Bộ 4 Đề thi GDCD 7 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất
Với Bộ 4 Đề thi GDCD 7 Học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất, chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 1 Giáo dục công dân 7.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: GDCD 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1. Theo em ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về khoan dung?
A. Lòng khoan dung xuất phát từ sự hiểu biết và cảm thông, từ lòng yêu thương, tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của con người.
B. Người có lòng khoan dung không đối xử nghiệt ngã, gay gắt và thô bạo mà luôn chân thành, cởi mở, thân ái với mọi người.
C. Khoan dung không có nghĩa là thỏa hiệp vô nguyên tắc với các quan điểm sai trái và những người cố tính làm điều sai trái, tội lỗi.
D. Khoan dung là nhẫn nhục chịu đựng những điều người khác làm sai.
Câu 2. Câu tục ngữ nào nói về lòng khoan dung?
A. Một điều nhịn chín điều lành.
B. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
C. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
D. Chết vinh còn hơn sống nhục.
Câu 3. Những hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện lòng khoan dung?
A. Mắng nhiếc người khác nặng lời khi không vừa ý.
B. Ôn tồn thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa chữa khuyết điểm.
C. Áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác.
D. Chê bai những người không cùng quan điểm với mình.
Câu 4. “Nhờ có lòng …, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu”. Trong dấu … là phẩm chất đạo đức nào?
A. Tự tin.
B. Chăm chỉ.
C. Khoan dung.
D. Đố kị.
Câu 5. Là một học sinh THCS, để rèn luyện đức tính khoan dung em cần làm gì?
A. Sống cởi mở, gần gũi với mọi người và cư xử một cách chân thành, rộng lượng, tha thứ mọi lỗi lầm của người khác.
B. Bằng mọi cách để đạt điểm cao trong các kì thi, đạt học sinh giỏi để mọi người kính trọng mình.
C. Sống cởi mở, gần gũi với mọi người và cư xử một cách chân thành, rộng lượng, biết tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội.
D. Chỉ cần tốt với bạn bè, không cần chăm chỉ học và thực hiện nội quy nhà trường vì nếu vi phạm thì xin các bạn bao che để không ảnh hưởng kết quả của lớp.
Câu 6. Trong một lần chơi đá bóng ngoài sân, Trung chuyền cho Nam, Nam lỡ chân đá hơi mạnh, bóng bay cao lọt vào sân nhà bác Hùng làm vỡ chậu hoa của bác. Nam không ngần ngại vội chạy vào xin lỗi bác với vẻ mặt ân hận. Bác Hùng cho rằng Nam vô tình, bác không bắt đền Nam và trả lại Nam quả bóng. Bác Hùng là người như thế nào?
A. Bác Hùng là người tiết kiệm.
B. Bác Hùng là người tự tin.
C. Bác Hùng là người có lòng khoan dung.
D. Bác Hùng là người nhu nhược.
Câu 7. Đặc điểm nào không phải của lòng khoan dung?
A. Biết lắng nghe để hiểu người khác.
B. Biết tha thứ cho người khác.
C. Không định kiến, không hẹp hòi khi nhận xét người khác.
D. Chấp nhặt, thô bạo với người yếu thế hơn.
Câu 8. Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện thiếu lành mạnh trong sinh hoạt gia đình?
A. Mỗi người tự sống theo sở thích của mình, không quan tâm nhau.
B. Mọi người sống hòa thuận, giúp đỡ, chia sẻ công việc lẫn nhau.
C. Con cái ngoan ngoãn, học hành chăm chỉ, vâng lời bố mẹ..
D. Anh em đoàn kết, giúp đỡ nhau.
Câu 9. Lan sống trong một gia đình có điều kiện, lại là con một nên rất được bố mẹ chiều chuộng. Mẹ Lan chăm chút cho Lan từng tí một, từ bữa ăn đến giấc ngủ, không bao giờ nói nặng lời với Lan. Lan thích thứ gì, bố mẹ đều mua cho. Về nhà Lan cũng không làm gì cả vì cho rằng mọi việc trong gia đình đều là việc của bố mẹ. Lan là người như thế nào với gia đình?
A. Sống lành mạnh, sinh hoạt giản dị.
B. Lan chưa đúng với cách cư xử của một người con, không có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa.
C. Lan biết ơn bố mẹ nên đã sống hưởng thụ thành quả của bố mẹ.
D. Lan còn nhỏ tuổi nên chưa suy nghĩ chín chắn nhưng Lan đã biết tự hào về gia đình.
Câu 10. Theo em gia đình nào dưới đây là gia đình văn hóa?
