Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 34 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3



Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 34 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3.

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 34 - Kết nối tri thức

I. Luyện đọc diễn cảm

CẦU TREO

Kĩ sư Brao(1) được giao làm một cây cầu trên sông Tuýt(2). Sau khi tìm hiểu, khảo sát bờ sông và đáy sông, ông thấy không thể xây trụ cầu được. Ông chưa tìm ra giải pháp nào để bắc cầu.

Một lần, ông Brao đi dọc bờ sông. Chân ông bước mà tâm trí chỉ để vào một câu hỏi: “Làm cách nào để bắc cầu bây giờ ?”. Bất chợt, đầu ông va vào một cành cây. Ông nhìn lên và thấy một chú nhện đang bỏ chạy, để lại tấm lưới vừa mới chăng. Ông xem xét một cách chăm chú và nhận ra sự kì lạ của tấm mạng nhện chăng giữa hai cành cây. Trước gió, tấm mạng nhện đung đưa, uốn éo nhưng không hề bị đứt. Ông Brao ngắm những sợi tơ nhện rồi reo lên :

- Đúng rồi, cầu trên sông Tuýt sẽ là một chiếc cầu treo.

Thế rồi kĩ sư Brao lao vào thiết kế cây cầu treo trên những sợi cáp. Chẳng bao lâu sau, chiếc cầu treo đầu tiên trên thế giới của kĩ sư Brao đã ra đời từ “gợi ý” của một chú nhện.

(1) Brao : tên một kĩ sư nổi tiếng người Ai-xơ-len (châu Âu )

(2) Tuýt : tên một con sông ở Ai-xơ-len

II. Đọc hiểu văn bản

1. Kĩ sư Brao gặp khó khăn gì khi nhận nhiệm vụ làm cây cầu trên sông Tuýt?

A. Dòng sông quá rộng và sâu

B. Không thể xây được trụ cầu

C. Không đủ vật liệu làm trụ cầu

2. Ý tưởng làm chiếc cầu treo của kĩ sư Brao được nảy sinh nhờ sự việc gì?

A. Quan sát hai cành cây

B. Quan sát con nhện chạy

C. Quan sát tấm mạng nhện

3. Theo em, dòng nào dưới đây có thể dùng để đặt tên khác cho câu chuyện?

A. Người kĩ sư tài năng

B. Con nhện và cây cầu

C. Một phát minh vĩ đại

4. Vì sao nói kĩ sư Brao là một nhà khoa học có tinh thần sáng tạo?

A. Vì ông đã tìm ra cách mới, cách giải quyết mới, không bị phụ thuộc vào cái đã có

B. Vì ông đã làm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

C. Vì ông đã tìm ra cái mới trên cơ sở tiếp thu cái đã có.

III. Luyện tập

5. Hãy kể những việc em đã làm để bảo vệ môi trường:

6. Tô màu vào ô chứa từ ngữ chỉ hành động bảo vệ môi trường:

phân loại rác

trồng cây

đi xe đạp

dùng túi ni-lông

chặt phá rừng

nhặt rác


7. Điền từ trong ngoặc vào chỗ chấm để hoàn thành đoạn văn sau:

(tươi sáng, thảm họa, chiến đấu, cải thiện, trách nhiệm)

Ngày 20 tháng 12 hằng năm là Quốc tế Đoàn kết nhân loại. Vào ngày này, mọi người sẽ cùng dành thời gian suy ngẫm, thảo luận, thống nhất những quy định, quy tắc về việc: cấm nổ mìn; ……………………… sức khỏe của người dân và đảm bảo rằng thuốc sẽ đến tay những người có nhu cầu; nỗ lực cứu trợ để giúp đỡ những người chịu ảnh hưởng của ……………………….. tự nhiên hoặc nhân tạo; phổ cập giáo dục; ………………………. chống lại đói nghèo, tham nhũng và khủng bố. Ngày Quốc tế Đoàn kết nhân loại là dịp để phản ánh về cách mỗi người trong chúng ta phải chịu ……………………….. đối với hành động của mình trong cuộc sống hàng ngày. Trong thời gian không xa, chúng ta có thể tiến tới một tương lai ……………………… hơn.

8. Em hãy quan sát và đặt tên cho mỗi bức tranh:

a)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 34 Kết nối tri thức (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3

b)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 34 Kết nối tri thức (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3

c)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 34 Kết nối tri thức (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

I. Luyện đọc diễn cảm

Học sinh chú ý đọc đúng chính tả, chú ý ngữ điệu các nhân vật.

