[Năm 2024] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Đà Nẵng có đáp án (10 đề)
Tuyển chọn [Năm 2024] Đề thi Giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Đà Nẵng có đáp án (10 đề) chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ đề thi Ngữ Văn 7 của các trường THCS. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa kì 1 môn Ngữ Văn 7.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 Đà Nẵng
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Câu 1. (1.0 điểm)
a. Thế nào là quan hệ từ?
b. Đặt câu có dùng quan hệ từ biểu thị ý sở hữu.
Câu 2. (1.0 điểm)
Chỉ ra chỗ sai trong câu sau và chữa lại cho hoàn chỉnh.
Qua bài thơ Bạn đến chơi nhà cho thấy một tình bạn đậm đà, thắm thiết.
Câu 3. (2.0 điểm)
Chép lại bài thơ Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan và nêu nội dung chính của bài thơ.
Câu 4. (1.0 điểm)
Cho biết tính đa nghĩa của bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương? Nghĩa nào quyết định giá trị bài thơ?
Câu 5: PHẦN LÀM VĂN. (5.0 điểm)
Viết bài văn biểu cảm về loài cây em yêu.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1. (1 điểm)
a. Nêu đúng khái niệm. (0.5)
b. Đặt câu - chỉ đúng quan hệ từ. (0.5)
Câu 2. (1 điểm)
- Chỉ ra chỗ sai - thừa quan hệ từ “Qua”. (0.5)
- Chữa lại: bỏ quan hệ từ “Qua”. (Hoặc thêm chủ ngữ) (0.5)
Câu 3. (2 điểm)
- Chép đúng, đủ bài thơ. (1.0) (Sai 1 – 2 từ – 0.25; thiếu 1 câu – 0.25)
- Nội dung:
+ Tả cảnh đèo Ngang: thoáng đãng, heo hút. (0.5)
+ Tâm trạng tác giả: cô đơn thầm lặng. (0.5)
Câu 4. (1 điểm)
- Nghĩa 1: Tả thực chiếc bánh trôi nước (0.25)
- Nghĩa 2: Thân phận bấp bênh chìm nổi của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa. (0.5)
- Nghĩa 2: Quyết định giá trị bài thơ. (0.25)
Câu 5. (5.0 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm.
c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:
Mở bài
Giới thiệu về loài cây em yêu.
Thân bài
- Biểu cảm về các đặc điểm của cây
+ Thân cây, rễ cây, cành cây, lá cây…
+ Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…
+ Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say xưa hứng thú ra sao?
+ Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.
+ Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?
+ Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?
- Kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên
Kết bài
- Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 Đà Nẵng
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm):
Câu 1. (3.0 diểm)
Về bài thơ Qua đèo Ngang, hãy thực hiện các yêu cầu sau:
a. Chép thuộc lòng 4 câu thơ đầu. (1.0 điểm)
b. Nếu nội dung, nghệ thuật của bài thơ Qua đèo Ngang. (1.0 điểm)
c. Em hay so sánh, chỉ ra những điểm giống và khác nhau ở cụm từ ta với ta trong bài thơ Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) và Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến). (1.0 điểm)
Câu 2. (2.0 điểm)
a) Xác định đại từ trong các trường hợp sau (1.0 điểm)
Ai đi đâu đấy hỡi ai,
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm?
(Ca dao)
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà.
(Bạn đến chơi nhà)
b) Đặt một câu với với quan hệ từ: dù cho; một câu với quan hệ từ tuy nhiên. (1.0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (5.0 điểm):
Cây dừa là loài cây thân thuộc và hữu ích cho đời sống, em hãy viết bài văn biểu cảm về loài cây này.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm):
Câu 1. (3.0 diểm)
a. (1.0 điểm)
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
b. (1.0 điểm)
- Nội dung (0.5)
+ Miêu tả bức tranh thiên nhiên và cuộc sống của con người nơi đèo Ngang: đẹp, hoang sơ nhưng gợi buồn.
+ Bộc lộ tâm trạng: Hoài cổ nhớ nước, thương nhà da diết, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.
- Nghệ thuật (0.5)
+ Tả cảnh ngụ tình đặc sắc.
+ Nhân hoá, đảo ngữ, điệp từ, chơi chữ.
+ Miêu tả kết hợp biểu cảm.
