Đề thi Học kì 1 GDCD 9 năm 2024 có ma trận có đáp án (3 đề)

Với Đề thi Học kì 1 GDCD 9 năm 2024 có ma trận có đáp án (3 đề), chọn lọc giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong bài thi Học kì 1 Giáo dục công dân 9.

MA TRẬN

Cấp độ



Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tổng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

Biết được thế nào là Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới


Hiểu được các biểu hiện, ý nghĩa của Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới







Số câu

2


4






6

Số điểm

0,5


1,0






1,5

 2. Hợp tác cùng phát triển

Biết được thế nào là Hợp tác cùng phát triển


Hiểu được các biểu hiện, ý nghĩa của Hợp tác cùng phát triển







Số câu

3


4






7

Số điểm

0,75


1,0






1,75

3. Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc






Nhận xét các biểu hiện của Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc 


Xử lý tình huống 


Số câu






1/2


1/2

1

Số điểm






1,0


1,0

2,0

4. Năng động, sáng tạo

Biết được thế nào là Năng động, sáng tạo


Hiểu được cách để năng động, sáng tạo







Số câu

3


4






7

Số điểm

0,75


1,0






1,75

6. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả






Nhận xét các biểu hiện của Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả



Xử lý tình huống


Số câu






½


½

1

Số điểm






2,0


1,0

3,0

Tổng số câu

8


12



1


1

22

Tổng số điểm

2,0


3,0



3,0


2,0

10

Tỉ lệ

20%

30%

30%

20%

100%

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: GDCD 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 1)

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) 

Câu 1. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là mối quan hệ bạn bè thân thiện giữa?

  A. Các dân tộc trong một quốc gia.             

  B. Quốc gia này với quốc gia khác.

  C. Tổ chức này với tổ chức khác.                

  D. Thế lực này với thế lực khác.

Câu 2. Nội dung nào sau đây thể hiện vai trò của tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?

  A. Giúp con người điều chỉnh hành vi.              

  B. Tạo ra khuôn mẫu chung trong hành động.

  C. Tránh gây mâu thuẫn dẫn đến chiến tranh.

  D. Phát huy khả năng của con người.

Câu 3. “Mối quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác” là nội dung thể hiện khái niệm nào?

  A. Truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.

  B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

  C. Hợp tác cùng phát triển.

  D. Chí công vô tư.

Câu 4. Quan hệ hữu nghị tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc trên thế giới?

  A. Hợp tác, phát triển về nhiều lĩnh vực.     

  B. Can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

  C. Lợi dụng sự giúp đỡ của nhau.                   

  D. Nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế.

Câu 5. Chúng ta có trách nhiệm thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè thế giới bằng?

  A. Sự tôn trọng, thân thiện trong cuộc sống hàng ngày.

  B. Việc luôn đề cao Việt Nam hơn các nước khác.

  C. Cách chỉ dùng hàng hóa của các quốc gia khác.

  D. Thâu tóm nền kinh tế của Việt Nam.

Câu 6. Hành vi nào dưới đây thể hiện tình hữu nghị khi tiếp xúc với người nước ngoài?

  A. Thấy người nước ngoài thì chỉ trỏ hoặc chạy theo để xem.

  B. Niềm nở, sẵn sàng giúp đỡ khách nước ngoài.

  C. Tò mò để ý xem cách ăn mặc của họ.

  D. Đùa vui bằng cách nhại tiếng nói của họ.

Câu 7Nội dung nào dưới đây không phải vấn đề mang tính chất toàn cầu?

A. Dịch bệnh       

B. Môi trường 

C. Bùng nổ dân số              

D. Mâu thuẫn tôn giáo

Câu 8. Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì?

  A. Mục đích chung.            

  B. Mục đích cá nhân.      

  C. Quan điểm riêng.           

  D. Tham vọng bản thân.

Câu 9Một trong những nguyên tắc hợp tác của Việt Nam với các quốc gia khác là?

  A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền.

  B. Giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực vũ trang.

  C. Đe dọa dùng vũ lực.

  D. Chia sẻ công việc nội bộ của nhau.

Câu 10Bạn My làm hết phần việc của bạn khác khi được cô giáo giao nhiệm vụ làm bài tập nhóm là thực hiện chưa đúng nguyên tắc hợp tác nào sau đây?

  A. Tự nguyện.               

  B. Bình đẳng.                  

  C. Hai bên cùng có lợi.  

  D. Không làm phương hại đến lợi ích của nhau.

Câu 11Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc có tính chất toàn cầu mà không một quốc gia, dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết, thì hợp tác là?

  A. Một xu thế không ý nghĩa.

  B. Không có khả quan.

  C. Xu thế tất yếu, khách quan.

  D. Không có tính giá trị.

Câu 12. Trong cuộc sống hàng ngày, hợp tác thể hiện?

