Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 7 năm 2024 có ma trận (8 đề)

Tuyển chọn Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 7 năm 2024 có ma trận (8 đề) chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ đề thi Vật lí lớp 7 của các trường THCS. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 môn Vật lí lớp 7.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I

NỘI DUNG

CÁC MỨC ĐỘ CẦN ĐÁNH GIÁ

Tổng cộng


Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng


TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL


Chủ đề 1:

Định luật phản xạ ánh sáng và ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

-Phát biểu được định luật phản xạ ánh sáng

-Nêu được tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng

- Vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng.

- Vẽ được ảnh của vật

- Xác định được tới tới, góc phản xạ.


-Vận dụng vẽ, xác định được tia phản xạ, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ. pháp tuyến đối với sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng

- Xác định, vẽ  được vật thoả mãn yêu cầu cho trước.



Số câu

Số điểm  Tỉ lệ %

Số câu:1

Số điểm: 0,25đ

Số câu:0 Số điểm:

Số câu: 1

Số điểm: 0,25 đ


Số câu: 0

Số điểm: 0đ

Số câu:0                                                                                                                                                                                                                                           Số điểm:

Số câu: 1

Số điểm: 1,5đ

Số câu: 3 câu

2điểm = 20%


Chủ đề 2:

Gương cầu lồi và gương cầu lõm

-Nêu được tính chất của ảnh của 1 vật tạo bởi gương cầu lồi, gương cầu lõm

- Nêu được sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm:

+ Biến đổi 1 chùm sáng tới song song thành 1 chùm tia phản xạ hội tụ vào 1 điểm.

+ Biến đổi 1 chùm sáng tới phân kì thành 1 chùm tia phản xạ song song.

- Nêu được ứng dụng gương cầu lồi, gương cầu lõm trong thực tế.

- Vận dụng được vùng nhìn thấy của gương giải thích các hiện tượng thực tế.




Số câu

Số điểm  Tỉ lệ %

Số câu: 1

Số điểm: 0,25đ

Số câu: 0

Số điểm: 0đ

Số câu: 1

Số điểm: 0,25đ


Số câu: 0

Số điểm: 0đ

Số câu: 1

Số điểm: 0,25đ

Số câu: 0

Số điểm: 0đ

Số câu: 3 câu

0.75 điểm = 7.5%


Chủ đề 3: Nguồn âm, độ to và độ cao của âm

- Nêu được định nghĩa nguồn âm, đặc điểm chung của nguồn âm.

- Nêu được định nghĩa của dao động

- Nêu được định nghĩa và đơn vị của tần số, biên độ dao động

- Lấy ví dụ về một số nguồn âm trong thực tế.

- Nêu được mối quan hệ giữa tần số với độ cao của âm và biên độ dao động với độ to của âm.

- Phân biệt được độ cao và độ to của âm

- Tính tần số, so sánh biên độ dao động của các âm khác nhau

- Giải thích các hiện tượng dao động âm




Số câu

Số điểm  Tỉ lệ %

Số câu: 

2

Số điểm: 0,5đ

Số câu:

0

Số điểm: 0đ

Số câu: 

3

Số điểm: 

0,75 đ

Số câu:

1

Số điểm:

2 đ

Số câu: 0

Số điểm: 0đ

Số câu: 

Số 0 điểm:  0đ

Số câu:

5câu

3,25 điểm = 30%


Chủ đề 4: Môi trường truyền âm, phản xạ âm, tiếng vang, phòng chống ô nhiễm tiếng ồn

- Kể tên các môi trường có thể truyền được âm và không truyền được âm.

- Nêu được định nghĩa âm phản xạ

- Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn trong đời sống.

- So sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường

- Nêu được ví dụ và phân biệt được vật phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém.

- Nêu được các biện pháp giảm ô nhiễm tiếng ồn.

- Tính được khoảng cách ngắn nhất để nghe được tiếng vang

- Tính được quãng đường âm đi được đối với các bài toán đơn giản.



