Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 35 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3



Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 35 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3.

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 180k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 35 - Kết nối tri thức

I. Luyện đọc diễn cảm

SỰ TÍCH SÔNG HỒ Ở TÂY NGUYÊN

Ngày xưa, muông thú còn sống thành buôn làng, quanh một cái hồ lớn. Cuộc sống thật tươi vui, đầm ấm.

Một hôm, Cá Sấu từ xa đến, chiếm luôn cái hồ. Cảnh hồ trở nên vắng lặng. Già làng Voi tức lắm, liền bảo mọi người cùng đánh đuổi Cá Sấu.

Trong một trận đánh, già làng Voi nhử được Cá Sấu ra xa hồ nước. Cá Sấu khát quá, cố chạy trở lại lòng hồ. Nhưng đã muộn, lúc này cả làng xúm lại, vây kín mặt hồ. Muông thú các nơi cũng kéo gỗ lát đường, băng qua bãi lầy, đến bên hồ trợ giúp. Cá Sấu không được uống nước để lấy thêm sức mạnh, nó bị già làng Voi đánh quỵ.

Ngày nay, khắp núi rừng Tây Nguyên đâu đâu cũng có sông hồ. Dân làng bảo: những dấu chân già làng Voi đánh nhau với Cá Sấu tạo thành hồ. Còn những dấu vết kéo gỗ ngang dọc hoá thành sông, suối.

(Theo Truyện cổ Tây Nguyên)

II. Đọc hiểu văn bản

1. Già làng Voi tức giận vì điều gì?

A. Cá Sấu đến sống ở hồ nước của buôn làng.

B. Cá Sấu đến chiếm hồ nước của buôn làng.

C. Cá Sấu đến phá cuộc sống của buôn làng.

2. Già làng Voi làm thế nào để đánh thắng cá Sấu?

A. Nhử Cá Sấu lên bờ hồ để dân làng dễ đánh bại.

B. Nhử Cá Sấu ra xa hồ nước để dễ dàng đánh bại.

C. Nhử Cá Sấu ra đến bãi lầy để dễ dàng đánh bại.

3.Theo dân làng, sông hồ ở Tây Nguyên do đâu mà có?

A. Do dấu chân già làng Voi và dấu vết kéo gỗ tạo thành.

B. Do dấu chân của Cá Sấu và dấu vết trận đánh tạo thành.

C. Do dấu chân dân làng và dấu chân muông thú tạo thành.

4.Vì sao mọi người đồng lòng cùng già làng Voi đánh đuổi Cá Sấu?

5. Nội dung, ý nghĩa của câu chuyện là:

A. Giải thích sự hình thành sông hồ, ca ngợi ý chí quyết tâm và lòng dũng cảm của dân làng Tây Nguyên.

B. Giải thích sự hình thành sông hồ, ca ngợi trí thông minh và quyết tâm đuổi Cá Sấu của già làng Voi.

C. Giải thích sự hình thành sông hồ, ca ngợi trí thông minh và tinh thần đoàn kết của dân làng Tây Nguyên.

III. Luyện tập

6. Xếp các từ được gạch chân vào nhóm từ ngữ thích hợp:

Trong một trận đánh, già làng Voi nhử được Cá Sấu ra xa hồ nước. Cá Sấu khát quá, cố chạy trở lại lòng hồ. Nhưng đã muộn, lúc này cả làng xúm lại, vây kín mặt hồ. Muông thú các nơi cũng kéo gỗ lát đường, băng qua bãi lầy, đến bên hồ trợ giúp. Cá Sấu không được uống nước để lấy thêm sức mạnh, nó bị già làng Voi đánh quỵ.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 35 Kết nối tri thức (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3

7. Gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi “Bằng gì?” trong các câu dưới đây

a. Chiếc thước kẻ của em được làm bằng nhựa.

b. Bằng sự khéo léo và dẻo dai của mình, các nghệ sĩ xiếc đã cống hiến cho người xem những tiết mục đặc sắc.

c. Bằng ý chí chiến đấu quật cường, nhân dân ta đã đánh đuổi được giặc ngoại xâm ra khỏi đất nước.

