Tuần 19
Tuần 20
Tuần 21
Tuần 22
Tuần 23
Tuần 24
Tuần 25
Tuần 26
Tuần 27
Tuần 28
Tuần 29
Tuần 30
Tuần 31
Tuần 32
Tuần 33
Tuần 34
Tuần 35
Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 19 có đáp án (Phiếu số 1)
Thời gian: 45 phút
CON VOI CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, trên đường tiến quân, voi của Trần Hưng Đạo bị sa lầy. Quân sĩ cùng nhân dân trong vùng tìm đủ mọi cách để cứu voi nhưng vô hiệu. Bùn lầy nhão, voi to nặng mỗi lúc một lún thêm mà nước triều lại đang lên nhanh. Vì việc quân cấp bách,Trần Hưng Đạo đành để voi ở lại. Voi chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng ra đi.
Có lẽ vì thương tiếc con vật khôn ngoan có nghĩa với người, có công với nước nên khi hô hào quân sĩ, Trần Hưng Đạo đã trỏ xuống dòng sông Hóa thề rằng: “Chuyến này không phá xong giặc Nguyên, thề không về đến bến sông này nữa !”. Lời thề bất hủ đó của Trần Hưng Đạo đã được ghi chép trong sử sách. Nhân dân địa phương đã đắp mộ cho voi, xây tượng voi bằng gạch, sau tạc tượng đá và lập đền thờ con voi trung hiếu này.
Ngày nay, sát bên bờ sông Hóa còn một gò đất nổi lên rất lớn. Tương truyền đó là mộ voi ngày xưa.
( Đoàn Giỏi )
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Trên đường tiến quân, voi của Trần Hưng Đạo gặp phải chuyện gì ?
A. Bị sa vào cái hố rất sâu, bùn lầy nhão, bị nước triều đang lên cuốn đi.
B. Bị thụt xuống bùn lầy
C. Bị nước triều cuốn đi
Câu 2. Hình ảnh “voi chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng ra đi” nói lên điều gì ?
A. Voi rất buồn vì không được sống gần gũi, được cùng chủ tướng đi đánh giặc nữa.
B. Voi rất buồn vì sắp phải chết.
C. Voi rất buồn vì phải ở lại một mình, không có ai bầu bạn.
Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng 3 từ ngữ nói về con voi như nói về một chiến sĩ ?
A. Chảy nước mắt, có nghĩa, có công
B. Khôn ngoan, có nghĩa, có công, trung hiếu
C. Có nghĩa, có công, trung hiếu
Câu 4. Vì sao lời thề của Trần Hưng Đạo bên dòng sông Hóa được ghi vào sử sách?
A. Vì đó là lời thề thể hiện tinh thần quyết tâm tiêu diệt giặc Nguyên.
B. Vì đó là lời thề thể hiện lòng tiếc thương đối với con voi trung nghĩa.
C. Vì đó là lời thề thể hiện sự gắn bó sâu nặng đối với dòng sông Hóa.
Câu 1. Chép lại các từ ngữ sau khi điền vào chỗ trống :
a) l hoặc n
- thiếu …iên/………..
- xóm …àng/………..
- …..iên lạc/………..
-…..àng tiên/……….
b) iêt hoặc iêc
- xem x……/……….
- hiểu b……../………
- chảy x……../……….
- xanh b……./……….
Câu 2. Gạch dưới những từ ngữ giúp em nhận biết sự vật được nhân hóa ( gọi hoặc tả con vật, đồ đạc, cây cối….. bằng những từ ngữ vốn để gọi và tả con người ) ở các khổ thơ, câu văn sau :
c)
Bé ngủ ngon quá
Đẫy cả giấc trưa
Cái võng thương bé
Thức hoài đưa đưa.
( Định Hải )
b) Những anh gọng vó đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó đứng trên bãi lầy bái phục nhìn theo chúng tôi.
( Tô Hoài )
c) Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa.
( Trần Ninh Hồ )
Câu 3. Trả lời câu hỏi :
a) Những chú gà trống thường gáy vang “ò ó o…” khi nào ?
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
b) Khi nào hoa phượng lại nở đỏ trên quê hương em ?
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
c) Năm nào các em sẽ học hết lớp 5 ở cấp Tiểu học ?
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Câu 4. Dựa vào câu chuyện Hai Bà Trưng ( bài Tập đọc Tuần 19, SGK Tiếng Việt 3, tập hai, trang 4, 5 ) hãy viết câu trả lời cho mỗi câu sau :
a) Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào ?
