[Năm 2024] Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử 7 có đáp án (6 đề)
Với [Năm 2024] Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử 7 có đáp án (6 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa kì 2 Lịch sử 7.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Lịch Sử 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Khoanh tròn đáp án trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?
“Nam quan bái biệt cha già
Trở về nợ nước, thù nhà lo toan
Lam Sơn góp lưỡi gươm vàng
“Bình Ngô đại cáo”, giang san thu về?”
A. Lương Thế Vinh.
B. Ngô Sĩ Liên.
C. Nguyễn Trãi.
D. Ngô Thì Nhậm.
Câu 2: Để tập trung quyền lực vào tay vua, Lê Thánh Tông đã
A. bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất, như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển.
B. đặt lệ “tứ bất”: không lập hoàng hậu, Thái tử, không phong Tể tướng, không lấy Trạng nguyên.
C. trực tiếp nắm mọi quyền hành, giải quyết công việc của đất nước (ngoại trừ chỉ huy quân đội).
D. bãi bỏ chức Thượng thư ở 6 bộ, vua trực tiếp nắm mọi quyền hành.
Câu 3: Có nhiều nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp ở Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII, ngoại trừ việc
A. Đàng Trong có nhiều kiện tự nhiên thuận lợi.
B. nhân dân Đại Việt tích cực lao động, sản xuất.
C. chính quyền đẩy mạnh việc tổ chức khai hoang.
D. chúa Nguyễn ban hành chính sách quân điền.
Câu 4: Câu ca dao nào dưới đây không phản ánh đúng về làng nghề thủ công truyền thống ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII?
A. Ước gì anh lấy được nàng/ Để anh mua gạch Bát Tràng về xây.
B. Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng / Vải tơ Nam Định, lụa làng Hà Đông.
C. An Phú nấu kẹo mạch nha/ Làng vòng làm cốm để mà tiến vua.
D. Đồn rằng Văn Điển vui thay/ Ngoài phố họp chợ năm ngày một phiên.
Câu 5: Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVIII?
A. Quan tham hoành hành, đục khoét nhân dân.
B. Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy sụp.
C. Nhân dân khổ cực do: tô cao, thuế nặng, thiên tai...
D. Ách đô hộ, thống trị tàn bạo của giặc Minh.
Câu 6: Trong những năm 1786 – 1788, phong trào Tây Sơn lần lượt đánh đổ hai tập đoàn phong kiến nào?
A. Lê, Trịnh.
B. Lê, Mạc.
C. Trịnh, Nguyễn.
D. Nguyễn, Mạc.
Câu 7: Thắng lợi nào của nghĩa quân Tây Sơn đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của nhà Thanh?
A. Ngọc Hồi – Đống Đa.
B. Tốt Động – Chúc Động.
C. Rạch Gầm – Xoài Mút.
D. Chi Lăng – Xương Giang.
Câu 8: Nội dung nào không phản ánh đúng về đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc?
A. Bước đầu thống nhất đất nước.
B. Lật đổ sự thống trị của Vương triều Mạc.
C. Đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh.
D. Có các chính sách tiến bộ thời vua Quang Trung.
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (4,0 điểm) Trình bày một vài đặc điểm của khởi nghĩa Lam Sơn. So với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý – Trần, khởi nghĩa Lam Sơn có điểm gì khác biệt?
Câu 2 (2,0 điểm): Quan sát bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi:
a. Bức tranh trên gợi cho em liên tưởng tới cuộc chiến tranh nào trong lịch sử dân tộc Việt Nam?
b. Trình bày diễn biến chính của cuộc chiến tranh mà bức tranh phản ánh. Theo em, cuộc chiến tranh này đã để lại hậu quả như thế nào?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ SỐ 1
I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm.
Bảng đáp án:
1 - C |
2 - A |
3 - D |
4 - D |
5 - D |
6 - C |
7 - A |
8 - B |
II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
* Một số đặc điểm của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Nổ ra trong hoàn cảnh đất nước mất độc lập, chịu sự thống trị hà khắc của nhà Minh.
- Cuộc khởi nghĩa kéo dài, gian khổ, nhiều lần bị quân Minh bao vây nguy khốn, phải chuyển căn cứ khởi nghĩa từ Lam Sơn (Thanh Hóa) vào Nghệ An, nhưng cũng làm nên những thắng lợi to lớn (Tân Bình, Thuận Hóa, Chi Lăng – Xương Giang...), từng bước làm suy yếu và lật đổ ách thống trị của nhà Minh.
- Qui tụ được nhiều người tài, tướng giỏi giúp nước (Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Lê Lai...)
- Nhận được sự ủng hộ của đông đảo các tầng lớp nhân dân, mang tính chất giải phóng dân tộc, tính nhân dân sâu sắc.
- Qui mô: ban đầu bùng nổ ở một địa phương, sau đó phát triển thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.
- Khởi nghĩa giành thắng lợi => lật đổ ách đô hộ của nhà Minh, giành lại nền độc lập; đưa tới sự ra đời của một vương triều mới – nhà Lê sơ.
