Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 9 năm 2024 có ma trận (20 đề)
Với Đề thi Học kì 2 Ngữ văn lớp 9 năm 2024 có ma trận (20 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 2 Ngữ văn 9.
- Ma trận Đề thi Cuối kì 2 Ngữ Văn 9
- Đề thi Cuối kì 2 Ngữ Văn 9 (Đề 1)
- Đề thi Cuối kì 2 Ngữ Văn 9 (Đề 2)
- Đề thi Cuối kì 2 Ngữ Văn 9 (Đề 3)
- Đề thi Cuối kì 2 Ngữ Văn 9 (Đề 4)
- Đề thi Cuối kì 2 Ngữ Văn 9 (Đề 5)
- Đề thi Cuối kì 2 Ngữ Văn 9 (Đề 6)
- Đề thi Cuối kì 2 Ngữ Văn 9 (Đề 7)
- Đề thi Cuối kì 2 Ngữ Văn 9 (Đề 8)
- Đề thi Cuối kì 2 Ngữ Văn 9 (Đề 9)
- Đề thi Cuối kì 2 Ngữ Văn 9 (Đề 10)
Chỉ từ 150k mua trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 9 Học kì 2 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Ma trận đề thi cuối học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9
Mức độ |
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Cộng |
|
Cấp độ thấp |
Cấp độ cao |
||||
Phần I: Đọc - hiểu |
Nhớ được tác giả, tác phẩm đoạn trích |
Hiểu được phép tu từ được sử dụng trong đoạn thơ |
Viết được đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về đoạn thơ |
||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
1 0,5 5% |
2 1,5 15% |
1 2 20% |
4 4 40% |
|
Phần II: Làm văn (Nghị luận về tác phẩm truyện) |
Vận dụng kiến thức đã học để viết bài văn nghị luận về nhân vật văn học. |
||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ |
1 6 60% |
1 6 60% |
|||
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % |
2 1 10% |
1 1 10% |
1 2 20% |
1 6 60% |
5 10 100% |
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Câu 1 (4 điểm). Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu sau:
Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
a. Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Của ai? (0,5điểm)
b. Tìm biện pháp nghệ thuật có trong đoạn thơ và cho biết tác dụng của biện pháp đó? (1,5 điểm)
c. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. Liên hệ thực tế về sự phát triển của đất nước ta. (2 điểm)
Câu 2 (6 điểm). Nhân vật Phương Định trong đoạn trích “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê gợi cho em suy nghĩ gì?
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
Phần 1. (7.0 điểm)
Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, có đoạn:
“Những cái xảy ra hàng ngày: máy bay rít, bom nổ. Nổ trên cao điểm, cách cái hang này khoảng 300 mét. Ðất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt vắt ở dây cũng rung. Tất cả, cứ như lên cơn sốt. Khói lên, và cửa hang bị che lấp. Không thấy mây và bầu trời đâu nữa.”
(Trích Ngữ văn 9 – tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
1. Em hãy cho biết tên tác giả và hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn này.
2. Truyện được trần thuật từ ngôi kể nào, người kể chuyện là ai? Việc lựa chọn ngôi kể và người kể chuyện như vậy có tác dụng gì?
3. Chỉ ra phép liên kết trong hai câu văn được in đậm và các từ ngữ dùng để thực hiện phép liên kết đó.
4. Cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh càng giúp chúng ta hiểu rõ hơn tinh thần lạc quan, dũng cảm của các nhân vật nữ thanh niên xung phong trong tác phẩm.
Hãy làm sáng tỏ nội dung trên bằng một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch khoảng 12 câu, trong đó có sử dụng khởi ngữ và câu phủ định (gạch chân, ghi chú thích).
1. Những câu văn “Đất dưới chân chúng tôi rung. Mấy cái khăn mặt mắc ở đây cũng rung.” Khiến em nhớ tới câu thơ nào trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật cũng nói về sự rung chuyển dữ dội do bom đạn của quân thù gây nên?
PHẦN II (3 điểm)
Trong văn bản "Giáo dục - chìa khóa của tương lai”, Phê-đê-ri-cô May-o đã viết:
“Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lí. Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này - các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy.”
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
1. Phát hiện thành phần phụ chú trong đoạn trích và cho biết thành phần đó chú thích cho cụm từ nào?
2. Khi viết “chìa khóa của cánh cửa này", tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ đó.
3. Với Phê-đê-ri-cô May-o, chìa khóa của tương lai là giáo dục con với mỗi người, chắc chắn ai cũng đều có “chìa khóa” của riêng mình. Em hãy trình bày suy nghĩ trong khoảng 2/3 trang giấy thi về vấn đề bản thân sẽ làm gì để mở cánh cửa đến tương lai.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Phần I (6 điểm):
Vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt của bản thân, với niềm tin và tình yêu mãnh liệt dành cho con người, cho đất nước, trong bài “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải viết:
Mùa xuân người cầm súng
1. Chép chính xác chín câu tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ. Và cho biết hoàn cảnh sáng tác bài thơ có gì đặc biệt.