A. Gia đình có cha mẹ bất hòa.
B. Gia đình có cha mẹ làm ăn bất chính.
C. Gia đình có con cái hư hỏng.
D. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.
Câu 11. Trong khu tập thể, gia đình Cường thuộc dạng giàu có nhưng ít quan hệ qua lại với hàng xóm xung quanh, bố mẹ Cường cho rằng nhà mình đã đầy đủ vật chất không cần thiết quan hệ thêm với hàng xóm cho bớt phiền hà. Gia đình Cường là gia đình như thế nào?
A. Gia đình tiến bộ.
B. Gia đình đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.
C. Gia đình không đoàn kết với xóm giềng.
D. Gia đình văn hóa.
Câu 12. Ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hóa?
A. Tăng thêm thu nhập của gia đình, các thành viên được sống sung sướng.
B. Giúp cho làng xóm được xếp hạng cao trong xã.
C. Góp phần tạo sự bình đẳng giữa các gia đình, không có gia đình giàu và không có gia đình nghèo.
D. Góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.
Câu 13. Để góp phần xây dựng gia đình văn hoá, học sinh không nên làm gì?
A. Chăm ngoan, học giỏi, làm tốt bổn phận với gia đình.
B. Kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ; yêu thương anh chị em.
C. Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh gia đình.
D. Ăn chơi, đua đòi, sa vào tệ nạn xã hội.
Câu 14. Đâu không phải là quan niệm cổ hủ, lạc hậu, không làm ảnh hưởng đến việc xây dựng gia đình văn hóa?
A. Con cái có thể tham gia bàn bạc các công việc gia đình.
B. Trọng nam khinh nữ.
C. Tảo hôn.
D. Hôn nhân trong gia tộc.
Câu 15. Câu tục ngữ nào nói về việc kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
B. Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại.
C. Có cứng mới đứng đầu gió.
D. Con hơn cha là nhà có phúc.
Câu 16. Nhà Thu có ba người đều là giáo viên: Bố là cán bộ giảng dạy ở Trường Đại học Bách khoa, mẹ là giáo viên trường trung học cơ sở, chị gái là giáo viên trường tiểu học. Học xong lớp 12, Thu dự định sẽ thi vào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Việc làm của Thu thể hiện điều gì?
A. Tiết kiệm.
B. Yêu thương con người.
C. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình.
D. Giản dị.
Câu 17. Ý nào không đúng khi nói về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Truyền thống phản ánh kinh nghiệm sản xuất, tri thức khoa học như kinh nghiệm trồng lúa nước, kinh nghiệm chữa bệnh bằng cây thuốc nam...
B. Trong các loại truyền thống, truyền thống nghề nghiệp là quan trọng hơn cả.
C. Truyền thống đạo đức bao hàm các chuẩn mực trong các mối quan hệ của con người đối với bản thân, với người khác và với công việc như cần cù, yêu nước, chống ngoại xâm…
D. Truyền thống là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của một cộng đồng.
Câu 18. Để kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta cần tránh làm gì?
A. Trân trọng, tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
B. Phải kiếm thật nhiều tiền để cho gia đình, dòng họ quý trọng, biết ơn.
C. Sống trong sạch, lương thiện, yêu thương con người.
D. Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.
Câu 19. Họ Nguyễn Xuân ở làng Đoài có nhiều người học chăm, học giỏi và thành đạt. Nguyễn Xuân An thuộc dòng họ Nguyễn Xuân năm nay học lớp 7 lại là một học sinh lười học nên học kém và An chỉ muốn bỏ học. Những biểu hiện đó thể hiện An là người như thế nào?
A. An là người không biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
B. An là người trung thực.
C. An là người tự trọng.
D. An là người tự tin.
Câu 20. Đâu không phải là ý nghĩa của giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Giữ gìn truyền thống gia đình là tiếp nối phát triển, thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của thế hệ sau đối với thế hệ trước.
B. Giữ gìn truyền thống gia đình, dòng họ giúp cho bản thân giàu có, nổi tiếng; tạo điều kiện xóa bỏ những truyền thống lạc hậu, không phù hợp với cuộc sống hiện đại.
C. Giữ gìn truyền thống gia đình giúp có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú bản sắc dân tộc Việt Nam.
D. Giữ gìn truyền thống gia đình thể hiện biết ơn những người đi trước và sống xứng đáng với những gì được hưởng.
B. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1. (3đ)
a. Có ý kiến cho rằng: “Đoàn kết là sức mạnh, có đoàn kết việc gì cũng sẽ thành công”.
