Bộ 8 Đề thi Lịch Sử 7 Giữa kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất

Với Bộ 8 Đề thi Lịch Sử 7 Giữa kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất, chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa kì 2 Lịch sử 7.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Khoanh tròn đáp án trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Ai người khởi nghĩa Lam Sơn

Nằm gai nếm mật không sờn quyết tâm

Kiên cường chống giặc mười năm

Nước nhà thoát ách ngoại xâm hung tàn?”

A. Hồ Quý Ly.                

B. Lê Lợi.                       

C. Trần Triệu Cơ.           

D. Trần Quý Khoáng.

Câu 2: Chính quyền phong kiến Đại Việt phát triển hoàn thiện dưới thời vua

A. Lê Thánh Tông.         

B. Lý Thái Tổ.                

C. Trần Nhân Tông.        

D. Lê Thái Tổ.

Câu 3: Dòng sông lịch sử chia cắt Đại Việt thành: Đàng Trong và Đàng Ngoài là

A. sông Lệ Thủy.            

B. sông Bến Hải.            

C. sông Mã.                    

D. sông Gianh.

Câu 4: Trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa lớn nhất ở Đàng Ngoài trong các thế kỉ XVI – XVIII là

A. Thăng Long.             

B. Hội An.                     

C. Phố Hiến.                  

D. Thanh Hà.

Câu 5: Các cuộc chiến tranh tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, ngoại trừ việc

A. nền kinh tế đất nước bị tàn phá nghiêm trọng.   

B. xô đẩy nhân dân vào các cuộc chiến tranh tàn khốc.

C. đất nước bị chia cắt, sự thống nhất lãnh thổ bị xâm phạm.

D. tạo điều kiện cho nhà Minh đem quân sang xâm lược.

Câu 6: Thắng lợi nào của quân Lam Sơn đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của nhà Minh?

A. Ngọc Hồi – Đống Đa.                                       

B. Tốt Động – Chúc Động.

C. Rạch Gầm – Xoài Mút.                                                                             

D. Chi Lăng – Xương Giang.

Câu 7: Nguyên nhân nào dẫn đến sự toàn vẹn, thống nhất của lãnh thổ Đại Việt bị xâm phạm nghiêm trọng trong suốt các thế kỉ XVI – XVIII?

A. Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân sang xâm lược Đại Việt.

B. Quân Thanh xâm phạm khu vực biên giới phía Bắc của Đại Việt.

C. Cuộc đấu tranh giữa các phe phái trong nội bộ triều đình Lê sơ.

D. Chiến tranh tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến.

Câu 8: Điểm tương đồng trong đường lối chỉ đạo chiến đấu giữa cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và khởi nghĩa Lam Sơn là gì?

A. Kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao.

B. Chủ động tiến công để chặn trước thế mạnh của quân địch.

C. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.

D. Thực hiện rút lui chiến lược và tổ chức phản công khi có thời cơ.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Quan sát những bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi:

Bộ 8 Đề thi Lịch Sử 7 Giữa kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất (ảnh 1)

a. Những bức tranh trên gợi cho em liên tưởng tới các chính sách nào của nhà Lê sơ trên lĩnh vực văn hóa – giáo dục?

b. Theo em, việc dựng bia ghi tên Tiến sĩ của nhà Lê sơ có tác dụng gì?

Câu 2 (4,0 điểm): Cho đoạn trích sau:

“Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó chích luân bất phản

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”

(Nguồn: Sách giáo khoa Lịch sử 7, NXB Giáo dục, 2006, tr 128)

a. Giải thích ý nghĩa đoạn trích trong bài hiểu dụ nói trên của vua Quang Trung.

b. Khái quát những đóng góp của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Khoanh tròn đáp án trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Địa danh nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Ải nào núi đá giăng giăng

Năm xưa tướng giặc Liễu Thăng rụng đầu?”

