[Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Hà Nội có đáp án (10 đề)

Tuyển chọn [Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Hà Nội có đáp án (10 đề) chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ đề thi Ngữ Văn 7 của các trường THCS. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 môn Ngữ Văn 7.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. Phần đọc - hiểu: (4 điểm)

* Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

“…. Có thể nói, cả đời ông chưa có tình yêu nào lại gắn bó thuỷ chung và bền chặt như tình yêu đối với Côn Sơn….Lúc ấy ông tuy mới độ năm mốt năm hai tuổi nhưng những cuộc tranh quyền đoạt lợi thời hậu chiến của các phe cánh trong triều đình nhà Lê lại vô cùng khốc liệt và phức tạp. Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được. Tuy rất đau lòng nhưng ông cũng không còn cách nào khác là phải tự tách mình ra để tìm đến những thú riêng. Và cái thú riêng của ông chính là trở về sống ẩn dật ở Côn Sơn.”

(Đỗ Đình Tuân)

Câu 1. Đoạn văn trên nói tới tác giả nào?

A. Nguyễn Trãi.

B. Nhuyễn khuyến.

C. Bà huyện Thanh Quan.

D. Hồ Chí Minh.

Câu 2: Câu văn “Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được.” có mấy từ Hán Việt?

A. Một từ

B. Hai từ

C. Ba từ

D. Bốn từ

Câu 3: Từ “ông” trong đoạn văn trên thuộc loại từ nào?

A. Danh từ

B. Động từ

C. Tính từ

D. Đại từ

Câu 4: Trong các thông tin về sau, thông tin nào giúp em hiểu thêm về nội dung của văn bản “Bài ca Côn Sơn”?

A. Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Phi Khanh.

B. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn cạnh Lê Lợi.

C. Chốn quan trường đầy kẻ dèm pha, ông cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn.

D. Ông bị giết hại một cách oan khốc và thảm thương vào năm 1442.

Câu 5.  Cho đoạn văn sau:

Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.

a. Em hiểu thế giới kì diệu sẽ mở ra ở đây là gì?

b. Từ văn bản trên em hãy viết đoạn văn biểu cảm ngắn (6-8 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về niềm vui được cắp sách tới trường. Trong đoạn văn có sử dụng cặp từ trái nghĩa và từ láy. Gạch chân những cặp từ trái nghĩa và từ láy đã dùng.

II. Phần tạo lập văn bản (6 điểm)

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bẩy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vần giữ tấm lòng son

(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)

Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh người phụ nữ qua bài thơ trên. Từ đó em có suy nghĩ gì về người phụ nữ trong xã hội ngày hôm nay.

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

I/ Phần đọc - hiểu (4 điểm)

Trắc nghiệm

Câu

1

2

3

4


A

B

B

C

Câu 5: 

a. Thế giới kì diệu ở đằng sau cánh cổng trường có thể là: Thế giới của tri thức, thế giới của tình thầy trò, tình cảm bạn bè….(1đ)

b.

- Nội dung: bày tỏ niền vui, hạnh phúc khi được cắp sách tới trường một cách hợp lí. (1,0đ)

- Đúng hình thức đoạn văn, đủ số câu (0,5đ)

- Gạch chân đúng cặp từ trái nghĩa và từ láy. (0,5đ)

II. Phần tạo lập văn bản (6 điểm)

a/Nội dung

+ Thương cảm xót xa cho số phận người phụ nữ trong thơ HXH: Hình ảnh người phụ nữ trong thơ HXH cuộc đời của họ long đong vất vả “bảy nổi ba chìm” như chiếc bánh trôi. Số phận của họ cũng đắng cay bất hạnh, rắn hay nát, hạnh phúc hay bất hạnh bị phụ thuộc vào “tay kẻ nặn, là người chồng, người cha, là XH phong kiến đầy rẫy những bất công tàn bạo…

+ Tự hào và yêu quý về phẩm chất người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó là vẻ đẹp của người phụ nữ về hình thể qua tính từ “trắng”, “tròn”. Đó còn là vẻ đẹp của người con gái trẻ trung đầy sức sống . Đặc biệt cuộc đời họ gặp nhiều đau khổ bất hạnh, nhưng người phụ nữ vẫn giữ được những phẩm chất cao đẹp của mình “mà em vẫn giữ tấm lòng son”…

- HS có những liên hệ với người phụ nữ trong những bài ca dao khác và trung văn thơ trung đại (Kiều, Vũ Nương…) để thấy được họ đều là những người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại có số phận đau khổ bất hạnh mà nguyên nhân sâu xa đó không phải ai khác chính là XHPK đầy rẫy bất công và tàn bạo….

- HS có những liên hệ với CS hôm nay để có những cảm xúc và suy nghĩ đúng đắn chân thành: Từ cảm xúc yêu quý tự hào về XH đổi thay, người phụ nữ được đổi đời, được thể hiện tài năng và sắc đẹp trong mọi lĩnh vực XH nhưng CS vẫn còn có những mảnh đời số phận đau khổ để phấn đấu XD cho một XH tốt đẹp hơn…..

b/Hình thức

- Tạo được một bố cục khoa học, hình thức các đoạn văn rõ ràng..

- Chữ viết sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả…

- Dung lượng bài viết hợp lí

c/Kĩ năng

- Biết làm một bài văn biểu cảm về nhân vật trữ tình trong thơ

- Biết lập ý và dựng các đoạn văn biểu cảm, mạch lạc trong suy nghĩ và cảm xúc (đoạn mở, các đoạn thân bài, đoạn kết) biết liên kết câu, đoạn, biết phát biểu cảm xúc suy nghĩ dựa vào đặc điểm của nhân vật trữ tình, bám vào từ ngữ hình ảnh, biện pháp nghệ thuật… trong thơ, biết đưa dẫn chứng minh hoa cho cảm xúc suy nghĩ của mình

- Biết sử dụng thao tác so sánh liên tưởng với người phụ nữ trong các sáng tác cùng thời và liên hệ với cuộc sống hôm nay bằng những cảm xúc suy nghĩ một cách hợp lí….

- Diễn đạt trong sáng, giọng văn có cảm xúc bởi tình cảm chân thành….

[Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Hà Nội có đáp án (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

Câu 1: (2,0 điểm)

a. Thế nào là quan hệ từ? Khi sử dụng quan hệ từ cần lưu ý điều gì?

b. Đặt câu với các cặp từ quan hệ sau:

Nếu.........thì............

Tuy.........nhưng.........

Câu 2: (2,0 điểm)

a. Chép thuộc lòng theo trí nhớ bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" (Phần dịch thơ) của tác giả Lí Bạch.

b. Nêu giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của bài thơ?

Câu 3: (6,0 điểm)

Cảm nghĩ về bài thơ "Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh.

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Câu 1:

a) Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,... giữa các bộ phận của câu giữa câu với câu trong đoạn văn. (0,5đ)

Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ.

Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được) (0,25đ)

Có một số quan hệ từ được dùng thành cặp. (0,25đ)

b)

 Nếu trời mưa thì lớp em không đi tham quan nữa. (0,5đ)

Tuy nhà nghèo nhưng bạn Nam học rất giỏi. (0,5đ)

Câu 2:

a) Học sinh chép đúng cả 4 câu thơ, không sai lỗi chính tả thì đạt điểm tối đa. (Còn chép thiếu, sai lỗi chính tả giáo viên tùy theo mức độ để cho điểm). (1,0đ)

b)

* Nghệ thuật: (0,5đ)

- Từ ngữ giản dị, tinh luyện.

- Miêu tả kết hợp với biểu cảm.

* Nội dung:

Bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh. (1,0đ)

Câu 3:

* Mở bài: (1,0đ)

- Giới thiệu những hiểu biết về Bác Hồ

- Giới thiệu bài thơ và cảm nghĩ khái quát về bài thơ

* Thân bài:

- Phát biểu cảm nghĩ về ND và NT của bài thơ.

+ Hai câu thơ đầu miêu tả cảnh thiên nhiên ở Việt Bắc:

- Âm thanh của tiếng suối được miêu tả giống như âm thanh của tiếng hát xa. (1,0đ)

- Về hình ảnh ánh trăng lồng vào cây, hoa: Điệp từ lồng. Tạo nên một bức tranh lung linh, huyền ảo...tạo nên một bức tranh đêm rừng tuyệt đẹp, cuốn hút hồn người. (1,0đ)

+ Hai câu sau: Miêu tả tâm trạng của Bác trong đêm trăng sáng:

- Người chưa ngủ vì hai lí do, lí do thứ nhất là vì cảnh đẹp làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng, say đắm. Lí do thứ hai: chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà, lo về cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Cảnh thiên nhiên dù đẹp đẽ, thơ mộng nhưng không làm cho Bác quên đi trách nhiệm lớn lao của một lãnh tụ cách mạng đối với dân, với nước. (1,0đ)

- Cả hai câu thơ cho thấy sự gắn bó giữa con ngưới thi sĩ đa cảm và con ngưới chiến sĩ kiên cường trong Bác. Thể hiện tấm lòng lo lắng của Bác đối với nước nhà. (1,0đ)

* Kết bài:

- Cảnh khuya là một bài thơ tứ tuyệt hay và đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển (hình thức) và tính hiện đại (nội dung). (0,5đ)

Bài thơ thể hiện tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và tinh thần trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam; là dẫn chứng chứng minh cho phong cánh tuyệt vời của người nghệ sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh. (0,5đ)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2 điểm)

Thí sinh đọc các câu ca dao sau rồi trả lời các câu hỏi nêu ở dưới bằng cách chọn chữ cái chỉ kết quả mà em chọn là đúng và ghi vào tờ giấy làm bài.

(1) Thương thay thân phận con tằm,

Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

(2) Con cò mà đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

(3) Nước non lận đận một mình,

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.

Ai làm cho bể kia đầy,

Cho ao kia cạn, cho gầy cò con?

Câu 1: Các câu ca dao trên cùng chủ đề nào?

A. Tình cảm gia đình

B.Tình yêu quê hương

C. Than thân

D. Châm biếm

Câu 2: Biện pháp tu từ từ vựng nào đều được sử dụng trong các câu ca dao trên?

A. nhân hóa

B. ẩn dụ

C. so sánh

D. hoán dụ

Câu 3: Nội dung biểu đạt chủ yếu trong các câu ca dao trên là gì?

A. Cảm thông với cuộc đời, thân phận người lao động trong xã hội phong kiến.

B. Phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến gây ra nỗi khổ cho con người.

C. Ca ngợi tính cách chịu thương, chịu khó của người lao động trong xã hội phong kiến.

D. Diễn tả nỗi nghèo khó của người lao động trong xã hội cũ.

Câu 4: Phương thức biểu đạt nào được sử dụng chủ yếu trong các câu ca dao trên?

A. tự sự

B. biểu cảm

C. miêu tả

D. lập luận

Câu 5: Từ "thân phận" trong câu "Thương thay thân phận con tằm" có nghĩa là gì?

A. Chỉ cuộc đời riêng của một con người

B. Chỉ cuộc đời những con người bất hạnh, buồn đau

C. Chỉ người thuộc tầng lớp nghèo trong xã hội

D. Chỉ con người có địa vị xã hội thấp và cảnh ngộ không may

Câu 6: Có mấy cặp từ trái nghĩa được sử dụng trong các câu ca dao trên?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 7: Dòng nào sau đây không có chứa đại từ?

A. Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

B. Ai làm cho bể kia đầy

C. Ông ơi ông vớt tôi nao

D. Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Câu 8: Từ nào sau đây cùng loại với từ láy "lận đận"?

A. nho nhỏ

B. đèm đẹp

C. nhấp nhô

D. lúng túng

II - PHẦN TỰ LUẬN: (8 điểm) 

Câu 1: (2 điểm)

a. Hãy viết lại theo trí nhớ bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh.

b. Phân tích hiệu quả biểu đạt từ những hình thức nghệ thuật được tác giả sử dụng trong bài thơ trên.

Câu 2: (1 điểm)

..."Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra."

(trích Cổng trường mở ra - theo Lý Lan)

a. Xác định các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích trên?

b. Những từ nào được sử dụng như đại từ xưng hô trong đoạn trích trên? Hãy cho thêm năm từ tương tự như thế.

Câu 3: (5 điểm)

Viết bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật chính trong câu chuyện sau:

Đỗ thủ khoa đại học Y Dược TPHCM năm 2011 với điểm số rất ấn tượng - 29,5 điểm (trong đó Toán: 10; Hóa: 9,75; Sinh: 9;75) cậu học trò nghèo Nguyễn Tấn Phong (tổ 13, thị trấn Hà Lam, Thăng Bình, Quảng Nam) khiến mọi người thêm cảm phục về nghị lực vượt khó của mình.

Đang lứa tuổi học trò nhưng Phong không biết đi chơi là gì. Bà Võ Thị Đãi, ngoại Phong nhìn cháu tắc lưỡi thương: "Học ở trường về, ngơi việc nhà là thằng nhỏ ngồi vào bàn học ngay. Hắn rứa chớ làm phụ gia đình rành rẽ đủ thứ từ nấu cám cho heo ăn, đêm hôm đi dẫn nước vào ruộng phụ mẹ. Mỗi lần nghỉ hè thì tranh thủ vô xưởng cá làm công để phụ kiếm tiền lo chuẩn bị nhập học cho năm học mới".

Vì làm đủ thứ việc như vậy, Phong tự biết: thời gian tự học ở nhà của mình cũng eo hẹp lại nên để học tốt em phải tìm ra phương pháp học tốt và tập trung cao độ. Suốt 12 năm phổ thông em đều học khá, giỏi mà không đi học thêm gì. Chàng thủ khoa chia sẻ: "Ở trường, em tập trung nghe bài giảng rồi về nhà em ôn tập lại ngay. Chỗ nào chưa hiểu thì em thảo luận với bạn bè hay hỏi thầy, cô."