8. Đặt câu hỏi (Ở đâu? Khi nào? Bằng gì?) cho bộ phận in đậm:

a. Sáng tinh mơ, ông em đã cặm cụi làm việc ngoài vườn.

b. Trên các vách núi, những chùm phong lan đang khoe sắc màu rực rỡ.

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

I. Luyện đọc diễn cảm

Học sinh chú ý đọc đúng chính tả, giọng điệu phù hợp với văn bản.

II. Đọc hiểu văn bản

1. B. Cá Sấu đến chiếm hồ nước của buôn làng.

2. B. Nhử Cá Sấu ra xa hồ nước để dễ dàng đánh bại.

3. A. Do dấu chân già làng Voi và dấu vết kéo gỗ tạo thành.

4. Mọi người đồng lòng cùng già Voi đánh đuổi Cá Sấu vì: Ngày xưa, muông thú còn sống thành buôn làng, quanh một cái hồ lớn. Cuộc sống thật tươi vui, đầm ấm. Khi cá sáu chiếm hồ nước thì cảnh hồ trở nên vắng lặng.

5.C. Giải thích sự hình thành sông hồ, ca ngợi trí thông minh và tinh thần đoàn kết của dân làng Tây Nguyên.

III. Luyện tập

6.

- Từ ngữ chỉ sự vật: hồ nước, muông thú, gỗ, đường, bãi lầy, già làng.

- Từ ngữ chỉ hoạt động: nhử, xúm lại, vây kín, kéo, lát, trợ giúp, lấy, đánh quỵ.

- Từ ngữ chỉ đặc điểm: xa, muộn.

7.

a. Chiếc thước kẻ của em được làm bằng nhựa.

b. Bằng sự khéo léo và dẻo dai của mình, các nghệ sĩ xiếc đã cống hiến cho người xem những tiết mục đặc sắc.

c. Bằng ý chí chiến đấu quật cường, nhân dân ta đã đánh đuổi được giặc ngoại xâm ra khỏi đất nước.

8.

a. Khi nào ông em cặm cụi làm việc ngoài vườn.

b. Những chùm phong lan đang khoe sắc màu rực rỡ ở đâu?

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 35 - Chân trời sáng tạo

Nội dung đang được cập nhật ....

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 35 - Cánh diều

Nội dung đang được cập nhật ....

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD




Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 35 (sách cũ)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 35 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: 45 phút

Đọc một đoạn trích dưới đây trong bài Tập đọc đã học ( SGK Tiếng Việt 3, tập hai) và trả lời câu hỏi ( TLCH ) ; sau đó tự đánh giá, cho điểm theo hướng dẫn ở Phần hai ( Giải đáp – Gợi ý )

(1) Buổi học thể dục ( từ Thầy giáo nói đến nhìn xuống chúng tôi – Đoạn 3 )

TLCH : Nen-li có quyết tâm rất cao để giành chiến thắng như thế nào ?

(2) Người đi săn và con vượn ( từ Một hôm đến chờ kết quả - Đoạn 2 )

TLCH : Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì ?

(3) Người đi săn và con vượn ( từ Bỗng vượn mẹ đến không bao giờ đi săn nữa – Đoạn 3 và 4 )

TLCH : Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn làm gì ?

(4) Sự tích chú Cuội cung trăng ( từ Một lần, Cuội cứu được đến mắc chứng hay quên – Đoạn 2 )

TLCH : Vì sao vợ Cuội mắc chứng hay quên ?

(5) Sự tích chú Cuội cung trăng ( từ Một lần, vợ Cuội quên lời chồng dặn đến gốc cây thuốc quý – Đoạn 3 )

TLCH : Vì sao chú Cuội bay lên cung trăng ?