* Điểm khác biệt giữa khởi nghĩa Lam Sơn với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý – Trần:
- Bối cảnh diễn ra:
+ Các cuộc kháng chiến thời Lý - Trần: Đại Việt vẫn là một quốc gia độc lập, có chủ quyền; các thế lực ngoại xâm (Tống, Mông - Nguyên) đem quân sang xâm lược Đại Việt.
+ Khởi nghĩa Lam Sơn: Đại Việt đã bị mất độc lập, chủ quyền, chịu ách áp bức, đô hộ của nhà Minh.
- Mục đích:
+ Các cuộc kháng chiến thời Lý - Trần: tiến hành kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc.
+ Khởi nghĩa Lam Sơn: tiến hành khởi nghĩa chống ngoại xâm để giành lại độc lập, chủ quyền của dân tộc.
- Lực lượng tổ chức cuộc đấu tranh:
+ Các cuộc kháng chiến thời Lý - Trần: nhà nước phong kiến => có điều kiện thuận lợi để phát động cuộc kháng chiến toàn dân.
+ Khởi nghĩa Lam Sơn: các hào trưởng, nghĩa sĩ ở địa phương => không có danh nghĩa chính thức, phải bí mật dấy binh => khó khăn trong huy động toàn dân kháng chiến.
- Tổ chức chiến đấu:
+ Các cuộc kháng chiến thời Lý - Trần: giữ thế chủ động về chiến lược, buộc các thế lực ngoại xâm phải đánh theo cách đánh của quân dân Lý - Trần.
+ Khởi nghĩa Lam Sơn: trong những năm 1418 - 1424, nghĩa quân Lam Sơn chiến đấu trong tình thế bị động về chiến lược; có sự kết hợp giữa tiến công với hòa hoãn tạm thời để xây dựng và phát triển lực lượng. Từ năm 1424, nghĩa quân Lam Sơn giành được thế chủ động về chiến lược.
Câu 2 (3,0 điểm)
a. Bức tranh trên gợi cho em liên tưởng tới cuộc chiến tranh nào….
- Phân tích hình ảnh biểu tượng trong bức tranh:
+ Bản đồ Đại Việt bị chia cắt thành Đàng Trong – Đàng Ngoài, lấy sông Gianh làm giới tuyến.
+ Hai vị tướng của hai chính quyền: Trịnh (ở Đàng Ngoài, lá cờ thêu chữ 郑) – Nguyễn (ở Đàng Trong, lá cờ thêu chữ 阮) tay cầm gươm, trong tư thế phòng thủ.
=> Bức tranh phản ánh: cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn.
b. Trình bày diễn biến chính, hậu quả…..
* Diễn biến chính của chiến tranh Trịnh – Nguyễn:
- Đầu thế kỉ XVII, cuộc chiến tranh giữa hai thế lực bùng nổ.
- Trong gần nửa thế kỉ (từ năm 1627 đến năm 1672), họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau 7 lần. Cuối cùng, hai bên lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới, chia cắt đất nước, gọi là Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ta Bắc) và Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào Nam).
* Hậu quả của chiến tranh Trịnh – Nguyễn:
- Kinh tế đất nước bị tàn phá nghiêm trọng.
- Hàng vạn dân thường, binh lính bị xô đẩy vào cuộc chiến tranh tàn khốc.
- Đất nước bị chia cắt, sự toàn vẹn, thống nhất lãnh thổ bị xâm phạm nghiêm trọng.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Lịch Sử 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)
Câu 1. Khởi nghĩa Lam Sơn của nhân dân ta chống lại quân xâm lược nào?
A.Nhà Hán.
B. Nhà Tống.
C. Nhà Nguyên.
D. Nhà Minh.
Câu 2. Năm 1424, Nguyễn Chích đề nghị nghĩa quân Lam Sơn tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân
A. ra Bắc.>
B. vào Nghệ An.
C. vào miền Nam.>
D. lên núi Chí Linh.
>Câu 3. Tháng 9/1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân đến đâu?
A. Vào Miền Trung.
B. Vào Miền Nam.
C. Ra Miền Bắc.
D. Đánh thẳng ra Thăng Long.
Câu 4. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
A. Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh, mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.
B. Kết thúc chiến tranh và buộc nhà Minh bồi thường chiến tranh cho nước ta.
C. Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước với việc nhà Minh thần phục nước ta.
D. Đưa nước ta trở thành một cường quốc trong khu vực.
Câu 5. Điểm giống nhau trong cách đánh của quân khởi nghĩa Lam Sơn ở hai trận Tốt Động – Chúc Động và Chi Lăng – Xương Giang là
A. cả hai trận quân khởi nghĩa đều dùng thủy chiến, tấn công trên biển
B. cả hai trận quân khởi nghĩa vừa đánh, vừa đàm
C. cả hai đều là trận phục binh, nghĩa quân nắm vững đường hành quân của giặc nên đã dựa bào địa hình để tổ chức phục kích và tiêu hao sinh lực địch
D. cả hai trận ta đều đánh nghi binh, khiến giặc chủ quan
Câu 6. Bộ “Quốc triều hình luật” hay “Luật Hồng Đức” được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?