A. Chi Lăng.                    B. Xương Giang.            

C. Nam Quan.                  D. Bắc Quan.

Câu 2: Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu

A. Vạn Xuân.                  B. Đại Cồ Việt.               

C. Đại Việt.                     D. Đại Ngu.

Câu 3: Năm 1527, nhận thấy sự suy sụp và bất lực của triều đình nhà Lê, Mạc Đăng Dung đã

A. ép vua Lê nhường ngôi, lập ra Vương triều Mạc.                                       

B. cùng vua Lê Cung Hoàng củng cố lại triều đình.

C. tiến hành khởi nghĩa lật đổ nhà Lê, lập ra nhà Mạc.                                       

D. cầu viện Minh để lật đổ nhà Lê, lập ra nhà Mạc.

Câu 4: Nhiều tội ác của giặc Minh đã được Nguyễn Trãi tố cáo qua các vần thơ trong Bình Ngô đại cáo, ngoại trừ câu thơ nào dưới đây?

A. “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn”.        

B. “Nặng thuế khóa sạch không đầm núi”.            

C. “Vét sản vật, bắt dò chiam trả, chốn chốn lưới chăng”.                                       

D. “Ninh Kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm”.

Câu 5: Bức tranh dưới đây không phản ánh nội dung nào của lịch sử Việt Nam trong các thế kỉ XVII – XVIII?

Bộ 8 Đề thi Lịch Sử 7 Giữa kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất (ảnh 1)

Nguồn ảnh: Internet

A. Cục diện Trịnh – Nguyễn phân tranh.                

B. Đại Việt bị chia cắt thành hai đàng.

C. Sông Gianh trở thành giới tuyến chia cắt đất nước.                                       

D. Cuộc chiến tranh giữa Nam Triều và Bắc Triều.

Câu 6: Dưới thời Lê sơ, sự phát triển của sản xuất nông nghiệp đã có nhiều tác động tới đời sống kinh tế - xã hội của Đại Việt, ngoại trừ việc

A. đời sống nhân dân được cải thiện.                      

B. góp phần củng cố chế độ phong kiến.

C. thúc đẩy thương nghiệp phát triển.                     

D. sản xuất công - thương nghiệp bị kìm hãm.

Câu 7: Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

A. Lòng yêu nước, ý chí đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân.

B. Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo, linh hoạt.

C. Tài thao lược của chủ soái Lê Lợi cùng các tướng lĩnh tài giỏi.

D. Giặc Minh quân số ít, binh khí thô sơ, khí thế chiến đấu kém cỏi.

Câu 8: Không giống với các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lý – Trần, khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong bối cảnh

A. Đại Việt đã bị nhà Minh đô hộ.                          

B. Đại Việt là quốc gia độc lập, có chủ quyền.

C. nhà Minh lâm vào khủng hoảng.                        

D. nhà Minh lâm vào khủng hoảng, suy yếu.

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Ở Việt Nam, chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh ra đời trong hoàn cảnh nào?

b. Theo em, chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh có ưu điểm gì nổi bật so với chữ Hán và chữ Nôm?

Câu 2 (4,0 điểm): Quan sát những bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi:

Bộ 8 Đề thi Lịch Sử 7 Giữa kì 2 năm 2024 tải nhiều nhất (ảnh 1)

a. Các bức tranh trên gợi cho em liên tưởng tới những vấn đề nào trong thực tiễn lịch sử dân tộc Việt Nam ở các thế kỉ XVI – XVIII?

b. Phong trào nông dân Tây Sơn đã giải quyết những vấn đề đó ra sao?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Khoanh tròn đáp án trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Được tin cấp báo, hỏi ai

Đưa quân ra Bắc diệt loài xâm lăng

Ngọc Hồi khí thế thêm hăng

Mùa xuân đại thắng dựng bằng uy danh

Bạt hồn tướng tá Mãn Thanh

Nghìn năm văn hiến, sử xanh còn truyền?”

A. Nguyễn Huệ.              

B. Nguyễn Nhạc.            

C. Nguyễn Lữ.                

D. Nguyễn Ánh.

Câu 2: Ai là tác giả của bộ sách “Đại Thành toán pháp”?