2. Trong đoạn thơ em chép có từ “đất nước”, tìm hai từ Hán Việt đồng nghĩa với từ đó. Theo em, các từ em vừa tìm có thể thay thế được cho từ “đất nước” trong đoạn thơ không? Vì sao?
3. Trong đoạn thơ, tác giả đã so sánh đất nước với hình ảnh nào? Phân tích ngắn gọn hiệu quả của phép so sánh đó trong việc biểu đạt nội dung.
4. Dựa vào khổ thơ em vùa chép, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phép lập luận diễn dịch làm rõ vẻ đẹp của mùa xuân đất nước và xúc cảm của nhà thơ trước mùa xuân ấy! trong đó có sử dụng câu bị động và câu có thành phần khởi ngữ (gạch dưới câu bị động và thành phần khởi ngữ).
Phần II (4.0 điểm):
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Chưa bao giờ như bây giờ: hai tiếng Việt Nam lại trở nên thiêng liêng tha thiết, trở thành điểm tựa tinh thần, trở thành nơi an toàn của con người trước đại dịch toàn cầu .... không chỉ kiều bào, du học sinh mà cả những du khách quốc tế ....
Bao nghĩa cử cao đẹp của những tấm lòng vì cộng đồng. Những chuyến bay đi đến tâm dịch bất chấp hi sinh đứng ở hàng đầu chống dịch. Các chiến sĩ quân đội vừa gánh vác trách nhiệm bảo vệ non sông vừa xông lên mặt trận chống dịch: nhường doanh trại cho dân vào rừng ngủ lán, vừa canh gác bảo vệ cho dân, vừa lo tiếp tế lương thực, cơm ăn, nước uống....
(Theo báo Giáo dục thời đại, Nghĩ về tinh thần dân tộc trước dịch bệnh COVID - 19)
1. Nêu ngắn gọn hiểu biết của em về đại dịch được nói đến trong đoạn trích trên.
2. Từ đoạn trích trên, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết một bài văn khoảng 2 trang trình bày suy nghĩ của em về tinh thần dân tộc trước dịch bệnh Covid - 19.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
PHẦN 1: (7 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
.....”Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh ...”. Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có, phải lấy giọng thật trầm. Thích nhiều. Nhưng tôi không muốn hát lúc này.”
(Trích “Những ngôi sao xa xôi”, Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)
Câu 1: Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên là ai? Đoạn trích giúp em hiểu như thế nào về nhân vật?
Câu 2: Xét về cấu tạo, câu văn cuối của đoạn trích thuộc kiểu câu gì? Việc sử dụng kiểu câu ấy có tác dụng như thế nào?
Câu 3: Trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi”, vì sao tác giả sử dụng linh hoạt các đại từ nhân xưng (có lúc xưng “tôi” có khi xưng “chúng tôi”)? Hãy nêu tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn THCS có cùng đặc điểm như vậy, ghi rõ tên tác giả.
Câu 4: Bằng một đoạn văn tổng - phân - hợp khoảng 12 câu, em hãy làm rõ tinh thần đồng đội, sự gắn bó thân thiết giữa các thành viên tổ trinh sát mặt đường trong văn bản “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê). Trong đoạn có sử dụng một câu ghép và thành phần khởi ngữ. (gạch chân, chú thích rõ).
PHẦN II (3 điểm)
LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN
Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng, không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.”
Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi.”
Người kia hỏi: “Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá?”
Anh kia trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xóa nhòa theo thời gian, nhưng không ai có thể xóa được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người.”
(Trích Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2: Chép chính xác một câu văn có chứa lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích.
Câu 3: Qua đoạn trích trên, kết hợp những hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩ của lòng khoan dung trong cuộc sống.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
Phần 1. (6.0 điểm)
Mở đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ Thanh Hải viết:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc.
1. Nêu hoàn cảnh ra đời và mạch cảm xúc của bài thơ.
2. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.
3. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ cảm nhận của Thanh Hải về mùa xuân đất nước ở khổ thơ dưới đây. Đoạn văn có sử dụng một câu bị động và một trợ từ (gạch chân chú thích rõ)
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao.
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
4. Hãy nêu tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ Văn THCS cũng viết về đề tài mùa xuân và ghi rõ tên tác giả.
Phần II. (4.0 điểm)
Dưới đây là một đoạn trích trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê:
[...] Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt (1) Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của mọt sự tự nhục mạ. (2)
Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó (3)
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2017)
1. Nhân vật “chị” trong đoạn trích là ai? Viết từ 3 đến 5 câu văn nối tiếp nhau giới thiệu nhân vật đó.
2. Câu (1) và (2) trong đoạn trích trên liên kết với nhau bởi phép liên kết nào? Chỉ rõ từ ngữ được sử dụng làm phương tiện liên kết.