+ Lời thơ trang nhã điêu luyện, âm điệu trầm lắng.
c. (1.0 điểm)
- Giống nhau: đều kết thúc bằng cụm từ ta với ta, đều trực tiếp thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình
- Khác nhau:
Trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến:
+ ta: tác giả (Nguyễn Khuyến)
+ ta: khách (bạn)
=> Quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.
- Trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
+ ta: đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)
=> Tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ một người, một tâm trạng.
Câu 2:
a. (1 điểm)
Ai (0.5)
Bác (0.5)
b. Đặt đúng hai câu với các quan hệ từ đạt 1.0 điểm.
II. PHẦN LÀM VĂN (5.0 điểm):
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm.
c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:
- Mở bài
Giới thiệu về cây dừa.
- Thân bài
Biểu cảm về các đặc điểm của cây (thân cây, tán lá, quả,…)
+ Nhìn từ xa, cây như chiếc chổi chổng ngược.
+ Cây cao quá mái nhà.
+ Gốc to cỡ vòng tay ôm của em.
+ Những chùm rễ bám gốc như những con giun đất to.
+ Vỏ cứng có nhiều vết sẹo xen kẽ đều đặn trên thân cây hơi nghiêng về ao cá.
+ Từng chùm quả xinh xinh như những hồ lô xanh bóng.
+ Vô số tàu lá tủa ra, rũ xuống hệt những chiếc lược khổng lồ.
+ Gió khua xào xạc trên lá dừa.
+ Chim chóc ríu rít trong vòm cây.
- Kết bài
+ Khẳng định lại tình cảm với cây dừa.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 Đà Nẵng
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Câu 1. (3.0 điểm)
Nhớ lại điều ấy, bố không thể nén được cơn tức giận đối với con. Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Con mà lại xúc phạm đến mẹ con ư? Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con!
(Ngữ Văn 7, tập 1 - trang 10)
a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Hãy cho biết tên tác giả. (0.5)
b. Xác định phương thức biểu đạt chính đoạn trích trên. (0.5)
c. Nêu ý nghĩa của văn bản mà em đã tìm được ở câu a. (1.0)
d. Qua đoạn trích trên, em rút ra bài học gì? (1.0)
Câu 2. (2.0 điểm) Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi:
Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
(Bài học đường đời đầu tiên - Tô Hoài)
a. Thế nào là quan hệ từ? (0.5)
b. Xác định quan hệ từ và cho biết ý nghĩa của quan hệ từ trong câu trên. (0.5)
c. Đặt một câu có sử dụng cặp quan hệ từ với ý nghĩa tương tự câu b. (Gạch chân) (1.0)
Câu 3. (5.0 điểm)
Cảm nghĩ về mái trường thân yêu.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1. (3.0 điểm)
a. Trích trong văn bản Mẹ tôi. (0.5)
b. Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm (0.5)
c. Ý nghĩa của văn bản Mẹ tôi:
- Người mẹ có vai trò vô cùng quan trọng trong gia đình.
- Tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người. (1.0)
d. Bài học: Mẹ luôn là người thương yêu ta nhất. Chúng ta cần phải kính trọng và yêu quý người đã mang nặng đẻ đau ra ta. Đừng bao giờ làm điều gì khiến mẹ đau lòng. (1.0)
Câu 2. (2.0 điểm)
a. Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu với nhau. Quan hệ từ được dùng để nối giữa từ với từ, vế với vế, câu với câu, giữa đoạn văn với đoạn văn. (0.5)
b. Quan hệ từ: Bởi – nên (0.5)
c. Học sinh đặt đúng câu và gạch chân quan hệ từ sẽ đạt 1 điểm.
Câu 3. (5.0 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn
Trình bày đầy đủ các phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn. Các câu phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm.
c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:
- Mở bài
+ Giới thiệu khái quát về trường em, về thầy cô, bạn bè...
+ Nêu khái quát tình cảm của em với mái trường, với thầy cô, bạn bè...học sinh có thể nêu một tình huống, một hoàn cảnh cụ thể để trình bày cảm nghĩ, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh.
- Thân bài
+ Giới thiệu về mái trường thân yêu của em
+ Giới thiệu về thầy cô, bạn bè qua miêu tả, kết hợp kể chuyện, tạo tình huống, hoàn cảnh sinh động để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của em với mái trường...
