Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử 7 năm 2024 có ma trận (3 đề)

Với Đề thi Giữa kì 2 Lịch Sử 7 năm 2024 có ma trận (3 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Giữa kì 2 Lịch sử 7.

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II LỊCH SỬ 7 (MẪU THAM KHẢO SỐ 1)

Phần

Bài

Số câu hỏi theo cấp độ

Tổng

NB

TH

VD

Trắc

nghiệm

Bài 19. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

1

1

1

Bài 20. Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 – 1527)

1

1

Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI – XVIII).

1

1

Bài 23. Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII

1

1

2

Bài 24. Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

1

1

Bài 25. Phong trào Tây Sơn

1

1

1

Bài 26. Quang Trung xây dựng đất nước

1

1

Tự luận

Bài 20. Nước Đại Việt thời Lê sơ.

1/2 câu

(2,0 đ)

1/2 câu

(1,0 đ)

1

Bài 25. Phong trào Tây Sơn

1 câu

(2,0 đ)

1

- Tỉ lệ:

+ Hình thức: 50% trắc nghiệm - 50% tự luận.

+ Mức độ: 40% Nhận biết - 30% thông hiểu - 30% vận dụng

- Cụ thể:

+ 10 câu trắc nghiệm

+ 2 câu tự luận.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1. Người lãnh đạo tối cao của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là ai?

A. Lê Lợi.

B. Nguyễn Trãi.

C. Nguyễn Chích.

D. Nguyễn Huệ.

Câu 2. Năm 1424, Nguyễn Chích đề nghị nghĩa quân Lam Sơn tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An, vì: Nghệ An là nơi

A. đất rộng, người đông, có địa thế hiểm yếu.

B. quân Minh không bố trí lực lượng canh phòng.

C. có đất đai màu mỡ, trù phú; khí hậu ôn hòa.

D. nghĩa quân đã xây dựng được thành lũy kiên cố.

Câu 3. Để tập trung quyền lực vào tay nhà vua, vua Lê Thánh Tông đã

A. bãi bỏ một số chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển.

B. đặt lệ “tứ bất”: không lập hoàng hậu, Thái tử, không phong Tể tướng, Trạng nguyên.

C. giao cho những người thân tín nhất giữ các chức vụ quan trọng trong triều đình.

D. cử các hoàng nam (con trai) của mình trấn giữ những nơi hiểm yếu, vùng biên cương.

Câu 4. Nghĩa quân của Trần Cảo được gọi là “quân ba chỏm” vì họ đã

A. ba lần tấn công vào kinh thành Thăng Long.

B. ba lần bị quân triều đình đánh bại.

C. cạo trọc đầu, chỉ để ba chỏm tóc.

D. xây dựng được ba bộ phận là bộ binh, kỵ binh và thủy binh.

Câu 5. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Ai người thường gọi Trạnh Trình,

Chăm lo việc nước chân tình với dân,

Đã từng xin chém lộng thần,

Chủ trương “bền nước yên dân” làm đầu,

Thương dân khốn khó cơ cầu

“Phù thiêng đỡ lệnh” trước sau một đời

Bạch Vân cư sĩ chính người – là ai?”

A. Nguyễn Bỉnh Khiêm

B. Lương Thế Vinh.

C. Ngô Thì Nhậm.

D. Đào Duy Từ.

Câu 6. Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn tới sự suy yếu của ngoại thương ở Đại Việt từ giữa thế kỉ XVII?

A. Sự phức tạp trong chế độ thuế khóa của các chính quyền Lê – Trịnh, Nguyễn.

B. Chính quyền Lê - Trịnh, Nguyễn hạn chế giao thương với các nước phương Tây.

C. Các nước phương Tây đã tìm thấy được thị trường rộng lớn hơn (Trung Quốc).

D. Hàng thủ công của Đại Việt không phù hợp với thị hiếu của người phương Tây.

Câu 7. Năm 1737, cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Dương Hưng bùng nổ ở địa phương nào?

A. Sơn Tây.

B. Thanh Hóa.

C. Nghệ An.

D. Vĩnh Phúc.

Câu 8. Khi tiến quân ra Đàng Ngoài, Nguyễn Huệ đã nêu khẩu hiệu gì?

A. Phù Lê diệt Mạc.                                             

B. Phù Lê diệt Trịnh.

C. Phù Lê diệt Nguyễn.                                       

D. Tiêu diệt chúa Trịnh, thống nhất đất nước.

Câu 9: Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn đã có đóng góp gì cho lịch sử dân tộc?

A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.

B. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

C. Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê – Trịnh, Nguyễn.

D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài, bước đầu thống nhất đất nước.

Câu 10: Đối với nhà Thanh, Vương triều Tây Sơn của Quang Trung luôn giữ thái độ

A. thù địch, mâu thuẫn căng thẳng.                            

B. hòa hảo nhưng kiên quyết giữ vững nền độc lập.

C. khiêu khích, đe dọa xâm lược.                                       

D. thần phục và thường xuyên cống nạp lễ vật.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

a. Nêu những thành tựu chủ yếu về văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ.

b. Theo em, những nhân tố nào đã thúc đẩy, giúp nhân dân Đại Việt đạt được những thành tựu văn hóa rực rỡ ấy.