Số câu

Số điểm  Tỉ lệ %

Số câu: 

2

Số điểm: 0,5đ

Số câu: 0

Số điểm: 0đ

Số câu: 

0

Số điểm: 0 đ

Số câu: 1

Số điểm: 1,5 đ

Số câu: 0

Số điểm: 0đ

Số câu: 1

Số điểm: 2đ

Số câu: 5 câu

4 điểm =40%


Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 

6

Số 

điểm: 

1,5đ


15%

Số câu: 0

Số điểm: 0đ


0%

Số câu: 

5

Số 

điểm: 

1,25 đ


12,5%

Số câu: 2

Số điểm:

3,5đ


35%

Số câu:

1

Số điểm

0,25đ


2,5%

Số câu: 2

Số điểm:

3,5đ


35%

Số câu:

16

Tổng số điểm: 

10đ


100%


Tổng cộng

1,5điểm

4,75điểm

3,75 điểm



10 điểm


15%

47,5%

37,5%


62,5%

37,5%















Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Vật lí lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm) 

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. 

Câu 1. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 800. Góc tới có giá trị là

A. 200

B. 800

C. 400

D. 600

Câu 2. Một cây nến cao 2,6 cm đặt trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 1cm.
 Hỏi ảnh cây nến đó cao bao nhiêu?

A. 4,6 cm

B. 3,6 cm

C. 2,6 cm

D. 1 cm

Câu 3. Đặt hai viên bi giống hệt nhau trước một gương cầu lõm và một gương phẳng

A. ảnh của gương cầu lõm nhỏ hơn ảnh của gương phẳng.

B. ảnh của gương cầu lõm bằng ảnh của gương phẳng.

C. ảnh của gương cầu lõm lớn hơn ảnh của gương phẳng.

D. không thể so sánh được ảnh của gương cầu lõm và ảnh của gương phẳng.

Câu 4. Ta nghe được âm to và rõ hơn khi

A. Âm phản xạ truyền đến tai cách biệt với âm phát ra.

B. Âm phản xạ truyền đến tai cùng một lúc với âm phát ra.

C. Âm phát ra không đến tai, âm phản xạ truyền đến tai.

D. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ không truyền đến tai.

Câu 5: Âm truyền nhanh nhất trong trường hợp nào dưới đây?

A. Nước

B. Sắt

C. Khí O2

D. xăng

Câu 6: Khi nhạc sĩ chơi đàn ghita, ta nghe thấy tiếng nhạc. Vậy nguồn âm là

A. tay bấm dây đàn

B. hộp đàn

C. tay gảy dây đàn

D. dây đàn

Câu 7: Khi nào ta nói, âm phát ra trầm?

A. Khi âm phát ra với tần số cao

B. Khi âm phát ra với tần số thấp

C. Khi âm nghe to

D. Khi âm nghe nhỏ

Câu 8: Độ to của âm phụ thuộc vào

A. tần số dao động

B. biên độ dao động

C. thời gian dao động

D. tốc độ dao động

Câu 9: Để quan sát phía sau xe ô tô hay xe máy, người ta thường lắp gương nào ở phía trước người lái xe?

A. Gương phẳng

B. Gương cầu lõm

C. Gương phẳng và gương cầu lõm

D. Gương cầu lồi

Câu 10. Vật nào dưới đây không được gọi là nguồn âm

A. Dây đàn dao động.

B. Mặt trống dao động.

C. Chiếc sáo đang để trên bàn.

D. Âm thoa dao động.

Câu 11. Âm thanh phát ra từ cái trống khi ta gõ vào nó sẽ to hay nhỏ, phụ thuộc vào

A. Độ căng của mặt trống.

B. Kích thước của rùi trống.

C. Kích thước của mặt trống.

D. Biên độ dao động của mặt trống.

Câu 12. Trong các lớp học, người ta lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không dùng một bóng đèn có công suất lớn ? Câu giải thích nào sau đây là đúng?

A. Để cho lớp học đẹp hơn.

B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học.

C. Để cho học sinh không bị chói mắt.

D. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài.

PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)

Bài 1. (2 điểm) Hãy đề ra ba biện pháp cơ bản để chống ô nhiễm tiếng ồn? Hãy nêu các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn nơi em đang ở.

Bài 2. (2 điểm) Nếu nghe thấy tiếng sét sau 2 giây kể từ khi nhìn thấy chớp, thì em có thể biết được khoảng cách từ nơi mình đứng đến chổ sét đánh là bao nhiêu không? Biết vận tốc truyền âm là V = 340m/s.

Bài 3: (3 điểm) Chiếu 1 tia sáng SI tới  gương phẳng và hợp với gương 1 góc 400 

a. Vẽ tia phản xạ và tính góc phản xạ.

b. Giữ nguyên tia tới SI. Hãy vẽ vị trí đặt gương thích hợp để thu tia phản xạ có hướng thẳng đứng từ dưới lên trên.

Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 7 năm 2024 có ma trận (8 đề)

----------HẾT---------

Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 7 năm 2024 có ma trận (8 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Vật lí lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 điểm) 

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1. Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi:

A. Mặt trăng ở trái đất và mặt trời

B. Mặt trời ở giữa trái đất và mặt trăng

C. Trái đất ở giữa mặt trời và mặt trăng

D. Mặt trăng ở vị trí nào cũng có nguyệt thực

Câu 2: Tai ta nghe được tiếng vang khi nào?

A. Âm phát ra đến tai sau âm phản xạ

B. Âm phát ra đến tai gần như cùng một lúc với âm phản xạ

C. Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ

D. Cả ba trường hợp trên đều nghe thấy tiếng vang.

Câu 3: Đơn vị đo độ to của âm là

A. m/s

B. Hz (héc)

C. dB (đêxiben)

D. s (giây)

Câu 4: Ảnh ảo của vật tạo bởi gương cầu lõm

A. lớn bằng vật

B. lớn hơn vật

C. nhỏ hơn vật

D. nhỏ hơn ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi

Câu 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là

A. ảnh ảo, không hứng được trên màn, luôn nhỏ hơn vật.

B. Ảnh thật, hứng được trên màn, nhỏ hơn vât.

C. Ảnh ảo, không hứng được trên màn, bằng vật.

D. Ảnh thật, hứng được trên màn, bằng vật.

Câu 6: Vật nào dưới đây được gọi là nguồn âm

A. Dây đàn dao động.

B. Mặt trống dao động.

C. Âm thoa dao động.

D. Cả A, B, C đều là nguồn âm

PHẦN II:  TỰ LUẬN (7 điểm)

Bài 1. (3 điểm) Điền từ thích hợp vào chỗ còn trống.

a. Những vật phát ra âm thanh gọi là .....................................

b. Các vật phát ra âm (nguồn âm) đều ......................................

c. Số dao động trong một gây gọi là ......................... .Đơn vị tần số là ........, ký hiêu ............... .

d. Khi tần số dao động càng ........... thì âm phát ra càng .................

e. Khi tần số dao động càng ............... thì âm phát ra càng ..........................

g. Thông thường tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ .................. đến ....................

h. ................ dao động càng .............. thì âm phát ra càng tọ

k. Biên độ dao động càng .............. thì âm phát ra càng .................

l. Độ to của âm được đo bằng đơn vị ...............................

m. Những vật có bề mặt .................... là những vật phản xạ âm tốt.

n. Những vật có bề mặt mềm, gồ ghề là những vật phản xạ âm ..................

Bài 2. (2 điểm)

a. Vẽ ảnh của mũi tên AB 

Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 7 năm 2024 có ma trận (8 đề)

b. Hãy vẽ ảnh của chữ  T I M đặt trước gương trước gương phẳng.

Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 7 năm 2024 có ma trận (8 đề)

Bài 3. (2 điểm)

Hãy đề ra ba biện pháp cơ bản để chống ô nhiễm tiếng ồn? Hãy nêu các biện

pháp chống ô nhiễm tiếng ồn nơi em đang ở.

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Vật lí lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1: Nội dung của Định luật truyền thẳng của ánh sáng là:

A. Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền theo một đường thẳng.

B. Trong mọi môi trường ánh sáng truyền theo một đường thẳng.

C. Trong các môi trường khác nhau, đường truyền của ánh sáng có hình dạng khác nhau.

D. Khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác, ánh sáng truyền theo một đường thẳng

Câu 2: Trong các giá trị về độ to của âm sau đây, giá trị nào ứng với ngưỡng đau

A. 90 dB           

B. 20 dB

C. 230 dB           

D. 130 dB

Câu 3: Mắt ta nhận biết ánh sánh khi

A. Xung quanh ta có ánh sáng.

B. Ta mở mắt.

C. Có ánh sánh truyền vào mắt ta.

D. Không có vật chắn sáng.

Câu 4: Hiện tượng nào dưới đây là hiện tượng phản xạ ánh sáng:

A. Nhìn thấy bóng cây trên sân trường.

B. Nhìn thấy quyển vở trên bàn.

C. Nhìn thấy con cá trong bể nước to hơn so với quan sát ở ngoài không khí.

D. Nhìn xuống mặt nước thấy cây cối ở bờ ao bị mọc ngược so với cây cối trên bờ.

Câu 5: Một vật khi phát ra âm thanh thì nó có đặc điểm:

A. Đứng yên           

B. Dao động

C. Phát âm           

D. Im lặng.

Câu 6: Để tránh được tiếng vang trong phòng, thì phòng phải có kích thước nào sau đây:

A. Nhỏ hơn 11,5m           

B. Lớn hơn 11,5m.

C. Lớn hơn 11,35m.           

D. Nhỏ hơn 11,35m.

Câu 7: Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một chùm tia phản xạ có tính chất nào dưới đây?