+ Trực tiếp trình bày cảm xúc, suy nghĩ của em về mái trường: mái trường trở nên thân thuộc, gắn bó với em, em yêu mái trường nơi có bao nhiêu kỉ niệm tuổi thơ, nơi nâng bước em vào đời...
- Kết bài
+ Khẳng định lại cảm xúc, suy nghĩ chung về mái trường thân yêu...
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 Đà Nẵng
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
Câu 1. (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:
...Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày '' hôm nay tôi đi học '' ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến.
a. Cho biết chủ đề của đoạn văn bản trên. (0.5)
b. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên. Phân tích tác dụng của các từ láy đó trong việc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật được nói đến trong đoạn văn trên. (1.0)
c. Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu văn sau: Cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày ''hôm nay tôi đi học '' ấy, mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. (1.0)
Câu 2. (7.0 điểm)
Viết một văn bản biểu cảm về một loài cây mà em yêu quý.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1. (3.0 điểm)
a. Chủ đề: tâm trạng hồi hộp và những ấn tượng khác ghi trong lòng người mẹ về ngày đầu tiên đi học (0.5)
b. Các từ láy: mãi mãi, nhẹ nhàng, cẩn thận, rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến, hoàn toàn, nôn nao, hồi hộp, chơi vơi, hốt hoảng. (1.0)
-> Tác dụng của từ láy trong việc diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật được nói đến trong đoạn văn trên đó là diễn tả một cách đầy đủ và sâu sắc những cảm xúc hồi hộp của người mẹ. (0.5)
c. CN: mẹ
VN: muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con cái ấn tượng khắc sâu mãi mãi trong lòng một con người về cái ngày “hôm nay tôi đi học” ấy. (1.0)
Câu 2. (7.0 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm.
c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:
Mở bài
Giới thiệu về loài cây em yêu.
Thân bài
- Biểu cảm về các đặc điểm của cây
+ Thân cây, rễ cây, cành cây, lá cây…
+ Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…
+ Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say xưa hứng thú ra sao?
+ Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.
+ Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?
+ Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?
- Kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên
Kết bài
- Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 Đà Nẵng
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm):
Câu 1.Tác giả của bài thơ Qua Đèo Ngang là ai?
A. Nguyễn Khuyến
B. Hồ Xuân Hương
C. Bà huyện Thanh Quan
D. Lý Thường Kiệt
Câu 2. Bài thơ Nam quốc sơn hà được viết theo thể thơ nào?
A. Thất ngôn bát cú
B. Thất ngôn tứ tuyệt
C. Ngũ ngôn tứ tuyệt
D. Cổ phong
Câu 3. Cụm từ ta với ta trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến khẳng định điều gì?
A. Sự cô đơn tuyệt đối
B. Nỗi buồn thầm kín
C. Tình bạn thắm thiết
D. Sự vui mừng của nhà thơ khi có bạn đến chơi
Câu 4. Yếu tố Hán Việt thủ trong từ ghép nào sau đây có nghĩa là giữ?
A. Thủ môn
B. Thủ cấp
C. Thủ lĩnh
D. Thủ tướng
II. TỰ LUẬN (8.0 điểm):
Câu 1. (1.0 điểm)
Những câu hát về tình cảm gia đình luôn chứa đựng biết bao tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và khuyên bảo ta những bài học đạo lý làm người. Chép chính xác hai bài ca dao mà em thích thuộc chủ để trên.
Câu 2. (1.0 điểm)
Chỉ ra lỗi sai về quan hệ tự trong câu sau đây và chữa lại cho đúng:
Qua bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương đã bày tỏ niềm cảm thương với số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa.
Câu 3. (5.0 điểm)
Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) nêu cảm nghĩ của em về một thành viên mà em yêu quý nhất trong ngôi nhà của mình.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm):
1. C (0.5)
2. B (0.5)
3. C (0.5)
4. A (0.5)
II. TỰ LUẬN (8.0 điểm):
Câu 1. (1.0 điểm)
Học sinh chép đúng hai câu theo đúng chủ đề sẽ đạt 1 điểm.