Câu 2 (2,0 điểm): Chiến thuật quân sự của vua Quang Trung trong cuộc chiến đấu chống quân Thanh có điểm gì khác biệt so với chiến thuật quân sự của nhà Trần trong chiến đấu chống Mông – Nguyên? Theo em, chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa của vua Quang Trung có ý nghĩa như thế nào?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1. Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ở

A. Lũng Nhai (Thanh Hóa).

B. Đông Quan (Hà Nội).

C. Phú Xuân (Huế).

D. Tây Đô (Thanh Hóa).

Câu 2. Năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hòa hoãn với quân Minh, vì

A. núi Chí Linh là vùng đất xa xôi, hẻo lánh, rất khó phát triển lực lượng.

B. bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn dao động, lo sợ trước sức mạnh của quân Minh.

C. quân Lam Sơn tuy tập trung nhiều binh lực nhưng không tiêu diệt được đối phương.

D. quân Lam Sơn muốn tranh thủ thời gian hòa hoãn để xây dựng, phát triển lực lượng.

Câu 3. Vua Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp như tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển nhằm mục đích gì?

A. Tinh giản bộ máy nhà nước.

B. Thực hiện theo di huấn của vua cha.

C. Tập trung mọi quyền lực vào tay nhà vua.

D. Tránh việc gây chia rẽ trong nội bộ triều đình.

Câu 4. Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào?

A. Nhà Mạc với nhà Nguyễn.                   

B. Nhà Mạc với nhà Lê.

C. Nhà Lê với nhà Nguyễn.                      

D. Nhà Trịnh với nhà Mạc.

Câu 5. Nhân vật nào dưới đây là một trong những nhà thơ, nhà văn hóa lớn của Đại Việt trong thế kỉ XVI – XVII?

A. Lê Hoàn.

B. Lý Công Uẩn.

C. Trương Hán Siêu.

D. Đào Duy Từ.

Câu 6. Nửa sau thế kỉ XVIII, các thành thị ở Việt Nam dần suy tàn do

A. các chúa Trịnh – Nguyễn thi hành chính sách hạn chế ngoại thương.

B. các thương nhân nước ngoài không còn hứng thú với thị trường Đại Việt.

C. các mặt hàng của Đại Việt không hợp thị hiếu của thương nhân nước ngoài.

D. nhà Nguyễn thực hiện “bế quan tỏa cảng”, không giao lưu với bên ngoài.

Câu 7. Khởi nghĩa của Lê Duy Mật kéo dài hơn 30 năm, nghĩa quân hoạt động rộng khắp tại hai tỉnh là

A. Quảng Nam và Quảng Ngãi.

B. Hà Nam và Nam Định.

C. Thanh Hóa và Nghệ An.

D. Lạng Sơn và Tuyên Quang.

Câu 8. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

Đố ai giải phóng Thăng Long,

Nửa đêm trừ tịch quyết lòng tiến binh,

Đống Đa sông Nhị vươn mình,

Giặc Thanh vỡ mộng cường chinh tơi bời”.

A. Nguyễn Huệ.

B. Nguyễn Ánh.

C. Lê Lợi.

D. Trịnh Kiểm.

Câu 9: Nội dung nào không phản ánh đúng về đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc?

A. Lật đổ sự thống trị của các chính quyền Mạc, Lê – Trịnh.

B. Bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền quốc gia.

C. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

D. Thi hành nhiều chính sách tiến bộ để phát triển đất nước.

Câu 10. Vua Quang Trung ban hành “Chiếu khuyến nông” nhằm giải quyết vấn đề gì?

A. Tình trạng tư hữu ruộng đất.                           

B. Khai hoang, mở cõi.

C. Ruộng đất bị bỏ hoang, nạn lưu vong.            

D. Thiên tai, mất mùa.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

a. Trình bày những nét chính về tình hình văn hóa – giáo dục thời Lê sơ.

b. Theo em, việc dựng bia ghi tên Tiến sĩ của nhà Lê sơ có tác dụng gì?

Câu 2 (2,0 điểm): Cho đoạn trích sau:

“Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó chích luân bất phản

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”

(Nguồn: Sách giáo khoa Lịch sử 7, NXB Giáo dục, 2006, tr 128)

Giải thích ý nghĩa đoạn trích trong bài hiểu dụ nói trên của vua Quang Trung.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1. Năm 1424, nghĩa quân Lam Sơn rời Thanh Hóa, chuyển quân vào

A. Nghệ An.

B. Đông Đô.

C. Gia Định.

D. Phú Xuân.

Câu 2. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi vẻ vang là do

A. có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

B. quân Minh quân số ít, vũ khí thô sơ, sĩ khí chiến đấu kém cỏi.

C. có sự giúp đỡ của nhân dân Chăm-pa về cả vật chất và tinh thần.

D. nghĩa quân đã chế tạo được súng thần cơ, xây dựng thành lũy kiên cố.

Câu 3. Dưới thời Lê sơ, số lượng nô tì giảm dần vì

A. pháp luật nhà Lê hạn chế nghiệm ngặt việc bán mình làm nô tì hoặc bức dân làm nô tì.

B. nhà Lê thực hiện chính sách “hạn nô” (giới hạn số lượng nô tì phục vụ quan lại, quý tộc).

C. kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ấm no nên không còn ai phải bán mình làm nô tì.

D. các gia đình quan lại, quý tộc không còn cần tới lực lượng nô tì phục vụ.

Câu 4. Sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài là kết quả của cuộc chiến tranh giữa những lực lượng phong kiến nào ở Đại Việt?

A. Nhà Mạc với nhà Nguyễn.                   

B. Nhà Lê với nhà Nguyễn.

C. Nhà Lê – Trịnh với chính quyền chúa Nguyễn.

D. Nhà Lê – Trịnh với tàn dư của họ Mạc ở Cao Bằng.

Câu 5. Các giáo sĩ phương Tây đã sử dụng hệ chữ cái nào dưới đây để ghi âm tiếng Việt?