NGÀY NHƯ THẾ NÀO LÀ ĐẸP

Châu Chấu nhảy lên gò đất,chìa cái lưng màu xanh ra phơi nắng. Nó búng chân tanh tách, cọ giữa đôi càng :

- Một ngày tuyệt đẹp !

- Thật khó chịu ! – Giun Đất thốt lên, cố rúc đầu sâu thêm vào lớp đất khô.

- Thế là thế nào ? – Châu Chấu nhảy lên . – Trên trời không một gợn mây, mặt trời toả nắng huy hoàng.

- Không ! Mưa bụi và những vũng nước đục, đó mới là một ngày tuyệt đẹp ! – Giun Đất cãi lại.

Châu Chấu không đồng ý với Giun Đất. Chúng quyết định đi hỏi.

Vừa hay lúc đó, Kiến tha nhành lá thông đi qua, đỗ lại nghỉ

Châu Chấu hỏi Kiến :

- Bác Kiến ơi, hôm nay là một ngày tuyệt đẹp hay đáng ghét ?

Kiến lau mồ hôi, ngẫm nghĩ một lát rồi nói :

- Tôi sẽ trả lời câu hỏi của các bạn sau khi mặt trời lặn nhé !

Mặt trời lặn, chúng đi đến tổ kiến.

- Hôm nay là ngày thế nào hả bác Kiến đáng kính ?

- Hôm nay là một ngày tuyệt đẹp ! Tôi đã làm việc rất tốt và bây giờ có thể nghỉ ngơi thoải mái.

( V.Ô-xê-ê-va – Thúy Toàn dịch )

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Giun Đất cho rằng một ngày như thế nào là tuyệt đẹp ?

A. Ngày không có một gợn mây nào trên trời

B. Ngày có mặt trời tỏa ánh nắng huy hoàng

C. Ngày có mưa bụi và nhiều vũng nước đục

Câu 2. Kiến nhận thấy một ngày tuyệt đẹp đối với mình là thế nào ?

A. Là ngày không có mây, mặt trời tỏa nắng huy hoàng

B. Là ngày làm việc rất tốt và được nghỉ ngơi thoải mái

C. Là ngày làm việc từ sáng sớm đến khi mặt trời đã lặn

Câu 3. Các con vật trong truyện trên được nhân hóa bằng những cách nào ?

( Gạch dưới một vài từ ngữ trong truyện để minh họa ý đã chọn )

A. Gọi bằng từ dùng để gọi người ; tả bằng các từ dùng để tả người

B. Gọi bằng từ dùng để gọi người ;

C. Tả bằng các từ dùng để tả người ;

Câu 4. Dấu hai chấm dùng trong truyện trên có tác dụng gì ?

A. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật

B. Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước

C. Báo hiệu bộ phận đứng trước là lời giải thích cho bộ phận đứng sau.

Con cò

    Một con cò trắng đang bay chầm chậm bên chân trời. Vũ trụ như của riêng nó, khiến con người ta vốn không cất nổi chân khỏi đất, cảm thấy bực dọc vì cái nặng nề của mình.Con cò bay là là, rồi nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất, dễ dãi, tự nhiên như mọi hoạt động của tạo hóa. Nó thong thả đi trên doi đất.

( Đình Gia Trinh )

Kể lại một việc làm của em thể hiện ý thức ( hoặc hành động ) bảo vệ môi trường sống quanh ta ( VD : chăm sóc bồn hoa, vườn cây, trồng cây xanh ; nhặt rác, dọn vệ sinh nơi công cộng ; ngăn chặn những hành động, việc làm có hại cho môi trường sống ..)

Gợi ý :

a) Em đã làm việc gì để bảo vệ môi trường ?

b) Em làm việc đó như thế nào ? Kết quả ra sao ?

c) Cảm tưởng của em sau khi làm việc đó thế nào ?

