[Năm 2024] Đề thi Học kì 2 Vật lí lớp 7 có đáp án (8 đề)
Với [Năm 2024] Đề thi Học kì 2 Vật lí lớp 7 có đáp án (8 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 Vật lí 7.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật lí lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Vật nhiễm điện dương là vật
A. thừa electron.
B. thiếu electron.
C. bình thường về electron.
D. có thể thiếu hoặc thừa electron.
Câu 2. Dòng điện chạy qua dụng cụ nào sau đây gây ra tác dụng nhiệt vô ích?
A. Quạt điện.
B. Bàn là điện.
C. Bếp điện.
D. Nồi cơm điện.
Câu 3. Đơn vị đo hiệu điện thế là
A. V (Vôn).
B. A (Ampe).
C. N (Niutơn).
D. Kg (Kilôgam).
Câu 4. Có một nguồn điện 6 V và hai bóng đèn giống nhau có ghi 6 V. Để hai đèn sáng bình thường thì phải mắc chúng vào mạch điện như thế nào?
A. Lần lượt nối hai đầu mỗi bóng đèn với hai cực của nguồn.
B. Hai bóng đèn mắc song song vào hai cực của nguồn.
C. Hai bóng đèn mắc nối tiếp vào hai cực của nguồn.
D. Không có cách mắc nào để cả hai bóng đèn sáng bình thường.
Câu 5. Cường độ dòng điện giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp có giá trị là
A. I = I1 = I2
B. I = I1 – I2
C. I = I1 + I2
D. I = I1 : I2
Câu 6. Một đoạn mạch gồm hai bóng đèn Đ1, Đ2 mắc song song hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi đèn có giá trị tương ứng là U1, U2. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch có giá trị là
A. U = U1 – U2
B. U = U1 = U2
C. U = U1 + U2
D. U = U1 : U2
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1. (2 điểm) Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện? Kể tên 3 chất dẫn điện và 3 chất cách điện thường dùng.
Bài 2. (2 điểm) Đổi đơn vị của các giá trị sau:
a) 0,32 A = .......................mA.
b) 153 mA = .....................A.
c) 8,9 kV = ........................V.
d) 6,25 mV = ....................kV.
Bài 3. (3 điểm) Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:
Vôn kế chỉ 3 V, ampe kế A chỉ 0,6 A, ampe kế A1 chỉ 0,2 A.
a) Xác định số chỉ của ampe kế A2.
b) Xác định hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 và đèn Đ2.
c) Nếu đèn Đ1 bị hỏng thì ampe kế A chỉ 0,4 A. Xác định số chỉ của ampe kế A1 và A2 khi đó.
----------HẾT---------
Đáp án
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron.
Chọn đáp án B
Câu 2.
A – Tác dụng nhiệt của dòng điện khi chạy qua quạt điện là vô ích, nó chỉ làm nóng động cơ, gây hao phí điện năng chứ không đem lại giá trị sử dụng đúng như mục đích.
B – Tác dụng nhiệt của dòng điện khi chạy qua bàn là có ích, nó giúp chúng ta là phẳng quần áo.
C – Tác dụng nhiệt của dòng điện khi chạy qua bếp điện có ích, nó giúp chúng ta nấu chín được đồ ăn.
D – Tác dụng nhiệt của dòng điện khi chạy qua nồi cơm điện có ích, nó giúp chúng ta nấu chín được gạo thành cơm.
Chọn đáp án A
Câu 3.
Đơn vị đo hiệu điện thế là V (Vôn).
Chọn đáp án A
Câu 4.
Để hai đèn sáng bình thường, cần phải mắc chúng vào nguồn điện có hiệu điện thế bằng hiệu điện thế định mức của đèn.
Cần phải mắc hai bóng đèn song song vào hai cực của nguồn.
Chọn đáp án B
Câu 5.
Trong đoạn mạch nối tiếp, cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong mạch rẽ: I = I1 + I2
Chọn đáp án B
Câu 6.
Vì hai đèn mắc song song nên hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn bằng nhau và bằng hiệu điện thế của nguồn: U = U1 = U2
Chọn đáp án B
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1.
- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua.
Ví dụ: Đồng, bạc, nhôm, …
- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua.
Ví dụ: Nhựa, cao su, thủy tinh, …
Bài 2.
a) 0,32 A = 320 mA.
b) 153 mA = 0,153 A.
c) 8,9 kV = 8900 V.
d) 6,25 mV = 0,00000625 kV.
Bài 3.
a) - Ampe kế A đo cường độ dòng điện qua toàn mạch nên ta có: I = 0,6 A.
- Ampe kế A1 đo cường độ dòng điện qua đèn Đ1 nên ta có: I1 = 0,2 A.
- Hai đèn mắc song song nên: I2 = I – I1 = 0,6 – 0,2 = 0,4 A.
- Vì ampe kế A2 đo dòng điện qua đèn Đ2 nên số chỉ của ampe kế A2 là 0,4 A.
b) Vì hai đèn mắc song song nên ta có: U1 = U2 = U = 3 V.
Vậy hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 và đèn Đ2 là 3 V.
c) Khi đèn Đ1 bị hỏng, dòng điện trong mạch chỉ qua đèn Đ2 nên số chỉ của ampe kế A1 chỉ 0 A, số chỉ của ampe kế A2 chỉ 0,4 A.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật lí lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Các vật nào sau đây là vật dẫn điện?