  A. Làm việc vì lợi ích cá nhân

  B. Làm việc vì lợi ích tập thể

  C. Việc ai người ấy làm

  D. Cùng chung sức làm việc vì mục tiêu chung

Câu 13Nội dung nào dưới đây không thể hiện nguyên tắc hợp tác?

  A. Bình đẳng           

  B. Tự nguyện   

  C. Hai bên cùng có lợi 

  D. Can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Câu 14. Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Lê Thế Trung là người đã tìm ra loại thuốc chữa gì?

  A. Thuốc chữa khớp                       

  B. Thuốc chữa đột quỵ

  C. Thuốc chữa tim mạch                  

  D. Thuốc chữa bỏng

Câu 15. Nội dung nào dưới đây thể hiện người năng động sáng tạo?

  A. Luôn thay đổi kế hoạch.                                             

  B. Luôn làm theo ý thích.  

  C. Luôn linh hoạt xử lí các tình huống.                                        

  D. Luôn làm theo hướng dẫn.                                          

Câu 16. Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của năng động, sáng tạo?

  A. Giúp con người vượt qua ràng buộc của hoàn cảnh.      

  B. Làm cho con người biết cách vượt qua khó khăn.

  C. Giúp con người can thiệp vào quyền lợi của người khác.   

  D. Con người dám đương đầu với những thử thách.

Câu 17. Hành vi nào dưới đây thể hiện tính năng động, sáng tạo?

  A. Trong lớp A thường mang bài tập toán làm trong giờ GDCD.

  B. Anh nông dân B đã chế tạo thành công máy gặt lúa cầm tay mặc dù anh không hề học một trường kĩ thuật nào.

  C. Chị C dự định làm bất cứ việc gì để kiếm được nhiều tiền.

  D. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, anh D đã chấp nhận vay tiền từ những người cho vay nặng lãi.

Câu 18. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện không năng động, sáng tạo?

  A. Anh Dũng bị mù cả hai mắt mà vẫn hát hay, chơi đàn giỏi.

  B. Bác Hằng cải tiến kĩ thuật nuôi trồng, vươn lên làm giàu thoát khỏi cảnh đói nghèo.

  C. Bạn Mai thường xuyên không làm bài tập vì cho là bài khó.

  D. Cô giáo Ngọc luôn tìm tòi phương pháp giảng dạy môn giáo dục công dân để học sinh ham thích học.

Câu 19. Ai là người có thể sáng tạo?

  A. Các nhà khoa học       

  B. Học sinh

  C. Tất cả mọi người        

  D. Thiên tài

Câu 20Nhờ năng động sáng tạo, năm 12 tuổi, Thomas Edison đã làm được gì?

  A. Sáng chế ra đèn điện            

  B. Cứu sống được mẹ mình

  C. Trở thành nhà phát minh vĩ đại            

  D. Được mọi người học hỏi

B.  TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm) 

  a. Thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc? Em hãy kể về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta? 

  b. Phân biệt phong tục và hủ tục? 

  c. Theo em, công dân nói chung, học sinh nói riêng cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

Câu 2. (3 điểm) 

Cuối năm Dương bàn với các bạn: Muốn ôn thi đỡ vất vả, cần chí ra mỗi người làm đáp án 1 môn, rồi mang đến trao đổi với nhau. Làm như vậy khi cô giáo kiểm tra, ai cũng có đủ đáp án. Nghe vậy, nhiều bạn khen đó là cách làm hay, vừa năng suất, vừa có chất lượng mà lại nhàn thân.

Em có tán thành cách làm đó không? Vì sao?

ĐÁP ÁN ĐỀ 1

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

B

C

B

A

A

B

D

A

A

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

C

D

D

D

C

C

B

C

C

B

B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1


a. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 

* Dân tộc Việt Nam có các truyền thống đáng tự hào như: Yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm. đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, hiếu học, tôn sự trọng đạo, các truyền thống về văn hóa, về nghệ thuật…

b. So sánh làm rõ:

- Phong tục là những yếu tố truyền thống tốt thể hiện sự lành mạnh và là phần chủ yếu, chiếm số lượng nhiều trong truyền thống.

- Hủ tục là những tập tục, nếp sinh hoạt lạc hậu cần thay đổi, là những yếu tố truyền thống không tốt, không phải là phần chủ yếu trong truyền thống.

c. Để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, công dân nói chung, học sinh nói riêng cần:

- Tìm hiểu về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong mọi lĩnh vực. 

- Tự hào, trân trọng và bảo vệ, giữ gìn các truyền thống. 

- Sống và ứng xử phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống.

2 điểm


2


Không tán thành cách làm đó của Dương.

Giải thích:

Việc làm của Dương tưởng như tiết kiệm được thời gian, làm việc có năng suất nhưng thực ra không có năng suất.

- Mỗi người chỉ làm được 1 đáp án nên đây không phải là việc làm có năng suất.

- Đây là việc làm xấu vì nó biểu hiện sự đối phó, dối trá với cô giáo.