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
b) Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng ?
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 20 có đáp án (Phiếu số 1)
Thời gian: 45 phút
ÔNG YẾT KIÊU
Ngày xưa, có một người tên là Yết Kiêu làm nghề đánh cá. Yết Kiêu có sức khỏe hơn người, không ai địch nổi. Đặc biệt, Yết Kiêu có tài bơi lội. Mỗi lần xuống nước bắt cá, ông có thể ở dưới nước luôn sáu, bảy ngày mới lên.
Hồi ấy, giặc ngoại xâm mang 100 thuyền lớn theo đường biển vào cướp nước ta. Nhà vua rất lo sợ, cho sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi ra đánh giặc. Yết Kiêu đến tâu vua :
- Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng xin quyết tâm đánh giặc cứu nước.
Vua hỏi :
- Nhà ngươi cần bao nhiêu người ? Bao nhiêu thuyền bè ?
- Tâu bệ hạ, chỉ một mình tôi cũng đủ.
Vua cho một đội quân cùng đi với ông để đánh giặc. Ông bảo quân lính sắm cho ông một cái khoan, một cái búa rồi một mình lặn xuống đáy biển, tiến đến chỗ thuyền giặc, tìm đúng đáy thuyền, vừa khoan vừa đục. Ông làm rất nhanh, rất nhẹ nhàng, kín đáo, thuyền giặc đắm hết chiếc này đến chiếc khác. Thấy thế, giặc sợ lắm, chúng đành vội vã quay thuyền về, không dám sang cướp nước ta nữa.
( Theo Nguyễn Đổng Chi )
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Nhân vật Yết Kiêu có những đặc điểm gì nổi bật ?
A. Sức khỏe hơn người, có tài bơi lội
B. Sức khỏe hơn người, có tài bắt cá
C. Sức khỏe hơn người, đánh cá giỏi
Câu 2. Vì sao Yết Kiêu đến tâu vua xin được đi đánh giặc ?
A. Vì ông có sức khỏe hơn người, không ai địch nổi
B. Vì ông có tài ở dưới nước sáu, bảy ngày mới lên
C. Vì ông có lòng quyết tâm đánh giặc cứu nước
Câu 3. Yết Kiêu làm cách nào để phá tan thuyền giặc ?
A. Lặn xuống nước, đục thủng đáy thuyền
B. Lặn xuống nước, đục thủng mạn thuyền
C. Lặn xuống nước, đục thủng đuôi thuyền
Câu 4. Công việc phá thuyền giặc được Yết Kiêu làm ra sao ?
A. Nhanh chóng, nhẹ nhàng, táo bạo
B. Nhanh chóng, nhẹ nhàng, kín đáo
C. Nhanh nhẹn, nhịp nhàng, kín đáo
Câu 1. Chép lại các câu sau khi điền vào chỗ trống :
a) s hoặc x
- Từ khi …inh ra, đôi má của bé đã có lúm đồng tiền trông rất ….inh.
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
- Mẹ đặt vào cặp ….ách của bé mấy quyển ....ách để bé…ách cặp đi học
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
b) uôt hoặc uôc
Những khi cày c….trên đồng, người nông dân làm bạn với đàn cò trắng m….
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Câu 2. Đặt câu với mỗi từ sau :
- đất nước
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
- dựng xây
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Câu 3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu ( 1 dấy phẩy ở câu 1 và 2 dấu phẩy ở câu 2 ) rồi chép lại câu văn :
(1) Bấy giờ ở huyện Mê Linh có hai người con gái tài giỏi là Trưng Trắc và Trưng Nhị
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
(2) Cha mất sớm nhờ mẹ dạy dỗ hai chị em đều giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông .
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Câu 4. Viết lại nội dung báo cáo về kết quả học tập của tổ em trong tháng vừa qua và gửi cô giáo ( thầy giáo ) chủ nhiệm lớp ( theo mẫu báo cáo đã học ở SGK Tiếng Việt 3, tập hai, trang 20 )
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………, ngày….tháng…. năm…..
BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG THÁNG …..
CỦA TỔ …. LỚP …. TRƯỜNG TIỂU HỌC ……………
Kính gửi :……………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 21 có đáp án (Phiếu số 1)
Thời gian: 45 phút
HAI ANH EM KHÉO TAY
Một cụ già góa vợ(1) có hai người con trai rất khéo tay. Người anh cả giỏi dựng nhà và gọt những con chim bằng gỗ, người em thì có tài tạc tượng.