Câu 2. (1.0 điểm)
- Lỗi sai: Thừa quan hệ từ qua
- Sửa: Bỏ quan hệ từ (hoặc thêm chủ ngữ Tác giả)
Câu 3. (5.0 điểm)
a. Yêu cầu chung:
- Học sinh làm được bài văn biểu cảm sáng tạo
- Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong bài viết.
- Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, rõ bố cục.
b. Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo bố cục ba phần
- Mở bài
+ Giới thiệu về người thân
+ Nêu cảm nghĩ khái quát về người thân.
- Thân bài
+ Những nét nổi bật về ngoại hình của người thân mà em yêu, em nhớ mãi...
+ Những nét tính cách hoặc phẩm chất tiêu biểu của người thân làm em yêu mến, xúc động...
+ Hồi tưởng lại một kỉ niệm đáng nhớ với người thân.
- Kết bài
+ Khẳng định lại tình cảm với người thân.
+ Những mong ước với người thân và trách nhiệm, lời hứa hẹn của bản thân với người thân.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 Đà Nẵng
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm):
Với ngôn ngữ bình dị, bài thơ Bánh trôi nước cho thấy Hồ Xuân Hương vừa trân trọng vẻ đẹp phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận nổi chìm của họ. Mở đầu bài thơ, tác giả viết:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Câu 1.
a. Hãy chép chính xác hai câu thơ nối tiếp những câu đã cho để hoàn thành bài thơ và cho biết "Bánh trôi nước" được viết theo thể thơ nào? Kể tên một bài thơ đã học khác (Ngữ văn 7 kì I) cũng được viết theo thể thơ đó. (1.0)
b. Tìm một đại từ và một quan hệ từ trong hai dòng thơ sau: (0.5)
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Câu 2.
Hình ảnh Thân em vừa gợi nét tả thực về hình dạng cái bánh trôi, vừa gơi phẩm chất cao quý và thân phận bọt bèo của người phụ nữ trong xã hội cũ; em thấy lớp nghĩa nào quyết định giá trị của bài thơ? Vì sao? (1.5)
Câu 3.
a. Ghi lại một câu hát than thân đã học cũng mở đầu bằng hình ảnh Thân em. (0.5)
b. Bài ca dao em vừa chép có sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. (1.5)
II. PHẦN LÀM VĂN (5.0 điểm):
Chúng ta ai cũng được sinh ra và lớn lên trong vòng tay yêu thương của gia đình và những người thân. Đó là nghĩa tình sâu nặng của mẹ cha, là sự ân cần ấm áp của ông bà, hay sự vỗ về an ủi của tình cảm anh chị em... Người thân là những người quan trọng giúp ta trưởng thành trên mọi chặng đường. Em hãy viết một bài văn biểu cảm, phát biểu cảm nghĩ về một người thân trong gia đình mà em hằng kính yêu.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1. (1.5 điểm)
a.
- Học sinh chép chính xác hai câu sau của bài thơ Bánh trôi nước (0.25)
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (0.25)
- Bài thơ trong chương trình có cùng thể loại: Nam quốc sơn hà, Phò giá về kinh… (0.5)
b.
- Đại từ: em (0.25)
- Quan hệ từ: vừa…lại… (0.25)
Câu 2. (1.5 điểm)
- Nghĩa 2: Thân phận bấp bênh chìm nổi của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa.
- Nghĩa 2: Quyết định giá trị bài thơ vì thể hiện sâu sắc giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Câu 3. (2.0 điểm)
- Học sinh chép được câu ca dao có mở đầu là Thân em.
- Học sinh tìm được biện pháp nghệ thuật trong câu ca dao đó.
- Học sinh nêu được tác dụng của biện pháp nghệ thuật.
II. PHẦN LÀM VĂN (5.0 điểm)
a. Yêu cầu chung:
- Học sinh làm được bài văn biểu cảm sáng tạo
- Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong bài viết.
- Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, rõ bố cục.
b. Xác định đối tượng biểu cảm
c. Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo bố cục ba phần
- Mở bài
+ Giới thiệu về người thân
+ Nêu cảm nghĩ khái quát về người thân.
- Thân bài
+ Những nét nổi bật về ngoại hình của người thân mà em yêu, em nhớ mãi...
+ Những nét tính cách hoặc phẩm chất tiêu biểu của người thân làm em yêu mến, xúc động...