II. Đọc hiểu văn bản

1. B. Không thể xây được trụ cầu

2. C. Quan sát tấm mạng nhện

3.C. Một phát minh vĩ đại

4. A. Vì ông đã tìm ra cách mới, cách giải quyết mới, không bị phụ thuộc vào cái đã có

III. Luyện tập

5. Những việc em đã làm để bảo vệ môi trường: vứt rác đúng nơi quy định, vệ sinh đường làng ngõ xóm, không hái hoa bẻ cành, tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường,…

6. phân loại rác – trồng cây – đi xe đạp – nhặt rác.

7. cải thiện – thảm họa – chiến đấu – trách nhiệm – tươi sáng.

8.

a) Chung tay bảo vệ môi trường

b) Cấm chặt phá rừng

c) Trồng cây gây rừng

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 34 - Chân trời sáng tạo

Nội dung đang được cập nhật ....

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 34 - Cánh diều

Nội dung đang được cập nhật ....

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD




Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 34 (sách cũ)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 34 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: 45 phút

CẢNH SẮC MÙA XUÂN VÙNG TRUNG DU

    Thủy chợt nhận ra mùa xuân khi cô mở hai cánh cửa sổ nhìn ra bên ngoài. Trước mắt Thủy, cảnh sắc hiện ra thật huy hoàng. Lớp cỏ non đã lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy tít tắp đến cuối tầm mắt. Những con đường mòn cũng trở nên mềm mại lượn khúc, lúc ẩn lúc hiện trông nhẹ như những chiếc khăn voan bay lơ lửng trong gió. Xa hơn một ít, dãy núi đá vôi bỗng nhiên sừng sững uy nghi hơn mọi ngày. Thủy hình dung nó như những thành quách lâu đài cổ từ những thế kỉ xa xưa nào đó. Mới tháng trước đây thôi, mùa đông đã làm cho tất cả trở nên hoang vu, già cỗi. Những quả đồi gầy xác, những con đường mòn khẳng khiu. Và dãy núi đá vôi ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng. Mùa xuân kì diệu đã làm thay đổi tất cả. Mọi vật sáng lên, trẻ ra dưới ánh nắng óng mượt như nhung. Đôi mắt Thủy bao trùm lên mọi cảnh vật.

( Theo Văn Thảo )

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Cảnh sắc mùa xuân hiện ra trước mắt Thủy qua những sự vật nào ?

A. Cỏ non phủ trên đồi, chiếc khăn voan, dãy núi đá vôi

B. Cỏ non phủ trên đồi, con đường mòn, lâu đài cổ xưa

C. Cỏ non phủ trên đồi, con đường mòn, dãy núi đá vôi

Câu 2. Bài văn có mấy câu đã sử dụng phép so sánh ? ( Gạch dưới hình ảnh so sánh và khoanh tròn từ dùng để so sánh trong từng câu )

A. 3 câu

B. 4 câu

C. 5 câu

Câu 3. Hình ảnh so sánh “dãy núi đá vôi ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng” góp phần nhấn mạnh điều gì ?

A. Vẻ cổ kính,xa xưa và sống động

B. Vẻ già cỗi, tàn lụi của thiên nhiên

C. Vẻ bạc trắng của mái tóc người già

Câu 4. Vì sao nói mùa xuân kì diệu đã làm thay đổi tất cả ?

A. Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật đỡ hoang vu, già cỗi

B. Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật óng mượt như nhung

C. Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật bỗng sáng lên, trẻ ra

Câu 1. a) Điền vào chỗ trống tr hoặc ch rồi chép lại cho đúng chính tả khổ thơ sau trong bài Theo chân Bác của nhà thơ Tố Hữu :

Còn những ai...ưa được một lần

...ong đời, gặp Bác ? Hãy nhanh ....ân !

Tiến lên phía ...ước !....ên cao ấy

Bác vẫn đưa tay đón lại gần.

…………………………………............................................................

…………………………………............................................................

…………………………………............................................................

…………………………………............................................................

b) Đặt đúng dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in nghiêng rồi chép lại cho đúng chính tả khổ thơ sau trong bài Theo chân Bác của nhà thơ Tố Hữu :

Ô vân còn đây, cua các em

Chồng thư mới mơ, Bác đang xem

Chắc Người thương lắm lòng con tre

Nên đê bâng khuâng gió động rèm

…………………………………............................................................

…………………………………............................................................

…………………………………............................................................

…………………………………............................................................