? Em có nhận xét gì về ý kiến trên?
b. Em hãy cho biết câu chuyện nào nói về sự đoàn kết? Qua câu chuyện đó, em đã học tập được gì?
Câu 2. (2đ)
Giờ kiểm tra môn Giáo dục công dân, cả lớp chăm chú làm bài. Tân làm xong, nhìn sang bên trái thấy Hà làm khác mình. Tân vội vàng sửa lại bài. Sau đó, Tân lại quay sang bên phải thấy Tú cũng lại làm khác mình. Tân cuống lên định chép nhưng đã muộn, vừa lúc đó cô giáo nhắc nhở cả lớp nộp bài.
a. Hành vi của Tân có phải là tự tin không ? Vì sao ?
b. Em rút ra bài học gì ?
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: GDCD 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1. Những hành vi dưới đây, hành vi nào thể hiện lòng khoan dung?
A. Bỏ qua lỗi nhỏ của bạn.
B. Đỗ lỗi cho người khác.
C. Gợi ý giúp bạn sửa khuyết điểm.
D. Hay chê bai mọi người.
Câu 2. Rộng lòng tha thứ nghĩa là gì?
A. Giản dị. B. Tiết kiệm.
C. Cần cù. D. Khoan dung.
Câu 3. Theo em ý kiến nào dưới đây nói về khoan dung?
A. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
B. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác trong mọi hoàn cảnh.
C. Người có lòng khoan dung là người cổ hủ, lạc hậu.
D. Không cần thiết phải sống khoan dung vì những người đã mắc lỗi đều không biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
Câu 4. Biểu hiện không thể hiện lòng khoan dung?
A. Ôn tồn thuyết phục, góp ý giúp bạn sửa chữa khuyết điểm.
B. Mắng nhiếc người khác nặng lời khi không vừa ý.
C. Nhường nhịn bạn bè và em nhỏ.
D. Chăm chú lắng nghe để hiểu mọi người.
Câu 5. Danh ngôn “Nên tha thứ với lỗi nhỏ của bạn nếu bạn không sửa được. Nhưng đối với lỗi nhỏ của mình thì nên nghiêm khắc” nói về đức tính gì?
A. Trung thực. B. Chăm chỉ.
C. Giản dị. D. Khoan dung.
Câu 6. Ý nghĩa của lòng khoan dung là?
A. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có thể lợi dụng người khác để giúp họ đạt được mục đích.
B. Người khoan dung sẽ trở thành người nhu nhược.
C. Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
D. Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau đơn giản hơn, dù có làm gì sai cũng sẽ được tha thứ.
Câu 7. Là một học sinh THCS, em cần làm gì để rèn luyện đức tính khoan dung?
A. Chỉ cần tốt với bạn bè, không cần chăm chỉ học và thực hiện nội quy nhà trường vì nếu vi phạm thì xin các bạn bao che để không ảnh hưởng kết quả của lớp.
B. Sống cởi mở, gần gũi với mọi người và cư xử một cách chân thành, rộng lượng, biết tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội.
C. Sống cởi mở, gần gũi với mọi người và cư xử một cách chân thành, rộng lượng, tha thứ mọi lỗi lầm của người khác.
D. Bằng mọi cách để đạt điểm cao trong các kì thi, đạt học sinh giỏi để mọi người kính trọng mình.
Câu 8. Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa?
A. Giàu có, cha mẹ hay cãi nhau.
B. Đời sống vật chất đầy đủ, con cái ăn chơi sung sướng.
C. Hòa thuận, con cái vâng lời cha mẹ.
D. Anh em bất hòa.
Câu 9. Để xây dựng gia đình văn hóa mỗi người cần làm gì?
A. Sống lành mạnh, sinh hoạt giản dị.
B. Không cần quan tâm giáo dục con, để con tự phát triển.
C. Vợ chồng bất hòa, không chung thủy.
D. Lối sống thực dụng, quan niệm lạc hậu.
Câu 10. Theo em công việc trong gia đình là nhiệm vụ của ai?
A. Của cha và mẹ.
B. Của mẹ và con gái.
C. Của cha và con trai.
D. Của tất cả mọi thành viên trong gia đình.
Câu 11. Gia đình văn hóa là gì?
A. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ và nhất định phải giàu có.
B. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.
C. Gia đình có đông con, con cái quan tâm, chăm sóc tốt cho cha mẹ lúc già yếu.
D. Gia đình luôn thể hiện ra bên ngoài là đoàn kết với xóm giềng, làm tốt nghĩa vụ công dân với cộng đồng còn trong gia đình thế nào cũng được.
Câu 12. Học sinh có thể làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hoá?