- Mục đích của cô giáo yêu cầu mỗi người tự làm đáp án từng môn nhằm để người học tự nghiên cứu, tự học trong khi làm đáp án; qua đó người làm đáp án sẽ thuộc và hiểu bài rõ hơn.

3 điểm


Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.

Đề thi Học kì 1 GDCD 9 năm 2024 có ma trận có đáp án (3 đề)

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: GDCD 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 2)

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) 

Câu 1. Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn nguy cơ chiến tranh là vai trò của?

  A. Kế thừa và phát huy truyền thống của dân tộc.

  B. Việc áp dụng dân chủ và kỉ luật.

  C. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

  D. Thiết chặt chính trị, an ninh quốc gia.

Câu 2. Nhờ có mối quan hệ bạn bè thân thiện với nhiều quốc gia trên thế giới nên Việt Nam đã?

  A. Thử nghiệm thành công vũ khí hạt nhân.

  B. Có chính sách chuyển giao vũ khí hạt nhân.

  C. Tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của các nước.

  D. Lợi dụng được mọi nguồn lợi từ nước ngoài mà Việt Nam muốn.

Câu 3. Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?

  A. Phát triển kinh tế, xã hội.                

  B. Tạo sự hiểu biết giữa các quốc gia.

  C. Tránh gây mâu thuẫn dẫn đến chiến tranh.

  D. Can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Câu 4. Hành vi nào dưới đây thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?

  A. Tán thành sử dụng vũ lực trong giải quyết mâu thuẫn

  B. Ủng hộ thử nghiệm vũ khí hạt nhân

  C. Xây dựng khối đại đoàn kết giữa các quốc gia

  D. Đồng tình với chính sách cấm vận với các nước có chiến tranh

Câu 5. Bộ trưởng Bộ ngoại giao ở nước ta hiện nay (năm 2024) là ai?

  A. Ông Bùi Thanh Sơn

  B. Ông Nguyễn Phú Trọng

  C. Ông Nguyễn Xuân Phúc 

  D. Ông Phạm Bình Minh

Câu 6. Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN vào năm nào?

  A. 1995                  B. 1996                  C. 1997                  D. 1998

Câu 7. Một trong những biện pháp để học sinh rèn luyện hợp tác là?

  A. Chỉ tham gia vào hoạt động tập thể.

  B. Chỉ hợp tác với nhóm bạn thân.

  C. Hợp tác với mọi người trong học tập, lao động và các hoạt động xã hội.

  D. Không hợp tác khi đang học THCS.

Câu 8Trong quá trình hợp tác với các quốc gia khác, Việt Nam luôn dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mâu thuẫn là thực hiện nguyên tắc nào sau đây của hợp tác?

  A. Không can thiệp vào công việc nội bộ.

  B. Gây sức ép, áp đặt, cường quyền.

  C. Dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực.

  D. Giải quyết mâu thuẫn bằng biện pháp hòa bình.

Câu 9. Quan điểm nào dưới đây thể hiện đúng nội dung của hợp tác?

  A. Hợp tác để cùng phát triển.          

  B. Có thực dụng thì mới hợp tác.

  C. Kém phát triển thì mới cần hợp tác.

  D. Hợp tác chỉ mang lại giá trị với các nước phát triển.

Câu 10. Bạn M và T từ chối lời đề nghị làm đề cương chung để ôn tập các môn chuẩn bị thi học kì của K và A vì cho rằng làm như vậy sẽ không hiểu hết bài và sợ rằng hai bạn K và A sẽ ỷ lại vào mình. Những ai trong tình huống trên hiểu sai về hợp tác?

  A. Bạn K, bạn A.

  B. Bạn M, bạn T.

  C. Bạn T, bạn K.

  D. Bạn M, bạn A.

Câu 11. Cầu Thăng Long là công trình hợp tác giữa Việt Nam và nước nào trên thế giới?

  A. Liên Xô                B. Pháp                C. Nhật                D. Trung Quốc

Câu 12. Bạn Yến cho rằng khi hợp tác với người thân hay bạn bè thân thiết thì không cần tuân theo các nguyên tắc là đã?

  A. Biết vận dụng nguyên tắc của hợp tác.                                 

  B. Vận dụng đúng cách các nguyên tắc trong hợp tác.

  C. Hiểu sai về nguyên tắc trong hợp tác.                                 

  D. Hiểu rõ nguyên tắc của hợp tác.

Câu 13. Em đồng ý với ý kiến nào đúng về hợp tác?

  A. Không nhất thiết phải hợp tác với nhiều nước.                                

  B. Chỉ cần hợp tác với các nước trong lĩnh vực kinh tế.

  C. Chỉ nên hợp tác với các nước có cùng chế độ chính trị.                                 

  D. Đấu tranh chống khủng bố không phải là vấn đề riêng của quốc gia nào.

Câu 14. Để trở thành người năng động sáng tạo, mỗi học sinh cần tìm ra cách?