3. Từ đoạn trích trên kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ về sự đồng cảm, sẻ chia giữa con người với con người trong cuộc sống hiện nay.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
Phần I (6 điểm)
Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, nhà thơ Viễn Phương có viết:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
1. Trình bày hoàn cảnh ra đời và cảm hứng bao trùm trong toàn bộ bài thơ.
2. Chỉ rõ các phép tu từ được nhà thơ sử dụng trong hai câu thơ đã dẫn ở trên và nêu tác dụng.
3. Chép chính xác những câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.
4. Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng hợp - phân tích - tổng hợp, hãy trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần khởi ngữ và một phép thế để liên kết câu (chú thích cụ thể)
5. Kể tên một văn bản khác đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về Bác Hồ (ghi rõ tên tác giả)
Phần II (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu ở dưới:
“Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính liệu mìn có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng”
(Trích theo sách Ngữ Văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)
1. Đoạn trích trên thuộc tác phẩm nào? Ai là tác giả?
2. Truyện được kể theo ngôi kể nào? Nêu tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể đó.
3. Từ tâm trạng của nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên kết hợp với hiểu biết của bản thân, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
Phần I (6.5 điểm): Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê có câu: “Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ.”
1. Nêu hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” - Lê Minh Khuê (1,0 điểm)
2. Xác định và gọi tên thành phần biệt lập có trong câu văn trên. (0,5 điểm)
3. Truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê được kể ở ngôi kể nào? Tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể đó là gì? (1,5 điểm)
4. Viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo cách diễn dịch làm rõ vẻ đẹp của nhân vật Phương Định được thể hiện trong tình huống phá bom trên cao điểm. Trong đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú và phép lặp (Gạch chân dưới từ ngữ làm thành phần phụ chú và phép lặp) (3,5 điểm)
Phần II (3,5 điểm): Quan sát các câu thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
1. Những câu thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? (0,5 điểm)
2. Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ ẩn dụ trong câu thơ thứ 2. (1.0 điểm)
3. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy kiểm tra) trình bày suy nghĩ của em về quan điểm Biết ơn là một ruyền thống của người Việt. (2,0 điểm)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
Phần 1. (7.0 điểm)
Trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”, nhà văn Lê Minh Khuê có viết:
Không hiểu sao các anh pháo thủ và lái xe lại hay hỏi thăm tôi. Hỏi thăm hoặc viết những thư dài gửi đường dây, làm như ở cách nhau hàng nghìn cây số, mặc dù có thể chào nhau hàng ngày. Tôi không săn sóc, vồn vã. Khi bọn bạn gái tôi xúm nhau lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy, tôi thường đứng ra xa, khoanh hai tay trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mím chặt. Nhưng chẳng qua tôi điệu thế thôi.Thực tình trong suy nghĩ của tôi, những người đẹp nhất, thông minh, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ.
(Trích Sách giáo khoa Ngữ văn 9 – tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)
Câu 1. Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi ra đời trong hoàn cảnh nào? Nêu ý nghĩa nhan đề của truyện ngắn đó.
Câu 2.
1. Nhân vật “tôi” được nhắc tới trong đoạn trích trên là ai? Việc lựa chọn ngôi kể như vậy có tác dụng gì?
2. Xác định thành phần biệt lập trong câu văn in đậm. Câu văn ấy giúp em hiểu gì về nhân vật “tôi”?
Câu 3. Nhân vật “tôi” trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi mang trong mình vẻ đẹp tâm hồn đặc trưng của người con gái Hà Nội.
Bằng hiểu biết của em về tác phẩm, hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) theo cách lập luận diễn dịch trình bày cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn trong sáng của nhân vật “tôi”. Trong đoạn văn, sử dụng hợp lí cách dẫn trực tiếp và phép thế để liên kết câu. (Chú thích rõ lời dẫn trực tiếp và phương tiện liên kết).
Câu 4. Vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong chiến tranh là một đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam hiện đại. Hãy kể tên một tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về đề tài đó và ghi rõ tên tác giả.
PHẦN II (3 điểm)
Trong một văn bản đã học có các câu:
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”.
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.
Câu 1. Những câu trích trên thuộc văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2. Đặt trong văn bản, những lời hỏi của người con chứa hàm ý gì?