A. Chữ cái La-tinh.

B. Chữ tượng hình.

C. Chữ hình nêm.

D. Chữ Hán.

Câu 6. Trong các thế kỉ XVI – XVIII, tình hình sản xuất nông nghiệp ở Đàng Ngoài của Đại Việt có điểm gì nổi bật?

A. Sản xuất nông nghiệp sa sút; diện tích ruộng đất công bị thu hẹp.

B. Diện tích canh tác được mở rộng; năng suất lúa tăng cao.

C. Nông nghiệp phát triển do chính quyền Lê – Trịnh quan tâm đến thủy lợi.

D. Sản xuất phát triển, thường xuyên được mùa, nhân dân no ấm.

Câu 7. Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây đã mở đầu cho phong trào đấu tranh của nông dân ở Đàng Ngoài?

A. Khởi nghĩa của Lê Duy Mật.

B. Khởi nghĩa của Nguyễn Dương Hưng.

C. Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu.

D. Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất.

Câu 8. “Tây Sơn tam kiệt” bao gồm những nhân vật nào?

A. Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Trần Nguyên Hãn.

B. Nguyễn Xí, Lê Sát, Lê Ngân.

C. Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.

D. Nguyễn Ánh, Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc.

Câu 9. Tại sao Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với địch?

A. Đây là căn cứ quan trọng của địch.

B. Gần nguồn tiếp tế của nghĩa quân Tây Sơn.

C. Địa hình hiểm trở, thuận lợi cho việc đặt phục binh.    

D. Lợi dụng thủy triều lên xuống để đóng cọc gỗ mai phục.

Câu 10. Cuối thế kỉ XVIII, các nghề thủ công và buôn bán của Đại Việt dần phục hồi do vua Quang Trung thực hiện chính sách

A. bãi bỏ hoặc giảm thuế; yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải để thông thương.

B. “bế quan tỏa cảng” không giao lưu với các nước bên ngoài.

C. khuyến khích nông dân phiêu tán về quê sản xuất.

D. khuyến khích vương hầu, quý tộc mộ dân đi khai hoang.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

a. Trình bày những nét chính về tổ chức bộ máy chính quyền và luật pháp thời Lê sơ.

b. Đánh giá những đóng góp của vua Lê Thánh Tông trong việc xây dựng bộ máy nhà nước và pháp luật.

Câu 2 (2,0 điểm): Phân tích những cống hiến của phong trào nông dân Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc Việt Nam.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1. Nghe tin Lê Lợi đang chuẩn bị khởi nghĩa, Nguyễn Trãi đã bí mật trốn vào Lam Sơn và dâng lên Lê Lợi bản

A. Bình Ngô sách.

B. Quân trung từ mệnh tập.

C. Đại cáo bình ngô.

D. Hổ trướng khu cơ.

Câu 2. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã

A. mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc Việt Nam.

B. đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Mãn Thanh.

C. kết thúc hơn một ngàn năm đô hộ của các triều đại phương Bắc.

D.  chấm dứt sự tồn tại của chế độ phong kiến chuyên chế ở Việt Nam.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng điều kiện thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp ở Đại Việt dưới thời Lê sơ?

A. Nhà nước ban hành nhiều chính sách khuyến nông.

B. Tinh thần nỗ lực, hăng say lao động của nhân dân.

C. Đất nước hòa bình, rất ít khi xảy ra chiến tranh.

D. Nông dân không phải thực hiện nghĩa vụ lao dịch cho nhà nước.

Câu 4. Nguyên nhân nào dẫn đến sự toàn vẹn, thống nhất của lãnh thổ Đại Việt bị xâm phạm nghiêm trọng trong suốt các thế kỉ XVI – XVIII?

A. Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân sang xâm lược Đại Việt.

B. Quân Thanh xâm phạm khu vực biên giới phía Bắc của Đại Việt.

C. Cuộc đấu tranh giữa các phe phái trong nội bộ triều đình Lê sơ.

D. Chiến tranh tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến.

Câu 5. Ai là người chỉ đạo việc xây dựng công trình quân sự Lũy Thầy ở Đàng Trong của Đại Việt?

A. Lương Thế Vinh.

B. Ngô Thì Nhậm.

C. Đào Duy Từ.

D. Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Câu 6. Trong các thế kỉ XVI – XVIII, tình hình sản xuất nông nghiệp ở Đàng Trong của Đại Việt có điểm gì nổi bật?

A. Diện tích canh tác được mở rộng; năng suất lúa tăng cao.

B. Sản xuất nông nghiệp sa sút; diện tích ruộng đất công bị thu hẹp.

C. Nông nghiệp sa sút, thường xuyên mất mùa; nạn đói diễn ra ở nhiều nơi.

D. Nông nghiệp sa sút do chính quyền chúa Nguyễn không quan tâm đến đê điều.

Câu 7. Nghĩa quân của Hoàng Công Chất đã nêu lên khẩu hiệu nào dưới đây?

A. “Lấy của nhà giàu chia cho người nghèo”.

B. “Phá cường địch, báo hoàng ân”.

C. “Phù Lê – diệt Trịnh”.

D. “Phù Trịnh – diệt Lê”.

Câu 8. Vị vua nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Vua nào đại phá quân Thanh,

Đống Đa lưu dấu sử xanh muôn đời?