  A. Bớt xén thời gian.                                    

  B. Học tập tốt nhất.

  C. Đạt được mục đích vụ lợi.                  

  C. Giành được mọi điều mình mong muốn.

Câu 15. Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của năng động, sáng tạo?

  A. Giúp con người vượt qua ràng buộc của hoàn cảnh.

  B. Làm cho con người biết cách vượt qua khó khăn.

  C. Giúp con người can thiệp vào quyền lợi của người khác.

  D. Con người dám đương đầu với những thử thách.

Câu 16. Trong học tập, lao động và công tác, người năng động sáng tạo luôn xử lí các tình huống một cách?

  A. Chậm chạp.              

  B. Linh hoạt.   

  C. Vội vàng.      

  D. Máy móc.

Câu 17. Năng động, sáng tạo được thể hiện trong những hành vi nào dưới đây ?

  A. Biết suy nghĩ để tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau trong học tập và trong cuộc sống.

  B. Dám làm mọi việc để đạt mục đích của mình.

  C. Chỉ làm theo những điều đã được hướng dẫn, chỉ bảo.

  D. Không làm những việc khó khăn mà người khác né tránh.

Câu 18. Ai là người phát minh ra đèn điện?

  A. Pi-ta-go          

  B. Niu-tơn          

  C. Ê-đi-xơn        

  D. Đac-uyn

Câu 19. Nhờ năng động sáng tạo mà con người làm nên những kì tích vẻ vang, mang lại niềm vinh dự cho ai?

  A. Mục đích vụ lợi cá nhân.

  B. Bản thân, gia đình và đất nước.

  C. Lối sống thực dụng.

  D. Mọi tham vọng của bản thân.

Câu 20. Động lực của sáng tạo là?

  A. Niềm đam mê.

  B. Sự nhiệt tình.

  C. Theo cảm hứng.

  D. Do ép buộc.


B.  TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm) 

Có ý kiến cho rằng: “Tất cả những truyền thống của dân tộc ta đều tốt đẹp, vì vậy chúng ta cần phải kế thừa và phát huy hết tất cả”

  a. Em có đồng ý với ý kiến trên hay không? Vì sao?

  b. Em cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta? 


Câu 2. (3 điểm) 

  a. Em hiểu thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? 

  b. Theo em, việc tích cực cải tiến, đổi mới phương pháp học tập có phải là biểu hiện của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả không? Vì sao?

ĐÁP ÁN ĐỀ 2

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

C

C

D

C

A

A

C

D

A

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

A

C

D

B

C

B

A

C

B

A


B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1


a. Không đồng ý. 

Vì bên cạnh truyền thống tốt đẹp của dân tộc, cần được thừa kế phát huy còn có những tập tục lạc hậu, những hủ tục cần phài bài trừ. 

Những tập tục, hủ tục cần bài trừ: tảo hôn, mê tín dị đoan, cưới xin ma chay linh đình… mang ý nghĩa tiêu cực, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của cộng đồng dân cư, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng con người. Chúng ta cần phải kế thừa và phát huy một cách có chọn lọc…

b.

+ Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ

+ Tìm đọc tài liệu về truyền thống, phong tục, tập quán, của dân tộc

+ Xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu


2 điểm

1,0







1,0

2


a. Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra được nhiều sản phẩm tốt, có chất lượng cả về nội dung và hình thức trong một thời gian nhất định.

b. Việc tích cực cải tiến, đổi mới phương pháp học tập là biểu hiện của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.

- Vì: cải tiến phương pháp học tập giúp ta đỡ tốn thời gian học mà hiểu bài sâu, nắm vững kiến thức, kĩ năng, kết quả học tập cao, có chất lượng, thành tích tốt.


3 điểm

2,0

1,0

Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: GDCD 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 3)

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) 

Câu 1. Mối quan hệ hữu nghị giúp các nước trên thế giới?

  A. Hiểu rõ hơn về con người, đất nước Việt Nam.

  B. Có thể can thiệp vào công việc riêng của Việt Nam.

  C. Tận dụng được sơ hở của Việt Nam.

  D. Thâu tóm nền kinh tế của Việt Nam.

Câu 2. Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?

  A. Quan hệ cạnh tranh giữa nước này với nước khác.

  B. Quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.

  C. Quan hệ giao lưu giữa nước này vơi nước khác.

  D. Quan hệ có đi có lại giữa nước này với nước khác.

Câu 3. Là học sinh em cần phải làm gì để thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài?

  A. Ngại giao tiếp với người nước ngoài

  B. Tích cực mua sắm hàng hóa có xuất xứ nước ngoài

  C. Ca ngợi tôn sùng chế độ tư bản chủ nghĩa

  D. Viết thư kết bạn với học sinh nước ngoài

Câu 4. Hành động nào sau đây là phá hoại tình hữu nghị giữa Việt Nam với các dân tộc trên thế giới?