Câu 2. Viết vào chỗ trống một vài lợi ích cụ thể mà thiên nhiên đem lại cho con người :

Thiên nhiên Lợi ích
Đồi núi ................
Rừng ................
Sông ................
Biển ................
Mỏ dầu ................
Mỏ kim loại ................

Câu 3. Chép lại đoạn văn dưới đây sau khi điền đủ 3 dấu phẩy, 2 dấu chấm vào các chỗ chấm và viết hoa chữ đầu câu :

Trăng trên sông...trên đồng... trên làng quê...tôi đã thấy nhiều...duy trăng trên biển lúc mới mọc thì đây là lần đầu tiên tôi được thấy...đẹp quá sức tưởng tượng !

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn về vấn đề bảo vệ môi trường.

Câu 1 2 3 4
Đáp án C B(+ Những con đường mòn…trong gió.
+ Thủy hình dung…nào đó.
+ Và dãy núi đá vôi…xế bóng.
+ Mọi vật sáng lên…như nhung. )
A C

Câu 1. a) Điền vào chỗ trống tr hoặc ch rồi chép lại cho đúng chính tả khổ thơ sau trong bài Theo chân Bác của nhà thơ Tố Hữu :

Còn những ai chưa được một lần

Trong đời, gặp Bác ? Hãy nhanh chân !

Tiến lên phía trước ! Trên cao ấy

Bác vẫn đưa tay đón lại gần.

b) Đặt đúng dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in nghiêng rồi chép lại cho đúng chính tả khổ thơ sau trong bài Theo chân Bác của nhà thơ Tố Hữu :

Ô vẫn còn đây, của các em

Chồng thư mới mở, Bác đang xem

Chắc Người thương lắm lòng con trẻ

Nên để bâng khuâng gió động rèm

Câu 2. Viết vào chỗ trống một vài lợi ích cụ thể mà thiên nhiên đem lại cho con người :

Thiên nhiên Lợi ích
Đồi núi Trồng rừng lấy gỗ, làm nương rẫy
Rừng Gỗ, cây dược liệu, du lịch
Sông Thủy sản, du lịch
Biển Hải sản, khoáng sản, du lịch
Mỏ dầu Dầu mỏ
Mỏ kim loại Khoáng sản

Câu 3. Chép lại đoạn văn dưới đây sau khi điền đủ 3 dấu phẩy, 2 dấu chấm vào các chỗ chấm và viết hoa chữ đầu câu :

Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều. Duy trăng trên biển lúc mới mọc thì đây là lần đầu tiên tôi được thấy. Đẹp quá sức tưởng tượng !

Câu 4. Viết đoạn văn ngắn về vấn đề bảo vệ môi trường.

Bài mẫu:

    Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng nói "Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân". Hưởng ứng lời dạy của Bác, vào tháng Giêng hàng năm trường em đều tưng bừng tổ chức lễ hội trồng cây. Để hoạt động trồng và chăm sóc cây xanh trong khuôn viên sân trường diễn ra thuận lợi, nhà trường đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng lớp học, nếu khối lớp 5 chúng em được giao nhiệm vụ trồng cây thì các em khối lớp 3,4 sẽ tưới nước sau khi cây đã được trồng xuống đất. Các em học sinh khối lớp 1,2 còn nhỏ nên sẽ cùng tham gia vun đất, nhặt lá làm sạch khu vực diễn ra lễ hội trồng cây. Lễ hội diễn ra hết sức sôi nổi và thành công, chúng em ai cũng tích cực tham gia và cảm thấy vui vẻ vì đã góp chút sức để mang đến không gian xanh thoáng mát, trong lành cho ngôi trường.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 34 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Sự tích chú Cuội cung trăng, Mưa, Trên con tàu vũ trụ trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Chú Cuội trong truyện Sự tích chú Cuội cung trăng vốn làm nghề gì ?

A. Thợ săn

B. Tiều phu

C. Thầy thuốc

Câu 2: Cơn mưa trong bài thơ:" Mưa"  kéo đến vào thời gian nào ?

A. Buổi sáng sớm

B. Buổi chiều

C. Trong đêm tối

Câu 3: Đâu không phải là tài nguyên thiên nhiên trên mặt đất ?

A. Mỏ dầu

B. Núi non

C. Sông suối

Câu 4: Nhờ đâu mà Cuội phát hiện ra cây thuốc quý ?