Câu 3. Từ nội dung văn bản có chứa những câu trích trên, kết hợp với hiểu biết xã hội của bản thân, trong khoảng 2/3 trang giấy thi, em hãy trình bày suy nghĩ về bản lĩnh của mỗi người trước những cám dỗ cuộc đời.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
Câu 1. (4 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu a, b, c:
Ở một làng nọ có những người nông dân chuyên làm nghề trồng bắp. Có một bác nông dân nhờ biết áp dụng khoa học kĩ thuât nên cuối mùa đã thu được những trái bắp tốt. Trong khi đó những người nông dân trong làng, vì không nắm được kĩ thuật nên bắp bị sâu rầy mất mùa, đói kém. Và thế là bác nông dân kia một mình một chợ tha hồ giàu to. Thế nhưng đầu mùa sau người ta lại thấy bác nông dân kia đem những hạt giống tốt tặng những người hàng xóm và lại còn vui vẻ bày cho họ cách chăm sóc ruộng bắp của mình nữa. Ngạc nghiên trước việc làm của bác, một phóng viên đã hỏi bác: “Sao ông lại cho láng giềng những hạt bắp giống tốt nhất của mình như vậy, trong khi họ cũng tham gia cạnh tranh với ông?”. “Ồ!”, người nông dân trả lời, anh không biết rằng những luồng gió thổi những hạt phấn hoa từ những cây bắp này sang những cây bắp khác sao? Nếu láng giềng tôi trồng toàn những cây bắp kém chất lượng thì sự thụ phấn có thể khiến những cây bắp của tôi cũng sản sinh ra những trái bắp kém chất lượng. Do đó nếu muốn có những trái bắp tươi tốt, tôi phải giúp những người hàng xóm tôi có những trái bắp tươi tốt. Lý do chỉ là đơn giản vậy thôi."
(Theo http://thanninhd.pgcdhauthanh.edu.vn)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản?
b. Việc làm và câu trả lời của bác nông dân gợi cho em suy nghĩ gì?
c. Viết đoạn văn bàn luận về bài học được rút ra từ văn bản trên.
Câu 2 (6 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
(Viễn Phương – Viếng lăng Bác, Theo Ngữ Văn 9, tập 2, NXB Giáo dục)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Sẻ chia từng chiếc khẩu trang
Bạn đã nghe đến chuyện phát bánh mì miễn phí cho người nghèo hay những thùng trà đá miễn phí để bên đường. Hoặc những chai nước suối được chính các anh CSGT phát cho người dân trên những nẻo đường về quê ăn Tết. Thì trong mùa dịch, chính là những bịch khẩu trang được phát miễn phí khắp các ngõ phố từ Bắc vô Nam, không tỉnh nào là không có. Tại các công viên hay khu tập trung công cộng, bạn sẽ bắt gặp nhiều bạn sinh viên cầm trên tay những chiếc khẩu trang đi phát cho những người chưa có cơ hội mua được. Mọi người sẵn sàng chia sẻ khẩu trang khi bắt gặp người đang không có khẩu trang.
Khi một số cửa hàng tăng giá khẩu trang, thì những cửa hàng khác lại không bán khẩu trang. Họ chỉ phát miễn phí. Người dân đến mua hàng hay đi qua có thể ghé qua tự lấy khẩu trang miễn phí nếu cần. Chỉ cần bước chân vào một hiệu thuốc, nhân viên sẽ hỏi bạn có cần khẩu trang không và tự động để khẩu trang vào túi cho bạn. Và tất nhiên đó là miễn phí.
(Trích Câu chuyện về tình dân tộc Việt mùa đại dịch từ virus Corona)
Câu 1.
Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên
Câu 2.
Tìm và gọi tên một phép liên kết có trong đoạn văn thứ nhất?
Câu 3.
Những việc làm của các bạn sinh viên và các cửa hàng có ý nghĩa như thế nào trong việc phòng chống dịch bệnh?
Câu 4.
Theo em việc làm của rất nhiều cá nhân và tập thể trong văn bản trên có cần được ca ngợi không? Vì sao? Bản thân em cần phải làm gì để cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh?
II. TẠO LẬP VĂN BẢN
Câu 1. (2.0 điểm) Hãy viết đoạn văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về sjw chia sẻ trong cuộc sống hàng ngày.
Câu 2. (5.0 điểm) Cảm nhận của em về hai khổ thơ sau trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
(Thanh Hải – Mùa xuân nho nhỏ)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 11)
Phần I
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca. Trong bài thơ Viếng lăng Bác, Viễn Phương đã dành những dòng thơ lắng đọng mà giàu cảm xúc viết về Người.
1. Ghi lại chính xác khổ cuối bài thơ trên.
2. Chỉ ra sự khác nhau về ý nghĩa giữa hình ảnh hàng tre bát ngát ở câu thớ thứ hai và cây tre trung hiếu ở câu cuối của bài thơ.
3. Cho nội dung: Khổ thơ cuối bài Viếng lăng Bác đã thể hiện niềm xúc động sâu sắc và ước nguyện chân thành của nhà thơ của nhân dân Việt Nam đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.