  A. Đeo bám, bắt chẹt, lừa đảo khách du lịch nước ngoài.

  B. Tìm hiểu văn hóa và con người các nước trên thế giới.

  C. Quyên góp ủng hộ nhân dân các nước bị thiên tai tàn phá.

  D. Tham gia giao lưu với các bạn thanh thiếu niên quốc tế.

Câu 5. Anh T tài xế taxi tráo tờ 500 nghìn đồng của người nước ngoài thành tờ 20 nghìn nhằm mục đích thu lợi cho bản thân, anh T thể hiện là người?

  A. Biết tận dụng cơ hội.                           

  B. Thiếu văn hóa với người nước ngoài.

  C. Không tự tin.                        

  D. Có tính dân chủ.

Câu 6. Cầu Nhật Tân là công trình hợp tác giữa Việt Nam và nước nào trên thế giới?

  A. Mỹ             B. Pháp             C. Nhật Bản             D. Trung Quốc

Câu 7. Trong cuộc sống hàng ngày, hợp tác thể hiện?

  A. Làm việc vì lợi ích cá nhân

  B. Làm việc vì lợi ích tập thể

  C. Việc ai người ấy làm

  D. Cùng chung sức làm việc vì mục tiêu chung

Câu 8. Khi có những việc không giải quyết được, chúng ta thường chọn cách làm việc nào để đạt hiệu quả?

  A. Làm việc riêng lẻ từng cá nhân.

  B. Làm việc theo nhóm.

  C. Bỏ công việc đó đi vì tốn thời gian.

  D. Thuê người khác làm hộ.

Câu 9. Vì sao hợp tác quốc tế trở thành vấn đề quan trọng và tất yếu trong thời đại ngày nay?

  A. Công nghệ thông tin ngày càng phát triển.

  B. Thỏa mãn các nhu cầu hiểu biết lẫn nhau.

  C. Các vấn đề toàn cầu cần được thế giới chung tay giải quyết.

  D. Ngành du lịch phát triển rút ngắn khoảng cách địa lí.

Câu 10. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc?

  A. Trở thành cường quốc đứng đầu thế giới.

  B. Hợp tác với các nước trong khu vực và trên thế giới.

  C. Tranh chấp với các tổ chức quốc tế.

  D. Xâm chiếm các nước trong khu vực.

Câu 11. Xu thế chung của thế giới hiện nay là?

  A. Hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển kinh tế.

  B. Chiến tranh lạnh.

  C. Hạn chế quan hệ với các nước để tránh xảy ra xung đột.

  D. Đối đầu xung đột.

Câu 12. Ý kiến nào sau đây sai về vấn đề hợp tác?

  A. Hợp tác giúp ta có vốn, trình độ quản lí, khoa học công nghệ.

  B. Hợp tác quốc tế để giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu.

  C. Hợp tác là trách nhiệm của các nước giàu đối với các nước nghèo.

  D. Hợp tác giúp các nước phát triển về mọi mặt.

Câu 13. Anh Trung luôn cân đối thời gian của mình để tham gia vào các hoạt động nhóm của cơ quan như: từ thiện, bảo vệ môi trường… Anh Trung là người như thế nào?

  A. Chưa có tính kỷ luật.

  B. Lãng phí thời gian cá nhân.

  C. Không biết quan tâm đến mọi người.

  D. Biết hợp tác trong cuộc sống.

Câu 14. Khi xây dựng kế hoạch học tập cho mình, bạn A thường linh hoạt thay đổi để sao cho phù hợp với thời gian và việc học của mình để đạt kết quả tốt. Theo em, bạn A là người như thế nào?

  A. Chủ động, sáng tạo.

  B. Thụ động.

  C. Không có tính nhất quán.

  D. Làm theo cảm tính.

Câu 15. Năng động, sáng tạo là kết quả của?

  A. Do siêng năng.

  B. Do siêng năng, tích cực, chủ động.

  C. Do may mắn.

  D. Do bẩm sinh, di truyền.

Câu 16. Mặc dù trình độ không cao, song ông Bình vẫn luôn tìm tòi, học hỏi để tìm ra cách làm riêng, đạt kết quả cao trong làm nông nghiệp. Ông Bình là người như thế nào?

  A. Chí công vô tư.

  B. Liêm khiết.

  C. Năng động, sáng tạo.

  D. Bị động.

Câu 17. Sáng tạo là say mê nghiên cứu tìm tòi để tạo ra?

  A. Những cái đã có.

  B. Giá trị tinh thần có lợi cho bản thân mình.

  C. Giá trị vật chất và tinh thần của người khác.

  D. Những giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới, cách giải quyết mới mà không bị gò bó, phụ thuộc vào những cái đã có.

Câu 18. Những việc làm, biểu hiện nào sau đây thể hiện tính năng động, sáng tạo?

  A. Chủ động trong việc sắp xếp, tiến hành công việc

  B. Thụ động trong việc sắp xếp, tiến hành công việc

  C. Làm theo cách đã được chỉ dẫn một cách máy móc

  D. Làm theo cách nhanh hơn nhưng không đảm bảo chất lượng công việc

Câu 19. Năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong thời đại ngày nay?