A. Song song.

B. Hội tụ.

C. Phân kì.

D. Không truyền theo đường thẳng.

Câu 8: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng nhật thực?

A. Mặt trời ngừng phát ra ánh sáng.

B. Mặt Trời bỗng nhiên biến mất.

C. Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được mặt đất.

D. Người quan sát đứng ở nửa sau Trái đất, không được Mặt Trời chiếu sáng.

PHẦN II: TỰ LUẬN (6 điểm) 

Bài 1: (2 điểm) Ta có thể dùng một gương phẳng hắt ánh nắng chiếu qua cửa sổ làm sáng trong phòng. Gương phẳng đó có phải là nguồn sáng không? Vì sao?

Bài 2: (2 điểm) Một vật A thực hiện được 40 dao động trong 2 giây. Một vật B thực hiện được 24 dao động trong 3 giây. Tính tần số dao động của mỗi vật. Vật nào dao động nhanh hơn? Vật nào phát ra âm trầm hơn? Tại sao?

Bài 3: (2 điểm) Dựa vào tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, hãy vẽ ảnh của vật sáng AB và BOA đặt trước gương phẳng (Hình 2)

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Vật lí lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1. Trường hợp nào dưới đây không phải là vật sáng?

A. Chiếc bút chì đặt trên bàn giữa ban ngày.

B. Chiếc bật lửa rơi giữa sân trường lúc trời nắng.

C. Mặt Trời.

D. Mắt con mèo trong phòng kín vào ban đêm.

Câu 2. Chùm tia song song là chùm tia gồm các tia sáng:

A. không giao nhau.

B. gặp nhau ở vô cực.

C. không hội tụ cũng không phân kì.

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 3. Chọn câu đúng:

A. Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới.

B. Tia phản xạ, tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cùng nằm trong một mặt phẳng.

C. Mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến với gương tại điểm tới cũng chứa tia phản xạ.

D. Các câu trên đều đúng.

Câu 4. Nếu tia sáng tới hợp với gương phẳng một góc 450 thì góc phản xạ là:

A. 300

B. 450

C. 600

D. 900

Câu 5. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống

Ta nhìn thấy ngọn lửa trong đêm tối vì ngọn lửa đó ……….. và ánh sáng đó đã truyền đến mắt ta.

A. bập bùng

B. dao động

C. được chiếu sáng

D. tự phát ra ánh sáng

Câu 6. Theo định luật phản xạ ánh sáng thì góc tạo bởi tia phản xạ và pháp tuyến với gương tại điểm tới có đặc điểm:

A. là góc vuông.

B. bằng góc tới.

C. bằng góc tạo bởi tia tới và mặt gương.

D. bằng góc tạo bởi tia phản xạ và mặt gương.

Câu 7. Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng cách gương 1,8m. Hỏi ảnh của người đó cách gương bao nhiêu?

A. 5m

B. 1,8m

C. 1,6m

D. 3,6m

Câu 8. Khi chiếu ánh sáng đến một vật đặt trong không khí (như thủy tinh), ta thấy vật trong suốt là vì:

A. vật hoàn toàn không cho ánh sáng đến mắt ta.

B. vật không nhận ánh sáng chiếu đến.

C. vật phản chiếu tất cả mọi ánh sáng.

D. có các tia sáng đi đến mắt nhưng mắt không nhận ra.

PHẦN II: TỰ LUẬN (6 điểm)

Bài 1. (2 điểm)

a. Tần số dao động là gì? Cho biết đơn vị tần số dao động.

b. Vật A trong 5s thực hiện được 1200 dao động. Vật B trong 2 phút thực hiện được 6000 dao động. Tính tần số dao động của mỗi vật. Vật nào phát ra âm cao hơn? Vì sao?

Bài 2. (2 điểm) Nếu nghe thấy tiếng sét sau 2 giây kể từ khi nhìn thấy chớp, thì em có thể biết được khoảng cách từ nơi mình đứng đến chổ sét đánh là bao nhiêu không? Biết vận tốc truyền âm là v = 340m/s.