A. Nước muối, gỗ khô.
B. Sắt, nhựa.
C. Thủy tinh, cao su.
D. Vàng, bạc.
Câu 2. Dụng cụ đo hiệu điện thế là
A. Ampe kế.
B. Nhiệt kế.
C. Giác kế.
D. Vôn kế.
Câu 3. Một bóng đèn ghi 3 V. Bóng đèn này được mắc vào hiệu điện thế nào sau để nó sáng bình thường?
A. U = 1,5 V.
B. U = 2 V.
C. U = 2,5 V.
D. U = 3 V.
Câu 4. Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?
A. Làm tê liệt thần kinh.
B. Đẩy hoặc hút các vụn giấy.
C. Làm quay kim nam châm.
D. Làm nóng dây dẫn.
Câu 5. Để đảm bảo an toàn, ta chỉ được làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế
A. dưới 40V.
B. dưới 50V.
C. dưới 60V.
D. dưới 70V.
Câu 6. Quy ước về chiều dòng điện là chiều
A. từ cực dương tới cực âm của nguồn điện.
B. chuyển động có hướng của các điện tích.
C. chuyển động có hướng của các điện tích âm.
D. chuyển động của các điện tích dương.
PHẦN II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Bài 1. (2 điểm) Hãy nêu các tác dụng của dòng điện. Ứng với mỗi tác dụng hãy nêu 3 ứng dụng trong đời sống.
Bài 2. (3 điểm) Một mạch điện gồm: Một nguồn điện có hiệu điện thế U, một công tắc chung cho hai bóng đèn mắc nối tiếp. Biết cường độ dòng điện qua bóng đèn 2 là 1,5 A.
a) Vẽ sơ đồ của mạch điện, xác định chiều dòng điện?
b) Tính cường độ dòng điện qua bóng đèn 1?
c) Biết U1 = U2 = 12 V. Tính hiệu điện thế của nguồn điện?
Bài 3. (2 điểm) Dùng thanh thủy tinh cọ xát với lụa, thanh êbônít cọ xát vào lông thú. Sau đó đặt gần nhau sẽ có hiện tượng 2 thanh hút nhau. Vậy thanh êbônít sau khi cọ xát vào lông thú nhiễm điện gì? Lông thú lúc đó có bị nhiễm điện không? Giải thích tại sao?
----------HẾT---------
Đáp án
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Vật dẫn điện là vàng, bạc.
Chọn đáp án D
Câu 2.
A – Ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện.
B – Nhiệt kế dùng để đo nhiệt độ.
C – Giác kế dùng để đo góc.
D – Vôn kế dùng để đo hiệu điện thế.
Chọn đáp án D
Câu 3.
Số ghi 3 V trên bóng đèn là hiệu điện thế định mức của đèn. Để đèn sáng bình thường cần mắc đèn vào hiệu điện thế có độ lớn bằng hiệu điện thế định mức: U = 3 V.
Chọn đáp án C
Câu 4.
A – Tác dụng sinh lí của dòng điện.
C – Tác dụng từ của dòng điện.
D – Tác dụng nhiệt của dòng điện.
Chỉ có B không phải là tác dụng của dòng điện.
Chọn đáp án B
Câu 5.
Để đảm bảo an toàn, chỉ được làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40 V. Vì dòng điện trên 40 V đặt lên cơ thể người sẽ làm tim ngừng đập.
Chọn đáp án A
Câu 6.
Quy ước về chiều dòng điện ở mạch ngoài là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.
Chọn đáp án A
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1.
Các tác dụng của dòng điện:
- Tác dụng nhiệt. Ví dụ: làm nóng bàn là, nồi cơm điện, máy sấy tóc, ...
- Tác dụng phát sáng. Ví dụ: làm sáng đèn LED, đèn ống, bóng đèn bút thử điện, ...
- Tác dụng từ. Ví dụ: chế tạo ra động cơ điện, chuông điện, cần cẩu điện, ....
- Tác dụng hóa học. Ví dụ: mạ vàng, mạ thiếc, mạ bạc, ....
- Tác dụng sinh lí. Ví dụ: châm cứu dùng điện, máy kích tim, làm thần kinh tê liệt, ...
Bài 2.
a) Sơ đồ mạch điện, chiều dòng điện như hình vẽ.
b) Vì đèn 1 mắc nối tiếp với đèn 2 nên cường độ dòng điện qua bóng đèn 1 là:
I1 = I2 = I = 1,5 (A)
c) Vì đèn 1 mắc nối tiếp với đèn 2 nên hiệu điện thế của nguồn điện là:
U = U1 + U2 = 12 + 12 = 24 (V)
Bài 3.
- Theo quy ước, thanh thủy tinh cọ xát với lụa thì thanh thủy tinh nhiễm điện dương (+), lụa nhiễm điện âm (-).
- Thanh thủy tinh và thanh êbônít hút nhau chúng nhiễm điện trái dấu nhau.
Mà thanh thủy tinh nhiễm điện dương (+) thanh êbônít nhiễm điện (-). Lúc đó, lông thú nhiễm điện dương (+).
- Vì sau khi cọ xát thanh êbônít nhận thêm êlectrôn nên nhiễm điện âm, lông thú mất bớt êlectrôn nên nhiễm điện dương.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật lí lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Khi hai vật nhiễm điện đặt gần nhau thì có hiện tượng hút nhau. Ta có thể kết luận
A. chúng đều bị nhiễm điện âm.
B. chúng đều bị nhiễm điện dương.
C. chúng nhiễm điện khác loại.
D. các nhận định trên đều sai.
Câu 2. Có thể làm cho vật nhiễm điện bằng cách nào?