Hỏi Phong là em đã tìm ra lời giải cho "bài toán" chuẩn bị ngày vào Sài Gòn nhập học sắp đến chưa, chàng thủ khoa chia sẻ những dự định đầy nghị lực: "Em đi học, nhà mất thêm một lao động, dù chỉ là phụ bà, phụ mẹ chút việc nhà thôi, và lại thêm một gánh lo. Nhưng em biết có học hành đàng hoàng mới có tương lai và có cơ hội trả hiếu cho bà, cho mẹ đã hy sinh nhiều cho mình..."

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

I - PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (2 điểm) 

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Kết quả

C

B

A

B

D

C

A

D

II - PHẦN TỰ LUẬN: (8 điểm)

Câu 1: (2 điểm)

a. (1đ) Viết chính xác bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh (SGK, trang 140, Ngữ văn 7, tập I)

- Mỗi câu đúng: 0,25đ

- Sai hoặc thiếu 1 từ: - 0,25đ

- Thiếu 1 câu: - 0,25đ

- Sai 2 lỗi chính tả: - 0,25đ

- Thiếu tên tác giả hoặc thiếu tên tác phẩm: - 0,25đ

b. (1đ) Phân tích hiệu quả biểu đạt từ những hình thức nghệ thuật được tác giả sử dụng trong bài thơ Cảnh khuya:

Bằng việc sử dụng kết hợp các hình thức nghệ thuật như thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đường luật; nhiều hình ảnh thơ lung linh, kì ảo; các biện pháp tu từ so sánh, điệp ngữ; đặc biệt có có sự sáng tạo về nhịp điệu ờ các câu 1, 4... (0,75đ), bài thơ thông qua miêu tả cảnh núi rừng Việt Bắc trong một đêm trăng đã thể hiện tình cảm yêu thiên nhiên, yêu đất nước của chủ tịch Hồ Chí Minh. (0,25đ)

Câu 2: (1 điểm)

a. (0,25đ) Các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích: khai trường, can đảm, thế giới, kì diệu.

b. - (0,25đ) Những từ được sử dụng như đại từ xưng hô trong đoạn trích: mẹ, con

- (0,5đ) Cho thêm đúng được năm từ tương tự (Chẳng hạn: ông, bà, ba, mẹ. anh, chị...)

- (0,25đ) Nếu chỉ cho thêm đúng từ hai đến bốn tử

Câu 3 (5 điểm)

- Yêu cầu:

* Hình thức: Học sinh viết được văn bản biểu cảm có kết hợp với yếu tố tự sự, miêu tả; bố cục rõ ràng; lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu...

* Nội dung: (4đ) Cảm nghĩ về nhân vật chính trong câu chuyện.

* Tiêu chuẩn cho điểm: Sau đây là một gợi ý:

1. Mở bài: (0,5đ) Giới thiệu khái quát về nhân vật chính trong câu chuyện và tình cảm của em đối với nhân vật ấy.

2, Thân bài: (3đ) Biểu cảm về nhân vật chính trong câu chuyện.

(0,5đ) - Sơ lược về nhân vật: hoàn cảnh nhà nghèo, tự học, đỗ thủ khoa trường đại học Y Dược...

(1,5đ) - Cảm nghĩ về nhân vật: cảm phục về nghị lực vượt khó, có phương pháp học tập khoa học, là tấm gương hiếu thảo...(dẫn chứng từ câu chuyện)

(1,0đ) – Học tập ở nhân vật: nỗ lực học tập, rèn thói quen tự học, phụ giúp công việc nhà, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ...

3. Kết bài: (0,5đ) Khẳng định lại tình cảm đối với nhân vật chính trong câu chuyện.

[Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Hà Nội có đáp án (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

Câu 1: (2, 0 điểm)

a) Thế nào là đại từ? Đại từ đảm nhiệm những vai trò ngữ pháp nào?

b. Xác định đại từ trong các câu sau và cho biết đại từ được dùng để làm gì?

- Ai làm cho bể kia đầy

Cho ao kia cạn cho gầy cò con? (ca dao)

- Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Trẻ thời đi vắng chợ thời xa (Nguyễn Khuyến)

Câu 2: (3,0 điểm)

a. Hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản “ Cuộc chia tay của những con búp bê” bằng lời văn của em khoảng 12 dòng.

b. Nêu ý nghĩa của văn bản trên.

Câu 3: (5 điểm)

Hãy phát biểu cảm nghĩ về một người thầy (cô) mà em yêu quí.

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Câu 1

a) Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.

Đại từ có thể làm chủ ngữ trong câu hoặc làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.

b) Đại từ “ Ai” được dùng để hỏi.

Đại từ “ bác’’ dùng để trỏ chung.

Câu 2

a) Tóm tắt đúng nội dung bài văn khoảng 12 câu (sai 5 lỗi chính tả trừ 0,25 điểm)

b) Nêu ý nghĩa: Là câu chuyện của những đứa con nhưng lại gợi cho những người làm cha mẹ phải suy nghĩ. Trẻ em cần được sống trong mái ấm gia đình. Mỗi người cần phải biết giữ gìn gia đình hạnh phúc.

Câu 3

a) Mở bài

Giới thiệu người thầy (cô)và tình cảm của em đối với người ấy.

b)Thân bài

- Miêu tả những nét nổi bật, đáng chú ý: làn da, mái tóc, hành động,… của thầy (cô).

- Vai trò của người thầy (cô) trong gia đình, ngoài xã hội…

- Các mối quan hệ của người thầy(cô) đối với người xung quanh và thái độ của họ…

- Kỉ niệm đáng nhớ nhất giữa em và người thầy (cô).

- Tình cảm của em đối với người thầy (cô): Sự mong muốn và nổ lực để xứng đáng với người thầy(cô) của mình.

c) Kết bài

- Khẳng định vai trò của người thầy (cô) trong cuộc sống.

- Thể hiện lòng biết ơn, sự đền đáp công ơn đối với người thầy (cô).

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

PHẦN I: ĐỌC –HIỂU (5 điểm)

Đọc ngữ liệu và thực hiên yêu cầu

“Có lẽ chỉ những giấc mơ trở về tuổi thơ mới đem lại cho tôi những cảm giác ấm áp, bình yên đến thế…Trong mơ…Tôi thấy một tôi rơm rớm nước mắt trong buổi chia tay. Xung quanh, bạn bè tôi đều tâm trạng cả. Đứa khóc thút thít, đứa cười đỏ hoe mắt, đứa bịn rịn lặng thinh... Tất cả nắm tay tôi thật chặt, ôm tôi thật lâu...Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi. Bản nhạc đó mỗi lần kết thúc lại dấy lên trong tôi những bâng khuâng, tiếc nuối. Nhưng, tôi vẫn thích nghe, thích cảm nhận niềm hạnh phúc hân hoan khi được trở về những năm tháng tuổi thơ, bên mái trường, bên thầy cô, bên bạn bè và những gì thân thương nhất. Dù biết rằng đó chỉ là một giấc mơ...”