A. Vua Quang Trung.

B. Vua Gia Long.

C. Vua Duy Tân.

D. Vua Bảo Đại.

Câu 9. Sự kiện chính quyền họ Trịnh và Nguyễn bị tiêu diệt có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc?

A. Tạo điều kiện cơ bản để thống nhất đất nước.

B. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

C. Nâng cao vị thế của Đại Việt trong khu vực.

D. Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Thanh.

Câu 10. Chính sách nào dưới đây của vua Quang Trung thể hiện mong ước phát triển nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc?

A. Thay thế chữ Hán bằng chữ Quốc ngữ.

B. Dùng chữ Nôm làm văn tự chính của quốc gia.

C. Mở cửa ải để thông thương chợ búa.

D. Mở các khoa thi để tuyển chọn nhân tài cho đất nước.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

a. Trình bày những nét chính về tình hình chính trị của Đại Việt thời Lê Sơ.

b. Theo em, luật pháp thời Lê Sơ có điểm nào tiến bộ hơn so với các triều đại trước đó.

Câu 2 (2,0 điểm): Những nguyên nhân nào giúp quân Tây Sơn giành thắng lợi trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Mãn Thanh?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 5)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Ai người khởi nghĩa Lam Sơn,

Nằm gai nếm mật không sờn quyết tâm,

Kiên cường chống giặc mười năm,

Nước nhà thoát ách ngoại xâm hung tàn”

A. Nguyễn Bỉnh Khiêm.

B. Lê Lợi.

C. Nguyễn Huệ.

D. Nguyễn Lữ.

Câu 2. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ngoại trừ việc

A. quân Minh quân số ít, vũ khí thô sơ, sĩ khí chiến đấu kém cỏi.

B. có sự lãnh đạo của các anh hùng tài ba như: Lê Lợi, Nguyễn Trãi,…

C. nhân dân Việt Nam có lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm.

D. nghĩa quân Lam Sơn có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.

Câu 3. Vua Lê Thánh Tông căn dặn các quan trong triều: “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ? Phải cương quyết tranh biện chớ cho họ lấn dần, nếu họ kgoong nghe còn có thể sai sứ sang tận triều đình của họ, trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu người nào dáp đem một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì phải tội chu di”

Theo em, lời căn dặn trên của vua Lê Thánh Tông đã phản ánh điều gì?

A. Pháp luật thời Lê sơ rất hà khắc.

B. Nhà Lê sơ rất chú trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn của lãnh thổ.

C. Vua Lê Thánh Tông nắm trong tay toàn bộ quyền hành quản lí đất nước.

D. Pháp luật thời Lê sơ chỉ chú trọng bảo vệ quyền lợi của nhà vua và hoàng tộc.

Câu 4. Nội dung nào không phản ánh đúng những biến đổi lớn của nhà nước Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII?

A. Nhà Lê sụp đổ, nhà Mạc được thành lập.                    

B. Đại Việt bị nhà Minh xâm lược, đô hộ.

C. Cục diện Trịnh – Nguyễn phân tranh.                                    

D. Đất nước bị chia cắt trong thời gian dài.

Câu 5. Một trong những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII là

A. tượng vũ nữ Áp-sa-ra.

B. tượng Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay.

C. đài thờ Trà Kiệu.

D. tháp Chăm.

Câu 6. Mục đích chính của các chúa Trịnh – Nguyễn khi cho thương nhân phương Tây vào Việt Nam buôn bán là gì?

A. Mua vũ khí chiến đấu từ các thuyền buôn phương Tây.

B. Thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất trong nước.

C. Hội nhập kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới.

D. Đưa Việt Nam phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Câu 7. Địa phương nào dưới đây là căn cứ hoạt động chính của nghĩa quân do Hoàng Công Chất chỉ huy?

A. Quảng Nam.

B. Thanh Hóa.

C. Nghệ An.

D. Điện Biên.

Câu 8. Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật lượt lật đổ các chính quyền phong kiến nào?

A. Nguyễn => Trịnh => Lê.

B. Lê => Trịnh => Nguyễn.

C. Trịnh => Nguyễn => Lê.

D. Lê => Nguyễn => Trịnh.

Câu 9. Tại sao quân Tây Sơn phải rút khỏi Thăng Long khi quân Thanh xâm lược năm 1788?

A. Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”

B. Nhân dân Thăng Long không ủng hộ nghĩa quân Tây Sơn.

C. Cần hòa hoãn với nhà Thanh để tập trung đánh Nguyễn Ánh.

D. Để tránh thế giặc mạnh, bảo toàn lực lượng nghĩa quân.

Câu 10. Sau khi vua Quang Trung mất, triều đình Phú Xuân nảy sinh mâu thuẫn và nhanh chóng suy yếu. Nguyên nhân của tình trạng trên là do

A. Quang Toản không đủ năng lực và uy tín điều hành công việc quốc gia.

B. nhà Mãn Thanh tiếp tục đưa quân sang xâm lược Đại Việt.

C. quân Xiêm quấy phá, đa dọa bờ cõi phía Nam của đất nước.

D. Nguyễn Ánh liên quân với Nguyễn Nhạc để tiêu diệt nhà Tây Sơn.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm):

a. Trình bày những nét chính về tình hình chính trị của Đại Việt thời Lê Sơ.

b. Theo em, tổ chức quân đội thời Lê sơ có điểm gì tương đồng so với các triều đại Lý – Trần?

Câu 2 (2,0 điểm): Dựa vào cơ sở nào để Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với quân Xiêm? Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút có ý nghĩa quan trọng như thế nào?