Em hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận tổng – phân – hợp khoảng 12 câu, trong đó sử dụng hợp lí câu có thành phần biệt lập tình thái và phép nối (gạch dưới, chú thích thành phần biệt lập tình thái và từ ngữ được dùng làm phép nối)
4. Việc lặp lại một hình ảnh (hoặc chi tiết) ở đầu và cuối tác phẩm tương tự như bài thơ trên còn xuất hiện trong một số bài thơ khác. Kể tên một số bài thơ em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS có đặc điểm đó, ghi rõ tên tác giả.
Phần II
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Chuyện kế có một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
- Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là...
Người thấy giáo già hoảng hốt:
- Thưa ngài, ngài là...
- Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào...”
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
1. Tìm các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên?
2. Lời đáp ở cuối đoạn trích thể hiện tình cảm, thái độ như thế nào của vị danh tướng đối với người thầy?
3. Từ đoạn trích trên kết hợp với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 12)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Con biết không, được sống trên đời này quả là món quà vô giá của chúng ta. Con được tự do vẽ những bức tranh. Con có cơ hội được đi đến nhiều nơi, khám phá nhiều danh lam thắng cảnh, thưởng thức những món ăn ngon. Sau này khi đến tuổi trưởng thành, con có cơ hội được làm những công việc mà con yêu thích. Có thể con sẽ làm một bác sĩ khám chữa bệnh cho mọi người hay một cô giáo yêu trẻ, hoặc một kiến trúc sư thiết kế nên những ngôi nhà mà con từng ấp ủ từ thuở ấu thơ? Hay con sẽ làm một nhà thiên văn học để giải mã những bí ẩn của vũ trụ? Thật nhiều những chân trời đang mở ra. Vậy thì có lẽ đâu, vì gặp bão tố, trắc trở mà ta từ bỏ ước mơ, từ bỏ cuộc đời này? Dù khó khăn đến mấy, chúng mình hãy kiên cường đi tiếp con nhé.
(Trích Về cái chết, Chúng mình làm bạn con nhé, Phong Điệp, NXB Phụ nữ 2015)
Câu 1:
Cho biết thành phần tình thái trong câu văn: Có thể con sẽ làm một bác sĩ khám chữa bệnh cho mọi người, hay một giáo viên yêu trẻ, hoặc một kiến trúc sư thiết kế nên những ngôi nhà mà con từng ấp ủ từ thuở ấu thơ?
Câu 2:
Xác định phép liên kết được sử dụng chủ yếu trong đoạn trích?
Câu 3:
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn trích
Câu 4:
Nêu nội dung chính của đoạn trích.
II. LÀM VĂN
… “Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Con quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”…
(Theo Ngữ Văn 9, tập hai, trang 72, NXB Giáo dục, 2007)
Phân tích lời của người cha nói với con trong đoạn thơ trên. Với tư cách một người con, em làm gì trước lời nhắn nhủ ấy.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 13)
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:
“Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.
Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ. Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới.
Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà cũng cũng phải thừa nhận ra rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”
(Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới – Vũ Khoan – Ngữ văn 9, tập 2, NXB GD)
Câu 1:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.
Câu 2:
Nêu xuất xứ văn bản chứa đoạn văn trên.
Câu 3:
Xác định và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn sau:
“Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”
Câu 4:
Theo tác giả hành trang quan trọng nhất cần chuẩn bị khi bước vào thế kỉ mới là gì? Tại sao?
II. PHẦN LÀM VĂN
Câu 1:
Từ nội dung đoạn trích trong phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn nghị luận (từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về trách nhiệm của thế hệ trẻ Việt Nam đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 2:
Cảm nhận về tình yêu quê hương, nguồn cội của nhà thơ Y Phương trong bài thơ: “Nói với con”
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 14)
Câu 1 (2.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi. Lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm, không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng sẫm. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối quả chín vàng đốm. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng, như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy.
(SGK Ngữ văn 7, tập 1, tr. 33, NXBGD, 2014)
a. Xác định các thành phần biệt lập trong hai câu văn sau:
Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau. Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi.
b. Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích trên.
c. Qua đoạn trích, em hiểu gì về cảnh thiên nhiên nơi làng quê và tình cảm của tác giả? (Trả lời ngắn gọn, không phân tích).
Câu 2: (3 điểm)
Hãy viết môt bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về lòng dũng cảm trong cuộc sống.
Câu 3: (5 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(Trích Sang thu, Hữu Thỉnh, dẫn theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2005, tr 70)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 15)
Câu 1: Đọc câu thơ sau:
Một mùa xuân nho nhỏ
a. Chép tiếp ba câu thơ còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ trên. Cho biết khổ thơ đó trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
b. Nêu một biện pháp tu từ mà em thích nhất trong đoạn thơ trên? Cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó?
c. Từ nội dung của đoạn thơ, em hãy viết một đoạn văn nghị luận xã hội (từ 15 đến 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa lẽ sống cao đẹp của tuổi trẻ ngày nay đối với đất nước.