(“Có những giấc mơ về lại tuổi học trò” - Đăng Tâm)

Câu 1: (0,5 đ) Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 2: (0,5 đ) Đoạn văn trên thuộc kiểu loại văn bản nào?

Câu 3:( 1, 0 đ) Nêu nội dung chính của đoạn trích trên ?

Câu 4:( 1, 0 đ) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu: “Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad - bản nhạc nhẹ nhàng mà da diết khôn nguôi.”

Câu 5: ( 2.0 đ) Em có nhận xét gì về thái độ , tình cảm của tác giả được thể hiện trong đoạn trich? Đọc đoạn trich, em nhận được thông điệp gì?

II. TẠO LẬP VĂN BẢN (5 điểm)

Cho đề văn sau: Cảm nghĩ về quê hương em đang từng bước đổi mới.

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Phần I

Câu 1

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên: biểu cảm

Câu 2

Đoạn văn trên thuộc kiểu loại văn bản: Nhật dụng

Câu 3

Nội dung chính của đoạn văn trên:

- Những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ bên mái trường, thầy- cô, bạn bè. Mỗi thành viên trong buổi chia tay đều mang trong mình nỗi buồn khó diễn tả, nỗi buồn phải chia tay bạn bè, thầy cô, chia tay mái trường…

-Từ đó tác giả khẳng định, trân trọng giá trị cao đẹp của những kỉ niệm tuổi thơ, khơi gợi ở mọi người tình yêu , sự nâng niu kí ức của tuổi học trò bên thầy cô và bạn bè; có ý thức xây dựng tình bạn chân thành….

Câu 4

* BPTT So sánh : “Giấc mơ tuổi học trò du dương như một bản nhạc Ballad…”

*T/D:

- Biện pháp tu từ So sánh đã làm nổi bật cảm nhận của tác giả về “giấc mơ tuổi học trò”, giấc mơ với nhiều những kỷ niệm vui- buồn của một thời tuổi thơ.

-Tác giả khẳng định, trân trọng giá trị cao đẹp của những kỉ niệm tuổi thơ; luôn khao khát bình dị đó là:

+ được quay ngược thời gian trở về tuổi học trò . Qua đó, khơi gợi trong trái tim độc giả tình yêu mái trường, yêu bạn bè, thầy - cô; biết trân trọng những khoảnh khắc đáng quý , biết nâng niu kí ức của tuổi học trò bên thầy cô và bạn bè và có ý thức xây dựng tình bạn chân thành.

-Tăng hiệu quả diễn đạt làm cho lời văn hay, sống động, gợi cảm sâu sắc , hấp dẫn và có sức lay động lớn tới người đọc, người nghe.

Câu 5

*Đoạn trích đã thể hiện rõ quan điểm tư tưởng của tác giả bằng việc Khẳng định, đề cao, trân trọng giá trị cao đẹp của những kỉ niệm tuổi thơ bên thầy cô và bạn bè.

*Đây là một quan điểm ,tư tưởng tích cực thể hiện thái độ nhân văn, giàu tình yêu thương

*Những tình cảm , thái độ và tư tưởng này giúp khơi gợi trong trái tim độc giả tình yêu mái trường, yêu bạn bè, thầy - cô; biết trân trọng những khoảnh khắc đáng quý, biết nâng niu kí ức của tuổi học trò bên thầy cô và bạn bè và có ý thức xây dựng tình bạn chân thành.

PHẦN II.

TẠO LẬP VĂN BẢN

Mở bài:

- Em hãy giới thiệu quê hương em

- Cảm xúc chung về quê hương

Thân bài

1. Quê em trước đổi mới : hình ảnh đặc sắc để lại trong em là gì?
 
- Nhà: nhỏ bé, lụp xụp, cũ kỉ;
- Đường: đường đất; nhỏ; đầy bùn;….
- Trường học: lụp xụp; bất tiện; mái ngoái cũ;….
- Con người làm ruộng là chủ yếu: cuộc sống khổ cực ,vất vả và lam lũ.
2. Quê tôi sau đổi mới: : hình ảnh đặc sắc để lại trong em là gì?
 
- Nhà cửa khang trang, mới, có nhiều nhà cao tầng;….
- Đường được xây dựng mới, rộng, thuận tiện cho việc đi lại
- Chợ: đông vui, nhộn nhịp, rất nhiều người mua và bán; lúc nào cũng nghe xe cộ náo nhiệt
- Trường học: trường cũ được sửa chữa, nhiều trường mới được xây thêm..., phòng học có đèn, có quạt, nhìn mới tanh, có tòa nhà cao;…
- Đời sống con người được cải thiện, sống tốt và thoải mái hơn
- Trong nhà sắm sửa nhiều đồ công nghệ tiện nghi như: ti vi; tủ lạnh; máy giặt;….
3.Em tự hào vê sự dổi mới của quê hương mình như thế nào?
 
- Quê em có rất nhiều đổi mới
- Em rất yêu quê em
- Em sẽ cố gắng học hành để xây dựng quê hương ngày một tốt hơn

Kết bài:

- Em rất tự hào về quê hương em

- Em hứa học tập và rèn luyện thật tốt để xây dụng quê hương giầu đẹp.

- Dù có đi xa không bao giờ quên quê hương đã nuôi lớn tuổi thơ em.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc bài ca dao sau và trả lời các câu hỏi :

“ Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ?”

(Theo Ngữ văn 7, tập 1)

1. Hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của bài ca dao trên? (0,5 điểm)

2. Nội dung chính của bài ca dao trên là gì? (0,5 điểm)

3. Hãy tìm một từ láy có trong bài ca dao trên ? (0,5 điểm)

4. Xác định một thành ngữ có trong bài ca dao trên ? (0,5 điểm)

5. Xác định hai biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:

“ Nước non lận đận một mình,
 Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.” (1,0 điểm)

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về thân phận của người nông dân qua bài ca dao trên.

Câu 2. (5,0 điểm)

Cảm nghĩ về một người thân của em (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, thầy /cô giáo,bạn,...)

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Phần I

Câu 1

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 2

Nội dung chính: số phận người nông dân trong xã hội phong kiến (tùy theo cách trình bày của học sinh, thấy phù hợp và đúng thì cho điểm)

Câu 3

Từ láy: lận đận

Câu 4

Thành ngữ: lên thác xuống ghềnh

Câu 5

Ẩn dụ:thân cò ( học sinh nêu được tên ẩn dụ đạt điểm tối đa)

Phép đối: lên-xuống ( học sinh nêu được tên phép đối đạt điểm tối đa)

Phần II

Câu 1

Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về thân phận người nông dân qua bài ca dao trên.