Bài 3. (2 điểm)

a. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.

b. Nêu ứng dụng của gương cầu lồi và gương cầu lõm trong thực tế.

----------HẾT---------

Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 7 năm 2024 có ma trận (8 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Vật lí lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm) 

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1: Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:

Trong một môi trường trong suốt………………… ánh sáng truyền đi theo đường………………

A. đồng tính; cong

B. không như nhau; thẳng

C. đồng tính; thẳng

D. Cả A, B và C đều sai

Câu 2: Khi chiếu một tia sáng tới gương phẳng thì góc tạo bởi tia phản xạ và tia tới có tính chất:

A. bằng hai lần góc tới

B. bằng góc tới

C. bằng nửa góc tới

D. tất cả đều sai

Câu 3: Khi gõ dùi vào mặt trống ta nghe thấy âm thanh, kết luận nào sau đây là đúng:

A. gõ càng mạnh vào mặt trống, âm phát ra càng cao

B. gõ càng mạnh vào mặt trống, âm phát ra càng to

C. gõ liên tục vào mặt trống, âm phát ra càng to

D. gõ càng nhẹ vào mặt trống, âm phát ra càng to

Câu 4: Những vật liệu nào sau đây phản xạ âm thanh tốt?

A. Bê tông, gỗ, vải.

B. Thép, vải, bông.

C. Sắt, thép, đá.

D. Lụa, nhung, gốm

Câu 5: Chiếu một chùm tia sáng phân kì vào bề mặt của gương phẳng, chùm tia phản xạ sẽ là

A. Chùm hội tụ

B. chùm phân kì

C. chùm song song

D. không xác định

Câu 6: Khi bầu trời xung quanh ta có dông, ta thường nghe tiếng sấm. Nguồn phát âm ra là:

A. các lớp không khí va chạm nhau

B. do nhiều hơi nước trong không khí va chạm nhau

C. lớp không khí đó dao động mạnh

D. do lớp không khí ở đó bị nén mạnh

Câu 7: Nhận xét nào dưới đây và tác dụng của một tấm kính phẳng là sai?

A. tạo ra ảnh của một vật đặt trước nó

B. cho ta nhìn thấy các vật ở phí bên kia tấm hình

C. không tạo được ảnh của vật đặt trước nó.

D. có hai tác dụng A và B.

Câu 8: Khi đã làm một số thí nghiệm về sự truyền âm thanh trong các môi trường có bạn đã đưa ra kết luận sau, kết luận nào sai?

A. Âm thanh càng to thì truyền đi càng xa

B. Âm thanh có thể truyền từ chất lỏng sang chất khí

C. Cơ thể người cũng có thể truyền được âm thanh

D. Xốp là vật rắn nên nó truyền âm tốt

Câu 9: Các vật nào sau đây có thể coi là gương cầu lõm:

A. choá đèn pin

B. choá đèn ô tô

C. gương dùng để thu và hội tụ ánh sáng Mặt Trời

D. cả A, B, C đúng

Câu 10: Để chống ô nhiễm tiếng ồn cho công nhân ở nhà máy, có học sinh đã đề xuất các phương án sau. Hãy chọn phương án tốt nhất?

A. Nếu làm việc trong môi trường có tiếng ồn thì phải bịt tai lại

B. Đưa nhà xưởng lên núi cao vì ở đó truyền âm kém

C. Chỗ làm việc phải cách âm bằng vật liệu cách âm tốt

D. Vì chân không là môi trường không truyền được âm, nên cho nhà máy vào một cái hầm lớn (trong lòng đất), hút hết không khí và trang bị cho công nhân bình ôxi để thở.

PHẦN II:  TỰ LUẬN (5 điểm)

Bài 1. (2 điểm)

a. Thế nào là tiếng ồn gây ô nhiễm? 

b. Giả sử nhà em ở cạnh chợ, hằng ngày có tiếng ồn gây ô nhiễm làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và việc học tập ở nhà của em. Em hãy đề ra một số biện pháp để chống ô nhiễm tiếng ồn trong trường hợp trên.

Bài 2. (1 điểm) Đặt vật lần lượt trước gương phẳng và gương cầu lồi có cùng kích thước với khoảng cách như nhau. Hỏi ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi có chung đặc điểm gì? Ảnh tạo bởi gương nào lớn hơn? Cho một ví dụ về ứng dụng của gương cầu lồi.