A. Lê Thái Tổ.
B. Lê Thánh Tông.
C. Lê Nhân Tông.
D. Lê Thái Tông.
Câu 7. Thời Lê Sơ, ở đâu là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất?
A. Vân Đồn.
B. Thăng Long.
C. Vạn Kiếp.
D. Phố Hiến.
Câu 8. Vì sao dưới thời Lê sơ, số lượng nô tì giảm dần?
A. Vì nô tì bỏ làng xã tha phương cầu thực.
B. Vì nô tì bị chết nhiều.
C. Vì pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô tì hoặc bức dân làm nô tì.
D. Vì quan lại không cần nô tì phục vụ nữa.
Câu 9. Thời Lê sơ, tôn giáo nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội?
A. Phật giáo.
B. Nho giáo.
C. Đạo giáo.
D. Thiên Chúa giáo.
Câu 10. Nghệ thuật kiến trúc thời Lê sơ thể hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại đâu?
A. Lam Sơn (Thanh Hóa).
B. Linh Sơn (Thanh Hóa).
C. Núi Chí Linh (Thanh Hóa).
D. Lam Kinh (Thanh Hóa).
Câu 11. Thời vua Lê Thánh Tông, ở cấp địa phương, cả nước được chia thành
A. 13 đạo.
B. 12 lộ.
C. 5 đạo.
D. 13 đạo thừa tuyên.
Câu 12. Quân đội dưới thời nhà Lê được tổ chức theo chế độ nào?
A. “Ngụ nông ư binh”.
B. “Ngụ binh ư nông”.
C. “Ư binh hiến nông”.
D. “Ư nông hiến binh”.
Câu 13. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội. Đó là đặc điểm tổ chức bộ máy chính quyền thời nào?
A. Thời Đinh – Tiền Lê.
B. Thời Tiền Lê.
C. Thời Lý – Trần.
D. Thời Lê sơ.
Câu 14. “Luật Hồng Đức” ra đời trong thời kỳ nào?
A. Thời Lý – Trần.
B. Thời Tiền Lê.
C. Thời Lê sơ.
D. Thời nhà Hồ.
Câu 15. Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào?
A. Nhà Mạc với nhà Nguyễn.
B. Nhà Mạc với nhà Lê.
C. Nhà Lê với nhà Nguyễn.
D. Nhà Trịnh với nhà Mạc.
Câu 16. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn kết thúc với kết quả như thế nào?
A. Chiến thắng thuộc về họ Trịnh, họ Nguyễn bị lật đổ.
B. Chiến thắng thuộc về họ Nguyễn, họ Trịnh bị lật đổ.
C. Hai bên không phân thắng bại, đất nước bị chia thành hai đàng.
D. Hai thế lực phong kiến Trịnh – Nguyễn lần lượt bị nhà Tây Sơn đánh bại.
Câu 17. Con sông nào là ranh giới chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XVIII?
A. Sông Bến Hải (Quảng Trị).
B. Sông La (Hà Tĩnh).
C. Sông Gianh (Quảng Bình).
D. Sông Nhật Lệ (Quảng Bình).
Câu 18. Ở Đàng Ngoài, họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị, nhưng vẫn phải dựa vào danh nghĩa vua Lê, tình hình đó gọi là
A. “vua Lê - chúa Trịnh”.
B. “vua Trịnh – chúa Lê”.
C. “Lê – Trịnh phân quyền”.
D. “Lê – Trịnh phân tranh”
Câu 19. Vì sao họ Trịnh chấp nhận xưng vương, trên danh nghĩa vẫn là bề tôi của nhà Lê?
A. Họ Trịnh muốn mượn danh tiếng của nhà Lê để dễ bề cai trị.
B. Họ Trịnh chịu ơn của nhà Lê.
C. Họ Trịnh không đủ sức tiêu diệt nhà Lê.
D. Do còn tập trung tiêu diệt họ Nguyễn ở phía Nam.
Câu 20. Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến những cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp bùng nổ ở đầu thế kỉ XVI?
A. Hậu quả của chiến tranh Nam – Bắc triều.
B. Hậu quả của chiến tranh Đàng Trong – Đàng Ngoài.
C. Mâu thuẫn xã hội diễn ra gay gắt.
D. Nhà Lê bị Mạc Đăng Dung lật đổ.
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Phân tích nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427).
Câu 2 (2,0 điểm). Trình bày những thành tự chủ yếu về văn học, giáo dục, khoa học, nghệ thuật của Đại Việt thời Lê sơ.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ SỐ 2
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1 - D |
2 - B |
3 - C |
4 - A |
5 - C |
6 - B |
7 - B |
8 - C |
9 - B |
10 - D |
11 - D |
12 - B |
13 - D |
14 - C |
15 - B |
16 - C |
17 - C |
18 - A |
19 - A |
20 - C |
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
* Nguyên nhân thắng lợi
- Vì nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, niềm tự hào dân tộc sâu sắc và ý chí quyết tâm giành lại nền độc lập cho tổ quốc.
- Sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của bộ chỉ huy nghĩa quân đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.
- Ta có đường lối chiến lược chiến thuật sáng suốt, sáng tạo.
- Sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc.
- Tinh thần chiến đấu ngoan cường không ngại gian khổ của nghĩa quân.
* Ý nghĩa lịch sử
- Khởi nghĩa Lam Sơn là kết tinh và đỉnh phát triển cao nhất của toàn bộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở đầu thế kỉ XV.
- Khởi nghĩa Lam Sơn đã giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ của nhà Minh hơn 20 năm.
- Tạo điều kiện giải quyết yêu cầu phát triển của chế độ phong kiến trong nước, đưa chế độ phong kiến sang một giai đoạn phát triển mới – thời Lê sơ.
Câu 2 (2,0 điểm)
- Giáo dục – khoa cử:
+ Thời Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.
+ Riêng thời Lê Thánh Tông tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.
- Văn học:
+ Văn học chữ Hán có những tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Quỳnh uyển cửu ca.
+ Văn học chữ Nôm: Quốc Âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập, Thập giới cô hồn quốc ngữ văn.
- Khoa học:
+ Sử học: Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư, Lam Sơn thực lục, Việt giám thông khảo tổng luận.
+ Địa lý: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
+ Y học: Bản thảo thực vật toát yếu.
+ Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật:
+ Nghệ thuật sân khấu châu Âu, múa, nhạc, chèo, tuồng… được phục hồi và phát triển.
+ Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc biể hiện rõ rệt và đặc sắc ở công trình, lăng tẩm, cung điện tại Lam Kinh (Thanh Hóa).
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Lịch Sử 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)
Câu 1. Tình hình chính trị ở Đàng Trong từ giữa thế kỉ XVIII có điểm gì nổi bật?
A. Chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần.
B. Các chúa Nguyễn liên tục mở rộng lãnh thổ ra Bắc.
C. Chính quyền họ Nguyễn được củng cố vững chắc.
D. Chúa Trịnh chiến thắng họ Nguyễn và làm chủ Đàng Trong.
Câu 2. Dưới thời Quang Trung, loại chữ viết nào được dùng làm chữ viết chính thức của nhà nước?
A. Chữ Hán.
B. Chữ Quốc ngữ.
C. Chữ tượng hình.
D. Chữ Nôm.
Câu 3. Sau khi đánh bại giặc ngoại xâm, Quang Trung đã chọn địa phương nào làm kinh đô?
A. Thăng Long.
B. Gia Định.
C. Bình Định.
D. Phú Xuân.
Câu 4. Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ XI – XV được xây dựng theo thể chế
A. quân chủ chuyên chế.
B. cộng hòa quý tộc.
C. quân chủ lập hiến.
D. dân chủ chủ nô.
Câu 5. Nguyên nhân nào dẫn đến sự toàn vẹn của lãnh thổ Đại Việt bị xâm phạm nghiêm trọng trong suốt các thế kỉ XVI – XVIII?
A. Chiến tranh xâm lược của quân Xiêm.
B. Chiến tranh xâm lược của quân Minh.
C. Tranh giành quyền lực trong nội bộ triều đình Lê.
D. Chiến tranh tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến.
Câu 6. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ năm 1407 thất bại?
A. Nhà Hồ không có tướng lĩnh tài giỏi.
B. Quân Minh có ưu thế hơn về lực lượng, vũ khí.
C. Nhà Hồ không có đường lối kháng chiến đúng đắn.
D. Nhà Hồ không xây dựng được khối đoàn kết dân tộc.
Câu 7. Bộ bản đồ quốc gia đầu tiên của Đại Việt do Nhà nước phong kiến Việt Nam biên vẽ và ban hành là
A. Hồng Đức bản đồ.
B. An Nam hình thăng đồ.
C. Dư địa chí.
D. An Nam dư địa chí.
Câu 8. Nội dung nào không phản ánh đúng thông điệp mà vua Qang Trung muốn gửi gắm tới quân sĩ qua bài hiểu dụ sau:
“Đánh để cho dài tóc
Đánh để cho đen răng
Đánh để cho nó trích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất toàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
A. Đánh giặc để giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
B. Tiêu diệt quân xâm lược để bảo vệ độc lập dân tộc.
C. Khẳng định chủ quyền dân tộc (“Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”).
D. Đánh đuổi quân Thanh, tạo đà thắng lợi để xâm chiếm vùng biên giới.
Phần II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của các cuộc chiến tranh: Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn. Theo em, các cuộc chiến tranh này đã để lại hậu quả như thế nào?
Câu 2 (3,0 điểm). Bằng những sự kiện lịch sử có chọn lọc, em hãy làm sáng tỏ nhận định sau: “Trong quá trình đấu tranh kiên cường của mình, phong trào nông dân Tây Sơn đã làm nên hai sự nghiệp lớn: bước đầu thống nhất đất nước và đánh bại giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.”
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ SỐ 3
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm
1 - A |
2 - D |
3 - D |
4 - A |
5 - D |
6 - D |
7 - A |
8 - D |
Phần II. Tự luận (6,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm)
* Nguyên nhân bùng nổ của chiến tranh Nam – Bắc triều, chiến tranh Trịnh – Nguyễn
- Chiến tranh Nam – Bắc triều:
+ Sau khi Mạc Đăng Dung phế bỏ nhà Lê, lập ra nhà Mạc (1527) thì một làn sóng đấu tranh chống lại và không hợp tác với nhà Mạc đã diễn ra, đặc biệt là những tôn thất và cựu thần nhà Lê.