A. Chăm ngoan, học giỏi, làm tốt bổn phận với gia đình, không đua đòi ăn chơi, không làm điều gì tổn hại đến danh dự gia đình.
B. Chỉ cần học thật giỏi để bố mẹ tự hào với mọi người.
C. Kiếm được nhiều tiền đưa cho bố mẹ.
D. Làm tất cả việc nhà để bố mẹ có thời gian đi làm.
Câu 13. Ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hóa?
A. Giúp cho làng xóm được xếp hạng cao trong xã.
B. Góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.
C. Tăng thêm thu nhập của gia đình, các thành viên được sống sung sướng.
D. Góp phần tạo sự bình đẳng giữa các gia đình, không có gia đình giàu và không có gia đình nghèo.
Câu 14. Ý kiến nào không đúng về gia đình văn hóa?
A. Con cái có thể tham gia bàn bạc các công việc gia đình.
B. Các thành viên trong gia đình có tình cảm gắn bó, quan tâm, yêu thương chăm sóc nhau.
C. Trong gia đình, mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc của mình, không cần quan tâm ai cả.
D. Mọi thành viên trong gia đình sinh hoạt văn hóa, tinh thần lành mạnh, không sa vào các tệ nạn xã hội.
Câu 15. Gia đình Hòa luôn động viên con cháu trong gia đình theo ngành Y để làm nghề làm thuốc nam. Việc làm đó thể hiện điều gì?
A. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
B. Yêu thương con cháu.
C. Giúp đỡ con cháu.
D. Quan tâm con cháu.
Câu 16. Ý nghĩa của kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Giúp bản thân và gia đình ngày càng giàu có, hưởng thụ cuộc sống đầy đủ vật chất.
B. Giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.
C. Thể hiện lòng biết ơn cha mẹ, làm gia đình nổi tiếng.
D. Loại bỏ sự lạc hậu của các truyền thống, làm mới cuộc sống.
Câu 17. Câu tục ngữ nào nói về việc kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
B. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
C. Giấy rách phải giữ lấy lề.
D. Một nắm khi đói bằng một gói khi no.
Câu 18. Theo em, để kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta cần làm gì?
A. Không cần giữ gìn truyền thống vì đó là những điều đã lạc hậu.
B. Trân trọng, tự hào phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và phải kiếm thật nhiều tiền để cho gia đình, dòng họ quý trọng.
C. Khoe khoang về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ với tất cả mọi người để họ nể sợ.
D. Trân trọng, tự hào phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và phải sống trong sạch, lương thiện, không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.
Câu 19. Trong dòng họ của Mai chưa có ai đỗ đạt cao và làm chức vụ gì quan trọng. Mai xấu hổ, tự ti về dòng họ và không bao giờ giới thiệu dòng họ của mình với bạn bè. Những biểu hiện đó thể hiện Mai là người như thế nào?
A. Mai là người tự trọng.
B. Mai không biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
C. Mai là người trung thực.
D. Mai là người biết xây dựng gia đình văn hóa.
Câu 20. Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là gì?
A. Tiếp nối, phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
B. Phát triển và làm rạng rỡ thêm truyền thống của gia đình, dòng họ bằng mọi cách.
C. Bỏ hết các truyền thống đã lạc hậu đi, xây dựng lại các truyền thống mới phù hợp cuộc sống hiện đại.
D. Đầu tư tiền để làm rạng rỡ thêm truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
B. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1. (3 điểm)
Để không làm ảnh hưởng đến thành tích của lớp trong kì thi học kì I sắp tới. Các bạn lớp 7A đã tổ chức thành nhóm bạn học tập. Các bạn nêu ra các biện pháp: truy bài, giảng lại kiến thức khó, hướng dẫn bạn làm bài tập về nhà và chỉ bài cho nhau trong lúc kiểm tra.
a. Em hãy nêu những biện pháp đúng, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ? Vì sao ?
b. Em hãy nêu những biện pháp sai, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ? Vì sao ?
Câu 2. (2 điểm)
Câu tục ngữ: “Chớ thấy sống cả mà ngã tay chèo”.
a. Câu tục ngữ trên thuộc phẩm chất đạo đức nào mà em đã từng học.
b. Từ đó, cho biết 4 việc làm mà em đã làm được để rèn luyện đức tính đó?
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: GDCD 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1. Theo em ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về khoan dung?
A. Khoan dung chỉ nên đối với những người thân thiết, có quan hệ họ hàng với mình.
B. Khoan dung giúp cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
C. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.
D. Khoan dung là cách đối xử khôn ngoan và đúng đắn.
Câu 2. “Nhờ có lòng …, cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu”. Trong dấu … là phẩm chất đạo đức nào?