A. Do Cuội đánh nhau với hổ để giành lấy cây thuốc quý.

B. Do Cuội thấy hổ mẹ lấy cây thuốc quý chữa khỏi ngay lập tức vết thương cho hổ con.

C. Do hổ mẹ chỉ cho Cuội biết chỗ.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1.

Điền vào chỗ trống tr hoặc ch rồi chép lại cho đúng chính tả khổ thơ sau trong bài Theo chân Bác của nhà thơ Tố Hữu :

Còn những ai...ưa được một lần

...ong đời, gặp Bác ? Hãy nhanh ....ân !

Tiến lên phía ...ước !....ên cao ấy

Bác vẫn đưa tay đón lại gần.

…………………………………............................................................

…………………………………............................................................

…………………………………............................................................

…………………………………............................................................

Bài 2.

Đặt đúng dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm rồi chép lại cho đúng chính tả khổ thơ sau trong bài Theo chân Bác của nhà thơ Tố Hữu :

Ô vân còn đây, cua các em

Chồng thư mới , Bác đang xem

Chắc Người thương lắm lòng con tre

Nên đê bâng khuâng gió động rèm

…………………………………............................................................

…………………………………............................................................

…………………………………............................................................

…………………………………............................................................

Bài 3.Viết vào chỗ trống một vài lợi ích cụ thể mà thiên nhiên đem lại cho con người 

Thiên nhiên

Lợi ích

Đồi núi

………………………………….

Rừng

………………………………….

Sông

………………………………….

Biển

………………………………….

Mỏ dầu

………………………………….

Mỏ kim loại

………………………………….

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

B

A

B

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1.

Điền vào chỗ trống tr hoặc ch rồi chép lại cho đúng chính tả khổ thơ sau trong bài Theo chân Bác của nhà thơ Tố Hữu :

Còn những ai chưa được một lần

Trong đời, gặp Bác ? Hãy nhanh chân !

Tiến lên phía trước ! Trên cao ấy

Bác vẫn đưa tay đón lại gần.

Bài 2.

Đặt đúng dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm rồi chép lại cho đúng chính tả khổ thơ sau trong bài Theo chân Bác của nhà thơ Tố Hữu :

Ô vẫn còn đây, của các em

Chồng thư mới mở, Bác đang xem

Chắc Người thương lắm lòng con trẻ

Nên để bâng khuâng gió động rèm.

Bài 3.Viết vào chỗ trống một vài lợi ích cụ thể mà thiên nhiên đem lại cho con người 

Thiên nhiên

Lợi ích

Đồi núi

Trồng rừng lấy gỗ, làm nương rẫy

Rừng

Gỗ, cây dược liệu, du lịch

Sông

Thủy sản, du lịch

Biển

Hải sản, khoáng sản, du lịch

Mỏ dầu

Dầu mỏ

Mỏ kim loại

Khoáng sản

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 34 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Sự tích chú Cuội cung trăng, Mưa, Trên con tàu vũ trụ trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Bầu trời trong cơn mưa có đặc điểm gì ? 

A. Bầu trời sáng rực.

B. Mây đen đang lũ lượt kéo đến.

C. Tất cả đều tối sầm lại.

Câu 2: Đâu là sự vật do chính con người tạo ra ?

A. Núi non

B. Biển cả

C. Cánh đồng lúa

Câu 3: Anh Ga-ga-rin làm gì trong thời gian bay vào vũ trụ?

A. Anh vui chơi, quan sát xung quanh

B. Anh tò mò ngắm nhìn vũ trụ

C. Anh vẫn làm việc, theo dõi các thiết bị của con tàu, ghi chép mọi nhận xét vào cuốn sổ.

Câu 4: Cuội đã sử dụng cây thuốc quý như thế nào ?

A. Cuội chữa khỏi bệnh cho mọi người trong gia đình mình.

B. Cuội chữa bệnh cho rất nhiều người, trong đó có con gái phú ông.

C. Cuội chữa khỏi bệnh cho phú ông.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1. Nhớ lại và viết tên một số nước Đông Nam Á.

Bài 2. Chép lại đoạn văn dưới đây sau khi điền đủ 3 dấu phẩy, 2 dấu chấm vào các chỗ chấm và viết hoa chữ đầu câu :

Trăng trên sông...trên đồng... trên làng quê...tôi đã thấy nhiều...duy trăng trên biển lúc mới mọc thì đây là lần đầu tiên tôi được thấy...đẹp quá sức tưởng tượng !

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Bài 3. Viết đoạn văn ngắn về vấn đề bảo vệ môi trường.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

C

C

B

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1. Nhớ lại và viết tên một số nước Đông Nam Á.