+ Một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim, đã họp quân, nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, nổi dậy ở vùng Thanh Hoá. Một nhà nước mới được thành lập ở đây, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc.
+ 1533, chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ.
- Chiến tranh Trịnh – Nguyễn:
+ Ngay trong thời gian diễn ra cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều, sự chia rẽ và mâu thuẫn trong nội bộ Nam triều đã nảy sinh. Sau khi Nguyễn Kim chết (1545), mọi quyền hành đều ở trong tay người con rể là Trịnh Kiểm. Trịnh Kiểm đã tìm mọi cách loại trừ thế lực của họ Nguyễn => người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin với Trịnh Kiểm để được vào trấn thủ đất Thuận Hóa. => Đất Thuận Hóa trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn.
+ Sự lớn mạnh của thế lực họ Nguyễn ở Thuận Hóa và Quảng Nam đã khiến cho chính quyền Lê – Trịnh lo sợ => nhà Lê – Trịnh tìm mọi cách kìm hãm, khống chế họ Nguyễn. Điều này khiến cho mâu thuẫn giữa họ Nguyễn với chính quyền Lê – Trịnh ngày càng gay gắt => 1627, cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ.
* Hậu quả từ hai cuộc chiến tranh: Nam – Bắc triều và chiến tranh Trịnh – Nguyễn
- Kinh tế đất nước bị tàn phá nghiêm trọng.
- Hàng vạn dân thường, binh lính bị xô đẩy vào cuộc chiến tranh tàn khốc.
- Đất nước bị chia cắt, sự toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm nghiêm trọng.
Câu 2 (3,0 điểm):
* Tiêu diệt các tập đoàn phong kiến phản động, bước đầu hoàn thành thống nhất đất nước.
- Cuối thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến ở Đàng Ngoài và Đàng Trong khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Đời sống nhân dân khổ cực, các cuộc đấu tranh của nông dân nổ ra khắp nơi. Năm 1771, khởi nghĩa nông dân bùng nổ ở Tây Sơn (Bình Định), đặt dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.
- Năm 1777, nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Nguyễn, làm chủ vùng đất Đàng Trong.
- Trong những năm 1786 – 1788, quân Tây Sơn lần lượt đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh, Lê => xóa bỏ sự phân cách Đàng Ngoài – Đàng Trong, làm chủ toàn bộ đất nước => sự nghiệp thống nhất đất nước bước đầu được hoàn thành.
* Đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền dân tộc.
- Kháng chiến chống quân Xiêm (1785).
+ Sau khi chính quyền chúa Nguyễn bị lật đổ, Nguyễn Ánh cùng tàn quân trốn chạy sang Xiêm cầu cứu => vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân Xiêm kéo sang xâm lược Đại Việt.
+ 1785, Nguyễn Huệ tổ chức trận Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan quân xâm lược.
- Kháng chiến chống quân Thanh (1789).
+ Năm 1788, vua Càn Long sai tướng đem 29 vạn quân sang xâm lược Đại Việt.
+ Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, tiến quân từ Phú Xuân ra Bắc.
+ Tháng 1/1789, vua Quang Trung tổ chức trận Ngọc Hồi – Đống Đa => quân Thanh đại bại.
=> Như vậy, có thể thấy “Trong quá trình đấu tranh kiên cường của mình, phong trào nông dân Tây Sơn đã làm nên hai sự nghiệp lớn: bước đầu thống nhất đất nước và đánh bại giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc”.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Lịch Sử 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Phần I: Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1: Ý nào không phải nguyên nhân đầu thế kỉ XVI nhà Lê bắt đầu suy thoái?
A. Vua quan ăn chơi sa đọa.
B. Nội bộ giai cấp thống trị giành quyền lực.
C. Quan lại địa phương hà hiếp, vơ vét của dân.
D. Nhà Lê thực hiện quá nhiều các cuộc chiến tranh ra bên ngoài.
Câu 2: Vì sao vào thế kỉ XVII – XVIII, đạo Thiên chúa nhiều lần bị chúa Nguyễn, chúa Trịnh ngăn cấm du nhập vào nước ta?
A. Không phù hợp với cách cai trị dân của chúa Nguyễn, chúa Trịnh.
B. Không phù hợp với làng quê Việt Nam.
C. Đạo phật và Đạo giáo phát triển mạnh.
D. Đạo Nho tồn tại ở nước ta.
Câu 3: Truyện Nôm vào thế kỉ XVI – XVII thường mang nội dung gì?
A. Viết về hạnh phúc con người, tố cáo những bất công xã hội.
B. Phản ánh bất công và tội ác xã hội phong kiến.
C. Vạch trần quan lại tham nhũng.
D. Ca ngợi công đức của các bậc vua, chúa.
Câu 4: Nghĩa quân của Nguyễn Hữu Cầu đã nêu khẩu hiệu gì?
