Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Hồ Chí Minh năm 2024 (10 đề)

Tuyển chọn Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Hồ Chí Minh năm 2024 (10 đề) chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ Đề thi Ngữ Văn 7 của các trường THCS. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa Học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 7.

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Hồ Chí Minh năm 2024 (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm):

Câu 1. (3.0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi 

Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.

(SGK Ngữ văn 7, tập 1)

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? (1.0 điểm)

b. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em chúng tôi nặng nề thế này.

Câu văn trên diễn đạt nội dung gì? (1.0 điểm)

c. Qua văn bản này, tác giả muốn gửi gắm đến mọi người thông điệp gi? (1.0 điểm)

Câu 2. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi (2.0 điểm)

Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ.Như một con người biết buồn vui, biển lúc tẻ nhạt,lạnh lùng, lúc sôi nổi,hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

a. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên và phân loại chúng. (1.0 điểm)

b. Đặt câu với từ láy em vừa tìm được. (1.0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (5.0 điểm):

Cảm nghĩ của em về một người thân trong gia đình.

Đáp án và thang điểm

I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm):

Câu 1. 

a.

- Tên văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê. (0.5)

- Tác giả: Khánh Hoài (0.5)

b. Nội dung: nỗi đau đớn cua hai anh em Thành và Thủy trước khi chia tay. (1.0)

c. Trẻ em luôn muốn được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ vì vậy cha mẹ hãy trân trọng và giữ gìn hạnh phúc gia đình, đừng để trẻ em rơi vào hoàn cảnh bất hạnh, gia đình tan vỡ? (1.0)

Câu 2.

a. (1.0 điểm)

Từ láy bộ phận: mơ màng, âm u, xám xịt, sôi nổi, hả hê, gắt gỏng. (0.5)

Từ láy toàn bộ: ầm ầm (0.5)

b. (1.0 điểm)

Học sinh đặt câu đúng ngữ pháp, có sử dụng từ láy tìm được sẽ đạt điểm tối đa. 

II. PHẦN LÀM VĂN (5.0 điểm):

a. Yêu cầu chung:

- Học sinh làm được bài văn biểu cảm sáng tạo

- Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong bài viết.

- Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, rõ bố cục.

b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm

c. Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo bố cục ba phần

- Mở bài 

+ Giới thiệu về người thân

+ Nêu cảm nghĩ khái quát về người thân.

- Thân bài 

+ Những nét nổi bật về ngoại hình của người thân mà em yêu, em nhớ mãi...

+ Những nét tính cách hoặc phẩm chất tiêu biểu của người thân làm em yêu mến, xúc động...

+ Hồi tưởng lại một kỉ niệm đáng nhớ với người thân.

- Kết bài 

+ Khẳng định lại tình cảm với người thân.

+ Những mong ước với người thân và trách nhiệm, lời hứa hẹn của bản thân với người thân

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm):

Đọc bài ca dao sau rồi trả lời các câu hỏi bên dưới:

Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đóng

Núi cao, biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Câu 1. Tìm từ láy có trong bài ca dao trên. Nêu tác dụng của từ láy đó. (1.0 điểm)

Câu 2. Chỉ ra quan hệ từ có trong dòng ca dao thứ nhất và cho biết ý nghĩa của quan hệ từ đó. (1.0 điểm)

Câu 3. Nêu nội dung chính và nghệ thuật đặc sắc của bài ca dao. (2.0 điểm)

Câu 4. Chép lại theo trí nhớ một bài ca dao khác cũng nói về tình cảm gia đình. (1.0 điểm)

II. PHẦN LÀM VĂN (5.0 điểm):

Phát biểu cảm nghĩ về loài cây em yêu. 

Đáp án và thang điểm

I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm):

Câu 1. (1.0 điểm)

Từ láy: mênh mông

- Tác dụng: gợi lên tình cảm bao la của cha mẹ dành cho con cái.

