100 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo năm 2024 (mới nhất)



Bộ 100 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất đầy đủ Học kì 1 và Học kì 2 gồm đề thi giữa kì, đề thi học kì có đáp án chi tiết, cực sát đề thi chính thức giúp học sinh ôn luyện & đạt điểm cao trong các bài thi Tiếng Việt lớp 3.

Xem thử đề thi CK1 TV lớp 3 Xem thử đề thi CK2 TV lớp 3

Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo cả năm bản word có lời giải chi tiết:

- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Giữa kì 1 Chân trời sáng tạo

- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Học kì 1 Chân trời sáng tạo

- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Giữa kì 2 Chân trời sáng tạo

- Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Học kì 2 Chân trời sáng tạo

Xem thêm Đề thi Tiếng Việt lớp 3 cả ba sách:

Xem thử đề thi CK1 TV lớp 3 Xem thử đề thi CK2 TV lớp 3

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 1 Tiếng Việt lớp 3

(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)

Thời gian làm bài: .... phút

(Đề 1)

Phần 1: Đọc hiểu

Đọc thầm đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Hoa và cỏ đứng bên nhau hiền lành nhìn các bạn nhỏ chạy nhảy, nô đùa. Thỉnh thoảng, đám hoa cỏ cũng rung nhè nhẹ khi một cơn gió tràn qua. Rồi cơn gió lớn hơn, đám cỏ nghiêng ngả xô vào nhau. Những hạt giống nhỏ theo gió bay đi. Gió qua rồi, đám cỏ quay trở lại trật tự hiền lành. Nhìn sâu dưới chân có thấy được cả những mầm non nhỏ như những chú kiến đang ngơ ngác trước những bước chân học trò tung tăng đùa giỡn.

(trích Hoa cỏ sân trường - Võ Diệu Thanh)

Hãy đánh dấu vào ô trống đứng trước câu trả lời đúng:

a) Dòng nào sau đây nói đúng về khoảng cách giữa hoa và cỏ?

☐ hoa và cỏ cách nhau khá xa

☐ hoa và cỏ đứng bên nhau

☐ hoa và cỏ đứng rất sát nhau

☐ hoa và cỏ đứng cách nhau bởi hàng rào

b) Từ nào chỉ đặc điểm của hoa và cỏ?

☐ hiền dịu

☐ hiền lành

☐ hiền hậu

☐ hiền từ

c) Mỗi khi có gió tràn qua, hoa và cỏ làm gì?

☐ rung nhè nhẹ

☐ bay theo gió

☐ tung tăng đùa giỡn

☐ ngủ say sưa

d) Những mầm non nhỏ dưới chân giống như con vật gì?

☐ con nai vàng ngờ ngác

☐ con mèo con ngơ ngác

☐ con kiến đang ngơ ngác

☐ bạn học sinh ngơ ngác

e) Dòng nào sau đây không phải là từ chỉ đặc điểm?

☐ hiền lành

☐ nô đùa

☐ nhè nhẹ

☐ ngơ ngác

Phần 2: Luyện tập

Câu 1: Nhìn - viết:

Sát hàng rào là một thế giới của những cây đuôi lươn dáng mềm, lá dài như những dải lụa. Cạnh đấy, những bụi cỏ may nở những cánh hoa li ti. Hàng xóm của hoa là những bụi cỏ đã kết từng hạt nhỏ như hạt bụi.

Câu 2: Chọn hai loại trái cây mà em yêu thích rồi điền các từ ngữ về loại quả đó vào bảng sau (theo mẫu):

Tên quả

Hình dáng

Màu sắc

Mùi vị

M: Dưa hấu

tròn, to

vỏ xanh, ruột đỏ

ngọt mát

Câu 3:

a) Ở trường em có những câu lạc bộ nào? Em thích câu lạc bộ nào nhất?

b) Hãy hoàn thành mẫu đơn sau đây để xin vào câu lạc bộ mà em yêu thích:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

..., ngày ... tháng ... năm ...

ĐƠN XIN GIA NHẬP SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ

Kính gửi:

Em tên là:

Ngày sinh: Nam/nữ:

Lý do:

Em xin hứa sẽ thực hiện đúng nội quy của Câu lạc bộ

Em xin trân trọng cảm ơn!

