Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Hà Nội năm 2024 (10 đề)
Tuyển chọn Đề thi Giữa học kì 1 Ngữ Văn lớp 9 Hà Nội năm 2024 (10 đề) chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ Đề thi Ngữ Văn 9 của các trường THCS. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Giữa Học kì 1 môn Ngữ Văn lớp 9.
Chỉ từ 80k mua trọn bộ Đề thi Ngữ Văn 9 Giữa kì 1 bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 1)
Cho đoạn văn sau:
Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.
Câu 1. (1.0 điểm) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Được viết bằng chữ gì?
Câu 2. (2.0 điểm) Đoạn văn trên có dùng điển tích gì, nêu ý nghĩa của việc dùng các điển tích đó?
Câu 3. (1.0 điểm) Nhân vật bày tỏ nỗi lòng trong đoạn văn trên là ai? Điều muốn bày tỏ là gì?
Câu 4. (7.0 điểm) Bằng đoạn văn khoảng 10-12 câu, hãy phát biểu cảm nghĩ về nhân vật chính trong tác phẩm có đoạn trích trên. Gạch chân câu chủ đề của đoạn văn em trình bày.
Đáp án và thang điểm
Câu 1. (1.0 điểm)
- Đoạn văn trên trích trong văn bản: Chuyện người con gái Nam Xương (0.25 điểm)
- Thuộc tác phẩm: Truyền kì mạn lục (0.25 điểm)
- Tác giả: Nguyễn Dữ (0.25 điểm)
- Viết bằng chữ Hán (0.25 điểm)
Câu 2. (1.0 điểm)
- Dùng điển tích ngọc Mị Nương, cỏ Ngu mĩ (0.5 điểm)
- Ý nghĩa của việc dùng điển tích: Thể hiện sự trong sáng, thủy chung của Vũ Nương. (0.5 điểm)
Câu 3. (1.0 điểm)
- Nhân vật muốn bày tỏ nỗi niềm trong đoạn văn là Vũ Nương. (0.5 điểm)
- Muốn bày tỏ với trời đất để giải nỗi oan cho mình. (0.5 điểm)
Câu 4. (7.0 điểm)
- Viết đúng hình thức đoạn văn, số lượng không vượt quá hoặc ít quá quy định 2 câu.
- Nội dung có thể triển khai theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các ý sau-
+ Ngay từ đầu đã được giới thiệu tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
+ Là vợ đảm đang, biết giữ gìn khuôn phép, một lòng một dạ chung thủy với chồng (thể hiện trong những cư xử khéo léo để gia đình không lâm vào cảnh thất hòa, dù người chống có tính đa nghi; trong lời dặn dò ân tình, đằm thắm khi tiễn chồng đi lính; chung thủy chờ chồng cách biệt ba năm giữ gìn một tiết).
+ Là một người mẹ hiền, dâu thảo: vừa một mình nuôi dạy con thơ vừa làm tròn phận sự của một nàng dâu…
+ Nạn nhân của chế độ nam quyền, của cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa: cuộc hôn nhân của nàng không xuất phát từ tình yêu; phải đằng đẵng chờ chồng khi chồng đi chiến trận.
+ Bị chồng nghi ngờ lòng chung thủy chỉ vì lời nói ngây thơ của con trẻ (chú ý các lời thoại của Vũ Nương: cố phân trần với chồng, biện bạch cho mình mà không được, đau khổ tuyệt vọng khi bị chồng mắng nhiếc, đánh đuổi đi, bị dồn vào bước đường cùng: phải tự vẫn ở bến Hoàng Giang để bảo toàn danh dự).
+ Đoạn kết của truyện tuy mang màu sắc cổ tích (kết thúc có hậu) nhưng vẫn không làm mờ đi bi kịch của Vũ Nương: nàng không thể trở về dương thế sống bên cạnh chồng con được nữa.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 2)
I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm):
Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng (câu 1 – câu 4)
Câu 1. (0.5 điểm) Truyền kỳ mạn lục có nghĩa là gì?
A. Ghi chép tản mạn những điều kỳ lạ vẫn được lưu truyền.
B. Ghi chép tản mạn những điều có thật xảy ra trong xã hội phong kiến.
C. Ghi chép tản mạn những câu chuyện lịch sử của nước ta từ xưa đến nay.
D. Ghi chép tản mạn cuộc đời của những nhân vật kỳ lạ từ trước đến nay.
Câu 2. (0.5 điểm) Nhận định nào sau đây nói đúng về truyện truyền kỳ?
A. Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn có thật.
B. Là những truyện kể có đan xen giữa những yếu tố có thật và những yếu tố hoang đường.
C. Là những truyện kể về các sự việc hoàn toàn do tác giả tự tưởng tượng ra.
D. Là những truyện kể về các nhân vật lịch sử.
Câu 3. (0.5 điểm) Nhận định nào không phải là nguyên nhân của các trường hợp không tuân thủ các phương châm hội thoại?
A. Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hoá trong giao tiếp.
B. Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.
C. Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.
D. Người nói được đặc điểm của các tình huống giao tiếp.
Câu 4. (0.5 điểm) Để không vi phạm phương châm hội thoại ta phải làm gì?
A. Nắm được đặc điểm của tình huống giao tiếp.
B. Hiểu rõ nội dung mình định nói.
C. Biết im lặng khi cần thiết.
D. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau.
Điền vào chỗ trống (câu 5 – câu 6)
Câu 5. (0.5 điểm) Miêu tả trong văn bản thuyết minh có vai trò-………
Câu 6. (0.5 điểm) Muốn cho văn bản thuyết minh được sinh động hấp dẫn ta cần………
II. PHẦN TỰ LUẬN (7.0 điểm):
Câu 1. (2.0 điểm) Bản Tuyên bố với thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em có bố cục 3 phần hãy phân tích tính hợp lý của bố cục này?
Câu 2. (5.0 điểm) Thuyết minh về cây tre Việt Nam.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 3)
Câu 1. (1.0 điểm)
Cách nói sau đây vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Hãy chữa lại cho đúng.
Đêm hôm qua cầu gãy.
Câu 2. (2.0 điểm)
Đọc các ví dụ sau và trả lời câu hỏi-
- Mặt trời là thiên thể trung tâm của hệ mặt trời.
(Vũ Bội Tuyền)
- Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
(Huy Cận)
- Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
(Nguyễn Khoa Điềm)
a. Trường hợp nào mặt trời là thuật ngữ?
b. Trường hợp nào mặt trời được dùng làm phép tu từ? Đó là phép tu từ gì?
c. Trường hợp nào mặt trời được dùng với nghĩa gốc?
Câu 3. (2.0 điểm)
Trong Truyện Kiều có câu:
Vân xem trang trọng khác vời
a. Chép lại theo trí nhớ ba câu thơ tiếp theo?
b. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả trong đoạn thơ vừa chép?
Câu 4. (5 điểm)
Câu chuyện cảm động về một người thân đã đi xa.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 4)
I. ĐỌC HIỂU (5.0 điểm):
Câu 1.
a. Em hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản Chuyện người con gái Nam Xương của tác giả Nguyễn Dữ. (1.0 điểm)
b. Chi tiết cái bóng trong Chuyện người con gái Nam Xương có vai trò rất quan trọng. Em hãy cho biết ý nghĩa của chi tiết cái bóng trong câu chuyện này? (1.5 điểm)
c. Chỉ ra các chi tiết hoang đường kỳ ảo và cho biết thông qua các chi tiết này, Nguyễn Dữ muốn nói với người đọc điều gì? (2.0 điểm)
Câu 2.
Cho biết vị trí, xuất xứ của đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trích Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du. (0.5 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (5.0 điểm):
Phân tích đoạn thơ sau:
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 5)
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm):
Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính-
Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị.(…) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn.
(Trích Ngữ văn 9, tập một – NXB Giáo dục, 2012)
1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (1.0 điểm)
2. Nhà vua nói đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị nhằm khẳng định điều gì? Hãy chép 2 câu trong bài thơ Sông núi nước Nam có nội dung tương tự. (1.0 điểm)
3. Từ đoạn trích trên, với những hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng nửa trang giấy thi) về hình ảnh những người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc. (2.0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (6.0 điểm):
Cho câu thơ sau-
Kiều càng sắc sảo mặn mà.
1. Hãy chép chính xác những câu thơ tiếp theo miêu tả sắc đẹp của Thúy Kiều.
2. Em hiểu như thế nào về những hình tượng nghệ thuật ước lệ thu thủy, xuân sơn? Cách nói Làn thu thủy nét xuân sơn dùng nghệ thuật ẩn dụ hay hoán dụ? Giải thích rõ vì sao em chọn nghệ thuật ấy?
3. Từ câu chủ đề sau: Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều có vẻ đẹp mặn mà cả tài lẫn sắc.
Hãy viết nối tiếp khoảng 10 câu văn để hoàn thành một đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc tổng – phân – hợp. Chỉ ra và phân tích cấu tạo một câu ghép đã sử dụng trong đoạn văn.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 6)
Câu 1. (2.0 điểm) Những thành ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào? Trình bày hiểu biết của em về phương châm hội thoại đó
- Nửa úp nửa mở.
- Mồm loa tép nhảy.
Câu 2. (1.0 điểm)
Từ xuân trong hai câu thơ sau, từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩa chuyển? Xác định nghĩa của mỗi từ xuân ấy.
a. Làn thu thuỷ nét xuân sơn
b. Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Câu 3. (2.0 điểm)
Tóm tắt Chuyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ
Câu 4. (5.0 điểm)
Từ câu chủ đề sau: Khác với Thúy Vân, Thúy Kiều có vẻ đẹp mặn mà cả tài lẫn sắc.