Lần ấy, người bố đi rẫy không may bị cọp vồ chết. Thương cha, hai anh em bàn nhau dựng cho cha một ngôi nhà mồ(2) thật đẹp. Nhà mồ làm xong, hai anh em bắt tay vào đẽo chim, tạc tượng.
Một hôm, trời vén mây nhìn xuống, thấy nhà mồ đẹp quá nên sinh lòng ghen tức. Trời sai thần sét xuống đánh. Hai anh em liền dựng tượng và treo chim lên hai bên nóc nhà mồ, rồi chặt chuối để ngổn ngang xung quanh. Thần sét xuống đến nơi, giẫm phải thân chuối, ngã oành oạch. Trời lại làm ra gió bão, mưa đá ầm ầm. Lúc ấy, tự nhiên nấm mồ nứt ra cho hai anh em xuống núp. Trời không thể làm gì được. Bão tan, gió lặng, trời lại trong xanh. Những con chim ở nhà mồ bỗng biết bay, biết hát. Những bức tượng bỗng biết khóc than, dâng rượu và đứng canh.
Từ đó, mọi người cùng làm theo hai anh em, dựng ngôi nhà mồ thật đẹp cho người chết.
( Phỏng theo Thương Nguyễn )
(1) Góa vợ : vợ đã chết
(2) Nhà mồ : nhà che trên mộ, được coi là nhà ở của người chết ( theo quan niệm mê tín )
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Khi người cha mất, hai anh em làm những việc gì cho cha ?
A. Dựng một ngôi nhà bằng gỗ bên mộ cha.
B. Nuôi chim, tạc tượng người cha trên mộ.
C. Dựng ngôi nhà mồ có chim gỗ, tượng gỗ.
Câu 2. Vì sao hai anh em vẫn sống sót sau những trận đánh của trời ?
A. Vì nấm mò đùn đất ra che chở cho hai anh em.
B. Vì nấm mồ nứt ra cho hai anh em xuống núp.
C. Vì nhà mồ nằm sâu dưới lòng đất.
Câu 3. Sự thay đổi của những con chim, bức tượng ở nhà mồ khi bão tan gió lặng cho thấy ý nghĩa gì ?
A. Cho thấy tài tạc tượng, đẽo chim gỗ của hai anh em
B. Cho thấy lòng thương cha sâu nặng của hai anh em
C. Cho thấy đó là những điều bình thường.
Câu 4. Theo em, câu chuyện ca ngợi điều gì ?
A. Tài năng tạc tượng của hai anh em
B. Tình cha con
C. Cả 2 đáp án trên
Câu 1. a) Điền vào chỗ trống tr hoặc ch rồi chép lại các câu sau :
Những…..ùm quả…..ín mọng…..ên cành, lấp ló …..ong tán lá xanh um.
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
b) Đặt trên chữ in nghiêng dấu hỏi hoặc dấu ngã rồi chép lại câu sau :
Sóng biên rì rào vô vào bờ cát, át ca tiếng gió thôi trong rặng phi lao .
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Câu 2. Đọc bài thơ sau :
Buổi sáng nhà em
Ông trời nổi lửa đằng đông
Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
Bố em xách điếu đi cày
Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau
Cậu mèo đã dậy từ lâu
Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng
Mụ gà cục tác như điên
Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi
Cái na đã tỉnh giấc rồi
Đàn chuối đứng vỗ tay cười, vui sao !
Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà.
( Trần Đăng Khoa )
a) Kể tên các sự vật được nhân hóa ( M : trời )
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
b) Gạch một gạch dưới những từ dùng để gọi các sự vật được nhân hóa. (M : Ông)
c) Gạch hai gạch dưới những từ ngữ dùng để tả các sự vật được nhân hóa ( M : nổi lửa )
Câu 3. Kể tên 3 nhà trí thức nổi tiếng mà em biết ( VD : Lương Định Của )
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Câu 4. Nêu đóng góp nổi bật của một trong các nhà tri thức đó
( VD : Ông Lương Định Của là một nhà khoa học có công tạo ra nhiều giống lúa mới rất có giá trị…)
Phiếu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 22 có đáp án (Phiếu số 1)
Thời gian: 45 phút
CẦU TREO
Kĩ sư Brao(1) được giao làm một cây cầu trên sông Tuýt(2). Sau khi tìm hiểu, khảo sát bờ sông và đáy sông, ông thấy không thể xây trụ cầu được. Ông chưa tìm ra giải pháp nào để bắc cầu.