A. Đố kị. B. Khoan dung.
C. Tự tin. D. Chăm chỉ.
Câu 3. Rộng lòng tha thứ nghĩa là gì?
A. Cần cù. B. Giản dị.
C. Khoan dung. D. Tiết kiệm.
Câu 4. Sơn đang lấy xe đạp ở nhà xe thì bị một em lớp dưới xô vào làm Sơn ngã. Sơn đứng dậy và mắng em nhỏ là không biết nhìn đường và bị vấn đề thần kinh. Sơn là người như thế nào?
A. Cần cù. B. Giản dị.
C. Tiết kiệm. D. Không có lòng khoan dung.
Câu 5. Theo em ý kiến nào dưới đây nói về khoan dung?
A. Người có lòng khoan dung là người cổ hủ, lạc hậu.
B. Người có lòng khoan dung luôn thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác trong mọi hoàn cảnh.
C. Không cần thiết phải sống khoan dung vì những người đã mắc lỗi đều không biết hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
D. Người có lòng khoan dung luôn tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sửa chữa lỗi lầm.
Câu 6. Câu tục ngữ: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” nói về đức tính gì?
A. Tự trọng. B. Chăm chỉ.
C. Khoan dung. D. Kiên trì.
Câu 7. Đặc điểm nào không phải của lòng khoan dung?
A. Chấp nhặt, thô bạo với người yếu thế hơn.
B. Biết tha thứ cho người khác.
C. Biết lắng nghe để hiểu người khác.
D. Không định kiến, không hẹp hòi khi nhận xét người khác.
Câu 8. Đâu không phải là quan niệm cổ hủ, lạc hậu, không làm ảnh hưởng đến việc xây dựng gia đình văn hóa?
A. Con cái có thể tham gia bàn bạc các công việc gia đình.
B. Hôn nhân trong gia tộc.
C. Trọng nam khinh nữ.
D. Tảo hôn.
Câu 9. Biểu hiện nào sau đây là biểu hiện của gia đình văn hóa?
A. Vợ chồng bất hòa không chung thủy.
B. Con cái hư hỏng, đua đòi, ăn chơi.
C. Bạo lực trong gia đình.
D. Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.
Câu 10. Gia đình Dung giàu có nhưng ít quan hệ qua lại với hàng xóm xung quanh, bố mẹ Dung cho rằng nhà mình đã đầy đủ vật chất không cần thiết quan hệ thêm với hàng xóm cho bớt phiền hà. Gia đình Dung là gia đình như thế nào?
A. Gia đình tiến bộ.
B. Gia đình không đoàn kết với xóm giềng.
C. Gia đình văn hóa, văn minh.
D. Gia đình đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.
Câu 11. Công việc trong gia đình là nhiệm vụ của ai?
A. Của người lớn.
B. Của mẹ và con gái.
C. Của người kiếm ít tiền.
D. Của tất cả mọi thành viên trong gia đình.
Câu 12. Vì sao con cái có thể tham gia bàn bạc các công việc của gia đình?
A. Vì con cái cũng là thành viên trong gia đình, cũng có trách nhiệm đối với gia đình mình.
B. Vì con cái được tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, hiện đại hơn cha mẹ. C. Vì sau này khi cha mẹ già yếu, con cái sẽ nuôi cha mẹ.
D. Vì cha mẹ bận rộn, không ở nhà nhiều như con cái.
Câu 13. Ý nghĩa của xây dựng gia đình văn hóa?
A. Góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.
B. Giúp cho làng xóm được xếp hạng cao trong xã.
C. Tăng thêm thu nhập của gia đình, các thành viên được sống sung sướng. D. Góp phần tạo sự bình đẳng giữa các gia đình, không có gia đình giàu và không có gia đình nghèo.
Câu 14. Theo em, gia đình nào là gia đình văn hóa?
A. Gia đình giàu có, vợ chồng chung thủy, yêu thương, giúp đỡ nhau, quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái.
B. Gia đình giàu có, vợ chồng không chung thủy, không yêu thương, không giúp đỡ nhau, quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái.
C. Gia đình có đông con, con cái không quan tâm, chăm sóc tốt cho cha mẹ lúc già yếu.
D. Gia đình luôn thể hiện ra bên ngoài là đoàn kết với xóm giềng, làm tốt nghĩa vụ công dân với cộng đồng còn trong gia đình thế nào cũng được.