Bài 3. (2 điểm).

a. Tại sao trong phòng kín, có diện tích nhỏ ta thường nghe âm to hơn so với khi nghe chính âm đó ở ngoài trời.

b. Trong phòng rộng tai ta nghe được tiếng vang. Hãy tính khoảng cách ngắn nhất từ người tới bức tường để khi nói ta nghe được tiếng vang. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Vật lí lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (5 điểm) 

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1: Vận tốc truyền âm trong không khí tăng dần theo thứ tự nào sau đây?

A. rắn, lỏng, khí

B. khí, rắn, lỏng

C. lỏng, khí, rắn

D. khí, lỏng, rắn

Câu 2: Tiếng ồn có những tác dụng xấu nào sau đây:

A. Gia tăng mệt mỏi và rối loạn chức năng thần kinh.

B. Gây ra co giật hệ cơ

C. Gia tăng nhịp tim, nhịp thở, huyết áp

D. tất cả những tác dụng trên

Câu 3: Hai bạn tên là Hùng và Dũng nói chuyện với nhau. Bạn Dũng ngồi tựa vào bức tường. Hãy xem nhận xét nào sau đây đúng nhất.

A. Hùng nghe được âm thanh to hơn Dũng

B. Hùng nghe được âm thanh to nhỏ Dũng

C. Hai bạn đều nghe được âm thanh giống nhau

D. Nghe to hay nhỏ hơn là phụ thuộc vào tai của từng người.

Câu 4: Nguồn âm, có thể là

A. Chất khí dao động

B. Chất rắn dao động

C. Chất lỏng dao động

D. chất khí, chất rắn, chất lỏng dao động

Câu 5: Âm thanh phát từ tivi là ở bộ phận nào?

A. Từ núm điều chỉnh âm thanh của chiếc ti vi

B. Người ở trong ti vi

C. màng loa

D. màn hình của ti vi

Câu 6: Sau khi nghe tiếng sấm rền trong cơn dông, em học sinh đã giải thích như sau. Câu nào đúng nhất?

A. Vì thời gian truyền âm thanh từ nguồn phát ra âm thanh đến mặt đất lớn hơn 1 giây.

B. Do nguồn âm phả ra từ rất xa.

C. Tia sét (nguồn âm) chuyển động do đó khoảng cách từ nguồn âm đến tai nghe thay đổi nên có tiếng rền.

D. Sấm rền là do sự phản xạ của âm từ các đám mây dông trên bầu trời xuống mặt đất.

Câu 7: Chọn câu trả lời đúng

Sở dĩ chó có thể phát ra những tiếng động lạ mà con người không nghe hấy là vì:

A. Tai chó nhạy với hạ âm

B. Tai chó thường hay áp xuống đất do vậy mà phát hiện được âm thanh nhỏ ngay cả khi đang ngủ

C. Tai chó nhạy với cả siêu âm

D. Cả ba câu trên đều đúng

Câu 8: Các loại gương nào sau đây có hiện tượng phản xạ ánh sáng khi có ánh sáng truyền đến nó?

A. Gương phẳng

B. Gương cầu lồi

C. Gương cầu lõm

D. Cả ba loại gương trên

Câu 9: Chọn câu trả lời đúng

Khi bạn Tín nói thầm và tai bạn Na, bộ phận nào dao động phát ra âm?

A. Màng nhĩ của bạn Na

B. Khí quản của bạn Tín

C. Lớp không khí giữa hai bạn

D. Dây âm thanh của bạn Tín

Câu 10: Chọn câu đúng:

Trong một phòng hoàn toàn đóng kín bằng cửa kính, ta có thể nhìn thấy đồ vật trong phòng khi:

A. Ban đêm, bật đèn, có ánh trăng, nhưng nhắm mắt

B. Ban đêm, bật đèn, không có ánh trăng, nhưng nhắm mắt

C. Ban đêm, không bật đèn, không có ánh trăng, nhưng mở mắt

D. Ban ngày, không bật đèn, mở mắt

PHẦN II: TỰ LUẬN (5 điểm)

Bài 1: (2 điểm) Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng? Hiện tượng Nhật thực xảy ra vào ban ngày hay ban đêm? Khi đó thiên thể nào nằm giữa hai thiên thể còn lại?

Bài 2. (3 điểm)

Cho một vật sáng AB đặt trước gương như hình vẽ :

Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 7 năm 2024 có ma trận (8 đề)

a. Vẽ ảnh A/Bcủa AB tạo bởi gương .

b. Nếu đưa gương ra xa vật hơn thì ảnh A/B/ sẽ to hơn hay bé hơn ?

c. Để mắt tại điểm M nhìn vào gương, vẽ một tia sáng xuất phát từ A đến gương cho tia phản xạ lọt vào mắt. Hãy mô tả cách vẽ.