A. Cọ xát vật.
B. Hơ nóng vật.
C. Bỏ vật vào nước nóng.
D. Làm cách khác.
Câu 3. Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do nguyên nhân nào dưới đây?
A. Vật đó mất bớt điện tích dương.
B. Vật đó nhận thêm electron.
C. Vật đó mất bớt electron.
D. Vật đó nhận thêm điện tích dương.
Câu 4. Trong y học, người ta dùng điện để châm cứu chữa bệnh dựa trên tác dụng nào của dòng điện?
A. Tác dụng nhiệt.
B. Tác dụng từ.
C. Tác dụng sinh lí.
D. Tác dụng hóa học.
Câu 5. Một đoạn mạch gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp. Hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn 1 là 12 V, hiệu điện thế giữa hai đầu đèn 2 là 7 V. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là
A. U = 19 V.
B. U = 5 V.
C. U = 7V.
D. U = 12V.
Câu 6. Vật nào sau đây là vật cách điện?
A. Một đoạn ruột bút chì.
B. Một đoạn dây thép.
C. Một đoạn dây nhôm.
D. Một đoạn dây nhựa.
Câu 7. Công việc nào sau đây không đảm bảo an toàn khi sử dụng điện?
A. Sử dụng các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V để làm thí nghiệm.
B. Tự sửa chữa các thiết bị điện được dùng với mạng điện dân dụng.
C. Sử dụng các dây dẫn, các dụng cụ sửa chữa điện có vỏ bọc cách điện.
D. Tuyệt đối không cho dòng điện có cường độ trên 70 mA đi qua cơ thể người.
Câu 8. Tác dụng phát sáng của dòng điện thể hiện qua hoạt động của dụng cụ nào dưới đây?
A. Chuông điện.
B. Đèn dây tóc.
C. Bình nóng lạnh.
D. Đèn LED.
PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Bài 1. (2 điểm) a) Hãy giải thích tại sao khi thấy người bị điện giật, tuyệt đối không được chạm trực tiếp vào người đó.
b) Bản thân em cần phải làm gì để cứu người cấp tốc khi thấy người bị điện giật.
Bài 2. (2 điểm) Vẽ sơ đồ thiết kế mạch điện gồm một công tắc điều khiển hai bóng đèn có hiệu điện thế định mức là 3 V vào nguồn điện dùng hai pin (loại 1,5 V) để đèn sáng bình thường?
Bài 3. (2 điểm) ). Điền số thích hợp vào chỗ trống:
a) 3 A = …. mA.
b) 80 mA = … A.
c) 600 mV = …. V.
d) 750 mV = …kV.
----------HẾT--------
Đáp án
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Khi hai vật nhiễm điện đặt gần nhau hút nhau, chứng tỏ chúng đã nhiễm điện khác loại.
Chọn đáp án C
Câu 2.
Ta có thể làm cho vật nhiễm điện bằng cách cọ xát vật.
Chọn đáp án A
Câu 3.
Vật nhiễm điện âm là do vật đã nhận thêm electron.
Chọn đáp án B
Câu 4.
Người ta dùng điện để châm cứu chữa bệnh dựa trên tác dụng sinh lí của dòng điện.
Chọn đáp án C
Câu 5.
Vì hai bóng đèn mắc nối tiếp nên hiệu điện thế của nguồn bằng tổng hiệu điện thế trên mỗi đèn: U = U1 + U2 = 12 + 7 = 19 V
Chọn đáp án A
Câu 6.
- Một đoạn ruột bút chì, một đoạn dây thép, một đoạn dây nhôm đều là vật dẫn điện.
- Một đoạn dây nhựa là vật cách điện.
Chọn đáp án D
Câu 7.
Tự sửa chữa các thiết bị điện được dùng với mạng điện dân dụng là công việc không đảm bảo an toàn khi sử dụng điện. Vì mạng điện dân dụng có hiệu điện thế 220 V, nếu không cẩn thận sẽ gây nguy hiểm chết người.
Chọn đáp án B
Câu 8.
A – tác dụng từ.
B – tác dụng nhiệt.
C – tác dụng nhiệt.
D – tác dụng phát sáng.
Chọn đáp án D
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1. a) Vì cơ thể người là một vật dẫn điện. Khi ta chạm trực tiếp vào người bị điện giật, dòng điện có thể đi qua cơ thể và ta cũng sẽ bị điện giật.
b) Một số biện pháp để cứu người cấp tốc khi thấy người bị điện giật:
- Tìm cách ngắt nguồn điện.
- Gọi những người gần đó đến cấp cứu và gọi điện thoại vào số 115 hoặc 114 để gọi người cấp cứu.
- Nếu người bị điện giật đã bất tỉnh thì có thể tiến hành một số động tác hô hấp nhân tạo.
Bài 2.
- Để 2 đèn sáng bình thường, cần mắc 2 đèn song song vào hiệu điện thế có giá trị bằng hiệu điện thế định mức U = 3 V.
- Vì ta có hai pin 1,5 V nên để có hiệu điện thế 3 V ta cần mắc nối tiếp 2 pin.
- Công tắc điều khiển 2 bóng đèn nên công tắc được mắc nối tiếp với cụm đèn song song.
Ta có sơ đồ mạch điện như hình vẽ:
Bài 3.
a) 3 A = 3000 mA.
b) 80 mA = 0,08 A.
c) 600 mV = 0,6 V.
d) 750 mV = 0,00075 kV.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật lí lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Trong các vật dưới dây, vật nào là vật dẫn điện?