Câu 15. Họ Nguyễn Xuân ở làng Đoài có nhiều người học chăm, học giỏi và thành đạt. Nguyễn Xuân An thuộc dòng họ Nguyễn Xuân năm nay học lớp 7 lại là một học sinh lười học nên học kém và An chỉ muốn bỏ học. Những biểu hiện đó thể hiện An là người như thế nào?
A. An là người không biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
B. An là người trung thực.
C. An là người tự trọng.
D. An là người tự tin.
Câu 16. Theo em, ý nào không đúng về trách nhiệm kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Cần phê phán những biểu hiện lệch lạc như coi thường những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình. mẹ.
B. Nếu có lối sống hiện đại thì không cần học tập, tiếp thu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
C. Biết tự hào phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và phải sống trong sạch, lương thiện.
D. Dù bố mẹ giàu có đến mấy thì mỗi học sinh phải biết sống tự lập, có ý chí, không nên ỷ lại vào bố
Câu 17. Ý nghĩa của kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Loại bỏ sự lạc hậu của các truyền thống, làm mới cuộc sống.
B. Thể hiện lòng biết ơn cha mẹ, làm gia đình nổi tiếng.
C. Giúp bản thân và gia đình ngày càng giàu có hơn, hưởng thụ cuộc sống đầy đủ vật chất.
D. Giúp ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống, góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam.
Câu 18. Câu tục ngữ nào không nói về việc kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Con hơn cha là nhà có phúc. B. Chim có tổ, người có tông.
C. Giấy rách phải giữ lấy lề. D. Chết đứng còn hơn sống quỳ.
Câu 19. Nhà Thúy có ba người đều là giáo viên: Bố mẹ là giáo viên trường trung học cơ sở, chị gái là giáo viên trường tiểu học. Học xong lớp 12, Thúy dự định sẽ thi vào Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Việc làm của Thúy thể hiện điều gì?
A. Tiết kiệm.
B. Giản dị.
C. Yêu thương con người.
D. Kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình.
Câu 20. Để kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta cần tránh làm gì?
A. Trân trọng, tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
B. Sống trong sạch, lương thiện, yêu thương con người.
C. Phải kiếm thật nhiều tiền để cho gia đình, dòng họ quý trọng, biết ơn.
D. Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh của gia đình, dòng họ.
A. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1. (2đ)
Sáng nay cô giáo sẽ trả bài kiểm tra Toán, Sơn thầm nghĩ, chắc bài kiểm tra của mình và Đại tốt lắm đây vì hôm đó hai đứa cùng nhau “góp sức” để làm bài kiểm tra mà. Đúng là “hai cái đầu vẫn hơn một cái đầu”. Sơn tự hào, sung sướng mỉm cười.
a. Theo em, hành động của hai bạn Sơn và Đại có phải là thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ không? Vì sao ?
b. Nếu trong giờ kiểm tra đó, em phát hiện hành vi “góp sức” làm bài của hai bạn thì em sẽ làm gì?
Câu 2. (2đ)
a. Hãy phân biệt tự tin khác với tự ti, tự cao tự đại, a dua ba phải như thế nào?
b. Để có được tính tự tin trong học tập thì bản thân em cần phải làm gì?
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 1
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: GDCD 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1. Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng khoan dung?
A. Bỏ qua tất cả khuyết điểm của bạn vì thương bạn.
B. Tỏ vẻ khó chịu khi thấy người khác có thói quen, sở thích khác mình.
C. Nhẹ nhàng nhắc nhở khi bạn làm điều gì không đúng.
D. Khi bạn mắc khuyết điểm thì phê bình gay gắt.
Câu 2. Hằng và Lan ngồi cạnh nhau trong lớp. Một lần, Hằng vô ý làm dây mực ra vở của Lan, Lan nổi cáu, mắng Hằng và cố ý vẩy mực vào áo Hằng. Lan là người như thế nào?
A. Giản dị.
B. Tiết kiệm.
C. Cần cù.
D. Không có lòng khoan dung.
Câu 3. Theo em ý kiến nào dưới đây không đúng khi nói về khoan dung?
A. Khoan dung giúp cuộc sống và quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
B. Khoan dung là cách đối xử khôn ngoan và đúng đắn.
C. Người có lòng khoan dung luôn được mọi người yêu mến, tin cậy và có nhiều bạn tốt.
D. Khoan dung chỉ nên đối với những người thân thiết, có quan hệ họ hàng với mình.
Câu 4. Theo em, vì sao mỗi chúng ta cần có lòng khoan dung trong quan hệ với mọi người?
A. Khi mọi người biết bỏ qua lỗi lầm của người khác thì đến lượt mình cũng sẽ được mọi người bỏ qua dù là lỗi lầm có hậu quả lớn.