Câu 1 2 3 4
Đáp án C B A A

    Bác Hồ kính yêu của chúng ta từng nói "Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân". Hưởng ứng lời dạy của Bác, vào tháng Giêng hàng năm trường em đều tưng bừng tổ chức lễ hội trồng cây. Để hoạt động trồng và chăm sóc cây xanh trong khuôn viên sân trường diễn ra thuận lợi, nhà trường đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng lớp học, nếu khối lớp 5 chúng em được giao nhiệm vụ trồng cây thì các em khối lớp 3, 4 sẽ tưới nước sau khi cây đã được trồng xuống đất. Các em học sinh khối lớp 1,2 còn nhỏ nên sẽ cùng tham gia vun đất, nhặt lá làm sạch khu vực diễn ra lễ hội trồng cây. Lễ hội diễn ra hết sức sôi nổi và thành công, chúng em ai cũng tích cực tham gia và cảm thấy vui vẻ vì đã góp chút sức để mang đến không gian xanh thoáng mát, trong lành cho ngôi trường.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 35 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc đã học trong Học kì 2, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Ý nghĩa của câu chuyện:"  Người đi săn và con vượn"  là gì ?

A. Khuyên chúng ta hãy bảo vệ động vật, không săn bắt chúng.

B. Ca ngợi tài săn bắn của bác thợ săn.

C. Nói lên tình cảm thiêng liêng của hai mẹ con vượn xám.

Câu 2: Câu nào dưới đây không có bộ phận trả lời câu hỏi Để làm gì ? 

A. Bé ở nhà phải ngoan để bố yên tâm đi công tác.

B. Chúng ta không được săn bắn để bảo vệ các loài động vật quý hiếm.

C. “Sách đỏ” là loại sách nêu tên các loài động vật, thực vật quý hiếm. 

Câu 3: Chọn một cái tên khác phù hợp với bài đọc:" Buổi học thể dục" ?

A. Cậu bé tật nguyền

B. Nen – li dũng cảm

C. Một trò mạo hiểm

Câu 4: Câu nào sau đây không có bộ phận trả lời câu hỏi Bằng gì ?

A. Bé Minh đã biết tự ăn cơm bằng đũa.

B. Em luyện học tiếng Anh bằng các cuốn truyện tranh ngắn

C. Thuyền bè qua lại tấp nập, đông vu

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Nhớ và viết lại khổ 2 và 3 của bài thơ Bé thành phi công.

Bài 2: Tìm từ ngữ về các chủ điểm sau :

a) Bảo vệ Tổ quốc

- Từ ngữ cùng nghĩa với Tổ quốc : ........................................

- Từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ Tổ quốc : ........................................

b) Sáng tạo

- Từ ngữ chỉ tri thức : ........................................

- Từ ngữ chỉ hoạt động của trí thức : ........................................

c) Nghệ thuật

- Từ ngữ chỉ những người hoạt động nghệ thuật : ........................................

- Từ ngữ chỉ hoạt động nghệ thuật : ........................................

Bài 3: Viết một thông báo ngắn vể buổi liên hoan văn nghệ của liên đội để mời các bạn đến xem (tham khảo cách viết quảng cáo “Chương trình xiếc đặc sắc” trong sách Tiếng Việt 3, tập hai, trang 46).

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

A

C

B

C

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Nhớ và viết lại khổ 2 và 3 của bài thơ Bé thành phi công.

Quay vòng, quay vòng

Không chen, không vượt

Đội bay hàng một

Không ai cuối cùng.


Hồ nước lùi dần

Cái cây chạy ngược

Ngôi nhà hiện ra

Con đường biến mất

Không run, không run

Mẹ vẫn dưới đất

Đang cười đấy thôi...

Bài 2: Tìm từ ngữ về các chủ điểm sau :

a) Bảo vệ Tổ quốc

- Từ ngữ cùng nghĩa với Tổ quốc : đất nước, giang sơn, non sông, nước nhà,....