Câu 2:
a. Trình bày các phép liên kết câu?
b. Xác định các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau:
Người bi quan luôn tìm thấy những khó khăn trong mọi cơ hội. Người lạc quan luôn nhìn được những cơ hội trong từng khó khăn.
Câu 3:
Trình bày suy nghĩ của em về tinh thần dân tộc trước dịch bệnh Covid – 19 bằng đoạn văn ngắn 12-15 câu.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 16)
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3 điểm):
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1)Cuộc sống này vẫn không chỉ có hương thơm của hoa hồng và vẻ thơ mộng của dòng sông, nó còn có cả những phút giây bị gai hoa hồng đâm đến ứa máu hoặc vẫy vùng giữa dòng nước chảy xiết. Bên cạnh những niềm vui là những khó khăn và cạm bẩy luôn chực chờ chỉ cần bạn lơ là mất cảnh giác chúng sẽ xô tới. Chính những khó khăn thử thách ấy sẽ góp phần nhào nặn bạn trở thành một phiên bản tốt hơn.
(2) Sẽ có những lúc bạn hoang mang, chông chênh, mệt mỏi và hoàn toàn mất phương hướng. Đó có thể là khi bạn thi trượt cuộc thi mà bạn nghĩ là quan trọng nhất đời mình. Đó là khi người bạn thân nhất quay lưng đi sau khi đâm vào lưng bạn một vết dao.
[...]
(3) Để vượt qua được những khoảnh khắc đó, bạn phải tìm kiếm cho mình một điểm tựa vững chắc luôn cho bạn lời khuyên và không bao giờ rời xa. Đến cái bóng cũng rời xa bạn khi bạn đi vào bóng tối, nhưng điểm tựa thì không, mỗi người hãy tìm kiếm cho mình một điểm tựa. Có một loại điểm tựa như thế, thường được gọi là trọng tâm cuộc đời”.
(Theo Phi Tuyết "Sống như ngày mai sẽ chết”, NXB Thế giới, 2017)
Câu 1 (0,5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?
Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra và gọi tên các phép liên kết về hình thức được sử dụng trong đoạn văn (2).
Câu 3 (1,0 điểm): Theo em, vì sao tác giả cho rằng: Đến cái bóng cũng rời xa bạn khi bạn đi vào bóng tối, nhưng điểm tựa thì không.
Câu 4 (1,0 điển): Bài học nào có ý nghĩa nhất đối với em sau khi đọc đoạn trích trên?
PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7.0 điển):
Câu 1 (2,0 điểm): Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) bàn về vấn đề làm thế nào đề vượt qua được thử thách trong cuộc sống?
Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích hai khổ thơ dưới đây để thấy được những cảm nhận tính tế của Hữu Thỉnh về sự chuyển đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
(Trích “Sang thu”, Hữu Thỉnh Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 17)
I. ĐỌC - HIỂU (5.0 điểm)
Đọc phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn! Còn mắt thì các anh lái xe bảo: "Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!".
Xa đến đâu mặc kệ, nhưng tôi thích ngắm mắt tôi trong gương. Nó dài dài, màu nâu, hay nheo lại như chói nắng.
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)
Câu 1 (1,0 điểm). Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu: "Nói một cách khiêm tốn, tôi là một cô gái khá".
Câu 2 (1,0 điểm). Ghi lại câu văn có khởi ngữ và gạch dưới khởi ngữ đó.
Câu 3 (1,0 điểm). Xác định phép nối, phép thế được sử dụng trong phần trích trên
Câu 4 (1,0 điểm). Qua phần trích, em có nhận xét gì về ngoại hình, tính cách của nhân vật tôi?
Câu 5 (1,0 điểm). Theo em, trong cuộc sống, có nên tự khen mình không? Vì sao?
II. LÀM VĂN (5,0 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao...
Đất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ - 1980)
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 18)
Câu 1: Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (4đ)
Ngày 28-2-2021, anh Nguyễn Ngọc Mạnh chàng trai 31 tuổi ở thôn Vĩnh Thanh xã Vĩnh Ngọc (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) đã có một hành động phi thường gây chấn động cả giới truyền thông.
Vốn là một người lái xe tải chở hàng hóa bình thường, khi đợi công việc gần một tòa nhà chung cư, anh đã bất ngờ nghe những âm thanh lạ. Ban đầu là tiếng hô hoán. Tưởng chừng có em bé nào bị bố mẹ la rầy anh không để ý. Nhưng rồi anh phát hiện có một bé bò ra lan can một căn hộ ở tầng 12A (tức tầng 13) của tòa chung cư số 60B Nguyễn Huy Tưởng (phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) và sắp bị rơi xuống.