  A. Năng động sáng tạo có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội

  B. Chỉ cần thiết trong một hoàn cảnh nhất định

  C. Năng động sáng tạo không thực sự cần thiết

  D. Chỉ cần trong sáng tạo khoa học

Câu 20. Câu thành ngữ nào thể hiện năng động, sáng tạo?

  A. Cái khó ló cái khôn.

  B. Nước đến chân mới nhảy.

  C. Vạn sự khởi đầu nan.

  D. Tiến thoái lưỡng nan.

B.  TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm) 

Hiện nay, nhiều bạn trẻ không thích các loại hình nghệ thuật dân tộc như tuồng, chèo, dân ca... thậm chí còn cho là lạc hậu và không chịu tìm hiểu nghệ thuật dân tộc. 

  a. Em có tán thành thái độ và việc làm của các bạn đó không ? Em sẽ góp ý cho các bạn như thế nào ? 

  b. Theo em, tuổi trẻ cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc ?

Câu 2. (3 điểm) 

Gia đình ông A chuyên sản xuất và cung cấp rau xanh cho một số cửa hàng trong thành phố. Gần đây, có một người bạn của ông A ở địa phương khác đến chơi và khuyên ông nên tìm mua và sử dụng một loại thuốc  kích thích (không rõ nguồn gốc) có thể giúp rau phát triển rất nhanh, xanh tốt đồng thời diệt được các loại sâu bệnh. Người bạn đó bảo đảm với ông A rằng, nếu dùng loại thuốc kích thích đó thì vườn rau nhà ông sẽ đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn.

  a. Theo em, ông A có nên nghe theo lời khuyên của người bạn đó hay không? Tại sao?  

  b. Em và gia đình có sẵn sàng mua và sử dụng các loại rau, củ, quả có sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng hay không? Tại sao? 

ĐÁP ÁN ĐỀ 3

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Trả lời đúng từ câu 1 đến câu 20, mỗi câu đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

B

D

A

B

C

D

B

C

B

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

A

C

D

A

B

C

D

A

A

A


B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1


a. Em không tán thành thái độ và việc làm của các bạn đó. Hiện nay, có một bộ phận thanh thiếu niên học sinh thích bắt chước người nước ngoài: cách ăn mặc, trang điểm, cử chỉ điệu bộ, sử dụng ngôn từ xa lạ... không phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc.

Em sẽ góp ý: Các loại hình nghệ thuật dân tộc là những giá trị tinh thần vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân, do đó các bạn trẻ cần góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.

b. Theo em, tuổi trẻ cần kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc như:

- Tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Giới thiệu với bạn bè trong nước và ngoài nước về các loại hình nghệ thuật dân tộc.

- Tích cực theo dõi, tìm hiểu nét độc đáo của các loại hình nghệ thuật dân tộc.

- Lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.

2 điểm

1,0








1,0

2


a. Ông A không nên nghe theo lời khuyên của bạn.

Vì sử dụng thuốc kích thích không rõ nguồn gốc dễ dẫn tới những kết quả nguy hại đối với sức khỏe con người, vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm, mất uy tín… 

b. Không mua. Vì có thể nguy hại đối với sức khỏe con người nên không một ai có thể sẵn sàng mua và sử dụng các loại rau quả sử dụng thuốc kích thích...

3 điểm

2,0




1,0

Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề thi Học kì 1

Năm học 2024 - 2025

Bài thi môn: GDCD 9

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

(Đề số 4)

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) 

Câu 1. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:

“Quan san muôn dặm một nhà

Bốn phương vô sản đều là anh em”

  A. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

  B. Bảo vệ hòa bình.

  C. Năng động sáng tạo.

  D. Yêu thương con người.

Câu 2. Việc làm nào sau đây không thể hiện tình hữu nghị?

  A. Ủng hộ các nước bị thiên tai lũ lụt.

  B. Trêu chọc người nước ngoài.

  C. Giao lưu học sinh quốc tế.

  D. Giúp đỡ khách nước ngoài.

Câu 3. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?

  A. Quan hệ tránh căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.

  B. Quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với nước khác.

  C. Quan hệ hợp tác giữa hai bên cùng có lợi.

  D. Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

Câu 4. Quan hệ hữu nghị sẽ tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc trên thế giới?

  A. Phụ thuộc lẫn nhau.

  B. Tập hợp đồng minh.

  C. Cùng nhau hợp tác và phát triển.

  D. Tạo thành những phe phái đối đầu nhau.

Câu 5. Vì có làn da đen nên trong lớp T chỉ có hai bạn chơi cùng là D và C, còn các bạn khác thường hay chọc ghẹo, lấy nước da của T làm trò đùa, thậm chí Y và S còn xúc phạm khiến T bị tổn thương. Những ai dưới đây đã thể hiện không đúng mối quan hệ hữu nghị với bạn bè thế giới?