A. “Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân”.
B. “Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”.
C. “Xóa bỏ chế độ phong kiến”.
D. “Thực hiện quyền bình đẳng xã hội”.
Câu 5: Điền vào chỗ trống câu sau đây: “Các cuộc khởi nghĩa ở Đàng Ngoài cuối cùng đều thất bại nhưng đó đã làm cho….bị lung lay”?
A. Cơ đồ nhà Lê.
B. Cơ đồ họ Trịnh.
C. Cơ đồ chúa Nguyễn.
D. Cơ đồ vua Lê, chúa Trịnh.
Câu 6: Tướng nào của giặc phải khiếp sợ, thắt cổ tự tử sau khi thất bại ở Ngọc Hồi và Đống Đa?
A. Sầm Nghi Đống.
B. Hứa Thế Hanh.
C. Tôn Sĩ Nghị.
D. Càn Long.
Câu 7: Sau khi quân Thanh bị đánh tan, ở phía Bắc Việt Nam thế lực nào lén lút hoạt động?
A. Lê Chiêu Thống.
B. Lê Duy Chỉ.
C. Lê Duy Mật.
D. Lê Long Đình.
Câu 8: Sau khi Quang Trung mất, chính quyền Tây Sơn suy yếu vì
A. Vua mới còn nhỏ tuổi.
B. Vua mới không đủ năng lực và uy tín.
C. Vua mới không đủ năng lực, uy tín và nội bộ triều đình mâu thuẫn.
D. Nội bộ triều đình tranh giành quyền lực lẫn nhau.
Câu 9: Nguyên nhân hình thành một tầng lớp địa chủ lớn, chiếm nhiều ruộng đất ở Đàng Trong?
A. Nông nghiệp Đàng Trong phát triển, điều kiện tự nhiên thuận lợi.
B. Chúa Nguyễn có chính sách di dân khẩn hoang.
C. Chúa Trịnh khuyến khích dân lưu vong trở về làm ăn.
D. Thủ công nghiệp phát triển.
Câu 10: Vào thế kỉ XVI – XVII, Nho giáo ở Đại Việt như thế nào?
A. Được xem như quốc giáo.
B. Được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.
C. Không hề được quan tâm.
D. Đã bị xóa bỏ hoàn toàn.
Phần II: Tự luận
Câu 1 (2,0 điểm): Hãy nêu những hoạt động của Nguyễn Huệ trong cuộc tiến công ra Bắc Hà lần thứ nhất (1786)
Câu 2 (3,0 điểm): Tham gia nghĩa quân Tây Sơn gồm có các thành phần nào? Qua đó em có nhận xét gì?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ SỐ 4
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
1-D |
2-A |
3-A |
4-D |
5-B |
6-A |
7-B |
8-C |
9-A |
10-B |
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
- Tháng 6 – 1786, quân Tây Sơn kéo đến trước thành Phú Xuân.
- Nhờ nước sông lên cao, thuyền Tây Sơn tiến sát thành, tung bộ binh giáp chiến với quân Trịnh.
- Quân Trịnh bạc nhược, bị tiêu diệt nhanh chóng.
- Chiếm được Phú Xuân, quân Tây Sơn hoàn toàn làm chủ Đàng Trong, đồng thời tạo thanh thế để tiến ra Đàng Ngoài.
Câu 2 (3,0 điểm)
- Tham gia nghĩa quân Tây Sơn gồm có các thành phần:
+ Nông dân nghèo miền xuôi, miền ngược.
+ Thợ thủ công, thương nhân.
+ Một bộ phận trong tầng lớp thống trị vốn bất bình với phe cánh Trương Phúc Loan.
+ Một số nhà giàu, thổ hào như: Huyền Khê, Nguyễn Thông… đã bỏ tiền ra giúp nghĩa quân.
- Nhận xét:
+ Cuộc khởi nghĩa nổ ra đã bắt mạch đúng nguyện vọng đông đảo các tầng lớp nhân dân.
+ Mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân dân với chính quyền thống trị quá sâu sắc, họ mong muốn lật đổ ách thống trị nhà Nguyễn tàn bạo.
+ Các thủ lĩnh khởi nghĩa khôn khéo đề ra các khẩu hiệu đã lôi kéo được đông đảo nhân dân đặc biệt là nông dân và các tầng lớp khác.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Lịch Sử 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
Phần I: Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1: Nhà Lê bắt đầu suy thoái từ thời gian nào?
A. Đầu thế kỉ XVI.
B. Giữa thế kỉ XVI.
C. Cuối thế kỉ XVI.
D. Đầu thế kỉ XVII.
Câu 2: Thời Lê sơ, đầu thế kỉ XVI diễn ra mâu thuẫn gay gắt giữa
A. nông dân với địa chủ.
B. địa chủ với nhà vua.
C. nhân dân với nhà nước phong kiến.
D. giai cấp tư sản với vô sản.
Câu 3: Ở Đàng Ngoài, bọn cường hào đem cầm bán ruộng công đã làm cho đời sống của người nông dân như thế nào?