Câu 2. (1.0 điểm)

Quan hệ từ: như

- Tác dụng: biểu thị quan hệ so sánh

Câu 3. (2.0 điểm)

Nội dung: Câu ca dao là lời ru ngọt ngào của mẹ nhắc nhở chúng ta về lòng hiếu thảo. Chín tháng mang nặng đẻ đau, mẽ đã chịu biết bao cực nhọc. Và Cha mẹ đã hi sinh rất nhiều để nuôi con cái khôn lớn. Do đó yêu quý, hiếu thuận cha mẹ và nghĩa vụ và trách nhiệm mỗi chúng ta.

- Nghệ thuật: Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ; lời ca dao thiết tha, cảm xúc.

Câu 4. (1.0 điểm)

Học sinh chép đúng câu ca dao theo yêu cầu đạt điểm tối đa.

II. PHẦN LÀM VĂN (5.0 điểm):

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm.

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài

Giới thiệu về loài cây em yêu.

Thân bài

- Biểu cảm về các đặc điểm của cây

+ Thân cây, rễ cây, cành cây, lá cây…

+ Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…

+ Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say xưa hứng thú ra sao?

+ Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.

+ Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?

+ Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

- Kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên

Kết bài

- Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Đúng thế, En- ri- cô yêu dấu của bố! Việc học quả là khó nhọc đối với con, như mẹ đã nói với con, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười như bố muốn thấy. Nhưng con hãy nghĩ xem, một ngày của con sẽ trống trải biết bao nếu con không đến trường. Và chắc chắn là sau một tuần lễ thôi, thế nào con cũng xin trở lại lớp học. Hiện nay, tất cả thiếu niên đều đi học, En-ri-cô yêu dấu ạ. Con hãy nghĩ đến những người thợ tối tối đến trường học sau khi đã lao động suốt ngày; hãy nghĩ đến những cô gái đã đi học ngày chủ nhật vì cả tuần lễ phải bận rộn trong các xưởng thợ, đến những người lính ở thao trường trở về là đã viết viết, đọc đọc. Con hãy nghĩ đến những cậu bé câm và mù mà cũng vẫn học […] Hãy can đảm lên con, người lính nhỏ của đạo quân mênh mông ấy. Sách vở là vũ khí của con, lớp học là đơn vị của con, trận địa là cả toàn cầu và chiến thắng là nền văn minh nhân loại. Ôi, không bao giờ con lại là một người lính nhát gan, phải không En-ri-cô của bố.

 (Theo Ét-môn-đô đơ A-mi-xi)

Câu 1. (1.0 điểm)

a. Đoạn văn trên khiến em liên tưởng đến một văn bản nhật dụng nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 7?

b. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 2. (1.0 điểm)

Theo em, người bố trong đoạn văn trên muốn nhắn nhủ điều gì với En-ri-cô?

Câu 3. (1.0 điểm)

Xác định và phân loại các từ ghép tìm được trong câu Sách vở là vũ khí của con, lớp học là đơn vị của con, trận địa là cả toàn cầu và chiến thắng là nền văn minh nhân loại.

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):

Trong cuộc sống của chúng ta cây xanh đóng một vai trò hết sức quan trọng và được xem là Lá phổi xanh của con người. Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về một loài cây mà em yêu thích. 

Đáp án và thang điểm

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Câu 1. (1.0 điểm)

a.

- Tên văn bản: Cổng trường mở ra (0.25)

- Tác giả: Lí Lan (0.25)

b.

- Phương thức biểu đạt: biểu cảm (0.5)

Câu 2. (1.0 điểm)

Người bố nhắn nhủ với En – ri –cô: cần cố gắng, dũng cảm để vượt qua những khó khăn trong học tập và chinh phục được kết quả tốt đẹp.

Câu 3. (1.0 điểm)

-Từ ghép đẳng lập: sách vở 

- Từ ghép chính phụ: vũ khí, lớp học, đơn vị, trận địa, chiến thắng, toàn cầu, nhân loại, văn minh

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm.

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài

Giới thiệu về loài cây em yêu.