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn

- Có đủ các câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Câu mở đoạn nêu được vấn đề, các câu thân đoạn triển khai được vấn đề, câu kết đoạn chốt được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề biểu cảm

- Cảm nghĩ về thân phận người nông dân.

c. Nêu được các ý cơ bản:

-Thân phận cơ cực, vất vả, lận đận- Cuộc sống bấp bênh,nghèo khổ-Hoặc trong xã hội phong kiến thân phận người nông dân nhỏ bé,khó tìm được cái ăn, bị áp bức, chịu nhiều bất công.

d. Sáng tạo

- Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề biểu cảm.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

- Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

Câu 2

Viết bài văn nêu cảm nghĩ về một người thân của em (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, thầy /cô giáo, bạn,…)

a. Đảm bảo cấu trúc biểu cảm (kết hợp yếu tố tự sự, miêu tả)

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề biểu cảm

- Cảm nghĩ về một người thân của em ( Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, thầy /cô giáo, bạn,…)

c. Triển khai được những ý cơ bản sau:

- Xác định được đối tượng biểu cảm

- Những hồi tưởng, suy nghĩ về người thân:

+ Miêu tả đôi nét về đối tượng ( ngoại hình, tính cách...)

+ Hồi tưởng những kỷ niệm, ấn tượng mình đã có với người đó trong quá khứ

+ Sự gắn bó của mình với người đó trong niềm vui, nỗi buồn, trong sinh hoạt, học tập, vui chơi,…

+ Nghĩ đến hiện tại, tương lai của người đó mà bày tỏ tình cảm, sự quan tâm, lòng mong muốn của mình dành cho người đó,...

- Khẳng định lại tình cảm bản thân dành cho người thân của em.

d. Sáng tạo

- Hồi tưởng kỉ niệm quá khứ, suy nghĩ về hiện tại, mơ ước tương lai, tưởng tượng những tình huống gợi cảm.

- Tình cảm chân thật và thể hiện cái mới trong sáng tạo làm cho người đọc đồng cảm và tin điều đó là thật.

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm).

Đọc khổ thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.

(Ngữ văn 7, tập 1, tr150, NXB GD Việt Nam, 2019)

Câu 1 (0,5 điểm). Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Ai là tác giả?

Câu 2 (0,5 điểm). Đặt trong hoàn cảnh ra đời, từ chiến đấu trong khổ thơ trên dùng để chỉ cuộc kháng chiến nào của dân tộc ta?

Câu 3 (1,0 điểm). Xác định và nêu tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ trên.

Câu 4 (1,0 điểm). Em có nhận xét gì về tình yêu Tổ quốc của nhân vật trữ tình trong khổ thơ trên?

Câu 5 (1,0 điểm). Là một học sinh, em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu với quê hương, đất nước?

II. LÀM VĂN (6,0 điểm).

Cảm nghĩ về mùa xuân trên quê hương em.

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm).

Câu 1

- Khổ thơ trên được trích trong bài thơ Tiếng gà trưa của Xuân Quỳnh 0,5

Câu 2

- Từ chiến đấu trong khổ thơ trên dùng để chỉ cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ của dân tộc ta.      

Câu 3 

Xác định và nêu tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng trong khổ thơ trên:

- Điệp ngữ: vì

- Tác dụng: Khẳng định niềm tin chân thật và chắc chắn về mục đích cao cả của cuộc chiến đấu: Cháu chiến đấu là để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ quê hương, bảo vệ gia đình và những kỉ niệm tuổi thơ.   

Câu 4 

Nhận xét về tình yêu Tổ quốc của nhân vật trữ tình trong khổ thơ:

- Đó là tình yêu rộng lớn, cao cả, sâu sắc.

- Tình yêu Tổ quốc là tình cảm rộng lớn, thiêng liêng, bao trùm và chi phối các tình cảm bình dị, thân thuộc. Và tình cảm trân trọng những gì thân thuộc làm sâu sắc thêm tình yêu Tổ quốc.          

Câu 5 

Là một học sinh, em sẽ làm gì để thể hiện tình yêu với quê hương, đất nước?

- Nhận thức được tình yêu quê hương, đất nước là thiêng liêng.

- Học tập và rèn luyện để trở thành công dân có ích góp phần xây dựng gia đình, quê hương đất nước giàu mạnh.

- Tìm hiểu lịch sử, văn hóa, phong tục, tập quán tốt đẹp của quê hương.

-Tuyên truyền cho bạn bè trong và ngoài nước hiểu biết về quê hương đất nước Việt Nam xinh đẹp.   

II. TẬP LÀM VĂN(6,0 điểm).

Cảm nghĩ về mùa xuân trên quê hương em.       

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm:

Mở bài: giới thiệu được đối tượng biểu cảm, Thân bài: triển khai bộc lộ cảm xúc do đối tượng gợi lên, Kết bài: Khẳng định lại tình cảm dành cho đối tượng.    

b. Xác định đúng đối tượng:

- Mùa xuân trên quê hương.      

c. Triển khai phát biểu cảm nghĩ.

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách miễn là mạch cảm xúc được thể hiện tự nhiên, hợp lí; vận dụng linh hoạt các hình thức biểu cảm trực tiếp kết hợp gián tiếp.       

I. Mở bài

- Giới thiệu về mùa xuân.

- Ấn tượng chung nhất của em về mùa xuân. 0.5

II. Thân bài

Bày tỏ tình cảm của em với mùa xuân trên quê hương em:

- Cảm nghĩ về thời tiết của mùa xuân: Bầu trời cao rộng, khí trời ấm áp, vài cánh én chao liệng rộn ràng, mưa xuân nhẹ nhàng reo rắc thổn thức lên mặt đất tràn đầy nhựa sống.

- Cảm nghĩ về cảnh sắc của mùa xuân: Cây cối đâm chồi nảy lộc; Hoa đào khoe sắc trên phố xá, trên nẻo đường quê, trong mỗi ngôi nhà …

- Cảm nghĩ về nếp sống gia đình: hồ hởi đi chợ tết, náo nức đón giao thừa, những buổi du xuân rộn ràng;…

- Cảm nghĩ về những hi vọng, ước mơ khi mùa xuân về.  

III. Kết bài

- Khẳng định lại tình yêu tha thiết với mùa xuân.   

d. Chính tả, ngữ pháp:

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.        

e. Sáng tạo:

Biểu cảm chân thực, diễn đạt có hình ảnh, gợi cảm thông qua việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật.

[Năm 2023] Đề thi Học kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Hà Nội có đáp án (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I. Phần Văn – Tiếng Việt (5 điểm)

1. Cho câu thơ sau:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

(trích “Cảnh khuya” – Hồ Chí Minh)

a. Chép tiếp 3 câu thơ còn lại để hoàn thành bài thơ

b. Nêu rõ thể thơ và hoàn cảnh sáng tác bài thơ trên.

c. Tìm, phân loại và phân tích rõ tác dụng của phép điệp ngữ được sử dụng trong câu hai của bài thơ (trình bày thành những câu văn liên tiếp).

2. Hãy điền các cặp từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa để hoàn thiện các thành ngữ sau:

a. Bước ..... bước.....

b. Mưa ... gió ....