A. Bị mất đất, đói khổ, bỏ làng phiêu bạt.
B. Phải chuyển sang làm nghề thủ công.
C. Phải chuyển sang buôn bán hàng hóa,
D. Tích cực khai hoang, lập ấp mới.
Câu 4: Ở đàng ngoài khi chưa diễn ra cuộc chiến tranh Nam - Bắc Triều đời sống nhân dân như thế nào?
A. Đói khổ, bần cùng.
B. Vẫn còn thiếu thốn.
C. Nhà nhà no đủ.
D. Nạn đói trầm trọng.
Câu 5: Ruộng đất bỏ hoang, mất mùa, đói kém diễn ra dồn dập. Đó là đặc điểm dưới thời nào ở thế kỉ XIV?
A. Thời nhà Mạc.
B. Thời vua Lê – “Chúa Trịnh”.
C. Thời “chúa Nguyễn”.
D. Không phải các triều đại trên.
Câu 6: Tình hình chính quyền họ Trịnh giữa thế kỉ XVIII như thế nào?
A. Quanh năm hội hè, yến tiệc, phung phí tiền của.
B. Chia nhau chiếm đoạt ruộng đất công.
C. Nạn tham nhũng lan tràn.
D. Chiếm đoạt tiền của nhân dân.
Câu 7: Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là “Giặc nhân đức”?
A. “Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo”, xóa nợ cho nhân dân và bỏ nhiều thứ thuế.
B. Lấy ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân.
C. Xóa nợ cho nông dân, mở lại chợ cho thương nhân.
D. Lấy ruộng đất công chia cho nông dân, xóa thuế cho dân.
Câu 8: Chúa Trịnh đã làm gì khi nghe quân Tây Sơn nổi dậy?
A. Bí mật cấu kết với chúa Nguyễn đánh Tây Sơn.
B. Đem quân đánh chiếm Phú Xuân (Huế).
C. Ủng hộ Tây Sơn đánh chúa Nguyễn.
D. Đem quân đánh Tây Sơn, tạo điều kiện cho chúa Nguyễn đánh Tây Sơn ở phía Nam.
Câu 9: Vua Quang Trung đưa ra chiếu khuyến nông nhằm mục đích gì?
A. Giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong.
B. Giải quyết tình trạng đói kém do họ Nguyễn Đàng Trong để lại.
C. Giải quyết nạn cướp ruộng đất của quan lại, địa chủ.
D. Giải quyết việc làm cho nông dân.
Câu 10: Vua Quang Trung yêu cầu nhà Thanh phải làm gì để phát triển thương mại?
A. Mở cửa ải, thông chợ búa.
B. Mở rộng quan hệ giao lưu, buôn bán ở nước ta.
C. Bế quan tỏa cảng.
D. Chỉ được buôn bán những sản phẩm nông nghiệp.
Phần II: Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Em có nhận xét gì về triều đình nhà Lê ở đầu thế kỉ XVI?
Câu 2 (3,0 điểm): Trình bày diễn biến và hậu quả cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài?
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ SỐ 5
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm
1-A |
2-C |
3-A |
4-C |
5-B |
6-A |
7-A |
8-B |
9-A |
10-A |
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
- Sau thời kì thịnh trị, vua quan nhà Lê sơ thỏa mãn, chuyển sang ăn chơi sa đọa, không quan tâm đến cuộc sống nhân dân. Một số thế lực phong kiến có nhiều quyền hành, nhân đó, tìm cách chia bè kéo cánh, xung đột lẫn nhau.
- Kinh tế nông nghiệp sa sút, quan lại địa chủ lại ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột nông dân, đói kém mất mùa liên tiếp xảy ra.
→ Nhà Lê đã biểu hiện sự suy thoái của nhà nước phong kiến tập quyền (từ trung ương đến địa phương).
Câu 2 (3,0 điểm):
- Cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài:
+ Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm lên thay. Người con Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hóa, Quảng Nam, dần hình thành thế lực họ Nguyễn.
+ Đầu thế kỉ XVII, cuộc chiến tranh giữa hai thế lực bùng nổ. Cuối cùng hai bên phải lấy sống Gianh là ranh giới gọi là Đàng Ngoài và Đàng Trong. Đất nước bị chia cắt.
+ Ở Đàng Ngoài, họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị nhưng vẫn phải dựa vào danh nghĩa vua Lê, tạo ra cục diện vua Lê – chúa Trịnh. Ở Đàng Trong chúa Nguyễn cầm quyền.
- Hậu quả: Đất nước trong tình trạng bị chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại cho sự phát triển đất nước.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Lịch Sử 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
Phần I: Trắc nghiệm (5,0 điểm)
Câu 1: Đây là ranh giới chia đất nước ta thành Đàng Ngoài và Đàng Trong ở thế kỉ XVII?
A. Sông Bến Hải (Quảng Trị).
B. Sông La (Hà Tĩnh).
C. Sông Gianh (Quảng Bình).
D. Không phải các vùng trên.
Câu 2: Lũy Thầy thuộc tỉnh nào ngày nay?
A. Tỉnh Nghệ An.
B. Tỉnh Quảng Bình.
C. Tỉnh Quảng Trị.
D. Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Câu 3: Tại sao nửa sau thế kỉ XVIII các thành thị suy tàn dần?