Thân bài

- Biểu cảm về các đặc điểm của cây

+ Thân cây, rễ cây, cành cây, lá cây…

+ Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…

+ Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say xưa hứng thú ra sao?

+ Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.

+ Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?

+ Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

- Kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên

Kết bài

- Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 7 Hồ Chí Minh năm 2024 (10 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm):

Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em… Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện.

Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.

 (Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài)

Câu 1. Đoạn trích trên đã sử dụng phương thức biểu đạt nào là chính?

A Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Tự sự

D. Nghị luận

Câu 2. Các câu văn sau đã sử dụng biện pháp từ từ nào?

Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.

A. Chơi chữ

B. Nhân lóa

C. Liệt kê

D. Điệp ngữ

Câu 3. Các từ mảnh mai, dịu dàng thuộc loại từ gì?

A. Từ láy vần.

B. Từ láy toàn bộ

C. Từ láy phụ âm đầu

D. Từ ghép chính phụ

II. TỰ LUẬN (7.0 điểm):

Viết bài văn nêu cảm nghĩ về một người bạn của em.

Đáp án và thang điểm

I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm):

Câu 1. B

Câu 2. D

Câu 3. C

II. TỰ LUẬN (7.0 điểm):

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn

Trình bày đầy đủ các phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn. Các câu phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đối tượng biểu cảm

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

- Mở bài

+ Giới thiệu về người bạn thân đó của em.

+ Nêu ấn tượng chung của em về người đó.

- Thân bài

+ Biểu cảm kết hợp với miêu tả vài nét nổi bật trong ngoại hình, tính cách của người bạn đó.

+ Kể lại ngắn gọn một kỉ niệm sâu sắc nhất về tình bạn giữa em và người đó, có thể là kỉ niệm vui hay buồn; qua đó bộc lộ suy nghĩ, tình cảm của người bạn dành cho em cũng như của em dành cho bạn.

- Kết luận

+ Khẳng định lại tình bạn thân thiết giữa em và người đó.

+ Cảm nghĩ của em về người bạn.

c. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Học sinh đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:

- Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.

Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi. Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều.

Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em. Tôi cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo. 

(Trích Ngữ văn 7, tập một)

Câu 1. (1.0 điểm) Đoạn trích trên trích trong tác phẩm nào, tác giả là ai?

Câu 2. (1.0 điểm) Nêu nội dung chính của đoạn trích trên?

Câu 3. (1.0 điểm) Tìm ít nhất hai từ láy trong đoạn trích trên?

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):

Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung của đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu vai trò của gia đình đối với bản thân em.

Câu 2. (5.0 điểm) Loài cây em yêu.

Đáp án và thang điểm

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Câu 1. (1.0 điểm) 

- Tên văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê

- Tác giả: Khánh Hoài

Câu 2. (1.0 điểm) 

- Nội dung: Cảnh hai anh em chia đồ chơi

Câu 3. (1.0 điểm) 

- Từ láy: bần bật, thăm thẳm

II. PHẦN LÀM VĂN (7.0 điểm):

Câu 1. (2.0 điểm

Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

- Tình cảm trong gia đình là những tình cảm tốt đẹp nhất của con người, giúp cho chúng ta rèn luyện tình cảm và những đức tính tốt đẹp khác, tình cảm gia đình là tiền đề để con người phát triển.

- Những thành viên trong gia đình là những người yêu thương nhau với tình cảm chân thành nhất, vô điều kiện nhất, sẵn sàng giúp đỡ ta hết mình khi ta khó khăn mà không đòi hỏi đền đáp.

- Gia đình là cái nôi đầu tiên nâng đỡ con người, là nơi chúng ta lớn lên thành người và cũng là nơi chúng ta quay về tìm bình yên sau những khó khăn, giông bão ngoài xã hội.

Câu 2. (5.0 điểm

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm.

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài

Giới thiệu về loài cây em yêu.