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II LỊCH SỬ 7 (MẪU THAM KHẢO SỐ 2)

Phần

Bài

Số câu hỏi theo cấp độ

Tổng

NB

TH

VD

Trắc

nghiệm

Bài 19. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

1

1

1

Bài 20. Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 – 1527)

1

1

1

Bài 22. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (thế kỉ XVI – XVIII).

1

1

Bài 23. Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI - XVIII

1

1

Bài 24. Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

1

1

Bài 25. Phong trào Tây Sơn

2

2

Bài 26. Quang Trung xây dựng đất nước

1

1

Tự luận

Bài 19. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427)

1 câu

(2,0 đ)

1

Bài 26. Quang Trung xây dựng đất nước

1/2 câu

(2,0 đ)

1/2 câu

(1,0 đ)

1

- Tỉ lệ:

+ Hình thức: 50% trắc nghiệm - 50% tự luận.

+ Mức độ: 40% Nhận biết - 30% thông hiểu - 30% vận dụng

- Cụ thể:

+ 10 câu trắc nghiệm

+ 2 câu tự luận.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 6)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Nam Quan bái biệt cha già

Trở về cố quốc thù nhà lo toan

Lam Sơn góp sức góp tài

Mười năm kháng chiến tan tành giặc Minh”

A. Lê Lợi.

B. Nguyễn Trãi.

C. Lê Sát.

D. Lê Ngân.

Câu 2. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi vẻ vang là do

A. quân Minh quân số ít, vũ khí thô sơ, sĩ khí chiến đấu kém cỏi.

B. có sự giúp đỡ của nhân dân Chăm-pa về cả vật chất và tinh thần.

C. nghĩa quân đã chế tạo được súng thần cơ, xây dựng thành lũy kiên cố.

D. nhân dân Việt Nam có lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm.

Câu 3. Tác phẩm sử học nào dưới đây không được biên soạn dưới thời Lê sơ?

A. Đại Việt sử kí toàn thư.

B. Lam Sơn thực lục.

C. Việt giám thông khảo tổng luận.

D. Việt sử thông giám cương mục.

Câu 4. Để nhanh chóng phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp, sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã

A. cho 25 vạn lính (trong tổng số 35 vạn) về quê làm ruộng.

B. cho phép quý tộc một dân khai hoang để lập các điền trang.

C. ban hành bộ luật Hồng Đức, cấm nhân dân bỏ ruộng hoang.

D. điều động toàn bộ binh lính về quê sản xuất nông nghiệp.

Câu 5. Các cuộc chiến tranh tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, ngoại trừ việc

A. nền kinh tế đất nước bị tàn phá nghiêm trọng.

B. xô đẩy nhân dân vào các cuộc chiến tranh tàn khốc.

C. đất nước bị chia cắt, sự thống nhất lãnh thổ bị xâm phạm.

D. tạo điều kiện cho nhà Minh đem quân sang xâm lược.

Câu 6. Thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong của Đại Việt ở các thế kỉ XVI – XVIII là

A. Kẻ Chợ.

B. Phố Hiến.

C. Hội An.

D. Vân Đồn.

Câu 7. “Quận He” là danh xưng khác của nhân vật lịch sử nào dưới đây?

A. Hoàng Công Chất.

B. Nguyễn Hữu Cầu.

C. Nguyễn Danh Phương.

D. Lê Duy Mật.

Câu 8. Chiến thuật nào đã được vua Quang Trung sử dụng trong trận Ngọc Hồi – Đống Đa?

A. Đánh chắc, tiến chắc.

B. Đánh nhanh, thắng nhanh.

C. Vườn không nhà trống.

D. Tiên phát chế nhân.

Câu 9: Nội dung nào không phản ánh đúng về đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc?

A. Lật đổ sự thống trị của các chính quyền Mạc, Lê – Trịnh.

B. Bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền quốc gia.

C. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

D. Thi hành nhiều chính sách tiến bộ để phát triển đất nước.

Câu 10. Vua Quang Trung ban hành “Chiếu khuyến nông” nhằm giải quyết vấn đề gì?

A. Tình trạng tư hữu ruộng đất.                           

B. Khai hoang, mở cõi.

C. Ruộng đất bị bỏ hoang, nạn lưu vong.            

D. Thiên tai, mất mùa.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Hãy đánh giá vai trò của: Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Chích trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 2 (3,0 điểm):

a. Để phát triển nền văn hóa dân tộc vua Quang Trung đã ban hành những chính sách nào?

b. Theo em, “Chiếu lập học” đã phản ánh hoài bão nào của vua Quang Trung?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 7)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Ai người mặc đổi áo vua,

Cầm quân ra trận đánh lừa giặc Minh,

Vì đại nghĩa phải hy sinh,

Tấm gương trung nghĩa hiển vinh đời đời”

A. Lê Lai.

B. Nguyễn Trãi.

C. Lê Sát.

D. Lê Ngân.

Câu 2. Tác phẩm nào dưới đây của Nguyễn Trãi được đánh giá là “một ánh anh hùng ca tổng kết hết sức tài tình cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc từ những ngày gian lao ở núi Chí Linh đến các chiến thắng lẫy lừng Tốt Động – Chúc Động, Chi Lăng – Xương Giang”?

A. Quân trung từ mệnh tập.

B. Quốc âm thi tập.

C.  Bình Ngô đại cáo.

D. Ức Trai thi tập.

Câu 3. Quân đội thời Lê sơ được tổ chức theo chế độ nào?