+ Hồi tưởng lại một kỉ niệm đáng nhớ với người thân.
- Kết bài
+ Khẳng định lại tình cảm với người thân.
+ Những mong ước với người thân và trách nhiệm, lời hứa hẹn của bản thân với người thân.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 Đà Nẵng
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):
...Cuộc chia tay đột ngột quá. Thủy như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá. Em chạy vội vào trong nhà mở hòm đồ chơi của nó ra. Hai con búp bê tôi đã đặt gọn trong đó. Thủy lấy con Vệ Sỹ ra, đặt trên giường tôi, rồi bỗng ôm ghì lấy con búp bê, hôn gấp gáp lên mặt nó và thì thào: - Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! Xa mày con Em Nhỏ sẽ buồn lắm đấy, nhưng biết làm thế nào...
.... Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe. Bỗng em lại tụt xuống chạy về phía tôi, tay ôm con búp bê. Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng vào tay con Vệ Sĩ. - Em để nó ở lại, giọng em ráo hoảnh - Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau...
(Theo Khánh Hoài, Cuộc chia tay của những con búp bê)
Câu 1. (0.5 điểm) Xác định thể loại của văn bản có chứa phần trích trên.
Câu 2. (0.5 điểm) Nêu nội dung chính của phần trích.
Câu 3. (1.0 diểm) Xác định hai đại từ trong các câu văn sau, cho biết mỗi đại từ thuộc loại nào:
Em chạy vội vào trong nhà mở hòm đồ chơi của nó ra. Hai con búp bê tôi đã đặt gọn vào trong đó.
Câu 4. (1.0 điểm) Cuối câu chuyện, Thủy đã chọn cách giải quyết như thế nào đối với việc chia hai con búp bê? Em có đồng tình với cách giải quyết của Thủy không? Vì sao?
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm) Từ phân trích ở ĐỌC HIỂU, em hãy viết một đoạn văn ngăn (10 - 15 dòng) nêu cảm nhận của em nhân vật Thủy.
Câu 2. (5.0 điểm) Viết một bài văn biểu cảm về ngôi trường em đang theo học.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):
Câu 1. (0.5 điểm) Văn bản nhật dụng viết theo kiểu văn bản tự sự
Câu 2. (0.5 điểm) Nội dung: cuộc chia tay của hai anh em.
Câu 3. (1.0 diểm)
- Đại từ: tôi, nó
- Đại từ để trỏ
Câu 4. (1.0 điểm)
- Thủy đã vô nhà quàng tay con Vệ Sĩ lên con Búp Bê, ta thấy Thủy và Thành thà rằng mặc dù phải chia tay nhau cũng như hai con búp bê, nhưng tình cảm của hai anh em sẽ ko bao giờ chia lìa.
- Học sinh trả lời theo suy nghĩ của cá nhân nhưng phải đưa ra những dẫn chứng thuyết phục để chứng minh cho quan điểm của mình.
II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):
Câu 1. (2.0 điểm)
Nhân vật Thủy:
- Là cô bé ngoan ngoãn, hiếu thảo, thương anh, lại rất khéo tay.
- Phải chịu cú sốc cha mẹ chia tay, phải chia tay với anh trai về quê với mẹ.
- Bất lực, không tin vào sự thật, dần dà cũng đã chấp nhận việc cha mẹ ly hôn.
- Trân trọng tình cảm gắn bó của hai anh em, tức giận khi thấy anh trai chia lìa đôi búp bê, vốn là biểu tượng cho tình cảm của hai đứa.
- Đau đớn, xót xa cố gắng lưu lại trong đầu những hình ảnh về con phố thân thuộc
- Cuộc chia tay của cha mẹ đã khiến em phải chia tay thầy cô bạn bè, phố phường, anh trai và tồi tệ hơn là gián tiếp hủy hoại tương lai khi em không còn được đi học mà phải bước vào đời mưu sinh.
- Lòng thương anh trai sâu sắc, quyết tâm để lại cặp búp bê cho anh, để con Vệ Sĩ bảo vệ anh, còn con Em Nhỏ không phải xa rời con Vệ Sĩ, vốn là biểu tượng cho tình cảm hai anh em.