Thân bài

- Biểu cảm về các đặc điểm của cây

+ Thân cây, rễ cây, cành cây, lá cây…

+ Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…

+ Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say xưa hứng thú ra sao?

+ Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.

+ Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?

+ Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

- Kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên

Kết bài

- Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm):

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Việc như thế ko bao giờ con đc tái phạm nữa. En-ri-cô của bố ạ! Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy! Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!... Nhớ lại điều ấy, bố ko thể nén đc cơn tức giận đối với con.

Câu 1.

a. Đoạn trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai? (1.0 điểm)

b. Nêu nội dung của đoạn trích trên? (1.0 điểm)

c. Từ nội dung đó em rút ra được bài học gì? (1.0 điểm)

Câu 2. (1.0 điểm) Tìm một từ láy và một từ ghép trong câu in đậm và phân loại chúng.

II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm):

Cha mẹ là những người thân yêu nhất trong cuộc đời mỗi người. Em hãy viết một bài văn biểu cảm về cha (hoặc mẹ) người mà em hằng yêu quý.

Đáp án và thang điểm

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm):

Câu 1.

a. (1.0 điểm)

- Tên văn bản: Mẹ tôi

- Tác giả: Ét- môn- đô đờ A- mi-xi 

b. (1.0 điểm)

Qua đoạn trích giúp em thấy cách giáo dục vừa nghiêm khắc, tế nhị ;vừa có lý, có tình của người cha với En - Ri - Cô khi cô mắc lỗi. Qua đó hiểu được tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng đối với mỗi người.

c. (1.0 điểm)

Bài học: Cha mẹ là người đã sinh thành ra chúng ta, vì vậy bản thân chúng ta phải biết yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ.

Câu 2. (1.0 điểm) 

- Từ láy: hổn hển, quằn quại, nức nở,…

- Từ ghép: chiếc nôi, hơi thở, lo sợ,…

II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm):

a. Yêu cầu chung:

- Học sinh làm được bài văn biểu cảm sáng tạo

- Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong bài viết.

- Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, rõ bố cục.

b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm

c. Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo bố cục ba phần

- Mở bài 

+ Giới thiệu về người thân

+ Nêu cảm nghĩ khái quát về người thân.

- Thân bài 

+ Những nét nổi bật về ngoại hình của người thân mà em yêu, em nhớ mãi...

+ Những nét tính cách hoặc phẩm chất tiêu biểu của người thân làm em yêu mến, xúc động...

+ Hồi tưởng lại một kỉ niệm đáng nhớ với người thân.

- Kết bài 

+ Khẳng định lại tình cảm với người thân.

+ Những mong ước với người thân và trách nhiệm, lời hứa hẹn của bản thân với người thân.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

Câu 1. (4.0 điểm)

Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:

Ai về Phú Thọ cùng ta,

Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.

Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.

a. Bài ca dao nhắc tới lễ hội nào của đất nước? 

b. Xác định cặp từ trái nghĩa? Tìm từ trái nghĩa với từ “nhớ" trong bài ca dao?

c. Theo em vì sao tác giả dân gian lại nhắc nhở chúng ta phải nhớ đến ngày

giỗ tổ mùng mười tháng ba?

d. Bài ca dao khơi gọi trong em những tình cảm gì? (Trình bày từ 3 -5 câu)

Câu 2. (6.0 điểm)

Loài cây ăn quả mà em yêu thích.

Đáp án và thang điểm

Câu 1. (4.0 điểm)

a. Bài ca dao nhắc tới ngày giỗ tổ Hùng Vương (1.0) 

b. 

- Xác định cặp từ trái nghĩa: ngược –xuôi; đi – về (0.5)

- Từ trái nghĩa với từ nhớ trong bài ca dao: quên (0.5)

c. Câu ca dao trên được truyền tụng từ bao đời nay của ông bà ta đã nhắc nhở chúng ta nhớ đến ngày Quốc giỗ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam - Giỗ Tổ Hùng Vương hay Lễ hội đền Hùng. Đây là ngày hội truyền thống của dân tộc Kinh tưởng nhớ và tôn vinh công lao dựng nước của các vua Hùng - những vị vua đầu tiên của dân tộc ta. (1.0)

d. Bài ca dao khơi gợi trong em tình yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, ý chí phấn đầu để đưa đất nước đi lên. (Trình bày từ 3 -5 câu) (1.0)

Câu 2. (6.0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm.