B. Nhờ có lòng khoan dung, cuộc sống xã hội và quan hệ giữa người với người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
C. Người có lòng khoan dung sẽ được mọi người yêu mến, tin tưởng từ đó sẽ lợi dụng được người khác.
D. Nhờ có lòng khoan dung xã hội sẽ không còn người xấu, mọi người sẽ sống trong yên bình.
Câu 5. Câu tục ngữ: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” nói về đức tính gì?
A. Khoan dung.
B. Chăm chỉ.
C. Giản dị.
D. Trung thực.
Câu 6. Hành vi không thể hiện lòng khoan dung là?
A. Sơn đang lấy xe đạp ở nhà xe thì bị một em lớp dưới xô vào làm Sơn ngã. Sơn đứng dậy và hỏi han xem em nhỏ có bị sao không rồi dặn em lần sau phải cẩn thận hơn.
B. Huệ thấy Hoa mới mua dép đẹp nên Huệ đi nói xấu với bạn bè là Hoa điệu đà. Hoa biết chuyện nên đã nói chuyện riêng với Huệ để Huệ hiểu dép cũ của Hoa bị hỏng nên Hoa mới phải mua dép mới.
C. Hùng ngồi bàn trước hay rung đùi và tựa lưng vào bàn của Huy, Huy bực mình lấy mực bôi vào mép bàn khiến áo trắng của Hùng bị vấy mực.
D. Trung cho Trúc mượn tẩy nhưng Trúc không may làm mất. Trúc đã xin lỗi Trung và Trung chấp nhận tha thứ cho Trúc.
Câu 7. Để rèn luyện đức tính khoan dung, cần tránh điều gì sau đây?
A. Bằng mọi cách để đạt điểm cao trong các kì thi, đạt học sinh giỏi để nếu vi phạm thì xin các bạn bao che để không ảnh hưởng kết quả của lớp.
B. Trước khuyết điểm của người khác, tùy mức độ, có thể tha thứ hoặc nhắc nhở, khuyên nhủ, thuyết phục.
C. Sống cởi mở, gần gũi với mọi người và cư xử một cách chân thành, rộng lượng, biết tôn trọng và chấp nhận cá tính, sở thích, thói quen của người khác trên cơ sở những chuẩn mực xã hội.
D. Lắng nghe ý kiến và hiểu người khác.
Câu 8. Ý kiến nào đúng về xây dựng gia đình văn hóa?
A. Trẻ em không nên tham gia bàn bạc các công việc gia đình vì đó là việc của người lớn.
B. Cần có sự phân công hợp lí các công việc trong gia đình.
C. Trong gia đình, mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc của mình là đủ.
D. Gia đình giàu có và đông con là gia đình hạnh phúc.
Câu 9. Vì sao con cái có thể tham gia bàn bạc các công việc của gia đình?
A. Vì sau này khi cha mẹ già yếu, con cái sẽ nuôi cha mẹ.
B. Vì con cái được tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, hiện đại hơn cha mẹ.
C. Vì con cái cũng là thành viên trong gia đình, cũng có trách nhiệm đối với gia đình mình.
D. Vì cha mẹ bận rộn, không ở nhà nhiều như con cái.
Câu 10. Theo em, gia đình nào là gia đình văn hóa?
A. Gia đình giàu có, vợ chồng chung thủy, yêu thương, giúp đỡ nhau, quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái.
B. Gia đình giàu có, vợ chồng không chung thủy, không yêu thương, không giúp đỡ nhau, quan tâm, chăm sóc, giáo dục con cái.
C. Gia đình đông con, nghèo túng.
D. Gia đình giàu có nhưng thiếu nền nếp gia phong.
Câu 11. Để góp phần xây dựng gia đình văn hoá mỗi người cần làm gì?
A. Thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình; sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội.
B. Thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình, còn nghĩa vụ công dân ngoài xã hội thì không cần quan tâm.
C. Bằng mọi cách làm giàu cho gia đình.
D. Thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình với gia đình; nếu gia đình giàu có thì có thể tham gia những thú vui thiếu lành mạnh, tệ nạn xã hội.
Câu 12. Để có được sự hòa thuận và không khí đầm ấm, hạnh phúc trong gia đình, các thành viên cần làm gì?
A. Con cái phải nghe theo mọi lời nó của cha mẹ, không được phản đối cha mẹ.
B. Trong gia đình nhất thiết phải có con trai.
C. Con cái phải kiếm được nhiều tiền đưa cho bố mẹ.
D. Nhường nhịn lẫn nhau, tôn trọng sở thích cá nhân của từng thành viên, trao đổi, góp ý kiến cho nhau khi có những thói quen chưa tốt.