- Từ ngữ chỉ hoạt động bảo vệ Tổ quốc : bảo vệ , giữ gìn; canh giữ, tuần tra, chiến đấu, chống xâm lược, ....

b) Sáng tạo

- Từ ngữ chỉ tri thức : bác sĩ, giáo viên, giảng viên, kĩ sư, nhà nghiên cứu, kiến trúc sư, ....

- Từ ngữ chỉ hoạt động của trí thức : chữa bệnh, khám bệnh, giảng dạy, nghiên cứu, chế tạo, sáng chế, điều chế…

c) Nghệ thuật

- Từ ngữ chỉ những người hoạt động nghệ thuật : đạo diễn, vũ công, ca sĩ, nhạc sĩ, nghệ sĩ,nhiếp ảnh gia, nhà điêu khắc…,

- Từ ngữ chỉ hoạt động nghệ thuật : biểu diễn, đóng phim, sáng tác, chụp ảnh, vẽ tranh, trình diễn…

Bài 3: Viết một thông báo ngắn vể buổi liên hoan văn nghệ của liên đội để mời các bạn đến xem (tham khảo cách viết quảng cáo “Chương trình xiếc đặc sắc” trong sách Tiếng Việt 3, tập hai, trang 46).

THÔNG BÁO : CHƯƠNG TRÌNH LIÊN HOAN VĂN NGHỆ

Liên đội Nguyễn Văn Trỗi

Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 -11

   - Đặc biệt hấp dẫn với các tiết mục :

   * Ca - múa - nhạc

   * Ảo thuật

   * Hài kịch

   * Biểu diễn thời trang

   - Thời gian : 19 giờ ngày 19/11/2013

   - Địa điểm : Tại sân trường

Kính mời quý Thầy cô, quý Phụ huynh và các bạn đến xem.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 35 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc đã học trong Học kì 2, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Ngựa Con đã rút ra bài học gì sau cuộc chạy đua ?

A. Không được coi thường đối thủ. 

B. Không nên coi trọng vẻ đẹp bề ngoài.

C. Không được chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất. 

Câu 2: Nguyên nhân nào khiến Cóc phải kiện Trời ?

A. Vì trời nắng hạn lâu quá.

B. Vì trời mưa nhiều quá.

C. Vì chim muông bị chết nhiều.

Câu 3: Đâu là tài nguyên thiên nhiên dưới lòng đất ?

A. Núi lửa

B. Đất đai

C. Mỏ than

Câu 4: Bác mong muốn gửi gắm điều gì tới đồng bào cả nước thông qua bài:" Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục" 

A. Bác mong ai cũng biết chơi thể thao.

B. Bác mong mọi người biết đam mê thể thao.

C. Bác mong mọi người cố gắng tập thể dục để có sức khỏe tốt?

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

 Điền tr hoặc ch vào chỗ trống :

   Trần Quốc Khái thông minh, .....ăm chỉ học tập nên đã .....ở thành tiến sĩ, làm quan to ….ong ….iều đình nhà Lê. Được cử đi sứ Trung Quốc, ….ước thử thách của vua nước láng giềng, ông đã xử ….í rất giỏi làm ….o mọi ngườỉ phải kính ….ọng. Ông còn nhanh ….í học được nghề thêu của người Trung Quốc để ….uyền lại .....o nhân dân.

Bài 2: Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm :

   Lê Quý Đôn sống vào thời Lê. Từ nho, ông đa nôi tiếng thông minh. Năm 26 tuôi, ông đô tiến si. Ông đọc nhiều hiêu rộng, làm việc rất cần mân. Nhờ vậy, ông viết được hàng chục cuốn sách nghiên cứu về lịch , địa lí, văn học … sáng tác ca thơ lân văn xuôi, ông được coi là nhà bác học lớn nhất cua nước ta thời xưa

Bài 3. Kể tên 3 nhà trí thức nổi tiếng mà em biết và nêu đóng góp nổi bật của một trong các nhà tri thức đó.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

A

C

C

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Điền tr hoặc ch vào chỗ trống :

  Trần Quốc Khái thông minh, chăm chỉ học tập nên đã trở thành tiến sĩ, làm quan to trong triều đình nhà Lê. Được cử đi sứ Trung Quốc, trước thử thách của vua nước láng giềng, ông đã xử trí rất giỏi làm cho mọi người phải kính trọng. Ông còn nhanh trí học được nghề thêu của người Trung Quốc để truyền lại cho nhân dân.