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài

Giới thiệu về loài quả em yêu.

Thân bài

- Biểu cảm về các đặc điểm của quả

+ Màu sắc, hình dáng

+ Mùi vị

+ Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say xưa hứng thú ra sao?

+ Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.

+ Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?

+ Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

- Kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên

Kết bài

- Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài quả.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm):

Tôi được tặng một chiếc xe đạp leo núi rất đẹp nhân dịp sinh nhật của mình. Trong một lần tôi đạp xe ra công viên chơi, một cậu bé cứ quấn quanh ngắm nhìn chiếc xe với vẻ thích thú và ngưỡng mộ thực sự. 

- Chiếc xe này của bạn đấy à? Cậu bé hỏi. 

- Anh mình đã tặng nhân dịp sinh nhật của mình đấy. Tôi trả lời, không giấu vẻ tự hào và mãn nguyện. 

- Ồ, ước gì tôi ... Cậu bé ngập ngừng. 

Dĩ nhiên là tôi biết cậu bé đang nghĩ gì rồi. Chắc chắn cậu ấy ước ao có được một người anh như thế. Những câu nói tiếp theo của cậu bé hoàn toàn nằm ngoài dự đoán của tôi. 

- Ước gì tôi có thể trở thành một người anh như thế! Cậu ấy nói chậm rãi và gương mặt lộ rõ vẻ quyết tâm. Sau đó, cậu đi về phía chiếc ghế đá sau lưng tôi, nơi một đứa em trai nhỏ tật nguyền đang ngồi và nói: 

- Đến sinh nhật nào đó của em, anh sẽ mua tặng em chiếc xe lăn lắc tay nhé. 

(Hạt giống tâm hồn, tập 4, nhiều tác giả. NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006) 

Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? 

Câu 2. (1.5 điểm) Cậu bé ước trở thành người anh thế nào?   

Câu 3. (2.0 điểm) Văn bản gửi đến chúng ta bức thông điệp gì về cuộc sống?

II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm):

Em hãy viết một bài văn biểu cảm về những cơn mưa.

Đáp án và thang điểm

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm):

Câu 1. (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: tự sự

Câu 2. (1.5 điểm) Cậu bé ước trở thành người anh giàu tình yêu thương, luôn chăm sóc em, mang đến cho em mình những điều tốt đẹp và trước hết là có thể mua cho người em chiếc xe lăn để em có thể dễ dàng hơn trong việc đi lại. 

Câu 3. (2.0 điểm) Văn bản gửi đến cho ta bài học về tình yêu thương. Tình yêu thương luôn là sức mạnh tinh thần lớn lao giúp con người vượt lên muôn ngàn thách thức để làm những điều ý nghĩa cho những người thân yêu, cho cuộc đời này thêm muôn phần đẹp tươi.

II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm):

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm.

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

- Mở bài

Giới thiệu điểm mình quan sát cơn mưa hoặc những đặc điểm báo hiệu một cơn mưa sắp đến.

- Thân bài

+ Miêu tả cơn mưa theo trình tự thời gian, từng cảnh vậy trong cơn mưa: mây, gió, bầu trời, con người con vật, cây cối…

+ Trước và trong cơn mưa

+ Sau cơn mưa

- Kết bài

Nêu cảm xúc của mình về cơn mưa

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

Câu 1. (5.0 điểm)

a. Sắp xếp các từ sau thành hai nhóm từ láy và từ ghép: lúng túng, tốt đẹp, rậm rạp, cá chép, ngon lành, râu ria, mỏng manh, bần bật, nấu nướng, lung linh. (1.0)

b. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong những câu thơ sau: (1.0)

Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí

Sống chẳng cúi đầu, chết vẫn ung dung.

c. Đặt câu với các cặp từ sau: cuốc (danh từ) - cuốc (động từ); hy sinh - bỏ mạng. (1.0)

d. Chỉ ra các lỗi về dùng quan hệ từ trong các câu sau đây và chữa lại: (2.0)

- Bạn ấy không thông minh nhưng học rất thường.