Một lần, ông Brao đi dọc bờ sông. Chân ông bước mà tâm trí chỉ để vào một câu hỏi : “Làm cách nào để bắc cầu bây giờ ?”. Bất chợt, đầu ông va vào một cành cây. Ông nhìn lên và thấy một chú nhện đang bỏ chạy, để lại tấm lưới vừa mới chăng. Ông xem xét một cách chăm chú và nhận ra sự kì lạ của tấm mạng nhện chăng giữa hai cành cây. Trước gió, tấm mạng nhện đung đưa, uốn éo nhưng không hề bị đứt.Ông Brao ngắm những sợi tơ nhện rồi reo lên :
- Đúng rồi, cầu trên sông Tuýt sẽ là một chiếc cầu treo.
Thế rồi kĩ sư Brao lao vào thiết kế cây cầu treo trên những sợi cáp. Chẳng bao lâu sau, chiếc cầu treo đầu tiên trên thế giới của kĩ sư Brao đã ra đời từ “gợi ý” của một chú nhện.
( Theo Tường Vân )
(1) Brao : tên một kĩ sư nổi tiếng người Ai-xơ-len ( châu Âu )
(2) Tuýt : tên một con sông ở Ai-xơ-len
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Kĩ sư Brao gặp khó khăn gì khi nhận nhiệm vụ làm cây cầu trên sông Tuýt?
A. Dòng sông quá rộng và sâu
B. Không thể xây được trụ cầu
C. Không đủ vật liệu làm trụ cầu
Câu 2. Ý tưởng làm chiếc cầu treo của kĩ sư Brao được nảy sinh nhờ sự việc gì ?
A. Quan sát hai cành cây
B. Quan sát con nhện chạy
C. Quan sát tấm mạng nhện
Câu 3. Theo em, dòng nào dưới đây có thể dùng để đặt tên khác cho câu chuyện ?
A. Người kĩ sư tài năng
B. Con nhện và cây cầu
C. Cầu hình nhện.
Câu 4. Vì sao nói kĩ sư Brao là một nhà khoa học có tinh thần sáng tạo ?
A. Vì ông đã tìm ra cách mới, cách giải quyết mới nhờ 1 người bạn.
B. Vì ông đã tìm ra cách làm 1 cây cầu vượt mới, hoàn thành nhiệm vụ, không nản chí trước khó khăn
C. Vì ông đã thiết kế chiếc cầu treo đầu tiên trên thế giới.
Câu 1.
a) Gạch dưới các chữ viết sai tr/ch rồi chép lại câu văn sau khi đã sửa lỗi chính tả :
Mấy con trèo bẻo chanh nhau khoe tiếng hót chên cành cây cao.
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
b) Gạch dưới các chữ viết sai dấu hỏi/ dấu ngã rồi chép lại câu văn sau khi đã sửa lỗi chính tả :
Các nhà khoa học đả có nhiều phát minh vỉ đại làm thay đỗi cuộc sống trên trái đất.
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Câu 2. Nối từ ngữ chỉ người tri thức (cột A) và hoạt động phù hợp của họ (cột B)
Câu 3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau rồi chép lại :
a) Ở trường em được tham gia nhiều hoạt động bổ ích
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
b) Hai bên hè phố nhiều cửa hàng bày la liệt quần áo đủ màu sắc
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
c) Trên đỉnh núi cao lá cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay trong gió.
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
d) Ngoài ruộng những chiếc nón trắng nhấp nhô trông thật đẹp mắt.
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Câu 4. Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 7 câu ) kể về cô giáo ( thầy giáo ) của em với những công việc trên lớp của thầy ( cô )
Gợi ý :
a) Cô giáo ( thầy giáo ) của em tên là gì ? Dạy em từ năm lớp mấy ?
b) Trên lớp, cô giáo ( thầy giáo ) làm những việc gì ? Thái độ của cô giáo (thầy giáo ) đối với em và các bạn ra sao ?
c) Tình cảm của em và các bạn đối với cô giáo ( thầy giáo ) thế nào ? Em đã làm gì để tỏ lòng biết ơn cô giáo ( thầy giáo ) ?