A. Thanh thủy tinh.
B. Thanh nhôm.
C. Thanh gỗ khô.
D. Một đoạn dây nhựa.
Câu 2. Đơn vị của cường độ dòng điện là
A. Ampe kế.
B. Ampe.
C. Vôn kế.
D. Vôn.
Câu 3. Cường độ dòng điện qua hai bóng đèn mắc nối tiếp lần lượt là I1 và I2 thì
A. I1 = 4I2.
B. I1 = 3I2.
C. I1 = 2I2.
D. I1 = I2.
Câu 4. Con số 220 V ghi trên một bóng đèn có nghĩa nào dưới đây?
A. Giữa hai đầu bóng đèn luôn có hiệu điện thế là 220 V.
B. Đèn sáng bình thường khi hiệu điện thế giữa hai đầu đèn là 220 V.
C. Đèn chỉ sáng khi có hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là 220 V.
D. Đèn chỉ được sử dụng vào nguồn có hiệu điện thế dưới 220 V.
Câu 5. Tác dụng hoá học của dòng điện thể hiện ở chỗ
A. làm dung dịch trở thành vật liệu dẫn điện.
B. làm cho thỏi than nối cực âm nhúng trong dung dịch được phủ một lớp vỏ bằng đồng.
C. làm dung dịch nóng lên.
D. làm cho dung dịch này bay hơi nhanh hơn.
Câu 6. Một vật trung hoà về điện sau khi cọ xát trở thành vật nhiễm điện dương vì nó
A. nhận thêm điện tích âm.
B. mất bớt điện tích dương.
C. nhận thêm điện tích dương.
D. mất bớt electron.
Câu 7. Trong các dụng cụ và thiết bị điện thường dùng, vật liệu cách điện được sử dụng nhiều là
A. nhựa
B. cao su.
C. sứ.
D. thuỷ tinh.
Câu 8. Nếu vật A đẩy vật B thì
A. vật A mang điện tích âm, vật B mang điện tích dương.
B. vật A mang điện tích âm, vật B mang điện tích âm.
C. vật A mang điện tích dương, vật B mang điện tích âm.
D. vật A mang điện tích dương, vật B không tích điện.
PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Bài 1. (2 điểm) Hãy nêu các điểm cần chú ý khi sử dụng Ampe kế để đo cường độ dòng điện của các dụng cụ sử dụng điện.
Bài 2. (3 điểm) Em hãy giải thích tác dụng nhiệt, tác dụng quang và tác dụng từ của dòng điện? Lấy ví dụ minh họa cho tác dụng nhiệt, tác dụng quang và tác dụng từ của dòng điện?
Bài 3. (1 điểm) Em hãy nêu quy ước về hai loại điện tích?
----------- HẾT -----------
Đáp án
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
- Thanh thủy tinh, thanh gỗ khô, một đoạn dây nhựa là vật cách điện.
- Thanh nhôm là vật dẫn điện.
Chọn đáp án B
Câu 2.
Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe (A).
Chọn đáp án B
Câu 3.
Hai bóng đèn mắc nối tiếp có cường độ dòng điện như nhau: I1 = I2.
Chọn đáp án D
Câu 4.
Con số 220 V ghi trên bóng đèn có ý nghĩa: đèn sáng bình thường khi hiệu điện thế giữa hai đầu đèn là 220V.
Chọn đáp án B
Câu 5.
Tác dụng hoá học của dòng điện thể hiện ở chỗ làm cho thỏi than nối cực âm nhúng trong dung dịch được phủ một lớp vỏ bằng đồng.
Chọn đáp án B
Câu 6.
Một vật trung hoà về điện sau khi cọ xát trở thành vật nhiễm điện dương vì nó mất bớt electron.
Chọn đáp án D
Câu 7.
Vật liệu cách điện được sử dụng nhiều là nhựa, vì nhựa là chất cách điện tốt và có giá thành rẻ.
Chọn đáp án A
Câu 8.
Hai vật đẩy nhau khi chúng nhiễm điện tích cùng dấu.
A và B cùng nhiễm điện dương hoặc cùng nhiễm điện âm.
Chọn đáp án B
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1.
Các điểm cần chú ý khi sử dụng Ampe kế để đo cường độ dòng điện:
- Chọn ampe kế có GHĐ và ĐCNN phù hợp với cường độ dòng điện cần đo.
- Mắc ampe kế nối tiếp với dụng cụ cần đo cường độ dòng điện sao cho dòng điện đi vào chốt (+) và đi ra chốt (-) của ampe kế.
- Điều chỉnh kim ampe kế chỉ vạch 0 trước khi đo.
- Đọc chính xác số chỉ của ampe kế.
Bài 2.
- Khi dòng điện chạy qua vật dẫn điện thì nó làm vật dẫn đó nóng lên. Điều đó chứng tỏ dòng điện có tác dụng nhiệt.
Ví dụ: Khi dòng điện chạy qua bóng đèn sợi đốt làm cho dây tóc bóng đèn nóng lên và phát sáng, ...
- Dòng điện có thể làm phát sáng bóng đèn bút thử điện và đèn điôt phát quang mặc dù đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao. Điều đó chứng tỏ, dòng điện có tác dụng quang.
Ví dụ: Quan sát bóng đèn bút thử điện đang sáng, ta thấy vùng chất khí ở giữa hai đầu dây của bóng đèn phát sáng.
- Dòng điện chạy qua ống dây có tác dụng làm kim nam châm lệch ra khỏi vị trí cân bằng hoặc hút các vật bằng sắt hay thép. Điều đó chứng tỏ, dòng điện có tác dụng từ.
