Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 30 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3
Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 30 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3.
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD
Chỉ từ 180k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 30 - Kết nối tri thức
I. Luyện đọc diễn cảm
BIỂN ĐẸP
Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.
Mặt trời xế trưa bị mây che lỗ nhỏ. Những tia nắng dát vàng một vùng biển tròn, làm nổi bật những cánh buồm duyên dáng như ánh sáng chiếc đèn sân khấu khổng lồ đang chiếu cho các nàng tiên biển múa vui.
Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai đem rắc lên trên. Biển khoác chiếc áo mới. Cảnh vật mờ ảo. Sóng ầm ầm, lao xao. Hàng thùy dương xào xạc, vi vu như đang trò chuyện.
Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế. Nhưng có một điều ít ai chú ý là: vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu sắc ấy phần lớn là do mây trời và ánh sáng tạo nên.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Khi nắng chiếu vào, những cánh buồm trên biển có sự thay đổi về màu sắc như thế nào?
A. Từ trắng chuyển sang nâu
B. Từ nâu chuyển sang hồng
C. Từ trắng chuyển sang vàng
2. Khi nào biển lặng đỏ đục?
A. Buổi sáng
B. Buổi trưa
C. Buổi chiều
3. Tác giả tập trung miêu tả những sự vật nào trên biển?
A. Thuyền buồm, mặt biển
B. Thuyền buồm, bãi cát
C. Mây trời
4.Em hiểu câu “Vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kì diệu muôn màu sắc ấy phần lớn là do mây trời và ánh sáng tạo nên.” có nghĩa là gì?
A. Mây trời soi bóng xuống biển và ánh sáng phản chiếu làm cho biển có vẻ đẹp muôn màu.
B. Biển đẹp là nhờ trên mặt biển có mây trời và ánh sáng.
C. Biển, mây trời, ánh sáng lúc nào cũng đẹp.
III. Luyện tập
5. Chữ s hay x?
Mùa xuân, khi mưa phùn và … ương … ớm lẫn vào nhau, cây gạo ngoài cổng chùa bật ra những đoá hoa làm … áng bừng một góc trời. Tiếng chim … áo về ríu rít. Nghe mà … ốn … ang mãi.
Theo BĂNG SƠN
6. Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép trong mỗi câu sau:
a.Bỗng có một ông già râu tóc bạc trắng hiện lên, nói với vua rằng: “Sáng mai, nhà vua ra đón ở bờ sông, sẽ có Thần Kim Quy đến giúp.”
b. Thần Kim Quy rút một cái móng của mình trao cho An Dương Vương, dặn rằng: “Nhà vua giữ lấy móng này để làm lẫy nỏ. Khi có giặc thì đem ra bắn, một phát có thể giết được hàng nghìn quân giặc.”
c. Bỗng một tiếng “kít... ít” làm cậu sững lại.
7. Truyện vui sau đây còn thiếu một số dấu ngoặc kép để đánh dấu những từ ngữ hoặc câu được trích dẫn. Em thêm dấu ngoặc kép vào vị trí đó.
Hùng:
− Bài đọc trên có từ mếu máo. Bạn hãy đặt một câu với từ đó!
Hiếu:
− Câu của mình là: Bạn Quang chạy theo xích lô, vừa khóc vừa nói.
Hùng:
− Nhưng câu đó chưa có từ cần đặt.
Hiếu:
− Có mà: Vừa khóc vừa nói có nghĩa là mếu máo rồi!
HÀ THU
8. Chuyển câu trong dấu ngoặc kép thành lời nói trực tiếp được đánh dấu bằng dấu gạch ngang:
Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu: “Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh!”
HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN
I. Luyện đọc diễn cảm
Học sinh chú ý đọc đúng chính tả, ngắt câu phù hợp.
II. Đọc hiểu văn bản
1. B. Từ nâu chuyển sang hồng
2. C. Buổi chiều
3. A. Thuyền buồm, mặt biển
4. A. Mây trời soi bóng xuống biển và ánh sáng phản chiếu làm cho biển có vẻ đẹp muôn màu.
III. Luyện tập
5.