A. Lương Thế Vinh.       

B. Ngô Sĩ Liên.               

C. Nguyễn Trãi.              

D. Ngô Thì Nhậm.

Câu 3: Câu ca dao nào dưới đây phản ánh đúng về làng nghề thủ công truyền thống ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII?

A. Con ơi, nhớ lấy câu này/ Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua.

B. Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

C. An Phú nấu kẹo mạch nha/ Làng vòng làm cốm để mà tiến vua.

D. Chợ Bưởi một tháng sáu phiên/ Ngày tư, ngày chín cho duyên đèo bòng”.

Câu 4: Chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong bị lật đổ được đánh dấu bởi sự kiện nào?

A. Nghĩa quân Tây Sơn tiêu diệt được lực lượng của Nguyễn Ánh.

B. Quân của chúa Trịnh vượt sông Gianh, tiến đánh thành Phú Xuân.

C. Quân Tây Sơn tiến đánh Gia Định, bắt giết được chúa Nguyễn.

D. Ranh giới sông Gianh, Lũy Thầy đã bị nghĩa quân Tây Sơn xóa bỏ.

Câu 5: Chiến thuật nào đã được vua Quang Trung sử dụng trong trận Ngọc Hồi – Đống Đa (1789)?

A. Chinh phục từng gói nhỏ.                                                                          

B. Tiên phát chế nhân.

C. Đánh nhanh thắng nhanh.                                                                          

D. Giữ đất hiểm – dùng kì binh.

Câu 6: Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn đã có đóng góp gì cho lịch sử dân tộc?

A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.

B. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

C. Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê – Trịnh, Nguyễn.

D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài, bước đầu thống nhất đất nước.

Câu 7: Có nhiều nguyên nhân thúc đẩy sự phát triển của sản xuất nông nghiệp ở Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII, ngoại trừ việc

A. Đàng Trong có nhiều kiện tự nhiên thuận lợi.    

B. nhân dân Đại Việt tích cực lao động, sản xuất.

C. chính quyền đẩy mạnh việc tổ chức khai hoang.

D. chúa Nguyễn ban hành chính sách quân điền.

Câu 8: Để tập trung quyền lực vào tay vua, Lê Thánh Tông đã

A. bãi bỏ chức Thượng thư ở 6 bộ, vua trực tiếp nắm mọi quyền hành.

B. bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất, như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển.

C. đặt lệ “tứ bất”: không lập hoàng hậu, Thái tử, không phong Tể tướng, không lấy Trạng nguyên.

D. trực tiếp nắm mọi quyền hành, giải quyết công việc của đất nước (ngoại trừ chỉ huy quân đội).

II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Tại sao Nguyễn Huệ lại chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với quân xâm lược Xiêm? Theo em, chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

Câu 2 (4,0 điểm): So sánh với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý – Trần, khởi nghĩa Lam Sơn có điểm gì khác biệt?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1. Nhân vật lịch sử nào được nhắc đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Ai người khởi nghĩa Lam Sơn

Nằm gai nếm mật, không sờn quyết tâm

Kiên cường chống giặc mười năm,

Nước nhà thoát ách ngoại xâm hung tàn?”

A. Lê Lợi.

B. Lê Hoàn.

C. Đinh Bộ Lĩnh.

D. Nguyễn Huệ.

Câu 2. Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ai đã đưa ra chủ trương “tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển hướng tấn công vào Nghệ An”?

A. Lê Lai.

B. Nguyễn Trãi.

C. Lê Ngân.

D. Nguyễn Chích.

Câu 3. Chiến thắng nào mang tính quyết định đến thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Minh?

A. Trận Tốt Động – Chúc Động.

B. Trận Ngọc Hồi – Đống Đa.

C. Trận Chi Lăng – Xương Giang.

D. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút.