Đặt câu với mỗi thành ngữ vừa tìm được.

II. Phần Tập làm văn (5 điểm)

Học sinh chọn một trong hai đề sau:

Đề 01: Loài cây em yêu.

Đề 02: Cảm nghĩ về một người thân yêu của em (ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em...)

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

PHẦN I

Câu 1

a.

*Phương pháp: Nhớ lại văn bản “Cảnh khuya”

*Cách giải:

- Chép thơ:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

b.

*Phương pháp: Nhớ lại phần tìm hiểu chung của bài thơ

*Cách giải:

- Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác năm 1947, tại chiến khu Việt Bắc, trong những năm đầu của kháng chiến chống Pháp.

c.

*Phương pháp: Nhớ lại kiến thức bài “Điệp ngữ”

*Cách giải:

- Điệp ngữ: “lồng” thuộc loại điệp ngữ cách quãng.

- Tác dụng: điệp ngữ “lồng” giúp câu thơ giàu giá trị gợi hình, gợi cảm và nhấn mạnh vẻ đẹp huyền ảo, hòa quyện của thiên nhiên vào đêm trăng.

Câu 2.

*Phương pháp: Nhớ lại kiến thức thành ngữ.

*Cách giải:

- Điền từ:

a. Bước thấp bước cao.

b. Mưa to gió lớn.

- Đặt câu:

a. Em đi đâu mà vội vàng bước thấp bước cao thế?

b. Hôm đó ngoài trời lạnh tanh, lại mưa to gió lớn, những người bán hàng rong không biết có nơi nào trú ẩn hay không?

PHẦN II

ĐỀ 1:

*Phương pháp: Nêu cảm nghĩ

*Cách giải:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản biểu cảm.

+ Bài văn đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

- Yêu cầu nội dung:

+ Bài văn xoay quanh nội dung: cảm nghĩ về loài hoa em yêu.

- Hướng dẫn cụ thể:

1. Mở bài:

  • Giới thiệu về loài cây em yêu.

2. Thân bài:

- Biểu cảm về các đặc điểm của cây:

+ Em thích màu của lá cây,…

+ Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…

+ Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say sưa hứng thú ra sao?

- Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.

+ Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?

+ Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

- Có thể kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên (ví dụ: kỉ niệm đầu tiên khiến em yêu thích loài cây đó,…).

3. Kết bài:

+ Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

ĐỀ 2:

*Phương pháp: Nêu cảm nghĩ

*Cách giải:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản biểu cảm.

+ Bài văn đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

- Yêu cầu nội dung:

+ Bài văn xoay quanh nội dung: cảm nghĩ về người thân mà em yêu quý.

- Hướng dẫn cụ thể: Cảm nghĩ về mẹ.

1. Mở bài: Giới thiệu về mẹ và tình mẫu tử thiêng liêng cao quý.

– Mẹ em người phụ nữ tuyệt vời chỉ có một trên đời.

– Tình mẹ luôn chân thành, thiêng liêng và cao quý, hi sinh suốt đời vì con.

2. Thân bài:

– Mẹ tôi năm nay 35 tuổi

– Dáng vóc: thanh mảnh, làn dan trắng trẻo, mái tóc đen và dài, đôi mắt to tròn, và khuôn mặt phúc hậu.

– Mẹ là người dịu dàng, hòa nhã và luôn đối xử tốt với mọi người. Trong nhà mẹ là người lo lắng, chăm sóc các thành viên trong gia đình.

– Buổi sáng mẹ dậy sớm, chuẩn bị bữa sáng và chuẩn bị cho em đi học và bố đi làm.

– Buổi trưa mẹ giặt giũ quần áo, dọn dẹp nhà cửa, sân vườn gọn gàng, sạch sẽ.

– Buổi tối mẹ chuẩn bị bữa cơm tối cho cả gia đình, nấu những món mà em thích. Bữa ăn là thành quả vất vả của mẹ trong cả ngày.

– Những lúc em không nghe lời, hay mắc lỗi nhưng mẹ cũng không bao giờ lớn tiếng hay dùng đòn roi mà mẹ cần em trình bày rõ chuyện rồi phê bình, nhắc nhở không tái phạm. Mẹ thật tâm lý và tình cảm.

– Mẹ em làm kế toán ở cơ quan công việc thường xuyên bận rộn nấy là cuối tuần. Đây là công việc cần sự tỉ mỉ, cận thận.

– Những lúc rảnh rỗi mẹ thường đọc sách và hướng dẫn em làm bài tập.

– Mẹ luôn cho chu toàn cho gia đình và cả công việc. Mẹ em là người phụ nữ thật tuyệt vời.

3. Kết bài: Bày tỏ tình cảm, sự yêu thương đối với mẹ.

– Mẹ là cả một thế giới, mẹ luôn chăm lo và hi sinh vì con cái.

– Em yêu mẹ rất nhiều và chắc chắn sẽ học thật tốt để mẹ luôn vui.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

Câu 1 (5 điểm):

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Bạn đến chơi nhà

Đã bấy lâu nay, bác tới nhà,

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.

Ao sâu nước cà, khôn chài cả,

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi

Cải chửa ra cây, cà mới nu,

Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.

Đầu trò tiếp khách, trầu không có,

Bác đến chơi đây, ta với ta!

(Nguyễn Khuyến)

a. (0.5 điểm): Bài thơ "Bạn đến chơi nhà” thuộc thể thơ nào? Kể tên một bài thơ đã học có cùng thể thơ đó.

b. (0.5 điểm): Chi ra quan hệ tử được dùng trong bài thơ trên.

c. (1.0 điểm): Em hãy so sánh cụm từ "ta với ta” trong hai bài thơ “Qua Đèo Ngang” và “Bạn đến chơi nhà”.

d. (3.0 điểm): “Bạn đến chơi nhà" đã thể hiện một quan niệm đẹp về tình bạn. Viết đoạn văn từ 8 -10 câu biểu cảm về tình bạn đẹp được thể hiện trong bài thơ.

Câu 2 (5 điểm):

Học sinh chọn một trong hai đề:

Đề 1: Biểu cảm về vẻ đẹp bài thơ “Nguyên tiêu” (Rằm tháng giêng) của Hồ Chí Minh.

Đề 2: Biểu cảm về vẻ đẹp bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh.

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM

Câu 1

a.

*Phương pháp: Nhớ lại các thể thơ đã học

*Cách giải:

- Bài thơ thuộc thể thất ngôn bát cú.

- Văn bản có cùng thể thơ: Qua đèo Ngang.

b.

*Phương pháp: Nhớ lại bài học Quan hệ từ.

*Cách giải:

- Quan hệ từ trong bài: “thời”, “với”.

c.

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

*Cách giải:

* Giống nhau: Đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình.

* Khác nhau:

- Trong bài bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến:

+ Ta: Tác giả (Nguyễn Khuyến)

+ Ta: Khách (bạn)

=> Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.