Mùa xuân, khi mưa phùn vàsương sớm lẫn vào nhau, cây gạo ngoài cổng chùa bật ra những đoá hoa làm sáng bừng một góc trời. Tiếng chim sáo về ríu rít. Nghe mà xốn xang mãi.
6.
a. Trích dẫn lại lời nói của nhân vật.
b. Trích dẫn lại lời nói của nhân vật
c. Đánh dấu từ ngữ.
7.
Hùng:
− Bài đọc trên có từ mếu máo. Bạn hãy đặt một câu với từ đó!
Hiếu:
− Câu của mình là: “Bạn Quang chạy theo xích lô, vừa khóc vừa nói”.
Hùng:
− Nhưng câu đó chưa có từ cần đặt.
Hiếu:
− Có mà: “Vừa khóc vừa nói có nghĩa là mếu máo rồi”!
9.
Quốc Toản bèn chạy đến, quỳ xuống tâu:
- Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin Bệ hạ cho đánh!
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 30 - Chân trời sáng tạo
Nội dung đang được cập nhật ....
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 30 - Cánh diều
Nội dung đang được cập nhật ....
Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD
Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 30 (sách cũ)
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 30 có đáp án (Phiếu số 1)
Thời gian: 45 phút
BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC
Bảo tàng Dân tộc học(1) Việt Nam giữa Thủ đô Hà Nội là nơi sum vầy của 54 dân tộc anh em. Khu nhà hai tầng có hình dáng như chiếc trống đồng khổng lồ. Đây là nơi trưng bày những bộ sưu tập về từng dân tộc như Thái, Hmông, Ê-đê, Chăm, Khmer,…
Đến đây, ta có thể thấy những đồ vật rất gần gũi với đời sống hằng ngày của các dân tộc. Đây là những con dao, cái gùi, chiếc khố, ống sáo, cây đàn. Đây là căn nhà sàn người Thái thấp thoáng những cô gái cồng chiêng, giáo mác cổ kính. Những bức tượng nhà mồ nổi bật nét đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên.
Ngồi trong bảo tàng, ta có thể xem những cuốn phim về lễ hội đâm trâu của người Ba-na, cảnh chơi xuân của người Hmông hay đám ma của người Mường.. Đi thăm khắp bảo tàng, ta cảm thấy như được sống trong không khí vui vẻ, đầm ấm của một ngôi nhà chung – ngôi nhà của các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam.
( Theo Hương Thủy )
(1) Dân tộc học : khoa học nghiên cứu về các dân tộc
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
Câu 1. Khu nhà bảo tàng Dân tộc Việt Nam có hình dáng như vật gì ?
A. Như chiếc chiêng đồng khổng lồ
B. Như chiếc đàn bầu khổng lồ
C. Như chiếc trống đồng khổng lồ
Câu 2. Bảo tàng có những đồ vật nào rất gần với đời sống hằng ngày của các dân tộc ?
A. Con dao, cái gùi, chiếc khố, ống sáo, cây đàn.
B. Con dao, cái gùi, chiếc khố, cồng chiêng, giáo mác, rổ tre.
C. Con dao, cái gùi, chiếc khố, giáo mác, tượng nhà mồ, thuyền.
Câu 3. Trong bảo tàng, ta có thể được xem những cuốn phim về chuyện gì ?
A. Lễ hội đâm trâu của người Ba-na, cảnh cô gái Thái ngồi dệt thổ cẩm, đám ma của người Mường,…
B. Lễ hội đâm trâu cảu người Ba-na, cảnh chơi xuân của người Hmông, đám ma của người Mường,…
C. Cô gái Thái ngồi dệt vải thổ cẩm, cảnh chơi xuân của người Hmông, đám ma của người Mường,…
Câu 4. Đi thăm khắp bảo tàng, mọi người cảm thấy được điều gì ?