----------HẾT---------

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Vật lí lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu 1. Trong bóng đêm tĩnh mịch ta có thể nhìn thấy được những vật nào sau đây:

A. Những vì sao bằng nhựa phủ chất dạ quang dán trên trần nhà

B. Chiếc giường gỗ mà ta đang ngủ

C. Kim của chiếc dồng hồ có phủ chất dạ quang

D. A và C đều đúng

Câu 2. Chọn câu trả lời đúng

Nguồn âm của máy bay trực thăng là:

A. Càng máy bay

B. Đuôi máy bay

C. Đầu máy bay

D. Cánh quạt quay

Câu 3. Chiếu một chùm tia tới phát ra từ một điểm sáng S nằm trên trục chính cách trục chính một khoảng bằng một nửa bán kính của gương cầu lõm đến mặt gương. A sẽ thu được chùm sáng phản xạ nào sau đây:

A. Chùm sáng phân kì

B. Chùm sáng hội tụ

C. Chùm sáng song song

D. Cả ba câu trên đều đúng

Câu 4. Em hãy chọn câu sai

A. Môi trường càng loãng khi âm truyền đi càng nhanh

B. Môi trường càng dày đặc thì âm truyền đi càng nhanh

C. Để nghe được âm thanh cần có môi trường truyền âm

D. Sự truyền âm là sự lan truyền dao động âm

Câu 5. Ban đầu chiếu một tia sáng SI tới mặt phẳng gương sao cho góc tới bằng 300 thì góc phản xạ bằng 30o. Giữ nguyên tia tới, quay gương một góc 450 ngược chiều kim đồng hồ thì góc phản xạ là bao nhiêu?

A. -150

B. 150

C. 750

D. Không có tia phản xạ

Câu 6: Trong giờ thực tập môn Vật lí, các bạn trong tổ 1 không đồng ý kiến với nhau. Theo em ai đúng ai sai?

A. Bạn Ngân cho rằng ảnh của cây bút chì tạo bởi gương cầu lồi có thể hứng được trên màn.

B. Bạn Hải cho là không thể hứng được trên màn nhưng có thể ngược chiều với vật.

C. Bạn Nguyện cho rằng ảnh của cây bút chì qua gương cầu lồi bao giờ cũng là ảnh ảo và cùng chiều với vật.

D. Bạn Nam thì cho rằng nếu biết cách đặt cây bút chì trước gương ảnh của nó sẽ ngược chiều với nó, tuy nhiên ảnh thu được sẽ nhỏ hơn vật.

Câu 7. Chọn câu trả lời đúng

Một người trọng tài đang thổi còi trong một trận đấu bóng đá. Nguồn âm ở đây là:

A. Miệng của người trọng tài

B. Chiếc còi

C. Dây thanh đới của người trọng tài

D. Viên bi và luồng khí bên trong còi

Câu 8. Chọn câu trả lời đúng

Khi bầu trời xám xịt, có sấm chớp nguồn âm ở đây là:

A. Các đám mây

B. Các lớp không khí dãn nở mạnh phát ra âm

C. Gió lớn

D. Hơi nước trong không khí

Câu 9. Để quan sát ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm thì mắt người quan sát phải đặt ở đâu?

A. Đặt sau gương

B. Đặt trước gương

C. Đặt mắt trước gương sao cho chùm tia phản xạ lọt vào mắt

D. Tùy vào tính chất ảnh là ảnh ảo hay ảnh thật mà đặt mắt sau gương hay trước gương cho đúng

Câu 10. Chọn câu trả lời đúng

A. Con người có thể tạo ra nguồn âm từ những bộ phận của cơ thể

B. Nguồn âm của con ong là do miệng con ong phát ra

C. Con rắn không thể tạo ra nguồn âm

D. Con vẹt phát ra được tiếng kêu là do mỏ nó cong

Câu 11. Chọn câu sai

A. Tia sáng là đường truyền của ánh sáng. Đường đi của tia sáng giữa hai điểm là đường ngắn nhất của hai điểm đó

B. Chùm tia phân kỳ là chùm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng

C. Nguồn sáng là các vật tự phát ra ánh sáng

D. Các vật sáng gồm các nguồn sáng và các vật được chiếu sáng

Câu 12. Nếu tia tới hợp với mặt phẳng gương một góc α (0 < α < 900) thì góc phản xạ là:

A. 900 – α

B. α

C. 900 + α

D. α – 900

Câu 13. Có 4 con lắc đơn như hình 5.1 giống nhau, lần lượt được kéo lệch góc α = 300, 450 , 600, 900 so với vị trí cân bằng rồi thả nhẹ. Hỏi biên độ của con lắc nào lớn nhất?