Trong khoảnh khắc cực kỳ nguy hiểm như một bản năng, một mệnh lệnh cứu người thôi thúc, anh đã nhanh chóng lao qua bức tường cao 2 mét đứng lên mái tôn của sảnh tầng 1 để đỡ cháu bé một cách an toàn.
(Theo qdnd.vn - Người lái xe thiện lạnh và “phút giây huyền diệu” làm cảm phục triệu trái tim)
a) Chỉ ra ít nhất 1 phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích và nêu rõ từ ngữ thể hiện phép liên kết đó (1đ)
b) Xác định thành phần biệt lập trong câu “Tưởng như có em bé nào bị bố mẹ la rầy anh không để ý”?gọi tên thành phần biệt lập đó? (1đ)
c) Nêu nội dung chính của đoạn văn? (1đ)
d) Em học tập được điều gì từ hành động của anh Mạnh được nêu trong đoạn văn? (gợi ý: Trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 4 -> 6 câu) (1đ)
Câu 2. (6,0 điểm) Qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải không những thể hiện tình yêu đất nước, yêu cuộc sống mà còn thể hiện khát vọng cống hiến cho đời một cách chân thành tha thiết. Em hãy phân tích khổ thơ sau để làm sáng tỏ điều đó.
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dân cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 19)
Câu 1 (3 điểm): Đọc kỹ phần trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Có những lúc bạn đặt gia đình ở một vị trí rất bình thường trong trái tim bạn. Chỉ khi nhận ra thật sự mất đi một điều gì đó, bạn mới thấy điều đó quan trọng. Sẽ đến một ngày. Những giây phút bình dị nhất bên gia đình sẽ không còn nữa. Bạn ngoảnh đầu tiếc nuối ư? Sẽ không còn kịp! Bạn hãy dành nhiều thời gian cho gia đình hơn nữa, để yêu thương và cảm nhận đầy đủ những nhọc nhằn của mẹ, những nghiêm khắc của cha hay cái nhõng nhẽo của những đứa em…Vì có thể, một lúc nào đó, sẽ không còn thời gian để quay lại được nữa.
(Hạt giống tâm hồn)
a) Tìm, ghi lại và gọi tên hai phép liên kết câu được sử dụng trong phần trích trên. (1 điểm)
b) Nêu nội dung của phần trích. (1 điểm)
c) Chỉ khi thật sự mất đi một điều gì đó, bạn mới thấy điều đó là quan trọng. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao? (Trả lời từ 5 đến 6 câu văn). (1 điểm)
Câu 2 (3 điểm)
Em sẽ làm gì để thể hiện sự quý trọng gia đình của mình? (Trình bày bằng đoạn văn khoảng 200 chữ). (3 điểm)
Câu 3 (4 điểm)
Những ngôi sao xa xôi thuộc trong số những truyện ngắn đầu tay của Lê Minh Khuê, viết về ba cô gái trong tổ trinh sát phá bom ở một cáo điểm trên tuyến đường Trường Sơn những năm chiến tranh chống Mỹ. Trong đó có một đoạn viết:
…., Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm thì không phải chuyện chơi. Thần chết là một tay không thích đùa. Hắn ta lẫn trong ruột những quả bom. Tôi bây giờ còn một vết thương chưa lành miệng ở đùi. Tất nhiên, tôi không vào viện quân y. Việc nào cũng có cái thú của nó. Có ở đâu như thế này không: đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng như chão, tim đập bất chấp nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ…Rồi khi xong việc, nhìn cảnh đoạn đường một lần nữa, thở phào, chạy về hang. Bên ngoài nóng trên 30 độ, chui vào hang là sà ngay đến một thế giới khác. Cái mát lạnh làm toàn thân rung lên đột ngột. Rồi ngửa cổ uống nước, trong ca hay trong bi đông. Nước suối pha đường. Xong thì nằm dài trên nền ẩm, lười biếng nheo mắt nghe ca nhạc từ cái đài bán dẫn nhỏ mà lúc nào cũng có pin đầy đủ. Có thể nghe, có thể nghĩ lung tung… hình như ta sắp mở chiến dịch lớn. Đêm nào xe cũng nườm nượp ngoài đường. Ban đêm chúng tôi được ngủ. Nhưng mấy đêm nay thì chịu. Đứa nào cũng leo tót lên trọng điểm, cầm xẻng xúc, nói một vài câu buồn cười với một anh lái xe nào đó. Vui, Chỉ khổ đứa phải trực máy điện thoại trong hang…
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Học kì 2
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 20)
PHẦN I: Đọc hiểu (4 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Vẻ đẹp của mỗi thành phố, chả riêng gì Sài Gòn, thật muôn hình vạn trạng. Càng sống, càng gắn bó, càng hiểu thành phổ này đẹp nhất, dễ thương nhất, đằm sâu nhất không phải những thứ bề mặt, mà chính là con người. Nhất là lòng tốt tự nhiên giản dị của người Sài Gòn.