A. “Ngụ binh ư nông”.

B. “Nghĩa vụ quân sự”.

C. “Binh quý hồ đa, bất quý hồ tinh”.

D. “Ngụ nông ư binh”.

Câu 4. Điểm mới trong chính sách phát triển giáo dục – văn hóa dân tộc của nhà Lê sơ là gì?

A. Dựng Văn Miếu ở Kinh đô để thờ Khổng Tử.

B. Mở trường học ở các địa phương trên cả nước.

C. Dựng bia Tiến sĩ để vinh danh những người đỗ đạt.

D. Tổ chức các kì thi để tuyển chọn nhân tài cho đất nước.

Câu 5. Chiến tranh Nam – Bắc triều diễn ra giữa các thế lực phong kiến nào?

A. Nhà Mạc với nhà Nguyễn.                   

B. Nhà Mạc với nhà Lê.

C. Nhà Lê với nhà Nguyễn.                      

D. Nhà Trịnh với nhà Mạc.

Câu 6. Địa danh nào dưới đây không phải là đô thị ở Đàng Trong của Đại Việt?

A. Kẻ Chợ.

B. Thanh Hà.

C. Hội An.

D. Gia Định.

Câu 7. Địa phương nào dưới đây là căn cứ hoạt động chính của nghĩa quân do Hoàng Công Chất chỉ huy?

A. Quảng Nam.

B. Thanh Hóa.

C. Nghệ An.

D. Điện Biên.

Câu 8: Thắng lợi nào của quân Tây Sơn đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược Đại Việt của chính quyền Mãn Thanh?

A. Ngọc Hồi – Đống Đa.                   

B. Tốt Động – Chúc Động.

C. Rạch Gầm – Xoài Mút.                  

D. Chi Lăng – Xương Giang.

Câu 9. Tại sao Nguyễn Huệ chọn Rạch Gầm – Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với địch?

A. Đây là căn cứ quan trọng của địch.

B. Gần nguồn tiếp tế của nghĩa quân Tây Sơn.

C. Địa hình hiểm trở, thuận lợi cho việc đặt phục binh.    

D. Lợi dụng thủy triều lên xuống để đóng cọc gỗ mai phục.

Câu 10: Đối với nhà Thanh, Vương triều Tây Sơn của Quang Trung luôn giữ thái độ

A. thù địch, mâu thuẫn căng thẳng.                            

B. hòa hảo nhưng kiên quyết giữ vững nền độc lập.

C. khiêu khích, đe dọa xâm lược.                                       

 D. thần phục và thường xuyên cống nạp lễ vật.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Em hãy phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 2 (3,0 điểm):

a. Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc?

b. Đánh giá những cống hiến của vua Quang Trung đối với lịch sử dân tộc Việt Nam.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 8)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1. Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây?

“Đố ai gian khó chẳng lùi,

Chí Linh mấy lượt nếm mùi đắng cay,

Mười năm bình định ra tay,

Thành Đông Quan mất vía bầy Vương Thông”

A. Lê Lợi.

B. Lê Hoàn.

C. Nguyễn Nhạc.

D. Nguyễn Huệ.

Câu 2. Đoạn trích dưới đây trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo cho chúng ta biết về điều gì?

“Quân giặc các thành khốn đốn, cởi giáp ra hàng

Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng

Thần Vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh

Mã Kỳ, Phương Chính, cấp cho năm trăm chiếc thuyền,

Ra đến biển mà vẫn hồn bay phách lạc,

Vương Thông, Mã Anh, phát cho vài nghìn cỗ ngựa,

Về đến nước mà vẫn tim đập chân run.

Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng

Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức”

(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

A. Sự tàn bạo và tội ác của giặc Minh khi xâm lược Đại Việt.

B. Những chiến công vang danh muôn thuở của nghĩa quân Lam Sơn.

C. Lòng nhân nghĩa, yêu thuộng hòa bình của nhân dân Đại Việt.

D. Niềm tin, sự lạc quan về tương lai tươi sáng của đất nước.

Câu 3. Quốc triều hình luật còn có tên gọi khác là

A. Hình thư.

B. Hình Luật.

C. Luật Gia Long.

D. Luật Hồng Đức.

Câu 4. Khu di tích nào dưới đây thể hiện rõ rệt nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Lê sơ?

A. Lam Kinh (Thanh Hóa).

B. Thành Tây Đô (Thanh Hóa).

C. Thành Đa Bang (Ba Vì).

D. Chùa Thiên Mụ (Huế).

Câu 5. Sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài là kết quả của cuộc chiến tranh giữa những lực lượng phong kiến nào ở Đại Việt?

A. Nhà Mạc với nhà Nguyễn.                   

B. Nhà Lê với nhà Nguyễn.

C. Nhà Lê – Trịnh với chính quyền chúa Nguyễn.

D. Nhà Lê – Trịnh với tàn dư của họ Mạc ở Cao Bằng.

Câu 6. Địa danh nào dưới đây là một trong những đô thị sầm uất ở Đàng Ngoài của Đại Việt?

A. Kẻ Chợ.

B. Thanh Hà.

C. Hội An.

D. Gia Định.

Câu 7. “Quận Hẻo” là danh xưng khác của nhân vật lịch sử nào dưới đây?

A. Hoàng Công Chất.

B. Nguyễn Hữu Cầu.

C. Nguyễn Danh Phương.

D. Lê Duy Mật.

Câu 8. Trận đánh nào có ý nghĩa quyết định tới thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Xiêm của nghĩa quân Tây Sơn (1785)?