- Qua bài thơ Bạn đến chơi nhà cho ta thấy nhà thơ Nguyễn Khuyến có tình bạn rất đẹp.

- Quyển sách tôi, anh mượn phải không?

Câu 2. (5.0 điểm)

Viết một đoạn biểu cảm về người thân có sử dụng các đại từ, quan hệ từ, từ Hán - Việt và chỉ ra.       

Đáp án và thang điểm

Câu 1. (5.0 điểm)

a. Từ láy: lúng túng, rậm rạp, mỏng manh, bần bật,lung linh (0.5)

Từ ghép:  tốt đẹp, cá chép, ngon lành, râu ria, nấu nướng   (0.5)

b. Các cặp từ trái nghĩa: thiếu - giàu, sống - chết. (1.0)

c. Mỗi câu đúng ngữ pháp, nội dung, có từ đã cho (1.0)

d. (2.0)

- Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa: Bạn ấy không thông minh nên học rất thường.

- Thừa quan hệ từ: chữa lại bằng cách bỏ quan hệ từ qua

- Thiếu quan hệ từ, chữa lại bằng cách thêm quan hệ từ của: Quyển sách của tôi, anh mượn phải không?

Câu 2. (5.0 điểm)

a. Yêu cầu chung:

- Học sinh làm được bài văn biểu cảm sáng tạo

- Biết quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong bài viết.

- Trình bày sạch sẽ, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, rõ bố cục.

b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm

c. Yêu cầu cụ thể: Đảm bảo bố cục ba phần

- Mở bài 

+ Giới thiệu về người thân

+ Nêu cảm nghĩ khái quát về người thân.

- Thân bài 

+ Những nét nổi bật về ngoại hình của người thân mà em yêu, em nhớ mãi...

+ Những nét tính cách hoặc phẩm chất tiêu biểu của người thân làm em yêu mến, xúc động...

+ Hồi tưởng lại một kỉ niệm đáng nhớ với người thân.

- Kết bài 

+ Khẳng định lại tình cảm với người thân.

+ Những mong ước với người thân và trách nhiệm, lời hứa hẹn của bản thân với người thân.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa Học kì 1 Hồ Chí Minh

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Ngữ Văn 7

Thời gian làm bài: 90 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm):

1. Bài thơ Sông núi nước Nam còn được gọi là gì?

     A. Hồi kèn xung trận.

     B. Khúc ca khải hoàn.

     C. Áng thiên cổ hùng văn.

     D. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên.

2. Bài Sông núi nước Nam được viết cùng thể thơ với bài nào?

A. Phò giá về kinh.                     C. Bánh trôi nước.

     B. Bài ca Côn Sơn.                      D. Qua đèo Ngang.

3. Bài thơ Sông núi nước Nam ra đời trong hoàn cảnh nào?

    A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

    B. Lý Thường Kiệt chống quân Tống trên sông Như Nguyệt.

    C. Trần Quang Khải chống giặc Nguyên ở bến Chương Dương.

    D. Quang Trung đại phá quân Thanh.

4. Bài thơ Sông núi nước Nam đã nêu bật nội dung gì?

    A. Nước Nam là đất nước có chủ quyền và không một kẻ thù nào xâm phạm được.

    B. Nước Nam có truyền thống văn hiến từ ngàn xưa.

    C. Nước Nam có sức mạnh sánh ngang các cường quốc.

   D. Nước Nam có nhiều anh hùng.

5. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ sơn hà?