Ví dụ: Dòng điện chạy qua quạt điện, động cơ điện làm quạt điện, động cơ điện quay,...
Bài 3.
Quy ước về 2 loại điện tích:
- Điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương (+).
- Điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-).
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật lí lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Chất nào sau đây thường dùng làm vật liệu dẫn điện?
A. Đồng.
B. Vàng.
C. Bạc.
D. Sắt.
Câu 2. Hai thành phần mang điện trong nguyên tử là
A. hạt nhân mang điện tích dương, electron mang điện tích âm.
B. electrôn âm và electron dương.
C. hạt nhân âm và hạt nhân dương.
D. ion âm và ion dương.
Câu 3. Hai quả cầu nhựa cùng kích thước, nhiễm điện cùng loại đặt gần nhau. Chúng có lực tác dụng với nhau như thế nào?
A. Có lúc hút, có lúc đẩy.
B. Không có lực tác dụng.
C. Đẩy nhau.
D. Hút nhau.
Câu 4. Đèn điện sáng, quạt điện quay, các thiết bị điện hoạt động khi
A. chúng bị nhiễm điện.
B. có các dòng electron chạy qua chúng.
C. có các hạt mang điện chạy qua.
D. có dòng điện chạy qua chúng.
Câu 5. Vật nào sau đây có thể coi là nguồn điện?
A. Pin, acquy.
B. Acquy, bếp điện.
C. Pin, bàn là.
D. Tất cả các vật trên.
Câu 6. Đặc điểm chung của nguồn điện là gì?
A. Có cùng hình dạng.
B. Có hai cực dương và âm.
C. Có cùng kích thước.
D. Có cùng cấu tạo.
Câu 7. Khi thấy một người bị điện giật mà dây điện còn tiếp xúc với người đó, muốn cứu người thì phải lấy được dây điện ra khỏi cơ thể của người bị nạn. Em phải dùng dụng cụ nào sau đây để lấy dây điện đó ra?
A. Cây xà beng.
B. Một cây mía tươi.
C. Cành cây khô.
D. Cây tre còn ướt.
Câu 8. Kí hiệu và đơn vị đo của hiệu điện thế là
A. I và ampe (A).
B. U và vôn (V).
C. I và vôn (V).
D. U và ampe (A).
PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm)
Bài 1. (1 điểm) Muốn đo hiệu điện thế 2 đầu dụng cụ điện ta dùng dụng cụ gì? Nêu cách mắc dụng cụ này trong mạch điện.
Bài 2. (2 điểm) Theo em làm thế nào để biết được vật đó đang nhiễm điện? Hãy giải thích cách làm của em?
Bài 3. (3 điểm) Cho hai bóng đèn Đ1 và Đ2 mắc nối tiếp vào một nguồn điện mắc nối tiếp (2 cục pin). Khi công tắc K đóng thì vôn kế V chỉ hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 5,5V, vôn kế V2 chỉ hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ2 là 3 V và ampe kế A chỉ cường độ dòng điện trong đoạn mạch 9,5 mA.
a) Vẽ sơ đồ mạch điện.
b) Tính cường độ dòng điện chạy qua mỗi bóng đèn.
c) Tính hiệu điện thế U1 giữa hai đầu bóng đèn Đ1.
---------- HẾT -----------
Đáp án
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Đồng thường được dùng làm vật liệu dẫn điện vì đồng dẫn điện tốt, giá thành rẻ và phổ biến.
Chọn đáp án A
Câu 2.
Trong nguyên tử, hạt nhân mang điện tích dương, electron mang điện tích âm.
Chọn đáp án A
Câu 3.
Hai quả cầu nhiễm điện cùng loại nên chúng sẽ đẩy nhau.
Chọn đáp án C
Câu 4.
Đèn điện sáng, quạt điện quay, các thiết bị điện hoạt động khi có dòng điện chạy qua chúng.
Chọn đáp án D
Câu 5.
Nguồn điện có khả năng cung cấp dòng điện để các dụng cụ điện hoạt động.
- Pin, acquy là nguồn điện.
- Bàn là, bếp điện là các thiết bị tiêu thụ điện.
Chọn đáp án A
Câu 6.
Mỗi nguồn điện đều có hai cực: cực dương (+) và cực âm (-).
Chọn đáp án B
Câu 7.
Để lấy dây điện ra khỏi cơ thể người bị nạn chúng ta cần sử dụng các vật cách điện để đảm bảo an toàn Ta phải dùng cành cây khô.
Chọn đáp án C
Câu 8.
Hiệu điện thế kí hiệu là U và có đơn vị là Vôn (V).
Chọn đáp án B
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1.
- Muốn đo hiệu điện thế 2 đầu dụng cụ điện ta dùng vôn kế.
- Mắc vôn kế mắc song song với dụng cụ dùng điện sao cho chốt dương của vôn kế về phía cực dương của nguồn điện, chốt âm của vôn kế về phía cực âm của nguồn điện.
Bài 2.
- Cách 1: Dùng bút thử điện kiểm tra. Nếu đèn bút thử điện sáng chứng tỏ vật đó bị nhiễm điện. Nếu đèn không sáng chứng tỏ vật đó không bị nhiễm điện.
- Cách 2: Đưa vật lại gần các mẩu giấy vụn. Nếu vật hút các mẩu giấy vụn chứng tỏ vật bị nhiễm điện. Nếu vật không hút các mẩu giấy vụn chứng tỏ vật đó không bị nhiễm điện.
