quát về trường em, về thầy cô, bạn bè...

Nêu khái quát tình cảm của em với mái trường, với thầy cô, bạn bè...học sinh có thể nêu một tình huống, một hoàn cảnh cụ thể để trình bày cảm nghĩ, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh.

- Thân bài

+ Giới thiệu về mái trường thân yêu của em

+ Giới thiệu về thầy cô, bạn bè qua miêu tả, kết hợp kể chuyện, tạo tình huống, hoàn cảnh sinh động để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của em với mái trường...

+ Trực tiếp trình bày cảm xúc, suy nghĩ của em về mái trường: mái trường trở nên thân thuộc, gắn bó với em, em yêu mái trường nơi có bao nhiêu kỉ niệm tuổi thơ, nơi nâng bước em vào đời...

- Kết bài

+ Khẳng định lại cảm xúc, suy nghĩ chung về mái trường thân yêu...

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

[Năm 2024] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Hà Nội có đáp án (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Hà Nội

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm):

Trả lời câu hỏi bằng cách chọn phương án đúng và viết chữ cái trước phương án đó vào bài làm của em

Câu 1. Quan hệ từ trong câu sau dùng đúng hay sai?

Giá trời mưa, con đường này sẽ rất trơn.

A. Đúng

B. Sai

Câu 2. Từ nào là đại từ trong câu ca dao sau:

Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con.

A. Cho

B. cò

C. ai

D. kia

Câu 3. Trong các từ sau (long lanh, đo đó, tiều phu, sơn hả) có mấy từ Hán Việt?

A. một từ

B. hai từ

C. ba từ

D. bốn từ

Câu 4. Từ Hán Việt nào sau đây không phải là từ ghép đẳng lập?

A. hoa quả

B. xâm phạm

C. sơn thủy

D. thi nhân

Câu 5. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ láy?

A. trong trẻo

B. tươi tốt

C. đẹp đẽ

D. xinh xắn

Câu 6. Câu sau mắc lỗi gì về quan hệ từ?

Qua bài thơ này đã nói lên tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi.

A. thiếu quan hệ từ

B. dùng quan hệ từ không đúng chức năng ngữ pháp

C. thừa quan hệ từ

D. dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết

Câu 7. Quan hệ từ “hơn” trong câu sau biểu thị ý nghĩa quan hệ gì?

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.

A. sở hữu      

B. điều kiện       

C. nhân quả        

D. so sánh

Câu 8. Câu văn: Thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. có mấy từ ghép?

A. một     B. hai      C. ba      D. bốn

II. TỰ LUẬN (8.0 điểm):

Câu 1. (2.5 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới

BÁNH TRÔI NƯỚC

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

(Hồ Xuân Hương)

a. Bài thơ Bánh trôi nước thuộc thể thơ nào?

b. Hãy ghi lại hai câu hát than thân bắt đầu bằng hai từ thân em.

c. Chỉ ta mối liên quan trong cảm xúc giữa bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương với các câu hát than thân bắt đầu bằng cụm từ “thân em”.

Câu 2. (5.5 điểm)

Viết một bài văn nói lên cảm xúc của em về một mùa trong năm.

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm):

Mỗi câu trả lời đúng được (0.5 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B


C

B

D

B

C

D

C

II. TỰ LUẬN (8.0 điểm):

Câu 1. (2.5 điểm)

a. Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt. (0.5)

b. HS ghi lại chính xác hai bài ca dao mở đầu bằng cụm từ Thân em.

Mỗi bài đúng được 0.5 điểm.

Nếu học sinh chép sai chính tả, giáo viên không cho điểm.

c. Mối liên quan trong cảm xúc: đó là mối liên quan gắn bó, tiếp nối trong cảm xúc nhân đạo về đề tài người phụ nữ trong xã hội phong kiến, với các biểu hiện:

- Yêu thương, cảm thông cho số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa. (0.5)

- Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của người phụ nữ. (0.5)

Câu 2. (5.5 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn

Trình bày đầy đủ các phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn. Các câu phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

– Thể hiện được tình cảm yêu mến, say sưa, thích thú,… trước một vẻ đẹp của một mùa trong năm.

– Học sinh biết gợi lại những cảnh sắc nổi bật, qua đó gián tiếp bộc lộ tình cảm, cảm xúc của bản thân với cảnh. Đồng thời biết dùng các câu cảm, các từ ngữ bộc lộ trực tiếp tình cảm.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Hà Nội

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm):

Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ Ban giám hiệu, thầy, cô giáo và phụ huynh học sinh, để điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục. Ai cũng hiểu rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.