Câu 13. Đâu không phải là tiêu chuẩn của gia đình văn hóa?
A. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
B. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, có sinh hoạt văn hóa lành mạnh.
C. Cạnh tranh với xóm giềng, không đoàn kết với xóm giềng.
D. Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
Câu 14. Xây dựng gia đình văn hóa là bổn phận và trách nhiệm của ai?
A. Cha mẹ.
B. Tất cả mọi thành viên trong gia đình.
C. Ông bà.
D. Con cái.
Câu 15. Theo em, để kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chúng ta không nên làm gì?
A. Tìm hiểu để biết rõ truyền thống gia đình, dòng họ mình.
B. Thường xuyên về thăm quê và gắn bó hơn với dòng họ.
C. Xấu hổ, tự ti về dòng họ mình nếu gia đình mình nghèo.
D. Tự hào giới thiệu quê hương, dòng họ với bạn bè.
Câu 16. Bố mẹ Minh đều học hành cao, bố là tiến sĩ, mẹ là thạc sĩ, đều giữ chức vụ quan trọng trong cơ quan nhà nước. Điều kiện kinh tế gia đình Minh rất khá giả. Minh rất hãnh diện với các bạn và cho rằng mình chẳng cần học hành nhiều cho vất vả mà vẫn có cuộc sống đàng hoàng vì đã có bố mẹ lo cho mình. Minh là người như thế nào?
A. Không biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
B. Tự tin.
C. Tự lập.
D. Biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
Câu 17. Câu tục ngữ nào không nói về việc kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Chim có tổ, người có tông.
B. Mưu cao chẳng bằng chí dày
C. Con hơn cha là nhà có phúc.
D. Giấy rách phải giữ lấy lề.
Câu 18. Theo em, ý nào không đúng về trách nhiệm kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
A. Dù bố mẹ giàu có đến mấy thì mỗi học sinh phải biết sống tự lập, có ý chí, không nên ỷ lại vào bố mẹ.
B. Biết tự hào phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ và phải sống trong sạch, lương thiện.
C. Cần phê phán những biểu hiện lệch lạc như coi thường những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mình.
D. Nếu có lối sống hiện đại thì không cần học tập, tiếp thu truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
Câu 19. Quan niệm nào về kế thừa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là không đúng?
A. Chỉ những gia đình, dòng họ giàu mới có truyền thống đáng tự hào.
B. Lao động cần cù, chăm chỉ là một nét đẹp của truyền thống gia đình, dòng họ.
C. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là thể hiện lòng trân trọng và biết ơn với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
D. Nhiều gia đình, dòng họ có truyền thống tốt đẹp về học tập, lao động, nghề nghiệp, văn hóa và đạo đức.
Câu 20. Để giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của gia đình, dòng họ cần làm gì?
A. Bằng mọi cách đạt học sinh giỏi ở lớp và đạt giải các kì thi quốc gia.
B. Học tập chăm chỉ, nếu không học tốt thì nhờ bố mẹ xin điểm cô giáo.
C. Rèn luyện đạo đức, học tập chăm chỉ, tập trung trên lớp, tự học tại nhà và học hỏi ông bà, bố mẹ và các anh chị trong gia đình.
D. Cuộc sống hiện đại chỉ cần có nhiều tiền, không cần học giỏi nữa.
B. TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1. (3đ)
Các bạn trai lớp 7A đã tập hợp lại với nhau thành lập một bang hội và đặt tên là “Nhóm rồng xanh” để đi trấn lột, đánh lộn với các lớp khác. Có ý kiến cho rằng, lớp 7A làm như vậy cũng thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ vì cũng giúp đỡ, hỗ trợ nhau khi gây sự với lớp khác.
Em có đồng ý với quan điểm trên không? Vì sao?
Câu 2. (2đ)
Đã học lớp 7 rồi nhưng Đức vẫn chưa một lần phát biểu ý kiến của mình trước tập thể lớp, vì sợ khi mình nói ra nếu sai sẽ bị các bạn chê cười và phản đối. Cứ thế, Đức trở nên thụ động và thờ ơ trước các hoạt động chung của tập thể. Đức nghĩ “Tốt nhất là mình chẳng nên phát biểu gì mà chỉ cần im lặng trong giờ học để thầy cô không chú ý đến mình, không nên phát biểu ý kiến gì của riêng mình trước tập thể là tốt nhất”.
Em có đồng ý với suy nghĩ của bạn Đức hay không? Vì sao?
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)