Bài 3.
a) Sơ đồ mạch điện.
b) Gọi cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn Đ1 và bóng đèn Đ2 lần lượt là I1 và I2.
Vì bóng đèn Đ1 và bóng đèn Đ2 mắc nối tiếp nên ta có: I1 = I2 = I = 9,5 mA.
c) Vì bóng đèn Đ1 và bóng đèn Đ2 mắc nối tiếp nên ta có:
U = U1 + U2
U1 = U - U2 = 5,5 – 3 = 2,5 V.
Vậy hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn Đ1 là 2,5 V.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật lí lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện
A. Bàn là điện.
B. Máy sấy tóc.
C. Ấm điện đang đun nước.
D. Đèn LED.
Câu 2. Dòng điện là
A. dòng chất lỏng dịch chuyển có hướng.
B. dòng các nguyên tử dịch chuyển có hướng.
C. dòng các phân tử dịch chuyển có hướng.
D. dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Câu 3. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai bóng đèn như nhau mắc nối tiếp có giá trị nào dưới đây?
A. Bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
B. Nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
C. Bằng hiệu điện thế trên mỗi đèn.
D. Lớn hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
Câu 4. Trên bóng đèn có ghi 220 V. Bóng đèn sẽ sáng bình thường khi sử dụng ở hiệu điện thế bao nhiêu?
A. 220 V.
B. 240 V.
C. 200 V.
D. 210 V.
Câu 5. Trong các sơ đồ mạch điện dưới đây, vôn kế được mắc đúng trong sơ đồ số mấy?
A. Sơ đồ 1.
B. Sơ đồ 2.
C. Sơ đồ 3.
D. Sơ đồ 4.
Câu 6. Bạn An làm thí nghiệm đo hiệu điện thế của đoạn mạch gồm hai đèn mắc nối tiếp và thu được kết quả sau đây: U1 = 1,3 V; U2 = 1,5 V. Kết quả U của đoạn mạch sẽ bằng bao nhiêu?
A. U = 0,2 V.
B. U = 2,8 V.
C. U = 1,3 V.
D. U = 1,5V.
Câu 7. Việc làm nào sau đây là an toàn khi sử dụng điện?
A. Phơi quần áo trên dây điện.
B. Chơi thả diều gần đường dây điện.
C. Sửa chữa điện khi chưa kéo cầu dao ngắt điện.
D. Làm thí nghiệm với nguồn điện là pin có hiệu điện thế là 9 V.
Câu 8. Sơ đồ chỉ đúng chiều dòng điện theo quy ước là
Câu 9. Tác dụng nhiệt của dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây là có lợi?
A. Máy bơm nước.
B. Nồi cơm điện.
C. Quạt điện.
D. Máy thu hình (Tivi).
Câu 10. Ampe kế có giới hạn đo là 50 mA phù hợp để đo cường độ dòng điện nào?
A. Dòng điện qua bóng đèn pin có cường độ 0,35 A.
B. Dòng điện qua đèn điốt phát quang có cường độ 12 mA.
C. Dòng điện qua nam châm điện có cường độ 0,8 A.
D. Dòng điện qua bóng đèn xe máy có cường độ 1,2 A.
PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Bài 1. (2 điểm) a) Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: Bộ nguồn điện hai pin mắc nối tiếp nhau, công tắc đang đóng, dây nối, bóng đèn.
b) Xác định chiều dòng điện theo quy ước trên sơ đồ của mạch điện đó.
Bài 2. (3 điểm) Cho hình vẽ như bên dưới
a) Đây là mặt số của dụng cụ đo nào? Vì sao em biết?
b) Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo này?
c) Ghi giá trị đo của dụng cụ đo này ứng với vị trí của kim chỉ thị trên hình?
---------- HẾT -----------
Đáp án
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
- Hoạt động của bàn là điện, máy sấy tóc, ấm điện đang đun nước đều dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện.
- Hoạt động của đèn LED dựa trên tác dụng phát sáng của dòng điện.
Chọn đáp án D
Câu 2.
Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Chọn đáp án D
Câu 3.
Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai bóng đèn như nhau mắc nối tiếp bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
Chọn đáp án A
Câu 4.
Số Vôn ghi trên bóng đèn cho ta biết hiệu điện thế định mức của bóng đèn để đèn sáng bình thường. Do đó, bóng đèn sẽ sáng bình thường khi sử dụng ở hiệu điện thế 220 V.
Chọn đáp án A
Câu 5.
- Vôn kế mắc đúng khi được mắc song song với nguồn điện. Cực (+) của vôn kế nối với cực (+) của nguồn điện. Cực (-) của vôn kế nối với cực (-) của nguồn điện.
+ Sơ đồ 2, 4 mắc sai vì mắc nối tiếp vôn kế với nguồn.
+ Sơ đồ 3 mắc sai vì cực (-) của vôn kế nối cực (+) của nguồn.
+ Sơ đồ 1 mắc đúng.
Chọn đáp án A
Câu 6.
Vì hai đèn mắc nối tiếp nên hiệu điện thế của đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế trên mỗi đèn: U = U1 + U2 = 1,3 + 1,5 = 2,8 V.
Chọn đáp án B
Câu 7.
- Phơi quần áo trên dây điện, chơi thả diều gần đường dây điện và sửa chữa điện khi chưa kéo cầu dao ngắt điện đều là những việc làm không an toàn khi sử dụng điện. Vì những việc làm này rất dễ khiến chúng ta bị điện giật, gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Làm thí nghiệm với nguồn điện 9 V (nhỏ hơn mức khuyến cáo là 40 V) là việc làm an toàn khi sử dụng điện.