- Trong bài qua đèo ngang của bà Huyện Thanh Quan:

+ Ta: Đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)

=> Tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ 1 người, 1 tâm trạng

- Cụm từ ta với ta:

+ Bà Huyện Thanh Quan: Biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ

+ Nguyễn Khuyến: Thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy.

d.

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

*Cách giải:

- Yêu cầu hình thức: đoạn văn ngắn khoảng 8 – 10 câu.

- Yêu cầu nội dung:

+ Viết đoạn văn về tình bạn trong bài thơ.

1. Mở đoạn: giới thiệu sơ lược về tình bạn của Nguyễn Khuyến được thể hiện rõ qua bài thơ.

2. Thân đoạn:

a. Cảm xúc khi bạn đến chơi nhà

- Cách giới thiệu giản dị, gần gũi với đời sống:

+ Đã bấy lâu nay: chỉ thời gian đã lâu lắm rồi

+ Bác tới nhà: chỉ sự việc bạn đến thăm

- Giọng điệu: vồn vã, chân thành, cởi mở.

- Cách xưng hô: bác – một danh từ chỉ người, được dùng như đại từ, qua đó thể hiện thái độ niềm nở, thân tình, quý trọng của tác giả đối với bạn.

=> Tự nhiên, mộc mạc, giản dị và chân thành.

b. Hoàn cảnh của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà

- Tác giả đã tạo ra một tình huống, một hoàn cảnh rất đặc biệt và bông đùa khi bạn đến chơi.

⇒ Tạo dựng một tình huống éo le đó là cách nói hài hước, phóng đại về cuộc sống thiếu thốn vật chất của tác giả, qua đó thể hiện sự hóm hỉnh, hài hước của một nhà nho thanh bạch.

c. Tình bạn thắm thiết của tác giả

- Sử dụng từ nhiều nghĩa “ta”:

+ Ta (1): chủ nhà – nhà thơ

+ Ta (2): khách – bạn

- Sử dụng quan hệ từ “với” nối liền hai chữ ta, qua đó ta thấy giưa chủ và khách dường như không còn khoảng cách, tuy hai mà một, gắn bó, hòa hợp, vui vẻ, trọn vẹn.

⇒ Câu thơ đã đúc kết lại giá trị của toàn bài thơ, bộc lộ tình cảm sâu sắc của nhà thơ đối với bạn, khẳng định một tình bạn đậm đà thắm thiết, trọn vẹn mà trong sáng, vượt qua mọi thử thách tầm thường.

3. Kết đoạn: ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết, mộc mạc của tác giả


Câu 2:

Đề 1

*Phương pháp: Nêu cảm nghĩ

*Cách giải:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. 

Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản biểu cảm.

+ Bài văn đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

- Yêu cầu nội dung:

+ Bài văn xoay quanh nội dung: cảm nghĩ về “Nguyên tiêu”.

- Hướng dẫn cụ thể:

1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về bài thơ “Rằm tháng Giêng”

- Cảm nhận chung về giá trị của bài thơ

2. Thân bài

a. Bài thơ “Rằm tháng Giêng” khắc họa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong đêm trăng mùa xuân

- Bức tranh trong đêm trăng được diễn tả qua những nét vẽ gợi hình về thiên nhiên tạo vật.
 - Tác giả đã sử dụng từ “lồng lộng” để miêu tả ánh trăng bao trùm và chiếu rọi khắp không gian, tạo nên cách cảm nhận độc đáo: “Sông xuân nước lẫn bầu trời thêm xuân”.

- Bức tranh thiên nhiên tràn ngập sức xuân và sắc xuân: sông xuân, nước xuân, trời xuân cùng giao hòa, mở ra ý niệm độc đáo về niềm tin và sức sống.

b. Bài thơ “Rằm tháng Giêng” thể hiện tình yêu thiên nhiên cùng niềm lạc quan cách mạng của người chiến sĩ cách mạng

- “Thưởng trăng” và “bàn bạc việc quân” cùng song hành quyện hòa gợi lên mối quan hệ giữa thiên nhiên và non sông đất nước.

- Ánh trăng soi chiếu tạo nên cách cảm nhận “trăng ngân đầy thuyền”, thể hiện niềm tin tưởng, hi vọng vào chiến thắng của cách mạng.

- Con thuyền tràn ngập ánh trăng đã thể hiện chất thi sĩ và chiến sĩ trong tâm hồn nhân vật trữ tình. 

3. Kết bài

Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Đề 2

*Phương pháp: Nêu cảm nghĩ

*Cách giải:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản biểu cảm.

+ Bài văn đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

- Yêu cầu nội dung:

+ Bài văn xoay quanh nội dung: cảm nghĩ về “Cảnh khuya”.

- Hướng dẫn cụ thể:

1. Mở bài

Giới thiệu về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

2. Thân bài

a. Vẻ đẹp thiên nhiên trong hai câu đầu

- Tiếng suối thì thầm, róc rách, vang vọng như tiếng hát, tiếng ca ngọt ngào.

- Trăng mang ánh sáng chở che, toả rạng nơi rừng núi chiến khu


- Ánh trăng bao trùm lấy cảnh vật, bao trùm những bóng cổ thụ già, bóng cây lại bao bọc lấy những lùm hoa
 => Thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, đẹp đẽ gợi cảm, có âm thanh, có hình sắc.

b. Vẻ đẹp tâm hồn người cách mạng

- Bác không ngủ:

+  Bởi thiên nhiên quá đẹp

+ Bởi lòng vẫn đang nặng trĩu nỗi lo toan cho dân tộc

=> Một trái tim chưa giây phút nào thôi lo cho Tổ quốc, cho dân tộc → Tình yêu nước tha thiết, mãnh liệt.

3. Kết bài

Cảm nghĩ chung về bài thơ và tâm hồn Bác.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1 Hà Nội

Năm học 2023 - 2024

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

PHẦN I: (6,0 điểm)

      Là một nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam, Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày. Tiếng gà trưa là một bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ chân thành, giản dị và đầy nữ tính của bà.

Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác và phương thức biểu đạt chính của bài thơ Tiếng gà trưa

Câu 2. Câu thơ "Tiếng gà trưa” được lặp lại nhiều lần trong bài ở những vị trí nào? Việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?

Câu 3.

a. Chép chính xác sáu câu thơ cuối của bài thơ.

b. Viết đoạn văn khoảng 8 câu trình bày cảm nhận của em về những câu thơ vừa chép. Trong đoạn văn, có sử dụng một quan hệ từ và một cặp từ đồng nghĩa (gạch chân và chú thích rõ).

Câu 4. Tình cảm gia đình có ý nghĩa rất lớn trong cuộc đời mỗi con người. Kể tên một văn bản ghi rõ tên tác giả) trong chương trình Ngữ văn 7 em đã học cũng viết về tình cảm thiêng liêng nảy.

PHẦN II: (4,0 điểm)

Chọn một trong hai đề sau:

Đề 1. Biểu cảm về bài thơ “Cảnh khuya” của tác giả Hồ Chí Minh.

Đề 2. Biểu cảm về một người thân mà em yêu quí.