Bài 2: Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm :

   Lê Quý Đôn sống vào thời Lê. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh. Năm 26 tuổi, ông đỗ tiến . Ông đọc nhiều, hiểu rộng, làm việc rất cần mẫn. Nhờ vậy, ông viết được hàng chục cuốn sách nghiên cứu về lịch sử, địa lí, văn học sáng tác cả thơ lẫn văn xuôi. Ông được coi là nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.

Bài 3. Kể tên 3 nhà trí thức nổi tiếng mà em biết và nêu đóng góp nổi bật của một trong các nhà tri thức đó.

- 3 nhà trí thức nổi tiếng mà em biết là : Ngô Bảo Châu, Tạ Quang Bửu, Lê Quý Đôn.

 Đóng góp nổi bật của một trong các nhà tri thức đó là:

+ Tạ Quang Bửu là giáo sư, nhà khoa học Việt Nam, người đặt nền móng cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VI.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 35 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc đã học trong Học kì 2, em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Câu nào sau đây không dùng phép nhân hóa ?

A. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.

B . Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. 

C. Cây gạo trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư.

Câu 2: Cuội đã làm gì để cứu sống vợ mình ?

A. Đều đặn ngày nào Cuội cũng rịt lá thuốc vào vết thương.

B. Cuội nhờ thầy thuốc giỏi giang hơn về chữa bệnh cho vợ.

C. Cuội nặn bộ óc bằng đất rồi rịt thuốc lại nên vợ Cuội sống lại được.

Câu 3: Vì sao tác giả thấy lá cọ giống như mặt trời ?

A. Vì lá cọ có dáng tròn.

B. Vì gân lá, phiến lá xoè ra như các tia sáng của mặt trời.

C. Cả hai đáp án trên đều đúng

Câu 4: Tên nước nào sau đây viết đúng ?

A. lào

B. Bru-nây

C. Ấn độ

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền vào chỗ trống l hoặc n và chép lại từ sau khi điền:

- lành……… ặn

- ………… anh lảnh

- nao………. úng

Bài 2:

Điền vào chỗ trống iêt hoặc iêc chép lại từ sau khi điền:

- đi biền b……

- xanh biêng ..´.....

- thấy tiêng t..´….

Bài 3:

Tìm các từ ngữ :

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n.

b) Chứa tiếng có vần iêc hoặc iết.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

C

C

B

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền vào chỗ trống l hoặc n và chép lại từ sau khi điền:

- lành lặn

- lanh lảnh

- nao núng

Bài 2:

Điền vào chỗ trống iêt hoặc iêc chép lại từ sau khi điền:

- đi biền biệt

- xanh biêng biếc

- thấy tiêng tiếc

Bài 3:

Tìm các từ ngữ :

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n: lao động, lảnh lót, lí sự, lười biếng, lời nói, lanh lẹ, liên đội, lời mắng, nông thôn, nước, nòng nọc, nạo vét, nhanh nọc, nương rẫy, náo động, năm học, nũng nịu….

b) Chứa tiếng có vần iêc hoặc iết: mải miết, nước xiết, kiệt sức, biết, chiết khấu, tiết canh, cây viết, tạm biệt, xanh biếc, thương tiếc, liếc mắt, chiếc bánh, làm xiếc, bữa tiệc, nhiếc mắng, …

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


bai-tap-cuoi-tuan-tieng-viet-lop-3-hoc-ki-2.jsp


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học