A. Được sống trong không khí sum vầy, đầm ấm của ngôi nhà chung của các dân tộc anh em
B. Được sống trong không khí vui vẻ, đầm ấm của ngôi nhà chung của các dân tộc anh em
C. Được sống trong không khí vui vẻ, đông đúc của ngôi nhà chung của các dân tộc anh em
Câu 1. a) Gạch dưới các chữ viết sai tr/ch rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :
Mưa như chút nước,lũ chên nguồn chàn về, trảy ầm ầm như thác đổ.
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
b) Điền vào chỗ trống vần êt hoặc êch rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :
Bé Nhàn rất ngờ ngh…., nghe ai nói cũng ngh…. mặt ra vì không hiểu.
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
Câu 2. Trả lời câu hỏi :
a) Con chim bay bằng gì ?
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
b) Phòng học của trường em được làm bằng gì ?
………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………….
Câu 3. Chọn dấu câu thích hợp để điền vào chỗ chấm :
a) Cả lớp reo lên … “A, cô giáo đã đến !”.
b) Lớp 3A có ba bạn đoạt giải Nhất cuộc thi Viết chữ đẹp do nhà trường tổ chức … Nguyễn Hoàng Quân,Lê Thị Thu Hoài, Trần Mai Thanh Thủy.
Câu 4. Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | C | A | B | B |
Câu 1. a) Gạch dưới các chữ viết sai tr/ch rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :
Mưa như chút nước,lũ chên nguồn chàn về, trảy ầm ầm như thác đổ.
Sửa: Mưa như trút nước, lũ trên nguồn tràn về, chảy ầm ầm như thác đổ.
b) Điền vào chỗ trống vần êt hoặc êch rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :
Bé Nhàn rất ngờ nghệch, nghe ai nói cũng nghệt mặt ra vì không hiểu.
Câu 2. Trả lời câu hỏi :
a) Con chim bay bằng gì ?
- Bằng cánh
b) Phòng học của trường em được làm bằng gì ?
- Bằng gạch
Câu 3. Chọn dấu câu thích hợp để điền vào chỗ chấm :
a) Cả lớp reo lên: “A, cô giáo đã đến !”.
b) Lớp 3A có ba bạn đoạt giải Nhất cuộc thi Viết chữ đẹp do nhà trường tổ chức: Nguyễn Hoàng Quân,Lê Thị Thu Hoài, Trần Mai Thanh Thủy.
Câu 4.
Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
Bài mẫu:
Việt Nam, Ngày 5-9-2018
Tô-ni-a thân mến !
Mình là Nguyễn Thuỳ Dương, đến từ Việt Nam. Qua sách báo, mình được biết bạn là học sinh của nước Nga đang muốn kết bạn và giao lưu với các bạn nhỏ trên thế giới. Tô-ni-a biết không, mình và bố mẹ đều yêu quý và muốn tìm hiểu về nền văn hóa nước Nga. Mình cũng biết rằng, đất nước bạn có bốn mùa riêng biệt với mùa xuân tuyết tan, mùa hè dịu mát, mùa thu đẹp nên thơ và mùa đông ngập tuyết trắng. Mình còn biết nước bạn có nhiều công viên rộng lớn, nhiều cung điện, lâu đài tráng lệ, nhiều thành phố đẹp.
Hiện tại mình đang là học sinh lớp 3B, Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Hồ Chí Minh. Mình rất thích vẽ tranh và làm toán. Còn sở thích của Tô-ni-a là gì? Bạn học giỏi môn nào nhất? Hãy viết thư và chia sẻ với mình nhé.
Mình rất muốn được làm quen với bạn. Mình mong rằng chúng ta có thể cùng trò chuyện nhiều điều thú vị về đất nước, con người hai nước Nga và Việt Nam, để tình thân ái giữa chúng ta ngày càng thêm khăng khít. Chúc bạn luôn vui khoẻ và học giỏi.