Câu 2 (5.0 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn
Trình bày đầy đủ các phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn. Các câu phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
b. Xác định đối tượng biểu cảm
c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:
- Mở bài
+ Giới thiệu khái quát về trường em, về thầy cô, bạn bè...
+ Nêu khái quát tình cảm của em với mái trường, với thầy cô, bạn bè...học sinh có thể nêu một tình huống, một hoàn cảnh cụ thể để trình bày cảm nghĩ, khuyến khích sự sáng tạo của học sinh.
- Thân bài
+ Giới thiệu về mái trường thân yêu của em
+ Giới thiệu về thầy cô, bạn bè qua miêu tả, kết hợp kể chuyện, tạo tình huống, hoàn cảnh sinh động để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của em với mái trường...
+ Trực tiếp trình bày cảm xúc, suy nghĩ của em về mái trường: mái trường trở nên thân thuộc, gắn bó với em, em yêu mái trường nơi có bao nhiêu kỉ niệm tuổi thơ, nơi nâng bước em vào đời...
- Kết bài
+ Khẳng định lại cảm xúc, suy nghĩ chung về mái trường thân yêu...
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 Đà Nẵng
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm):
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
(Ngữ văn 7 - tập 1)
Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (1.0 điểm)
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì? (1.0 điểm)
Câu 3. Tìm đại từ được sử dụng trong đoạn thơ. (1.0 điểm)
Câu 4. Nêu ngắn gọn nội dung bài thơ có chứa đoạn thơ trên (1.0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm):
Em hãy viết bài văn tả người bạn thân mà em yêu quý.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm):
Câu 1. (1.0 điểm)
- Đoạn thơ trên được trích từ văn bản Qua đèo ngang. (0.5)
- Tác giả: Bà huyện Thanh Quan (0.5)
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là biểu cảm (1.0 diềm)
Câu 3. (1.0 diểm)
- Đại từ: ta
Câu 4. (1.0 điểm)
Nội dung bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan thể hiện được tâm trạng cô đơn, nỗi hoài cổ của nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang. Qua Đèo Ngang còn là bài thơ hay cho thấy sự yêu mến non sông, đất nước của nữ thi sĩ.
II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm):
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn
Trình bày đầy đủ các phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn. Các câu phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
b. Xác định đối tượng biểu cảm
c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:
- Mở bài
+ Giới thiệu về người bạn thân đó của em.
+ Nêu ấn tượng chung của em về người đó.
- Thân bài
+ Biểu cảm kết hợp với miêu tả vài nét nổi bật trong ngoại hình, tính cách của người bạn đó.
+ Kể lại ngắn gọn một kỉ niệm sâu sắc nhất về tình bạn giữa em và người đó, có thể là kỉ niệm vui hay buồn; qua đó bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của người bạn dành cho em cũng như của em dành cho bạn.
- Kết luận
+ Khẳng định lại tình bạn thân thiết giữa em và người đó.
+ Cảm nghĩ của em về người bạn.
c. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.
d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 Đà Nẵng
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
I. ĐỌC HIỂU (2.5 điểm):
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà nhưng vẫn hay va chạm. Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:
- Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng túi tiền.
Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. (0.5)
Câu 2. Tìm 4 quan hệ từ trong đoạn văn trên. (1.0)
Câu 3. Cho biết nội dung của đoạn trích? (1.0)
II. PHẦN LÀM VĂN (7.5 điểm):
Phát biểu cảm nghĩ của em về loài cây em yêu.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
I. ĐỌC HIỂU (2.5 điểm):
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: tự sự (0.5)
Câu 2. (0.5)
- tuy
- nhưng
- và
- thì
Câu 3. (1.0)
Nội dung: Câu chuyện bó đũa đã mang đến bài học sâu sắc về sức mạnh của tinh thần đoàn kết đối với cuộc sống của con người. Nếu không biết đoàn kết mà cứ tị nạnh, ganh ghét lẫn nhau thì sẽ mãi cô đọc như một chiếc đũa dễ dàng bị bẻ gãy vậy. Phải biết đoàn kết khi sống chung với nhau thì mới có một cuộc sống tốt đẹp ý nghĩa được.
II. PHẦN LÀM VĂN (7.5 điểm):
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm.
c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:
Mở bài
Giới thiệu về loài cây em yêu.