ĐÁP ÁN

PHẦN I

Câu 1

*Phương pháp: Nhớ lại văn bản “Tiếng gà trưa”

*Cách giải:

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968) của Xuân Quỳnh.

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm.

Câu 2

*Phương pháp: Nhớ lại bài thơ

*Cách giải:

- Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại ở vị trí đầu mỗi đoạn thơ.

- Tác dụng: Điệp ngữ "Tiếng gà trưa" có tác dụng giúp gợi về những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ, những kỉ niệm quen thuộc. Nó còn giữ cho mạch cảm xúc của bài thơ liền mạch, khiến những hình ảnh, những kỉ niệm càng thêm da diết, nồng nàn.

Câu 3

a.

*Phương pháp: Nhớ lại bài thơ.

*Cách giải:

- Chép thơ:

Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
 Ổ trứng hồng tuổi thơ

b.

*Phương pháp: Nêu cảm nghĩ

*Cách giải:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết đoạn văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm đoạn văn biểu cảm.

+ Đoạn văn đầy đủ các phần mở, thân, kết đoạn.

- Yêu cầu nội dung:

+ Đoạn văn xoay quanh nội dung: cảm nhận về khổ thơ cuối bài.

+ Đoạn văn có sử dụng một quan hệ từ và cặp từ đồng nghĩa.

- Hướng dẫn cụ thể:

Mở đoạn: giới thiệu đôi nét tác giả, tác phẩm và vị trí đoạn thơ.

Thân đoạn:

- Mục đích chiến đấu giản dị và cao cả của người chiến sĩ: Điệp từ “vì” được lặp lại tới bốn lần trong khổ thơ đã nhấn mạnh rõ mục đích chiến đấu của người chiến sĩ, những mục đích của anh thật giản dị, tự nhiên nhưng cũng rất cao cả và vinh quang: vì tiếng gà trưa, vì bà, vì xóm làng và hơn hết là vì Tổ quốc.

- Tình yêu đối với bà, quê hương, đất nước: Tiếng gọi “Bà ơi!” vang lên như một tiếng nấc nghẹn ngào của một đứa cháu nhỏ, tiếng gọi ấy ngân dài trong nỗi nhớ bà, và nhớ quê nhà. Có thể thấy tác giả là một người rất yêu thương và kính trọng bà, chấp nhận mọi gian khổ để bảo vệ bình yêu cho bà

- Tinh thần và ý chí chiến đấu của người lính: Chính tiếng gà “cục tác” đã gợi nhớ và nhắc nhở, thôi thúc cho người chiến sĩ trẻ chiến đấu bằng mọi giá để bảo vệ bình yên đất nước, thanh bình cho quê hương

Kết đoạn: cảm nhận chung.

Câu 4

*Phương pháp: Nhớ lại các văn bản đã học.

*Cách giải:

Em có thể chọn một trong số các văn bản sau:

- Mẹ tôi (Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi)

- Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài)

PHẦN II

ĐỀ 1:

*Phương pháp: Nêu cảm nghĩ

*Cách giải:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản biểu cảm.

+ Bài văn đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

- Yêu cầu nội dung:

+ Bài văn xoay quanh nội dung: cảm nghĩ về “Cảnh khuya”.

- Hướng dẫn cụ thể:

1. Mở bài

Giới thiệu về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

2. Thân bài

a. Vẻ đẹp thiên nhiên trong hai câu đầu

- Tiếng suối thì thầm, róc rách, vang vọng như tiếng hát, tiếng ca ngọt ngào.

- Trăng mang ánh sáng chở che, toả rạng nơi rừng núi chiến khu


- Ánh trăng bao trùm lấy cảnh vật, bao trùm những bóng cổ thụ già, bóng cây lại bao bọc lấy những lùm hoa
 => Thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, đẹp đẽ gợi cảm, có âm thanh, có hình sắc.

b. Vẻ đẹp tâm hồn người cách mạng

- Bác không ngủ:

+  Bởi thiên nhiên quá đẹp

+ Bởi lòng vẫn đang nặng trĩu nỗi lo toan cho dân tộc

=> Một trái tim chưa giây phút nào thôi lo cho Tổ quốc, cho dân tộc → Tình yêu nước tha thiết, mãnh liệt.

3. Kết bài

Cảm nghĩ chung về bài thơ và tâm hồn Bác.

ĐỀ 2:

*Phương pháp: Nêu cảm nghĩ

*Cách giải:

Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý:

- Yêu cầu hình thức:

+ Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản biểu cảm.

+ Bài văn đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.

- Yêu cầu nội dung:

+ Bài văn xoay quanh nội dung: cảm nghĩ về người thân mà em yêu quý.

- Hướng dẫn cụ thể: Cảm nghĩ về mẹ.

1. Mở bài: Giới thiệu về mẹ và tình mẫu tử thiêng liêng cao quý.

– Mẹ em người phụ nữ tuyệt vời chỉ có một trên đời.

– Tình mẹ luôn chân thành, thiêng liêng và cao quý, hi sinh suốt đời vì con.

2. Thân bài:

– Mẹ tôi năm nay 35 tuổi

– Dáng vóc: thanh mảnh, làn dan trắng trẻo, mái tóc đen và dài, đôi mắt to tròn, và khuôn mặt phúc hậu.

– Mẹ là người dịu dàng, hòa nhã và luôn đối xử tốt với mọi người. Trong nhà mẹ là người lo lắng, chăm sóc các thành viên trong gia đình.

– Buổi sáng mẹ dậy sớm, chuẩn bị bữa sáng và chuẩn bị cho em đi học và bố đi làm.

– Buổi trưa mẹ giặt giũ quần áo, dọn dẹp nhà cửa, sân vườn gọn gàng, sạch sẽ.

– Buổi tối mẹ chuẩn bị bữa cơm tối cho cả gia đình, nấu những món mà em thích. Bữa ăn là thành quả vất vả của mẹ trong cả ngày.

– Những lúc em không nghe lời, hay mắc lỗi nhưng mẹ cũng không bao giờ lớn tiếng hay dùng đòn roi mà mẹ cần em trình bày rõ chuyện rồi phê bình, nhắc nhở không tái phạm. Mẹ thật tâm lý và tình cảm.

– Mẹ em làm kế toán ở cơ quan công việc thường xuyên bận rộn nấy là cuối tuần. Đây là công việc cần sự tỉ mỉ, cận thận.

– Những lúc rảnh rỗi mẹ thường đọc sách và hướng dẫn em làm bài tập.

– Mẹ luôn cho chu toàn cho gia đình và cả công việc. Mẹ em là người phụ nữ thật tuyệt vời.

3. Kết bài: Bày tỏ tình cảm, sự yêu thương đối với mẹ.

– Mẹ là cả một thế giới, mẹ luôn chăm lo và hi sinh vì con cái.

– Em yêu mẹ rất nhiều và chắc chắn sẽ học thật tốt để mẹ luôn vui.

ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM


Các loạt bài lớp 9 khác