Thân mến chào bạn
Dương
Nguyễn Thuỳ Dương
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 30 có đáp án (Phiếu số 2)
Thời gian: 45 phút
I. Bài tập về đọc hiểu:
Dựa vào những bài đọc: Gặp gỡ ở Lúc – xăm – bua, Một mái nhà chung, Ngọn lửa Ô – lim – pích trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Mái nhà của chim có gì đặc biệt ?
A. Là mái nhà với nghìn lá biếc.
B. Là đại dương hiền hòa.
C. Là bầu trời trong xanh.
Câu 2: Khi vào thăm lớp 6A, đoàn cán bộ có bất ngờ gì ?
A. Các em học sinh rất ngoan.
B. Các em học sinh nói thành thạo được tiếng Việt.
C. Các em giới thiệu tên mình bằng tiếng Việt và hiểu biết nhiều điều về đất nước Việt Nam.
Câu 3: Đâu là câu không có bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì ?
A. Chiếc đàn ghi-ta được làm bằng gỗ
B. Ca sĩ chứng tỏ khả năng của mình bằng giọng hát và phong cách biểu diễn.
C. Ve kêu râm ran trên cành nhãn.
Câu 4: Đại hội Thể thao Ô-lim-pích có từ bao giờ?
A. Đã có từ gần 3000 năm trước ở nước Ấn Độ cổ.
B. Đã có từ gần 3000 năm trước ở nước Hi Lạp cổ.
C. Đã có từ gần 3000 năm trước ở nước Ai Cập cổ.
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1.
a) Gạch dưới các chữ viết sai tr/ch rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :
Mưa như chút nước,lũ chên nguồn chàn về, trảy ầm ầm như thác đổ.
b) Điền vào chỗ trống vần êt hoặc êch rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :
Bé Nhàn rất ngờ ngh…., nghe ai nói cũng ngh…. mặt ra vì không hiểu.
Bài 2. Trả lời câu hỏi :
a) Con chim bay bằng gì ?
b) Phòng học của trường em được làm bằng gì ?
Bài 3. Chọn dấu câu thích hợp để điền vào chỗ chấm :
a) Cả lớp reo lên … “A, cô giáo đã đến !”.
b) Lớp 3A có ba bạn đoạt giải Nhất cuộc thi Viết chữ đẹp do nhà trường tổ chức … Nguyễn Hoàng Quân, Lê Thị Thu Hoài, Trần Mai Thanh Thủy.
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu:
Em chọn đáp án đúng nhất như sau:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
A |
C |
C |
B |
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1.
a) Gạch dưới các chữ viết sai tr/ch rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :
Mưa như chút nước,lũ chên nguồn chàn về, trảy ầm ầm như thác đổ.
Sửa: Mưa như trút nước, lũ trên nguồn tràn về, chảy ầm ầm như thác đổ.
b) Điền vào chỗ trống vần êt hoặc êch rồi chép lại câu văn cho đúng chính tả :
Bé Nhàn rất ngờ nghệch, nghe ai nói cũng nghệt mặt ra vì không hiểu.
Bài 2. Trả lời câu hỏi :
a) Con chim bay bằng gì ?
- Bằng cánh
b) Phòng học của trường em được làm bằng gì ?
- Bằng gạch
Bài 3. Chọn dấu câu thích hợp để điền vào chỗ chấm :
a) Cả lớp reo lên: “A, cô giáo đã đến !”.
b) Lớp 3A có ba bạn đoạt giải Nhất cuộc thi Viết chữ đẹp do nhà trường tổ chức: Nguyễn Hoàng Quân, Lê Thị Thu Hoài, Trần Mai Thanh Thủy.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 30 có đáp án (Phiếu số 3)
Thời gian: 45 phút
I. Bài tập về đọc hiểu:
Dựa vào những bài đọc: Gặp gỡ ở Lúc – xăm – bua, Một mái nhà chung, Ngọn lửa Ô – lim – pích trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Mái nhà của cá có gì lạ ?
A. Là rừng sâu xanh thẳm.
B. Là mặt đất bao la.
C. Là sóng xanh rập rình.
Câu 2: Vì sao các bạn nhỏ nói được tiếng Việt Nam và hiểu về Việt Nam như vậy ?