Thân bài
- Biểu cảm về các đặc điểm của cây
+ Thân cây, rễ cây, cành cây, lá cây…
+ Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…
+ Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say xưa hứng thú ra sao?
+ Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.
+ Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?
+ Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?
- Kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên
Kết bài
- Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa kì 1 Đà Nẵng
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
Câu 1. (3.0 điểm)
Đọc ngữ liệu dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
(SGK Ngữ văn 7, tập 1, NXB Giáo dục)
a. Nêu tên bài thơ và tên tác giả.
b. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Kể tên một bài thơ khác đã học trong
chương trình Ngữ văn 7 cũng được viết theo thể thơ này.
c. Qua bài thơ, em hiểu gì về thân phận và phẩm chất của người phụ nữ trong xã
hồi xưa?
Câu 2. (2.0 điểm)
a. Từ nước non trong bài thơ đã cho là từ ghép hay từ láy?
b. Xác định và nêu ý nghĩa của cặp quan hệ từ có trong hai câu cuối của bài thơ.
Đặt 01 câu văn với cặp quan hệ từ vừa tìm được.
Câu 3. (5.0 điểm)
Viết bài văn (độ dài ít nhất một trang giấy) nêu cảm nghĩ của em về cây phượng.
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
Câu 1. (3.0 điểm)
Đọc ngữ liệu dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
a.
- Tên bài thơ: Bánh trôi nước. (0.5)
- Tác giả: Hồ Xuân Hương (0.5)
b.
- Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt? (0.5)
- Kể tên một bài thơ khác đã học trong chương trình Ngữ văn 7 cũng được viết theo thể thơ này: Sông núi nước nam, Phò giá về kinh. (0.5)
c.
- Phẩm chất: tốt đẹp. (0.5)
- Số phận: lênh đênh chìm nổi, phụ thuộc vào đàn ông. (0.5)
Câu 2. (2.0 điểm)
a. Từ nước non trong bài thơ đã cho là từ ghép. (0.5)
b. Mặc dầu… mà (1.5)
- Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu… mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của chiếc bánh trôi nước với cái nhân của nó, chiếc bánh trôi có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay người nặn nhưng dù rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm.
- Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son của người phụ nữ.
- Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên một cách dõng dạc và dứt khoát thể hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Việc dùng cặp quan hệ từ trên cũng đã thể hiện thái độ đề cao, bênh vực người phụ nữ của Hồ Xuân Hương.
Câu 3. (5.0 điểm)
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm
Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm
c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:
Mở bài
Giới thiệu về cây phượng – cây của tuổi học trò.
Thân bài
- Biểu cảm về hình dáng cây phượng: rễ cây, thân cây, lá cây, hoa phượng.
- Cây phượng như là một người bạn thân thiết, gắn bó với học sinh:
+ Cây phượng cao lớn, vững chắc tạo bóng mát cho học sinh ngồi nghỉ, chơi đùa, học bài dưới gốc cây.
+ Những chiếc lá được các cô cậu học trò khéo tay dùng để bện những chiếc râu tôm
+ Hoa phượng đỏ rực như màu nhiệt huyết tuổi học trò.
- Những cảm nhận riêng về hoa phượng: mỗi khi hoa phượng nở lại gợi lên nhiều điều:
+ Báo hiệu một mùa thi lại sắp về. Những đêm thao thức ôn bài, hoa phượng như cây đuốc soi sáng giữa trời đêm.
+ Báo hiệu những ngày nghỉ dài của mùa hè sắp đến, các em học sinh sẽ được vui chơi thỏa thích sau một năm học dài.
+ Báo hiệu những chia ly, khi những học sinh tạm biệt thầy cô và mái trường.
- Có học sinh nào mà chưa từng ép những chú bướm đỏ rực từ hoa phượng vào trang vở. Đó là kỉ niệm của tuổi hồng ngây thơ.
- Mỗi lần nhìn hoa phượng, những kỉ niệm, cảm xúc lại bâng khuâng, xuyến xao đến lạ kỳ.
- Hoa phượng chính là hoa của tuổi học trò, có lúc buồn, lúc vui, nhưng luôn căng tràn nhựa sống và nhiệt huyết mạnh mẽ.
Kết bài
- Nêu những suy nghĩ, tình cảm của em dành cho cây phượng.
d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)