Hãy viết nối tiếp khoảng 10 câu văn để hoàn thành một đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc tổng – phân – hợp. Chỉ ra và phân tích cấu tạo một câu ghép đã sử dụng trong đoạn văn.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 7)
PHẦN I. (5.0 Điểm):
Cho câu thơ Tưởng người dướinguyệt chén đồng
1. Câu thơ trên được trích từtác phẩm nào? Của ai? Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo.
2. Đoạn thơ vừa chép diễn tả tình cảm của ai với ai? Trật tự diễn tả nhớ thương đó có hợp lý không?Tại sao?
3. Cùng là nỗi nhớ nhưng lại là cách nhớ khác nhau. Bằng một đoạn văn diễn dịch từ 10 đến 12 câu phân tích nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh của tác giả để làm sáng tỏ điều đó.
PHẦN II. (5.0 Điểm):
Một đêm phòng không vắng vẻ chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa cơn nói rằng:
- Cha Đàn lại đến kia kìa!
Chàng hỏi đâu. Nó chỉ bóng chàng ở trên vách:
-Đây này!
Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo là cha Đản. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ. Nhưng việc trót đã qua rồi.
Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ
1 Xác định lời dẫn trực tiếp.
2. Hãy cho biết suy nghĩ của em về chi tiết cái bóng bằng một bài văn nghị luận ngắn.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 8)
Câu 1. (2.0 điểm)
Những thành ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào? Trình bày hiểu biết của em về phương châm hội thoại đó
a. Trống đánh xuôi kèn thổi ngược.
b. Nói như đấm vào tai.
Câu 2. (1.0 điểm)
Từ xuân trong hai câu thơ sau, từ nào mang nghĩa gốc, từ nào mang nghĩa chuyển? Xác định nghĩa của mỗi từ "xuân" ấy.
a.
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
b.
Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.
Câu 3. (2.0 điểm)
Tóm tắt Truyện Kiều của Nguyễn Du
Câu 4. (5.0 điểm)
Câu chuyện cảm động về một người thân đã đi xa.
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 9)
PHẦN I. (5.0 điểm):
Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.
Câu 1. (1.0 điểm) Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Của ai? Được viết bằng chữ gì?
Câu 2. (2.0 điểm) Đoạn văn trên có dùng điển tích gì, nêu ý nghĩa của việc dùng các điển tích đó?
Câu 3. (1.0 điểm) Nhân vật bày tỏ nỗi lòng trong đoạn văn trên là ai? Điều muốn bày tỏ là gì?
PHẦN II. (5.0 điểm):
Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có câu:
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm
(Sách giáo khoa Ngữ Văn 9, tập 1, NXBGDVN)
Câu 1. (3.0 điểm)
Những câu thơ trên cho thấy nỗi nhớ của Kiều với ai? Chép chính xác đoạn thơ nói về nỗi nhớ người thân đó? Qua nỗi nhớ đó chứng tỏ phẩm chất gì của Kiều?
Câu 2. (2.0 điểm)
Chỉ ra các điển tích trong hai câu thơ trên? Em hiểu ý nghĩa của các điển tích đó như thế nào?
Phòng Giáo dục và Đào tạo .....
Đề thi Giữa Học kì 1 Hà Nội
Năm học 2024 - 2025
Bài thi môn: Ngữ Văn 9
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian phát đề)
(Đề số 10)
I. TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm):
Chọn đáp án trả lời đúng nhất rồi ghi vào bài làm.
Câu 1- Yêu cầu “Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa” thuộc về phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng; B. Phương châm về chất;
C. Phương châm quan hệ'; D. Phương châm cách thức.
Câu 2- Phương án nào sau đây không nói về thuật ngữ?
A. Là từ ngữ biểu thị các khái niệm khoa học, công nghệ;
B. Là từ ngữ có tính biểu cảm cao;
C. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm khoa học;
D. Mỗi khái niệm được biểu thị bằng một thuật ngữ.
Câu 3: Đoạn trường tân thanh là tên gốc của tác phẩm nào?
A. Truyện Lục Vân Tiên;
B. Truyện Kiều;
C. Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh;
D. Chuyện người con gái Nam Xương.
Câu 4: Truyện Kiều viết bằng thể loại nào dưới đây?
A. Truyện thơ; B. Tiểu thuyết chương hồi;
C. Truyện ngắn; D. Tiểu thuyết lịch sử.
II. TỰ LUẬN (8.0 điểm):
Câu 1. (2.0 điểm) Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều (Ngữ văn 9 – tập 1)
Câu 2. (6.0 điểm). Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp người thân đã xa cách lâu ngày.
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung miễn phí trong bộ Đề thi Ngữ văn 9 năm 2024 mới nhất, để mua tài liệu trả phí đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng xem thử:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)