A. Vì cô giáo của các bạn đã từng ở Việt Nam và đã dạy các bạn nhiều về Việt Nam.
B. Vì các bạn nhỏ biết đoàn cán bộ Việt Nam tới thăm nên đã chuẩn bị từ trước.
C. Vì các bạn nhỏ được học tiếng Việt Nam trong trường học.
Câu 3: Theo em, vì sao người ta khôi phục Đại hội Thể thao Ô-lim-pích?
A. Đại hội Thể thao Ô-lim-pích khuyến khích mọi người chăm chỉ luyện tập các môn thể thao, rèn luyện sức khỏe.
B. Đại hội Thể thao Ô-lim-pích biểu tượng cho tinh thần thể thao, sự yêu chuộng hòa bình và tình hữu nghị trên thế giới
C. Cả 2 đáp án trên đúng.
Câu 4: Con người cần phải làm gì để gìn giữ mái nhà chung ?
A. Yêu thương và bảo vệ tất cả các loài động vật.
B. Yêu và bảo vệ mái nhà chung, không bắn chim, bắt thú.
C. Giữ bình yên cho bầu trời
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1: Chọn chữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống
(triều, chiều)
– buổi….....
– thuỷ…….
– …….đình
– ……….chuộng
– ngược………….
– ……….cao
Bài 2. Chọn dấu câu thích hợp để điền vào chỗ chấm :
a) Cả lớp reo lên … “A, cô giáo đã đến !”.
b) Lớp 3A có ba bạn đoạt giải Nhất cuộc thi Viết chữ đẹp do nhà trường tổ chức … Nguyễn Hoàng Quân, Lê Thị Thu Hoài, Trần Mai Thanh Thủy.
Bài 3. Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu:
Em chọn đáp án đúng nhất như sau:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
C |
A |
C |
B |
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1: Chọn chữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
– buổi chiều
– thuỷ triều
– triều đình
– chiều chuộng
– ngược chiều
– chiều cao
Bài 2. Chọn dấu câu thích hợp để điền vào chỗ chấm :
a) Cả lớp reo lên: “A, cô giáo đã đến !”.
b) Lớp 3A có ba bạn đoạt giải Nhất cuộc thi Viết chữ đẹp do nhà trường tổ chức: Nguyễn Hoàng Quân, Lê Thị Thu Hoài, Trần Mai Thanh Thủy.
Bài 3. Viết một bức thư ngắn (khoảng 10 câu) cho một bạn nước ngoài để làm quen và bày tỏ tình thân ái.
Bài mẫu:
Việt Nam, Ngày 5-9-2018
Tô-ni-a thân mến !
Mình là Nguyễn Thuỳ Dương, đến từ Việt Nam. Qua sách báo, mình được biết bạn là học sinh của nước Nga đang muốn kết bạn và giao lưu với các bạn nhỏ trên thế giới. Tô-ni-a biết không, mình và bố mẹ đều yêu quý và muốn tìm hiểu về nền văn hóa nước Nga. Mình cũng biết rằng, đất nước bạn có bốn mùa riêng biệt với mùa xuân tuyết tan, mùa hè dịu mát, mùa thu đẹp nên thơ và mùa đông ngập tuyết trắng. Mình còn biết nước bạn có nhiều công viên rộng lớn, nhiều cung điện, lâu đài tráng lệ, nhiều thành phố đẹp.
Hiện tại mình đang là học sinh lớp 3B, Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Hồ Chí Minh. Mình rất thích vẽ tranh và làm toán. Còn sở thích của Tô-ni-a là gì? Bạn học giỏi môn nào nhất? Hãy viết thư và chia sẻ với mình nhé.
Mình rất muốn được làm quen với bạn. Mình mong rằng chúng ta có thể cùng trò chuyện nhiều điều thú vị về đất nước, con người hai nước Nga và Việt Nam, để tình thân ái giữa chúng ta ngày càng thêm khăng khít. Chúc bạn luôn vui khoẻ và học giỏi.