A. Bạch Đằng.                                   

B. Rạch Gầm – Xoài Mút.

C. Đông Bộ Đầu.                               

D. Ngọc Hồi – Đống Đa.

Câu 9. Sự kiện chính quyền họ Trịnh và Nguyễn bị tiêu diệt có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc?

A. Tạo điều kiện cơ bản để thống nhất đất nước.

B. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

C. Nâng cao vị thế của Đại Việt trong khu vực.

D. Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Thanh.

Câu 10. Sau khi vua Quang Trung mất, triều đình Phú Xuân nảy sinh mâu thuẫn và nhanh chóng suy yếu. Nguyên nhân của tình trạng trên là do

A. Quang Toản không đủ năng lực và uy tín điều hành công việc quốc gia.

B. nhà Mãn Thanh tiếp tục đưa quân sang xâm lược Đại Việt.

C. quân Xiêm quấy phá, đa dọa bờ cõi phía Nam của đất nước.

D. Nguyễn Ánh liên quân với Nguyễn Nhạc để tiêu diệt nhà Tây Sơn.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): So với các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thời Lý – Trần, khởi nghĩa Lam Sơn có điểm gì khác biệt?

Câu 2 (3,0 điểm):

a. Để phát triển nền văn hóa dân tộc vua Quang Trung đã ban hành những chính sách nào?

b. Theo em, đường lối ngoại giao của vua Quang Trung có ý nghĩa như thế nào?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 9)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1. Người lãnh đạo tối cao của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là ai?

A. Lê Lợi.

B. Nguyễn Trãi.

C. Nguyễn Chích.

D. Nguyễn Huệ.

Câu 2. Nhiệm vụ của nghĩa quân Lam Sơn khi tiến quân ra Bắc (vào cuối năm 1426) là gì?

A. Giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới và chặn đường tiếp viện của quân Minh.

B. Chiếm giữ vùng đất Nghệ An làm bàn đạp, dựa vào đó để tấn công thành Đông Đô.

C. Tranh thủ thời gian hòa hoãn với quân Minh để xây dựng và phát triển lực lượng.

D. Đưa quân vượt biên giới Việt – Trung để tiến đánh, chặn trước thế mạnh của giặc Minh.

Câu 3. Dưới thời vua Lê Thái Tổ và Lê Nhân Tông, cả nước Đại Việt được chia thành

A. 5 đạo.

B. 13 đạo thừa tuyên.

C. 10 đạo.

D. 15 đạo thừa tuyên.

Câu 4. Nhận xét nào dưới đây phản ánh đúng sự phát triển của Nho giáo dưới thời Lê sơ?

A. Là hệ tư tưởng chính thống, chiếm vị trí độc tôn.

B. Bị nhà nước phong kiến hạn chế sự phát triển.

C. Không có ảnh hưởng tới đời sống của nhân dân.

D. Bị các tôn giáo khác (Phật giáo, Đạo giáo…) lấn át vị thế.

Câu 5. Nguyên nhân nào dẫn đến sự toàn vẹn, thống nhất của lãnh thổ Đại Việt bị xâm phạm nghiêm trọng trong suốt các thế kỉ XVI – XVIII?

A. Vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân sang xâm lược Đại Việt.

B. Quân Thanh xâm phạm khu vực biên giới phía Bắc của Đại Việt.

C. Cuộc đấu tranh giữa các phe phái trong nội bộ triều đình Lê sơ.

D. Chiến tranh tranh giành quyền lực giữa các tập đoàn phong kiến.

Câu 6. Câu ca dao nào dưới đây phản ánh đúng về một làng nghề thủ công của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII?

A. “Ước gì anh lấy được nàng/ Để anh mua gạch Bát Tràng về xây”.

B. “Lũy Thầy ai đắp mà cao/ Sông Gianh ai bới, ai đào mà sâu?”

C. “Chợ huyện một tháng sáu phiên/ Gặp cô hàng xén kết duyên Châu, Trần.

D. “Đồn rằng Văn Điển vui thay/ Ngoài phố chợ họp năm ngày một phiên”.

Câu 7. “Quận He” là danh xưng khác của nhân vật lịch sử nào dưới đây?

A. Hoàng Công Chất.

B. Nguyễn Hữu Cầu.

C. Nguyễn Danh Phương.

D. Lê Duy Mật.

Câu 8. Tại sao quân Tây Sơn phải rút khỏi Thăng Long khi quân Thanh xâm lược năm 1788?

A. Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”

B. Nhân dân Thăng Long không ủng hộ nghĩa quân Tây Sơn.

C. Cần hòa hoãn với nhà Thanh để tập trung đánh Nguyễn Ánh.

D. Để tránh thế giặc mạnh, bảo toàn lực lượng nghĩa quân.

Câu 9. Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn đã có đóng góp gì cho lịch sử dân tộc?

A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.

B. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

C. Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê – Trịnh, Nguyễn.

D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài, tạo điều kiện để thống nhất đất nước.

Câu 8. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó trích luân bất phản

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri  Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.

Đoạn hiểu dụ trên của vua Quang Trung không mang ý nghĩa gì?

A. Nêu lên mục đích tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Tây Sơn.

B. Tạo khí thế, quyết tâm chiến đấu cho nghĩa quân Tây Sơn.

C. Thể hiện truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc.

D. Ca ngợi những chiến công của nghĩa quân Tây Sơn.

Câu 9: Nội dung nào không phản ánh đúng về đóng góp của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc?