Câu 4. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi vẻ vang là do

A. nhân dân Việt Nam có lòng yêu nước, ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm.

B. sự giúp đỡ, ủng hộ của nhân dân Xiêm về cả vật chất và tinh thần.

C. quân Minh lực lượng ít, vũ khí thô sơ, chí khí chiến đấu kém cỏi.

D. có sự lãnh đạo tài tình của các tướng sĩ như: Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ…

Câu 5. Hai trận Tốt Động – Chúc Động và Chi Lăng – Xương Giang của nghĩa quân Lam Sơn có điểm gì tương đồng?

A. Đều dùng thủy chiến, tấn công trên biển

B. Quân khởi nghĩa vừa đánh, vừa đàm

C. Quân khởi nghĩa tổ chức phục kích, làm tiêu hao sinh lực địch.

D. Thực hiện đánh nghi binh, khiến giặc chủ quan.

Câu 6. Bộ luật nào dưới đây được ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông?

A. Hình luật.

B. Quốc triều Hình luật.

C. Hình thư.

D.  Hoàng Việt luật lệ.

Câu 7. Thời Lê Sơ, ở đâu là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất?

A. Vân Đồn.

B. Thăng Long.

C. Vạn Kiếp.

D. Phố Hiến.

Câu 8. Dưới thời Lê sơ, số lượng nô tì giảm dần, vì

A. nô tì bị chết nhiều.

B. quan lại không cần nô tì phục vụ nữa.

C. nô tì bỏ làng xã tha phương cầu thực.

D. pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô tì.

Câu 9. Dưới thời Lê sơ, tôn giáo nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội?

A. Phật giáo.

B. Nho giáo.

C. Đạo giáo.

D. Hồi giáo.

Câu 10. Một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của nhân dân Đại Việt thời Lê Sơ là

A. thành Tây Đô (Thanh Hóa).

B. chùa tháp Phổ Minh (Nam Định).

C. chùa Diên Hựu (Hà Nội).

D. Khu di tích Lam Kinh (Thanh Hóa).

Câu 11. Thời vua Lê Thánh Tông, ở cấp địa phương, cả nước được chia thành

A. 13 đạo.

B. 12 lộ.

C. 5 đạo.

D. 13 đạo thừa tuyên.

Câu 12. Quân đội dưới thời nhà Lý – Trần - Lê được tổ chức theo chế độ nào?

A. “Ngụ nông ư binh”.

B. “Ngụ binh ư nông”.

C. “Ư binh hiến nông”.

D. “Ư nông hiến binh”.

Câu 13. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi là

A. Quân trung từ mệnh tập.

B. Bạch Đằng giang phú.

C. Tụng giá hoàn kinh sư.

D. Hồng Đức quốc âm thi tập.

Câu 14. Ai là chủ soái của Tao Đàn nhị thập bát tú?

A. Nguyễn Trãi.

B. Lương Thế Vinh.

C. Ngô Thì Nhậm.

D. Lê Thánh Tông.

Câu 15. Chiến tranh Đàng Trong – Đàng Ngoài diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào?

A. Nhà Mạc với nhà Nguyễn.                       

B. Nhà Mạc với nhà Lê.

C. Nhà Lê với nhà Nguyễn.                          

D. Nhà Lê - Trịnh với nhà Mạc.

Câu 16. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn kết thúc với kết quả như thế nào?

A. Chiến thắng thuộc về họ Trịnh, họ Nguyễn bị lật đổ.

B. Chiến thắng thuộc về họ Nguyễn, họ Trịnh bị lật đổ.

C. Hai bên không phân thắng bại, đất nước bị chia thành Đàng Trong và Đàng Ngoài.

D. Hai thế lực phong kiến Trịnh – Nguyễn lần lượt bị nhà Tây Sơn đánh bại.

Câu 17. Con sông nào là ranh giới chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XVIII?