  A. Bạn D, C.                                      B. Bạn C, Y.

  C. Bạn Y, S.                                       D. Bạn T, D.

Câu 6. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Lào là một trong những ví dụ tiêu biểu về?

  A. Quan hệ thù địch.

  B. Quan hệ đối đầu.

  C. Chiến tranh lạnh.

  D. Tình hữu nghị giữa các dân tộc.

Câu 7. Thế nào là hợp tác cùng phát triển?

  A. Cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc.

  B. Lôi kéo nước này để chống lại nước khác vì mục đích riêng.

  C. Cùng hoàn thành công việc trong một thời gian nhất định, đạt kết quả cao.

  D. Tranh thủ sự giúp đỡ của người khác để hoàn thành công việc của mình.

Câu 8. Nguyên tắc nào sau đây không phải là cơ sở của sự hợp tác giữa các quốc gia?

  A. Đôi bên cùng có lợi.

  B. Được quyền can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

  C. Bình đẳng.

  D. Không phương hại đến lợi ích của người khác.

Câu 9. Học sinh tích tực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường sinh thái, lao động công ích, hoạt động nhân đạo, hoạt động vì người nghèo… do trường và địa phương tổ chức là biểu hiện của?

  A. Biết tiết kiệm.

  B. Biết sáng tạo.

  C. Biết hợp tác cùng phát triển.

  D. Biết kiên trì.

Câu 10. Công trình nào có sự hợp tác giữa việt Nam và Ô-xtrây-li-a?

  A. Cầu Hàm Luông                             B. Cầu Cần Thơ.   

  C. Cầu Rạch Miễu.                             D. Cầu Mỹ Thuận.

Câu 11Trong bối cảnh thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc có tính chất toàn cầu mà không một quốc gia, dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết, thì hợp tác là?

  A. Không có tính giá trị.

  B. Một xu thế không ý nghĩa.

  C. Không có khả quan.

  D. Xu thế tất yếu, khách quan.

Câu 12. Học sinh cần làm gì để có sự hợp tác?

  A. Ngay từ bây giờ, học sinh cần phải rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong học tập, lao động, hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

  B. Làm việc cùng mọi người vì mục đích riêng.

  C. Giao lưu với học sinh các nước giàu có.

  D. Đấu tranh chống khủng bố trên các diễn đàn mạng thế giới, công kích các nước khác chế độ với nước mình.

Câu 13. Em đồng ý với việc làm nào sau đây về hợp tác?

  A. Phân công chia nhau học thuộc lòng, đến giờ kiểm tra đọc cho nhau chép.

  B. Cùng học nhóm, giúp nhau hiểu bài và tìm ra cách giải các bài tập khó.

  C. Để một bạn giỏi trong lớp làm bài toán, các bạn khác ngồi chờ bạn giải bài toán xong mượn chép vào vở.

  D. Cùng nhau nói xấu bạn khác để bạn không được thầy cô yêu quý.

Câu 14. Trái với năng động là?

  A. Bị động.                                        B. Sáng tạo.

  C. Dám nghĩ .                                     D. Dám làm.

Câu 15. Liên và Hoa đang bàn luận về vấn đề học tập. Liên nói: Trong học tập có phải ai cũng sáng tạo được đâu, như tớ sức học trung bình thì mãi cũng chỉ là trung bình, có cố gắng cũng thế thôi! Nếu là Hoa em sẽ chọn cách ứng xử nào sau đây?

  A. Nhất trí với quan điểm của bạn Liên.

  B. Giúp bạn hiểu nếu tích cực học tập sẽ đem lại hiệu quả cao.

  C. Không quan tâm tới điều bạn Liên nói.

  D. Tỏ thái độ khó chịu, bỏ đi không học cùng bạn nữa.

Câu 16. Sáng tạo là gì?

  A. Nghiên cứu tìm tòi.

  B. Tạo ra giá trị mới về vật chất.

  C. Tìm tòi cách giải quyết mới.

  D. Là say mê nghiên cứu tìm tòi để tọa ra những giá trị mới về vật chất và tinh thần, tìm tòi ra cái mới cách giải quyết mới.

Câu 17. Năng động sáng tạo có ý nghĩa như thế nào?

  A. Là phẩm chất cần thiết của người lao động. Giúp con người vượt qua những khó khăn, thử thách, đạt được kết quả cao trong học tập, lao động và trong cuộc sống, góp phần xây dựng gia đình và xã hội.