(SGK Ngữ văn 7, tập một, NXBDGVN)

1. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai?

2. Hãy ghi lại 5 từ Hán Việt có trong đoạn trích trên.

3. Vì sao ngày khai trường được coi là ngày lễ của toàn xã hội?

II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm):

Cảm nghĩ về một món quà em được nhận vào dịp đặc biệt nào đó.

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm):

1. (1.0 điểm)

Đoạn trích thuộc văn bản Cổng trưởng mở ra (0.5)

Tác giả Lý Lan (0.5)

2. (1.0 điểm)

- 5 từ Hán Việt: xã hội, quang đãng, quan chức, khai giảng, cam kết,…

3. (2.0 điểm)

- Ngày khai trường là sự mở đầu, có tác dụng tạo hứng khởi cho suốt một năm học, nhất là với thầy và trò. Sau mấy tháng nghỉ hè, thầy trò lại gặp gỡ, bắt đầu hành trình mới dưới mái trường.

- Trong mỗi buổi lễ khai giảng, chúng ta đều được nghe Bức thư của Bác gửi tới toàn thể các em đang chuẩn bị bước vào năm học mới. Có thể nói đó là một nghi lễ linh thiêng và cũng vô cùng có ý nghĩa đối với mỗi thế học sinh từ trước đến này.

II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm):

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn

Trình bày đầy đủ các phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn. Các câu phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đối tượng biểu cảm.

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

- Mở bài: Giới thiệu về món quà thời thơ ấu

+ Đó là món quà gì?

+ Ai tặng cho em?

+ Tặng trong dịp nào?

+ Tình cảm của em dành cho món quà ấy?

- Thân bài:

+ Tả biểu cảm về món quà: hình dáng, công dụng…

+ Tặng quà với tình cảm như thế nào? Mong muốn điều gì qua món quà tặng.

+ Khi nhận quà cảm xúc của em như thế nào? Em có những thay đổi gì sau khi nhận quà… (Người tặng quà bây giờ ở đâu? Đang làm gì?)

+ Em gìn giữ món quà ấy như thế nào?

- Kết bài:

+ Nêu suy nghĩ tình cảm của em dành cho món quà cũng như người tặng.

+ Lời hứa của bản thân.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 1 Hà Nội

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Câu 1. (1.0 điểm) Chép tiếp các câu sau để hoàn thành bài thơ Bạn đến chơi nhà và cho biết tác giả của bài thơ là ai?

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.

Câu 2. (2.0 điểm) Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:

Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày.

a) Câu ca dao trên sử dụng mô típ quen thuộc nào? Mô típ đó gợi cảm xúc gì cho người đọc?

b) Câu ca dao nhắc em nhớ đến bài ca dao nào đã học, thuộc chủ đề nào?

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):

Cảm nghĩ về thầy (cô) giáo mà em yêu quý.

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Câu 1. (1.0 điểm)

 – Học sinh chép lại chính xác phần còn lại của bài thơ Bạn đến chơi nhà. (0.5)

– Tác giả: Nguyễn Khuyến. (0.5)

Câu 2. (2.0 điểm)

a.

- Mô típ: “thân em”. (0.5)

- Cảm xúc gợi lên từ cụm từ ’’ thân em”: ngậm ngùi, buồn thương, xót xa, cay đắng, tủi nhục về một thân phận bé nhỏ, hèn mọn, bị vùi dập trong xã hội xưa. (0.5)

b) 

- Câu ca dao gợi nhớ đến bài ca dao đã học: (0.5)

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.

- Thuộc chủ đề: Những câu hát than thân, châm biếm. (0.5)

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn

Trình bày đầy đủ các phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn. Các câu phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đối tượng biểu cảm

c Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

- Mở bài:Giới thiệu về người thầy (người cô), lí do em viết về người thầy (người cô) ấy.

- Thân bài:Những cảm xúc, đánh giá, nhận xét của bản thân về người thầy (người cô):

+ Hình dáng, lời nói, cử chỉ… của người thầy (người cô) để lại trong em nhiều ấn tượng.

+ Những việc làm, hành động đáng nhớ của người thầy (người cô) ấy.

+ Thái độ cư xử của người thầy (người cô) với mọi người, với bản thân làm em cảm phục, quý mến,…

+ Những việc em đã làm hoặc định làm đối với người thầy (người cô) để thể hiện lòng biết ơn…

-  Kết bài: Khẳng định tình cảm, thái độ của em đối với người thầy (người cô).

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học