TP.HCM dễ thương là nơi khởi đầu của những quán cơm 2.000, mà người chủ trương là nhà báo kỳ cựu Nam Đồng cùng bè bạn ông. Cơm 2.000, giá ấy chỉ có tính tượng trưng, thực chất là từ thiện gần như miễn phí đối với bà con có hoàn cảnh khó khăn, những sinh viên nghèo thiếu thốn, người nhập cư chưa có việc làm ổ định, người bán vé số, chị ve chai, anh phụ hồ...
Sau hàng loại quán cơm như vậy, đã phái sinh thêm những biến thể đáng yêu như bánh mì miễn phí, phở từ thiện,... Họ làm việc tốt không phải để cầu danh. Hầu hết người Sài Gòn, dù giàu hay nghèo, người có chức vị lẫn người bình thường, đều vậy. Thậm chí làm việc tắt xong rỗi ... quên. Ở đây, đã từ lâu mọi người quen với hình ảnh thùng nước uống miễn phí bên đường dành cho người qua lại. Hớp nước cho người nghèo, người lỡ độ đường trong cái nắng gay gắt thật quý biết bao.
[...] Không khó gì khi ta muốn tìm tòi những vẻ đẹp lòng tốt của người dân thành phố này. Đâu đó dễ bắt gặp những bác thợ sửu xe, quần áo lắm đầy dầu mỡ, chân tay đen đúa sạm nắng, hì hụi làm việc trong “tiệm” dưới gốc cây ven phố, kèm tâm biển để "sửa xe miễn phí cho sinh viên”.
[...] Đất Nam Bộ, nhất là Sài Gòn có những con người đầy chất Lục Vân Tiên, phóng khoáng, rộng mở, hào hiệp, lại cộng thêm tấm lòng bao dung, nhân ái vốn có của người dân nước Việt, thật đáng cho chúng ta ngưỡng mộ, yêu thương!.
(Trích từ bài viết của Nguyễn Thông, “Sài Gòn bao dung - TP.HCM nghĩa tình",
Báo Tuổi trẻ, số ra ngày 07/04/2021)
Câu 1. Dựa vào văn bản, hãy cho biết những quán cơm 2.000 ở TP.HCM hướng đến những đối tượng nào? (0.5 điểm)
Câu 2. Hãy chỉ ra một phép liên kết trong đoạn 2 của văn bản. (0.5 điểm)
Câu 3. Xác định nội dung văn bản, (1.0 điểm)
Câu 4: Những việc làm xuất phát từ trái tim sẽ mang mọi người lại gần nhau hơn. Sau khi đọc văn bản trên, em nghĩ gì về điều này? Trình bày bằng một đoạn văn từ 10 -12 câu, (2.0 điểm)
PHẦN II: Tạo lập văn bản (6 điểm):
Học sinh chọn một trong hai để sau:
ĐỀ 1: Đọc tác phẩm, ta như thấu hiểu được trái tim của tác giả. Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc, hãy viết về một tác phẩm đã giúp em hiểu được điều ấy,
Đề 2:
[...] Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mô hôi thấm vào mỗi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.
[..] Ở đây, trên cao điểm đầy bom này cũng có mưa đó. Những niềm vui con trẻ của tôi lại nở tung ra, say sưa, tràn đầy. Chẳng ai có thì giờ mà gắt tôi. Chị Thao đang lúi húi hốt cái gì dưới đất. Chắc là đá. Còn Nho thì nhổm dậy, môi hé mở:
- Nào, mày cho tao mấy viên nữa.
Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng than thở, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên mưa đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thế những cái đó... Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chờ đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sử thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái múng đội trên đầu...
Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa... Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi...
(Trích “Những ngôi sao xa xôi”, Lê Minh Khuê)
Hãy cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Phương Định trong đoạn trích trên. Từ đó, liên hệ với thực tế đời sống hoặc một tác phẩm văn học khác để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam.
Xem thêm bộ Đề thi Ngữ Văn 9 năm 2024 chọn lọc khác:
[2022] Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm Ngữ Văn lớp 9 (10 đề)
(mới) Đề thi Giữa kì 1 Ngữ văn lớp 9 có đáp án năm 2024 (10 đề)
(mới) Bộ 20 Đề thi Ngữ Văn 9 Giữa học kì 1 năm 2024 tải nhiều nhất
(mới) Đề thi Ngữ Văn 9 Giữa học kì 1 năm 2024 có ma trận (20 đề)
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)