A. Sông Hậu.                                            

B. Sông Lam.

C. Sông Gianh.                                         

D. Sông Tiền.

Câu 18. Ở Đàng Ngoài, họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị, nhưng vẫn phải dựa vào danh nghĩa vua Lê, tình hình đó gọi là

A. “vua Lê - chúa Trịnh”.                         

B. “vua Trịnh – chúa Lê”.

C. “Lê – Trịnh phân quyền”.                     

D. “Lê – Trịnh phân tranh”

Câu 19. Họ Trịnh chấp nhận xưng vương, trên danh nghĩa vẫn là bề tôi của nhà Lê, vì

A. họ Trịnh muốn mượn danh tiếng của nhà Lê để dễ bề cai trị.

B. họ Trịnh chịu ơn của nhà Lê.

C. họ Trịnh không đủ sức tiêu diệt nhà Lê.

D. họ Trịnh còn tập trung tiêu diệt họ Nguyễn ở phía Nam.

Câu 20. Trận đánh nào có ý nghĩa quyết định tới thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Xiêm của nghĩa quân Tây Sơn (1785)?

A. Bạch Đằng.                                                       

B. Rạch Gầm – Xoài Mút.

C. Đông Bộ Đầu.                                                   

D. Ngọc Hồi – Đống Đa.

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Phân tích những đóng góp của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc Việt Nam.

Câu 2 (2,0 điểm). Trình bày vài nét về những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựn bộ máy nhà nước và luật pháp.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Câu 1. Chữ Nôm được dùng làm văn tự chính của quốc gia Đại Việt dưới thời kì trị vì của vua nào?

A. Lê Thánh Tông.                                              

B. Lê Chiêu Thống.

C. Quang Trung.

D. Gia Long.

Câu 2. Sau khi đánh bại quân xâm lược Mãn Thanh, vua Quang Trung đã lựa chọn đóng đô ở

Sau khi đánh bại giặc ngoại xâm, Quang Trung đã chọn địa phương nào làm kinh đô?

A. Thăng Long (Hà Nội).                                    

B. Vạn An (Nghệ An)

C. Đồ Bàn (Bình Định).                                      

D. Phú Xuân (Huế).

Câu 3. Nhân vật lịch sử nào được nhắc đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Vua nào lập hội Tao Đàn,

Giữ vai chủ soái, mở mang nước nhà?”

A. Lên Thái Tổ.               B. Lê Thánh Tông.

C. Lê Chiêu Thống.         D. Lê Đại Hành.

Câu 4. Tình hình chính trị ở Đàng Trong từ giữa thế kỉ XVIII có điểm gì nổi bật?

A. Chính quyền họ Nguyễn dần suy yếu

B. Diễn ra 7 lần giao chiến với chính quyền Đàng Ngoài.

C. Nhà Nguyễn chiến thắng họ Trịnh, làm chủ toàn bộ đất nước.

D. Chính quyền họ Nguyễn được củng cố, đời sống nhân dân ổn định.

Câu 5. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của phong trào nông dân Tây Sơn là

A. không có sự giúp đỡ của nước ngoài.                 

B. nội bộ bị chia rẽ, rạn nứt, mất đoàn kết.

C. không có đường lối kháng chiến đúng đắn.                    

D. nhà Thanh mạnh nên đã đánh bại nghĩa quân.

Câu 6: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ thất bại, chủ yếu do nhà Hồ

A. thiếu sự chuẩn bị và không có tướng lĩnh tài giỏi.                                        

B. không tổ chức, lãnh đạo nhân dân kháng chiến.

C. không xây dựng được khối đoàn kết dân tộc.     

D. không có đường lối kháng chiến đúng đắn.

Câu 7. Thắng lợi nào của quân Tây Sơn đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của nhà Mãn Thanh?

A. Ngọc Hồi – Đống Đa.                                       

B. Tốt Động – Chúc Động.

C. Rạch Gầm – Xoài Mút.                                                                             

D. Chi Lăng – Xương Giang.

Câu 8. So với chữ Hán và chữ Nôm, chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh (xuất hiện ở Đại Việt vào khoảng thế kỉ XVII) có điểm gì khác biệt?