Chọn đáp án D
Câu 8.
Quy ước chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn.
Sơ đồ B chỉ đúng chiều dòng điện.
Chọn đáp án B
Câu 9.
- Tác dụng nhiệt của dòng điện khi sử dụng nồi cơm điện là có lợi vì nó giúp chúng ta nấu chín cơm.
- Tác dụng nhiệt của dòng điện khi sử dụng máy bơm nước, quạt điện, máy thu hình là không có lợi. Vì nó gây ra hao phí điện và làm giảm tuổi thọ của các thiết bị đó.
Chọn đáp án B
Câu 10.
Ampe kế có giới hạn đo 50 mA phù hợp để đo cường độ dòng điện có cường độ 12 mA. Các dòng điện có cường độ 0,35 A, 0,8 A, 1,2A lớn hơn giới hạn đo của ampe kế nên ampe kế không thể đo được.
Chọn đáp án B
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1.
a) b) Sơ đồ mạch điện và chiều dòng điện như hình vẽ.
Bài 2.
a) Đây là mặt số của vôn kế vì trên mặt đồng hồ có chữ V.
b) GHĐ: 4 V và ĐCNN: 0,2 V
c) Kim chỉ thị của vôn kế đang chỉ 3,2 V.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật lí lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất.
Câu 1. Trường hợp nào dưới đây có hiệu điện thế bằng không?
A. Giữa hai cực của một pin còn mới khi chưa mắc vào mạch.
B. Giữa hai cực của một pin là nguồn điện trong mạch kín.
C. Giữa hai đầu bóng đèn có ghi 220V khi chưa mắc vào mạch.
D. Giữa hai đầu bóng đèn đang sáng.
Câu 2. Phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Cơ co giật là do tác dụng sinh lý của dòng điện.
B. Tác dụng hóa học của dòng điện là cơ sở của phương pháp mạ điện.
C. Hoạt động của chuông điện dựa vào tác dụng từ của dòng điện.
D. Bóng đèn bút thử điện sáng là do tác dụng nhiệt của dòng điện.
Câu 3. Trong đoạn mạch mắc song song, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch
A. bằng tổng hiệu điện thế giữa các đoạn mạch rẽ.
B. bằng hiệu điện thế giữa hai đầu các đoạn mạch rẽ.
C. bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu các đoạn rẽ.
D. bằng hai lần tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu các đoạn mạch rẽ.
Câu 4. Cường độ dòng điện cho biết
A. độ mạnh hay yếu của dòng điện trong mạch.
B. vật bị nhiễm điện hay không.
C. khả năng tạo ra dòng điện của một nguồn điện.
D. độ sáng của bóng đèn.
Câu 5. Trên một bóng đèn có ghi 6V – 3W. Bóng đèn này có thể sử dụng tốt nhất với hiệu điện thế là bao nhiêu?
A. 3 V.
B. 6 V.
C. 18 V.
D. Bất kì hiệu điện thế nào.
Câu 6. Trong các phép đổi sau đây, phép đổi nào sai?
A. 0,48 V = 48 mV.
B. 8,5 V = 8500 mV.
C. 430 mV = 0,43 V.
D. 120 V = 0,12 kV.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về dòng điện?
A. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển.
B. Dòng điện là sự chuyển động của các điện tích.
C. Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.
D. Dòng điện là dòng dịch chuyển theo mọi hướng của các điện tích.
Câu 8. Giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người là:
A. 30 V và 100 mA.
B. 40 V và 100 mA.
C. 50 V và 70 mA.
D. 40 V và 70 mA.
Câu 9. Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây?
A. Tác dụng nhiệt.
B. Tác dụng từ.
C. Tác dụng phát ra âm thanh.
D. Tác dụng hóa học.
Câu 10. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các hạt nào?
A. Electron tự do.
B. Hạt nhân.
C. Hạt nhân và electron.
D. Không có loại hạt nào cả.
PHẦN II. TỰ LUẬN (5 điểm)
Bài 1. (4 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ. Ampe kế chỉ 0,54 A, hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ1 là U12 = 4,5 V và hiệu điện thế giữa hai đầu đèn Đ2 là U23 = 2,5 V.
a) Điền chốt dương, âm của ampe kế vào hình vẽ.
b) Cường độ dòng điện qua đèn Đ1 và Đ2 là bao nhiêu?
c) Tính hiệu điện thế U13 giữa hai đầu ngoài cùng của hai đèn Đ1 và Đ2.
d) Nếu 1 trong 2 bóng đèn này bị cháy, bóng còn lại sẽ sáng như thế nào ?
Bài 2. (1 điểm) Khi đặt hai quả cầu đã nhiễm điện A và B treo trên hai sợi chỉ mảnh gần nhau, ta thấy chúng đẩy nhau. Hỏi hai quả cầu A và B nhiễm điện như thế nào?
---------- HẾT -----------
Đáp án
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1.
Giữa hai đầu của bóng đèn có ghi 220 V khi chưa mắc vào mạch có hiệu điện thế bằng không.
Chọn đáp án C
Câu 2.
D sai vì bóng đèn bút thử điện sáng là do tác dụng phát sáng của dòng điện.
Chọn đáp án D
Câu 3.
Trong đoạn mạch mắc song song, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu các đoạn mạch rẽ.
Chọn đáp án B
Câu 4.
Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh hay yếu của dòng điện trong mạch.
Chọn đáp án A
Câu 5.