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 30 có đáp án (Phiếu số 4)
Thời gian: 45 phút
I. Bài tập về đọc hiểu:
Dựa vào những bài đọc: Gặp gỡ ở Lúc – xăm – bua, Một mái nhà chung, Ngọn lửa Ô – lim – pích trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.
Câu 1: Mái nhà của chim có gì đặc biệt ?
A. Là mái nhà với nghìn lá biếc.
B. Là đại dương hiền hòa.
C. Là bầu trời trong xanh.
Câu 2: Khi vào thăm lớp 6A, đoàn cán bộ có bất ngờ gì ?
A. Các em học sinh rất ngoan.
B. Các em học sinh nói thành thạo được tiếng Việt.
C. Các em giới thiệu tên mình bằng tiếng Việt và hiểu biết nhiều điều về đất nước Việt Nam.
Câu 3: Đâu là câu không có bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì ?
A. Chiếc đàn ghi-ta được làm bằng gỗ
B. Ca sĩ chứng tỏ khả năng của mình bằng giọng hát và phong cách biểu diễn.
C. Ve kêu râm ran trên cành nhãn.
Câu 4: Đại hội Thể thao Ô-lim-pích có từ bao giờ?
A. Đã có từ gần 3000 năm trước ở nước Ấn Độ cổ.
B. Đã có từ gần 3000 năm trước ở nước Hi Lạp cổ.
C. Đã có từ gần 3000 năm trước ở nước Ai Cập cổ.
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1: Chọn chữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống
(hếch, hết)
– ……giờ
– mũi……
– hỏng……
(lệch, lệt)
– …………bệt
– chênh…….
Bài 2: Chọn 2 từ ngữ vừa được hoàn chỉnh ở bài tập 1, đặt câu với mỗi từ ngữ đó :
Bài 3: Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Bằng gì ?”
a) Voi uống nước bằng vòi.
b) Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre dán giấy bóng kính.
c) Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình.
Đáp án:
I. Bài tập về đọc hiểu:
Em chọn đáp án đúng nhất như sau:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
Đáp án |
A |
C |
C |
B |
II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn
Bài 1: Chọn chữ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống
(hếch, hết)
– hết giờ
– mũi hếch
– hỏng hết
(lệch, lệt)
– lệt bệt
– chênh lệch
Bài 2: Chọn 2 từ ngữ vừa được hoàn chỉnh ở bài tập 1, đặt câu với mỗi từ ngữ đó :
- Cái mũi hếch của em Nam trông rất đáng yêu.
- Hết giờ học bạn Nam vẫn cố ở giải cho xong bài toán.
Bài 3: Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “ Bằng gì ?”
a) Voi uống nước bằng vòi.
b) Chiếc đèn ông sao của bé được làm bằng nan tre dán giấy bóng kính.
c) Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình.
Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:
Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 3 (các môn học)
- Giáo án Toán lớp 3
- Giáo án Tiếng Việt lớp 3
- Giáo án Tiếng Anh lớp 3
- Giáo án Đạo đức lớp 3
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 3
- Giáo án Tin học lớp 3
- Giáo án Tự nhiên và xã hội lớp 3
- Giáo án Công nghệ lớp 3
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Tiếng Việt lớp 3 (hàng ngày)
- Đề thi Toán lớp 3 (có đáp án)
- Toán Kangaroo cấp độ 2 (Lớp 3, 4)
- Bộ Đề thi Violympic Toán lớp 3
- Bài tập cuối tuần Toán lớp 3 (cả ba sách)
- Bài tập Toán lớp 3 (hàng ngày)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 3
- Ôn hè Tiếng Việt lớp 3 lên lớp 4
- Ôn hè Toán lớp 3 lên lớp 4
- Đề thi Tiếng Anh lớp 3 (có đáp án)
- Bài tập cuối tuần Tiếng Anh lớp 3
- Đề thi Tin học lớp 3 (có đáp án)
- Đề thi Đạo Đức lớp 3 (có đáp án)