A. 300

B. 450

C. 600

D. 900

Câu 14. Người ta dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng Mặt Trời để nung nóng vật là dựa trên tính chất nào của gương cầu lõm?

A. Tạo ra ảnh ảo lớn hơn vật

B. Biến chùm tia tới phân kì thành chùm tia phản xạ hội tụ

C. Biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ

D. Biến đổi một chùm tia tới phân kì thành một chùm ia phản xạ song song

Câu 15. Trong những trường hợp sau, trường hợp nào ánh sáng không truyền đi theo đường thẳng.

A. Ánh sáng truyền trong môi trường chân không

B. Ánh sáng truyền đi trong một bản thủy tinh trong suốt

C. Ánh sáng truyền từ bóng đèn đến mắt ta

D. Ánh sánh truyền từ không khí vào thau nước

Câu 16. Chọn câu sai:

A. Chỉ những vật nằm trong vùng nhìn thấy của gương mới có thể cho ảnh trong gương

B. Gương càng lớn vùng bề rộng vùng nhìn thấy càng lớn

C. Càng đẩy gương ra xa bề rộng cùng nhìn thấy của gương càng nhỏ

D. Một số vật nằm ngoài vùng nhìn thấy của gương cũng cho ảnh trong gương. Nếu người quan sát đứng ở một vị trí thích hợp thì có thể nhìn thấy được ảnh đó

Câu 17. Trong pha của đèn pin có một bộ phận dùng để biến đổi chùm tia phân kì thành chùm tia song song. Theo em đó là loại gương gì?

A. Gương phẳng

B. Gương cầu lồi

C. Gương cầu lõm

D. Cả ba loại trên đều phù hợp

Câu 18. Chọn câu trả lời đúng

Ngưỡng đau của tai người thường do các âm thanh nào gây ra?

A. Hạ âm

B. Siêu âm

C. Những âm thanh trong vùng nghe được 20 Hz đến 20 000 Hz

D. Những âm thanh có độ to cỡ 100 đB gây đau nhức tai

Câu 19. Chọn câu trả lời sai

Đối với gương cầu lồi:

A. Tiêu điểm chính F là một điểm ảo nằm sau gương

B. Vật sáng AB luôn luôn có ảnh ảo

C. Vật sáng AB có thể có ảnh thật hay ảo tùy theo vị trí của AB đối với gương

D. Chùm tia tới song song thì chùm tia phản xạ phân kì

Câu 20. Em hãy điền từ thích hợp vào các chỗ trống trong câu sau:

Trong môi trường………… và ………………….. ánh sáng truyền đi theo các ……

A. Nước, không khí, đường cong

B. Trong suốt, không khí, không đồng tính

C. Trong suốt, đồng tính, đường thẳng

D. Lỏng, khí, đường thẳng

----------HẾT---------

Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 7 năm 2024 có ma trận (8 đề) 

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Vật lí lớp 7

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

Bài 1. (2 điểm).

a. Tai ta nghe được tiếng vang khi nào?

b. Trong lúc đùa giỡn, bạn Phú đã hét to sát tai bạn Thủy. Tiếng hét của bạn Phú có phải là tiếng ồn gây ô nhiễm không? Vì sao?

Bài 2. (2,5 điểm). 

a. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.

b. Hình vẽ sau biểu diễn sự phản xạ ánh sáng bởi gương phẳng. Hãy xác định tia tới, tia phản xạ, góc tới, góc phản xạ và đường pháp tuyến của gương.

Đề thi Học kì 1 Vật lí lớp 7 năm 2024 có ma trận (8 đề)

Bài 3. (2 điểm) Ta nhìn thấy một vật khi nào? Tại sao nói ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo?

Bài 4. (2 điểm) Một người đứng cách vách đá 20m và kêu to. Hỏi người đó có nghe được tiếng vang hay không? Tại sao? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.

Nếu người đó đứng cách vách đá 10 m và kêu to thì có nghe tiếng vang hay không, vì sao?

Bài 5. (1,5 điểm) Ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm có đặc điểm như thế nào?

----------HẾT---------


Đề thi, giáo án các lớp các môn học