  B. Giúp con người kiếm được nhiều tiền, có chỗ đứng hơn mọi người trong xã hội.

  C. Giúp con người may mắn trong học tập, lao động và trong cuộc sống, góp phần xây dựng gia đình và xã hội.

  D. Giúp con người hưởng thụ cuộc sống giàu có, xa hoa.

Câu 18. Khi bàn về năng động, sáng tạo của mỗi người, Bình nói: “Năng động thì có thể rèn luyện được, còn sáng tạo là một phẩm chất không phải ai cũng có, cũng không phải rèn luyện mà có được, đó là do bẩm sinh. Cũng như trong học tập, có phải ai cũng sáng tạo được đâu, như tớ sức học trung bình thì mãi cũng chỉ là trung bình, có cố gắng cũng thế thôi !”. Suy nghĩ của Bình thể hiện?

  A. Bình năng động, sáng tạo trong học tập.

  B. Bình không năng động, sáng tạo trong học tập.

  C. Bình dám nghĩ.

  D. Bình dám làm.

Câu 19. Hành vi nào dưới đây là biểu hiện không năng động, sáng tạo?

  A. Cô giáo Hà luôn tìm tòi phương pháp giảng dạy để học sinh ham thích học.

  B. Bác Mai cải tiến kĩ thuật nuôi trồng, vươn lên làm giàu thoát khỏi cảnh đói nghèo.

  C. Anh Tùng bị liệt hai chân mà vẫn là một kỹ sư phần mềm.

  D. Toàn thường xuyên không làm bài tập vì cho là bài khó.

Câu 20. Em không tán thành với ý kiến nào sau đây?

  A. Năng động, sáng tạo là phẩm chất cần thiết của người lao động trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

  B. Học môn GDCD, thể dục không cần sáng tạo.

  C. Người càng năng động sáng tạo càng có nghị lực để vượt qua khó khăn.

  D. Năng động sáng tạo giúp con người làm nên thành công.

B.  TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (2 điểm) 

An thường tâm sự với các bạn: “Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu?”

a. Em có đồng ý với An không ? Vì sao?

b. Em sẽ nói gì với An ?

Câu 2. (3 điểm) 

Khi mua bất kì sản phẩm tiêu dùng nào, người mua thường đặt ra 4 yêu cầu: Nhanh – Nhiều – Tốt – Rẻ. Có người cho rằng: 4 yêu cầu trên trong cùng một sản phẩm sẽ gây ra mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn giữa nhanh với tốt, giữa nhiều với tốt, giữa tốt với rẻ. Bằng kiến thức được học trong bài 9: “Làm việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả”, em hãy chứng minh các yêu cầu trên không có mâu thuẫn với nhau.

ĐÁP ÁN ĐỀ 4

A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đáp án

A

B

B

C

C

D

A

B

C

D

Câu

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

Đáp án

D

A

B

A

B

D

A

B

D

B


B. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu

Nội dung trả lời

Điểm

1


a. Không đồng ý với An. 

Vì: Dân tộc Việt Nam tuy còn nghèo và lạc hậu về kinh tế nhưng dân tộc Việt Nam tự hào vì có rất nhiều truyền thống quý báu: nghề trồng lúa nước, danh nhân văn hóa thế giới, di sản văn hóa thế giới, di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, kì quan thiên nhiên thế giới, cần cù lao động, đoàn kết, tương thân tương ái (VD: Tình hình miền trung gặp thiên tai thì cả nước đều hướng về miền trung với rất nhiều hoạt động…). Những điều đó tạo nên sức mạnh cho dân tộc Việt Nam không chỉ đánh thắng kẻ thù mà còn tạo ra những kì tích vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

b. Em sẽ nói với An:

- Dân tộc Việt Nam có rất nhiều truyền thống đáng tự hào.

- An không yêu nước, không có lòng tự hào dân tộc vì đã phủ nhận và chê bai truyền thống của dân tộc mình.

- An hãy xem lại và hãy tự mình góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc bằng cách tu dưỡng đạo đức, phát huy truyền thống hiếu học, cần cù lao động, yêu thương con người…

2 điểm


2


Các yêu cầu trên không có mâu thuẫn với nhau trong cùng 1 sản phẩm:

- Nhanh với tốt: muốn sản xuất nhanh thì phải áp dụng khoa học kỹ thuật, thay lao động thủ công bằng máy móc, máy móc thì có độ chính xác cao nên sản phẩm tạo ra chất lượng như nhau. Vậy, nhanh tạo ra tốt chứ không mâu thuẫn.

- Nhiều với tốt: nhiều sản phẩm cùng loại sẽ giúp người tiêu dùng có sự lựa chọn, sản phẩm chuẩn sẽ được ưu tiên dùng, sản phẩm lỗi bị đào thải. Vậy, nhiều tạo ra tốt chứ không mâu thuẫn.

- Tốt với rẻ: rẻ trong kinh doanh được hiểu là 1 chút ưu đãi về giá so với sản phẩm cùng loại, ưu đãi này có được do tiết kiệm được nguyên vật liệu, nhiên liệu đầu vào. Vậy, giá không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nên không mâu thuẫn với nhau.

3 điểm


Tuỳ theo cách trả lời của học sinh, giáo viên chấm điểm cho phù hợp.


Đề thi, giáo án các lớp các môn học