A. Lật đổ sự thống trị của các chính quyền Mạc, Lê – Trịnh.

B. Bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền quốc gia.

C. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.

D. Thi hành nhiều chính sách tiến bộ để phát triển đất nước.

Câu 10. Cuối thế kỉ XVIII, các nghề thủ công và buôn bán của Đại Việt dần phục hồi do vua Quang Trung thực hiện chính sách

A. bãi bỏ hoặc giảm thuế; yêu cầu nhà Thanh mở cửa ải để thông thương.

B. “bế quan tỏa cảng” không giao lưu với các nước bên ngoài.

C. khuyến khích nông dân phiêu tán về quê sản xuất.

D. khuyến khích vương hầu, quý tộc mộ dân đi khai hoang.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Việc dụ hàng quân Minh và tổ chức Hội thề Đông Quan đã thể hiện điều gì trong kế sách đánh giặc của Lê Lợi và Nguyễn Trãi.

Câu 2 (3,0 điểm):

a. Vua Quang Trung có những chính sách gì để phục hồi, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc?

b. Theo em, việc vua Quang Trung dùng chữ Nôm làm văn tự chính của quốc gia có ý nghĩa như thế nào?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Giữa kì 2

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: Lịch Sử 7

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 10)

I. Trắc nghiệm khách quan (5,0 điểm)

Câu 1. Đầu năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tổ chức hội thề ở

A. Lũng Nhai (Thanh Hóa).

B. Đông Quan (Hà Nội).

C. Phú Xuân (Huế).

D. Tây Đô (Thanh Hóa).

Câu 2. Đoạn trích dưới đây trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo cho chúng ta biết về điều gì?

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

Dối trời lừa dân đủ muôn ngàn kế,

Gây binh kết oán trải hai mươi năm.

Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,

Nặng thuế khoá sạch không đầm núi”

(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

A. Những chiến công vang dội của nghĩa quân Lam Sơn.

B. Sự tàn bạo và tội ác của giặc Minh khi xâm lược Đại Việt.

C. Niềm tin, sự lạc quan về tương lai tươi sáng của đất nước.

D. Lòng nhân nghĩa, yêu thuộng hòa bình của nhân dân Đại Việt.

Câu 3. Dưới thời vua Lê Thánh Tông, cả nước Đại Việt được chia thành

A. 5 đạo.

B. 13 đạo thừa tuyên.

C. 10 đạo.

D. 15 đạo thừa tuyên.

Câu 4. Chính sách phát triển nông nghiệp của nhà Lê sơ có điểm gì mới?

A. Cấm giết mổ trâu, bò để bảo vệ sức kéo cho nông nghiệp.

B. Đặt phép quân điền để chia ruộng đất công làng xã.

C. Quan tâm đến hệ thống đê điều, thủy lợi.

D. Bãi bỏ nghĩa vụ lao dịch cho nông dân.

Câu 5. Nội dung nào không phản ánh đúng những biến đổi lớn của nhà nước Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII?

A. Nhà Lê sụp đổ, nhà Mạc được thành lập.                    

B. Đại Việt bị nhà Minh xâm lược, đô hộ.

C. Cục diện Trịnh – Nguyễn phân tranh.                                    

D. Đất nước bị chia cắt trong thời gian dài.

Câu 6. Một trong những công trình quân sự nổi tiếng của Đàng Trong trong các thế kỉ XVI – XVIII là

A. thành Đa Bang (Ba Vì).

B. thành Tây Đô (Nghệ An).

C. Lũy Thầy (Quảng Bình).

D. thành Đông Đô (Hà Nội).

Câu 7. “Quận Hẻo” là danh xưng khác của nhân vật lịch sử nào dưới đây?

A. Hoàng Công Chất.

B. Nguyễn Hữu Cầu.

C. Nguyễn Danh Phương.

D. Lê Duy Mật.

Câu 8. Với việc đánh bại quân xâm lược Xiêm, Mãn Thanh, phong trào Tây Sơn đã có đóng góp gì cho lịch sử dân tộc?

A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt.

B. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

C. Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê – Trịnh, Nguyễn.

D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài, tạo điều kiện thống nhất đất nước.

Câu 9. Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào nông dân Tây Sơn đã đạt được nhiều thắng lợi to lớn, như: lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê; đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh…. Có được những thắng lợi ấy là do

A. ý chí đấu tranh chống áp bức và tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam.

B. sự ủng hộ, giúp đỡ về cả vật chất và tinh thần của nhân dân Chăm-pa.

C. quân Xiêm, Thanh lực lượng ít, vũ khí thô sơ, sĩ khí chiến đấu kém cỏi.

D. có sự lãnh đạo của các tướng lĩnh tài ba như: Nguyễn Huệ, Nguyễn Trãi…

Câu 10. Chính sách nào dưới đây của vua Quang Trung thể hiện mong ước phát triển nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc?

A. Thay thế chữ Hán bằng chữ Quốc ngữ.

B. Dùng chữ Nôm làm văn tự chính của quốc gia.

C. Mở cửa ải để thông thương chợ búa.

D. Mở các khoa thi để tuyển chọn nhân tài cho đất nước.

II. Tự luận (5,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm): Từ thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, chúng ta rút ra được bài học kinh nghiệm nào đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

Câu 2 (3,0 điểm): Để phục hồi và phát triển nền kinh tế đất nước, vua Quang Trung đã ban hành những chính sách nào? Tác dụng của những chính sách ấy ra sao?


Đề thi, giáo án các lớp các môn học