A. Quá nhiều hình, nét, kí hiệu, nên khả năng phổ biến bị hạn chế.

B. Số lượng các kí tự, chữ quá lớn gây khó khăn cho việc ghi nhớ.

C. Số lượng chữ ít, khó khăn trong việc diễn đạt khái niệm phức tạp.

D. Kí hiệu đơn giản nhưng khả năng ghép chữ linh hoạt, dễ ghi nhớ.

Phần II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm).

a.  Nêu hậu quả của cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài.

b. Em có nhận xét gì về tình hình chính trị, xã hội ở Việt Nam trong ccas thế kỉ XVI – XVIII?

Câu 2 (3,0 điểm). Có ý kiến cho rằng: “Trong quá trình đấu tranh kiên cường của mình, phong trào nông dân Tây Sơn đã làm nên hai sự nghiệp lớn: bước đầu thống nhất đất nước và đánh bại giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.” Em có đồng ý với ý kiến đó không? Tại sao?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. Trắc nghiệm (3,0 điểm)

Câu 1: Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là

A. Lê Lai.           B. Lê Lợi.                C. Nguyễn Trãi.              D. Lê Thánh Tông.

Câu 2: Người hi sinh anh dũng để cứu Lê Lợi và nghĩa quân khỏi tình thế nguy hiểm là

A. Lê Lai.            B. Lê Lợi.                C. Nguyễn Trãi.             D. Đinh Liệt.

Câu 3: Ngô Sĩ Liên là tác giả của bộ sử nào dưới đây?

A. Đại Việt sử kí.                                                   

B. Đại Việt sử kí toàn thư.

C. Khâm định Việt sử thông giám cương mục.       

D. Sử kí tục biên.

Câu 4. Nối thời gian ở cột I với nội dung sự kiện ở cột II sao cho phù hợp.

II. Tự luận (7,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm): Em hãy phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Câu 2 (3,0 điểm): Trình bày việc tổ chức quân đội Thời Lê Sơ và rút ra nhận xét?

Câu 3 (1,0 điểm): Trình bày một số câu ca dau, tục ngữ… thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1. Tháng 9/1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy quyết định mở cuộc tiến quân đến đâu?

A. Vào Miền Trung.

B. Vào Miền Nam.

C. Ra Miền Bắc.

D. Đánh thẳng ra Thăng Long.

Câu 2. Khởi nghĩa Lam Sơn của nhân dân Việt Nam chống lại quân xâm lược nào?

A. Nhà Đường.

B. Nhà Tống.

C. Nhà Thanh.

D. Nhà Minh.

Câu 3. Điểm giống nhau trong cách đánh của quân khởi nghĩa Lam Sơn ở hai trận Tốt Động – Chúc Động và Chi Lăng – Xương Giang là

A. cả hai trận quân khởi nghĩa đều dùng thủy chiến, tấn công trên biển

B. cả hai trận quân khởi nghĩa vừa đánh, vừa đàm

C. cả hai đều là trận phục binh, nghĩa quân nắm vững đường hành quân của giặc nên đã dựa bào địa hình để tổ chức phục kích và tiêu hao sinh lực địch

D. cả hai trận ta đều đánh nghi binh, khiến giặc chủ quan

Câu 4. Năm 1424, Nguyễn Chích đề nghị nghĩa quân Lam Sơn tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân

A. ra Thăng Long.

B. vào Nghệ An.

C. vào Gia Định.

D. lên núi Chí Linh.

Câu 5. Bộ “Quốc triều hình luật” còn có tên gọi khác là

A. Hình luật.

B. Hình thư.

C. Luật Hồng Đức.

D. Luật Gia Long.

Câu 6. Quân đội dưới thời nhà Lê được tổ chức theo chế độ nào?

A. “Ngụ nông ư binh”.

B. “Ngụ binh ư nông”.

C. “Quân quý hồ đa bất quý hồ tinh”.

D. “Nghĩa vụ quân sự”.

Câu 7. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào?

A. Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

B. Kết thúc chiến tranh và buộc nhà Minh bồi thường chiến tranh cho nước ta.

C. Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước với việc nhà Minh thần phục nước ta.

D. Chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc.

Câu 8. Thời Lê Sơ, ở đâu là nơi tập trung nhiều ngành nghề thủ công nhất?

A. Vân Đồn.

B. Thăng Long.

C. Vạn Kiếp.

D. Phố Hiến.

Câu 9. Thời Lê sơ, tôn giáo nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội?

A. Phật giáo.

B. Nho giáo.

C. Đạo giáo.

D. Ấn Độ giáo.

Câu 10. Nghệ thuật kiến trúc thời Lê sơ thể hiện rõ rệt và đặc sắc ở các công trình lăng tẩm, cung điện tại đâu?

A. Lam Sơn (Thanh Hóa).

B. Linh Sơn (Thanh Hóa).

C. Núi Chí Linh (Thanh Hóa).

D. Lam Kinh (Thanh Hóa).

Câu 11. Vì sao dưới thời Lê sơ, số lượng nô tì giảm dần?

A. Vì nô tì bỏ làng xã tha phương cầu thực.

B. Vì nô tì bị chết nhiều.

C. Vì pháp luật nhà Lê hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô tì hoặc bức dân làm nô tì.

D. Vì quan lại không cần nô tì phục vụ nữa.

Câu 12. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội. Đó là đặc điểm tổ chức bộ máy chính quyền thời nào?

A. Thời Đinh – Tiền Lê.

B. Thời Tiền Lê.

C. Thời Lý – Trần.

D. Thời Lê sơ.

Câu 13. “Luật Hồng Đức” được ban hành dưới thời kì cai trị của vị vua nào dưới đây?

A. Lý Thái Tổ.

B. Trần Nhân Tông.

C. Lê Thánh Tông.

D. Lê Chiêu Thống.

Câu 14. Thời vua Lê Thánh Tông, ở cấp địa phương, cả nước được chia thành

A. 13 đạo.

B. 12 lộ.

C. 5 đạo.

D. 13 đạo thừa tuyên.

Câu 15. Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào?

A. Nhà Mạc với nhà Nguyễn.                       

B. Nhà Mạc với nhà Lê.

C. Nhà Lê với nhà Nguyễn.                          

D. Nhà Trịnh với nhà Mạc.

Câu 16. Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến những cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp bùng nổ ở đầu thế kỉ XVI?

A. Hậu quả của chiến tranh Nam – Bắc triều.

B. Hậu quả của chiến tranh Đàng Trong – Đàng Ngoài.

C. Mâu thuẫn xã hội diễn ra gay gắt.

D. Nhà Lê bị Mạc Đăng Dung lật đổ.

Câu 17. Con sông nào là ranh giới chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XVIII?

A. Sông Bến Hải (Quảng Trị).                  

B. Sông La (Hà Tĩnh).

C. Sông Gianh (Quảng Bình).                   

D. Sông Nhật Lệ (Quảng Bình).

Câu 18. Ở Đàng Ngoài, họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị, nhưng vẫn phải dựa vào danh nghĩa vua Lê, tình hình đó gọi là

A. “vua Lê - chúa Trịnh”.                         

B. “vua Trịnh – chúa Lê”.

C. “Lê – Trịnh phân quyền”.                     

D. “Lê – Trịnh phân tranh”.

Câu 19. Chiến tranh Trịnh – Nguyễn kết thúc với kết quả như thế nào?

A. Chiến thắng thuộc về họ Trịnh, họ Nguyễn bị lật đổ.

B. Chiến thắng thuộc về họ Nguyễn, họ Trịnh bị lật đổ.

C. Hai bên không phân thắng bại, đất nước bị chia thành hai đàng.

D. Hai thế lực phong kiến Trịnh – Nguyễn lần lượt bị nhà Tây Sơn đánh bại.

Câu 20. Vì sao họ Trịnh chấp nhận xưng vương, trên danh nghĩa vẫn là bề tôi của nhà Lê?