A. Chúa Trịnh – chúa Nguyễn thi hành chính sách hạn chế ngoại thương.
B. Chúa Trịnh – chúa Nguyễn chỉ lo xây dựng cung vua, phủ chúa.
C. Chúa Trịnh – chúa Nguyễn chỉ phát triển nông nghiệp.
D. Chúa Trịnh – chúa Nguyễn thực hiện chính sách cấm chợ.
Câu 4: Vào thế kỉ XVI – XVII, Nho giáo ở nước ta như thế nào?
A. Được xem như quốc giáo.
B. Được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.
C. Không được quan tâm, bị Thiên Chúa giáo lấn át.
D. Đã bị xóa bỏ hoàn toàn.
Câu 5: Cuộc khởi nghĩa nào đã mở đầu cho phong trào nông dân ở Đàng Ngoài?
A. Khởi nghĩa Lê Duy Mật.
B. Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng.
C. Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương.
D. Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu.
Câu 6: Ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút là gì?
A. Là một trong những trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của nhân dân ta, đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.
B. Đánh bại hoàn toàn quân xâm lược Xiêm và bắt sống được Nguyễn Ánh.
C. Buộc Xiêm phải thần phục nhà Tây Sơn.
D. Khẳng định vị trí của nhà Tây Sơn đối với các nước trong khu vực.
Câu 7: Vì sao cuối năm 1788, nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân xâm lược nước ta?
A. Lợi dụng lúc nước ta bị chia cắt thành hai Đàng, mâu thuẫn nội bộ gay gắt.
B. Mưu đồ mở rộng lãnh thổ về phía nam của nhà Thanh.
C. Bảo vệ chính quyền họ Lê.
D. Thể hiện sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Đại Việt.
Câu 8: Viện Sùng Chính được lập ra nhằm mục đích gì?
A. Nghiên cứu và viết lịch sử.
B. Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để làm tài liệu học tập.
C. Soạn thảo văn bản cho triều đình.
D. Quản lý việc học tập của con em quan lại.
Câu 9: Thời Lê sơ đầu thế kỉ XVI diễn ra những mâu thuẫn gay gắt giữa
A. nông dân với địa chủ.
B. địa chủ với nhà vua.
C. nhân dân với nhà nước phong kiến.
D. các tập đoàn phong kiến.
Câu 10: Nguyễn Nhạc đối phó như thế nào khi phía bắc là quân Trịnh, phía nam là quân Nguyễn?
A. Tạm hòa hoãn với quân Trịnh, dồn sức đánh Nguyễn.
B. Tạm hòa hoãn với quân Nguyễn, dồn sức đánh Trịnh.
C. Tạm hòa hoãn với cả Trịnh – Nguyễn để củng cố lực lượng.
D. Chia lực lượng đánh cả Trịnh và Nguyễn.
Phần II: Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Đường lối ngoại giao của vua Quang Trung có ý nghĩa như thế nào?
Câu 2 (3,0 điểm): Nêu những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI ĐỀ SỐ 6
Phần I. Trắc nghiệm (5,0 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,5 điểm
1-C |
2-B |
3-A |
4-B |
5-B |
6-A |
7-B |
8-B |
9-C |
10-A |
Phần II. Tự luận (5,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
* Đường lối ngoại giao của Vua Quang Trung:
- Đối với Lê Duy Chỉ ở phía Bắc, Nguyễn Ánh ở Gia Định: Kiên quyết tiến quân đánh dẹp.
- Đối với nhà Thanh: Mềm dẻo nhưng cương quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.
* Ý nghĩa chính sách ngoại giao:
- Tránh cho đất nước bị chia cắt, chiến tranh.
- Bảo vệ được toàn vẹn lãnh thổ dân tộc, tạo sự hòa hiếu láng giềng với nhà Thanh.
Câu 2 (3,0 điểm)
- Từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426, nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân nhiều tỉnh ủng hộ về mọi mặt:
- Tháng 2/1425, Lê Lợi kéo quân đến làng Đa Lôi (xã Nam Kim, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) thì già, trẻ tranh nhau đem trâu, rượu đến đón và khao quân.
- Mỗi châu, huyện được giải phóng có hàng trăm ngàn trai tráng nô nức gia nhập nghĩa quân. Có những gia đình hai cha con hoặc mấy anh em cũng xin nhập ngũ.
- Nhiều tấm gương yêu nước xuất hiện như bà Lương Thị Minh Nguyệt ở làng Chuế Cầu (Ý Yên-Nam Định) bán rượu, thịt ở thành Cổ Lộng, lừa cho giặc ăn uống no say, rồi bí mật quẳng xuống kênh chảy ra sông Đáy, hoặc cô gái người làng Đào Đặng (Hưng Yên) xinh đẹp hát hay thường được mời đến hát mua vui cho giặc. Đêm đến, sau những buổi ca hát tiệc tùng, nhiều kẻ chui vào bao vải ngủ để tránh muỗi. Cô cùng trai làng bí mật khiêng chúng quẳng xuống sông.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)