Bóng đèn này có thể sử dụng tốt nhất với hiệu điện thế bằng hiệu điện thế định mức là 6 V. Vì
+ Nếu mắc đèn vào hiệu điện thế nhỏ hơn hiệu điện thế định mức, đèn sẽ sáng kém bình thường.
+ Nếu mắc đèn vào hiệu điện thế lớn hơn hiệu điện thế định mức, đèn sẽ sáng quá bình thường thậm chí gây cháy bóng đèn.
Chọn đáp án B
Câu 6.
A sai vì 0,48 V = 480 mV.
Chọn đáp án A
Câu 7.
Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các điện tích.
Chọn đáp án C
Câu 8.
Giới hạn nguy hiểm của hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với cơ thể người là 40 V và 70 mA.
Chọn đáp án D
Câu 9.
Dòng diện có tác dụng nhiệt, tác dụng từ, tác dụng hóa học và không có tác dụng phát ra âm thanh.
Chọn đáp án C
Câu 10.
Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các hạt electron tự do.
Chọn đáp án A
PHẦN II. TỰ LUẬN
Bài 1.
a)
b) Vì đèn Đ1 và Đ2 mắc nối tiếp nhau nên cường độ dòng điện qua đèn Đ1 và Đ2 là:
I = I1 = I2 = 0,54 A.
c) Vì đèn Đ1 và Đ2 mắc nối tiếp nhau nên hiệu điện thế U13 giữa hai đầu ngoài cùng của hai đèn Đ1 và Đ2 là:
U13 = U12 + U23 = 4,5 + 2,5 = 7 V.
d) Vì 2 đèn mắc nối tiếp nên nếu 1 trong 2 bóng đèn bị cháy thì bóng đèn còn lại sẽ không sáng.
Bài 2.
- Vì hai quả cầu đẩy nhau nên hai quả cầu nhiễm điện cùng loại.
- Có hai khả năng xảy ra:
+ Hai quả cầu cùng nhiễm điện tích âm.
+ Hai quả cầu cùng nhiễm điện tích dương.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Vật lí lớp 7
Thời gian làm bài: 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
Câu 1. (3 điểm) Cho mạch điện như hình vẽ
a) Xác định chiều dòng điện chạy qua các bóng đèn?
b) Biết các hiệu điện thế giũa hai điểm U12 = 2,4 V, U23 = 2,5 V. Tính hiệu điện thế giữa hai điểm U13?
c) Biết cường độ dòng điện chạy qua mỗi đèn là 0,2 A. Tính cường độ dòng điện chạy trong toàn mạch?
Câu 2. (1,5 điểm) Để đo cường độ dòng điện trong một vật dẫn ta dùng dụng cụ nào? Phải mắc dụng cụ đó như thế nào vào một vật dẫn? Giải thích vì sao?
Câu 3. (1,5 điểm) Cho mạch điện có sơ đồ. Hỏi phải đóng ngắt các công tắc như thế nào để:
a) Chỉ có Đ1 sáng.
b) Chỉ có Đ2 sáng.
c) Cả hai Đ1 và Đ2 đều sáng.
Câu 4. (2 điểm) Nêu biểu hiện tác dụng từ của dòng điện? Nêu ví dụ cụ thể về tác dụng từ của dòng điện?
Câu 5. (2 điểm) a)Tại sao cánh quạt điện hoạt động liên tục mà lại dính rất nhiều bụi bám vào?
b) Giải thích sự hình thành sấm sét mỗi khi có trời mưa?
---------- HẾT -----------
Đáp án
Câu 1.
a) Chiều dòng điện chạy trong mạch được xác định như hình vẽ:
b) Hai đèn mắc nối tiếp nên ta có: U13 = U12 + U23 = 2,4 + 2,5 = 4,9 V
c) Hai đèn mắc nối tiếp nên ta có: I = I1 = I2 = 0,2 A
Câu 2.
- Dụng cụ để đo cường độ dòng điện là ampe kế.
- Để đo cường độ dòng điện, ta lựa chọn ampe kế có giới hạn đo phù hợp rồi mắc nối tiếp ampe kế với vật dẫn cần đo theo đúng quy định về cách nối dây vào các núm của ampe kế.
- Vì chiều của dòng điện trong một mạch kín đi từ cực dương qua các vật dẫn sang cực âm của nguồn điện.
Câu 3.
a) Để chỉ có đèn 1 sáng thì ta cần đóng khóa K và K1.
b) Để chỉ có đèn 2 sáng thì ta cần đóng khóa K và K2.
c) Để cả 2 đèn đều sáng ta cần đóng cả 3 khóa K, K1 và K2.
Câu 4.
- Dòng điện chạy qua nam châm điện có tác dụng làm quay kim nam châm và hút các vật bằng sắt thép. Hiện tượng này chứng tỏ dòng điện có tác dụng từ.
- Dựa vào tác dụng từ của dòng điện người ta chế tạo ra động cơ điện, chuông điện, ...
Câu 5.
a) Khi quạt điện hoạt động, cánh quạt cọ xát với không khí làm cho cánh quạt bị nhiễm điện và hút các hạt bụi trong không khí. Do đó, dù quay liên tục nhưng cánh quạt vẫn bám bụi.
b) Khi hai đám mây tích điện trái dấu lại gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể lên tới hàng triệu vôn. Khi đó, giữa hai đám mây có hiện tượng phóng tia lửa điện đó chính là sự hình thành sét. Khi phóng tia lửa điện, không khí giãn nở đột ngột gây ra tiếng nổ gọi là tiếng sấm.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)