A. Giang sơn.                            C. Đất nước.

   B. Sông núi.                               D. Sơn thuỷ.

6. Nghệ thuật nổi bật của bài thơ Sông núi nước Nam là gì?

A. Sử dụng nhiều biện pháp tu từ.    

    B. Sử dụng nhiều điệp ngữ.

    C. Sử dụng ngôn ngữ cô đúc, giọng thơ khẳng định.

    D. Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ.

7. Trong các bài thơ sau, bài thơ nào là thơ Đường?

A. Sông núi nước Nam.

   B. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.

   C. Phò giá về kinh.

   D. Bánh trôi nước.

8. Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình?

   A. Tác phẩm trữ tình thuộc kiểu văn bản biểu cảm.

   B. Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối bày tỏ trực tiếp tình cảm, cảm xúc.

   C. Tác phẩm trữ tình có ngôn ngữ giàu hình ảnh.

   D. Tác phẩm trữ tình có yếu tố tự sự và miêu tả.

II. TỰ LUẬN (8.0 điểm):

 Câu 1. (2.0 điểm)

a. Chép thuộc lòng phần phiên âm trong bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải? (1.0)

b. Bài thơ : Nam quốc sơn hàPhò giá về kinh đều thể hiện một tư tưởng, tình cảm thống nhất của dân tộc ta. Đó là tư tưởng, tình cảm gì? (1.0)

Câu 2. (1.0 điểm)

   Nhận xét ngắn gọn về sự khác nhau của cụm từ ta với ta trong hai bài thơ Qua đèo Ngang ( Bà Huyện Thanh Quan) và Bạn đến chơi nhà ( Nguyễn Khuyến).

Câu 3. (5.0 điểm)

    Viết bài văn biểu cảm (có sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự) theo câu chủ đề loài cây em yêu.

Đáp án và thang điểm

I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm; mỗi câu 0.25 điểm):

1

2

3

4

5

6

7

8

D

C

B

A

D

C

B

B

II. TỰ LUẬN (8.0 điểm):

Câu 1. (2.0 điểm)

a.Học sinh chép đúng đầy đủ 4 câu thơ phần phiên âm. (1.0)

b. Hs nêu được ND sau: Ý thức độc lập, chủ quyền, ý chí hào hùng, bản lĩnh và khát vọng dựng xây đất nước. (1.0)

Câu 2.(1.0 điểm )

Nhận xét được sự khác nhau của hai cụm từ ta với ta trong 2 bài thơ:

Trong bài Qua Đèo Ngang:

- Chỉ tác giả với nỗi niềm của chính mình. (0.25)

- Sự cô đơn, bé nhỏ của con người trước non nước bao la. (0.25)

Trong bài Bạn đến chơi nhà:

- Chỉ tác giả với người bạn. (0.25)

- Sự chan hoà của tình bạn thắm thiết. (0.25)

Câu 3. (5.0 điểm)

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn biểu cảm

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Các phần, câu, đoạn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.

b. Xác định đúng đối tượng biểu cảm.

c. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo các ý sau:

Mở bài

Giới thiệu về loài cây em yêu.

Thân bài

- Biểu cảm về các đặc điểm của cây

+ Thân cây, rễ cây, cành cây, lá cây…

+ Cây đơm hoa vào tháng… và hoa đẹp như…

+ Những trái cây lúc nhỏ… lúc lớn… và khi chín … gợi niềm say xưa hứng thú ra sao?

+ Miêu tả lại niềm thích thú khi được hái những trái cây và thưởng thức nó.

+ Mỗi khi mùa quả qua đi, trong em lại nhóm lên một cảm giác đợi mong mùa quả mới như thế nào?

+ Với riêng em, em thích nhất đặc điểm gì ở loài cây đó?

- Kể một kỉ niệm sâu sắc của bản thân với loài cây trên

Kết bài

- Khẳng định lại tình cảm yêu quý của em với loài cây.

d. Sáng tạo: cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo, có cảm xúc

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt.



Đề thi, giáo án các lớp các môn học