A. Họ Trịnh muốn mượn danh tiếng của nhà Lê để dễ bề cai trị.

B. Họ Trịnh chịu ơn của nhà Lê.

C. Họ Trịnh không đủ sức tiêu diệt nhà Lê.

D. Do còn tập trung tiêu diệt họ Nguyễn ở phía Nam.

Phần II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Trình bày những thành tự chủ yếu về văn học, giáo dục, khoa học, nghệ thuật của Đại Việt thời Lê sơ.

Câu 2 (3,0 điểm).

a. Lập niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789.

b. Phong trào nông dân Tây Sơn có những đóng góp gì cho lịch sử dân tộc?

chữ Nôm?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

Phần I. Trắc nghiệm khách quan (4,0 điểm)

Câu 1. Dưới thời vua Quang Trung, cơ quan nào chuyên trách việc dịch sách từ chữ Hán sang

A. Quốc sử quán.

B. Viện Sùng chính.

C. Tôn nhân phủ.

D. Ngự sử đài.

Câu 2. Tình hình chính trị ở Đàng Trong từ giữa thế kỉ XVIII có điểm gì nổi bật?

A. Chính quyền họ Nguyễn suy yếu dần.

B. Chính quyền họ Nguyễn được củng cố vững chắc.

C. Các chúa Nguyễn liên tục mở rộng lãnh thổ ra Bắc.

D. Chúa Trịnh chiến thắng họ Nguyễn và làm chủ Đàng Trong.

Câu 3.  Vua Quang Trung quyết định tiêu diệt quân Thanh vào dịp tết Kỉ Dậu, vì đây là thời điểm

A. quân địch lơ là cảnh giác.

B. tinh thần quân sĩ lên cao.

C. nhà Thanh có nội loạn.

D. dễ tập hợp lực lượng.

Câu 4. Nội dung nào không phản ánh đúng thông điệp mà vua Qang Trung muốn gửi gắm tới quân sĩ qua bài hiểu dụ sau:

“Đánh để cho dài tóc

Đánh để cho đen răng

Đánh để cho nó trích luân bất phản

Đánh cho nó phiến giáp bất toàn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”

A. Tiêu diệt quân xâm lược để bảo vệ độc lập dân tộc.

B. Đánh giặc để giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

C. Khẳng định chủ quyền dân tộc (“Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”).

D. Đánh đuổi quân Thanh, tạo đà thắng lợi để xâm chiếm vùng biên giới.

Câu 5. Nguyên nhân nào dẫn đến sự toàn vẹn của lãnh thổ Đại Việt bị xâm phạm nghiêm trọng trong suốt các thế kỉ XVI – XVIII?

A. Chiến tranh xâm lược của quân Xiêm.

B. Chiến tranh xâm lược của quân Minh.

C. Tranh giành quyền lực trong nội bộ triều đình Lê.

D. Chiến tranh tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến.

Câu 6. Sau khi đánh bại giặc ngoại xâm, Lê Lợi đã chọn địa phương nào làm kinh đô?

A. Thăng Long.                                                   

B. Gia Định.

C. Bình Định.                                                      

D. Phú Xuân.

Câu 7. Bộ bản đồ quốc gia đầu tiên của Đại Việt do Nhà nước phong kiến Việt Nam biên vẽ và ban hành là

A. Dư địa chí. 

B. Hồng Đức bản đồ. 

C. An Nam dư địa chí.                                  

D. An Nam hình thăng đồ.

Câu 8. Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ năm 1407 thất bại là do nhà Hồ               

A. không có tướng lĩnh tài giỏi.

B. không có vũ khí tốt, thành lũy kiên cố.

C. không xây dựng được khối đoàn kết dân tộc.

D. có tư tưởng chủ hòa, thỏa hiệp, đầu hàng nhà Minh.

Phần II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm).

a. Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?

b. Vì sao chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của Việt Nam cho đến ngày nay?

Câu 2 (3,0 điểm).

a. Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc?

b. Đường lối ngoại giao của vua Quang Trung có ý nghĩa như thế nào?


Đề thi, giáo án các lớp các môn học