- Tên một số nước Đông Nam Á là:

Bru-nây, Cam-pu-chia, Đông-Ti-mor, In-dô-nê-xi-a, Lào, Ma-lai-xi-a, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Thái Lan, Việt Nam.

Bài 2. Chép lại đoạn văn dưới đây sau khi điền đủ 3 dấu phẩy, 2 dấu chấm vào các chỗ chấm và viết hoa chữ đầu câu :

Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều. Duy trăng trên biển lúc mới mọc thì đây là lần đầu tiên tôi được thấy. Đẹp quá sức tưởng tượng !

Bài 3. Viết đoạn văn ngắn về vấn đề bảo vệ môi trường.

Bài mẫu:

    Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng nói "Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân". Hưởng ứng lời dạy của Bác, vào tháng Giêng hàng năm trường em đều tưng bừng tổ chức lễ hội trồng cây. Để hoạt động trồng và chăm sóc cây xanh trong khuôn viên sân trường diễn ra thuận lợi, nhà trường đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng lớp học, nếu khối lớp 5 chúng em được giao nhiệm vụ trồng cây thì các em khối lớp 3,4 sẽ tưới nước sau khi cây đã được trồng xuống đất. Các em học sinh khối lớp 1,2 còn nhỏ nên sẽ cùng tham gia vun đất, nhặt lá làm sạch khu vực diễn ra lễ hội trồng cây. Lễ hội diễn ra hết sức sôi nổi và thành công, chúng em ai cũng tích cực tham gia và cảm thấy vui vẻ vì đã góp chút sức để mang đến không gian xanh thoáng mát, trong lành cho ngôi trường.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 34 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Sự tích chú Cuội cung trăng, Mưa, Trên con tàu vũ trụ trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Trong bài: "Mưa", vì sao mọi người lại thương bác ếch ?

A. Vì bác ếch phải lặn lội dưới trời mưa lạnh.

B. Vì bác ếch chăm chỉ lo cho từng cây lúa dưới đồng ngay cả khi trời mưa gió.

C. Vì bác ếch không có nhà ở.

Câu 2: Hành động nào của con người ảnh hưởng xấu đến thiên nhiên ?

A. Săn bắn động vật hoang dã

B. Trồng cây

C. Hạn chế rác thải ra môi trường

Câu 3: Hình ảnh bác ếch trong bài thơ :" Mưa" gợi cho con nghĩ đến ai ?

A. Nghĩ đến những con vật nhỏ không có chỗ trú mưa ngoài đồng.

B. Nghĩ đến các cô bác nông dân đang làm việc trên cánh đồng lúa khi trời mưa.

C. Nghĩ đến những người đi câu ếch lúc trời mưa.

Câu 4: Nguyên nhân nào khiến Cuội phải bay lên cung trăng ?

A. Vì Cuội theo vợ lên cung trăng giữ cây thuốc quý.

B. Vì Cuội bị vợ đuổi lên cung trăng.

C. Vì cây thuốc bay lên, mang theo cả Cuội lên cung trăng

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền tr hoặc ch vào chỗ trống và giải câu đố.

Lưng đằng.....ước, bụng đằng sau

Con mắt ở dưới, cái đầu ở trên.

         Là………….

Bài 2:

Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm. Giải câu đố.

Một ông cầm hai cây sào

Đuôi đàn cò trâng chạy vào trong hang.

         Là……………

Bài 3:

Em hãy kể tên một số việc mà con người đã làm giúp thiên nhiên đẹp thêm, giàu thêm.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

A

B

C

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền tr hoặc ch vào chỗ trống và giải câu đố.

Lưng đằng trước, bụng đằng sau

Con mắt ở dưới, cái đầu ở trên,

        -  Là cái chân

Bài 2:

Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm. Giải câu đố.

Một ông cầm hai cây sào

Đuổi đàn cò trắng chạy vào trong hang.

         - Là động tác cẩm đũa và cơm vào miệng

Bài 3:

Em hãy kể tên một số việc mà con người đã làm giúp thiên nhiên đẹp thêm, giàu thêm.

- Một số việc mà con người đã làm giúp thiên nhiên đẹp thêm, giàu thêm là:

+ Con người trồng rừng.

+ Con người trồng các vườn hoa.

+ Con người đào ao, nuôi cá.

+ Con người xây dựng các khu vui chơi.

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


bai-tap-cuoi-tuan-tieng-viet-lop-3-hoc-ki-2.jsp


Giải bài tập lớp 3 các môn học