Người làm đơn

(Kí và ghi rõ họ tên)

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: 25 phút

(không kể thời gian phát đề)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

NHÀ RÔNG

Đến Tây Nguyên, từ xa nhìn vào các buôn làng, ta dễ nhận ra ngôi nhà rông có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như một cái lưỡi rìu lật ngược. Nước mưa đổ xuống chảy xuôi tuồn tuột. Buôn làng nào có mái rông càng cao, nhà càng to, hẳn là nơi đó dân đông, làm ăn được mùa, cuộc sống no ấm.

Nhà rông là nơi thờ cúng chung, hội họp chung, tiếp khách chung, vui chung của tất cả dân làng. Kiến trúc bên trong nhà rông khá đặc biệt: nhà trống rỗng, chẳng vướng víu một cây cột nào, có nhiều bếp lửa luôn đượm khói, có nơi dành để chiêng trống, nông cụ,...Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông đã từng chứng kiến. Vì vậy, nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm.

Người Tây Nguyên nào cũng yêu thích nhà rông, ngôi nhà chung có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người.

(Theo Ay Dun và Lê Tấn)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Đặc điểm nổi bật về hình dạng của nhà rông ở Tây Nguyên là gì? (0,5 điểm)

A. Có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời và thẳng tuột xuống hai bên.

B. Có đôi mái dựng xòe sang hai bên, cong cong như con tôm.

C. Có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như cái lưỡi rìu lật ngược.

Câu 2: Buôn làng có mái nhà rông cao, to mang ý nghĩa gì? (0,5 điểm)

A. Dân làng làm ăn được mùa, cuộc sống ấm no.

B. Dân làng tránh được những điều xui rủi, cuộc sống ấm no.

C. Buôn làng đó sẽ được thần linh phù trợ.

Câu 3: Những thông tin sau được nêu ở đoạn văn nào? Nối đúng: (0,5 điểm)

a) Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với nhà rông 1) Đoạn 1

b) Hình dạng bên ngoài của nhà rông 2) Đoạn 2

c) Kiến trúc bên trong và những sinh hoạt cộng đồng ở nhà rông 3) Đoạn 3

Câu 4: Vì sao người dân Tây Nguyên yêu thích nhà rông? (0,5 điểm)

A. Vì nhà rông là ngôi nhà chung, nơi đây có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người trong buôn làng.

B. Vì nhà rông có kiến trúc đặc biệt do chính người trong buôn làng xây nên.

C. Vì nhà rông là nơi sinh sống và làm việc của tất cả mọi người trong buôn làng.

Câu 5: Hình ảnh nào miêu tả kiến trúc bên trong nhà rông? (1 điểm)

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 6: Bài đọc giúp em biết thêm những thông tin gì về nhà rông? (1 điểm)

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 7: Từ ngữ in đậm trong câu “Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông đã từng chứng kiến.” trả lời cho câu hỏi nào? (0,5 điểm)

A. Khi nào?

B. Ở đâu?

C. Vì sao?

Câu 8: Chỉ ra sự vật được so sánh và từ ngữ dùng để so sánh trong câu văn sau: (0,5 điểm)

Nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm.

- Sự vật được so sánh:.............................................................................

- Từ ngữ dùng để so sánh:.......................................................................

Câu 9: Đặt dấu câu thích hợp trong câu dưới đây: (1 điểm)

Nhà Rông là ngôi nhà cộng đồng nơi tụ họp trao đổi thảo luận của dân làng trong các buôn làng trên Tây Nguyên.


B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Mặt trời sau mưa

Ngủ trốn mưa mấy hôm

Bữa nay dậy sớm thế?

Tròn như chiếc mâm cơm

Chui lên từ ngấn bể.


Mặt trời phơi giúp mẹ

Hạt múa thêm mẩy mẩy tròn

Mặt trời hong giúp con

Sạch sẽ đường tới lớp.

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) tả một món đồ chơi em yêu thích, trong đoạn văn có hình ảnh so sánh.

Gợi ý:

● Giới thiệu về món đồ chơi.

● Miêu tả vài nét về món đồ chơi: (hình dáng, kích thước, màu sắc,..)

● Cảm nhận của em về món đồ chơi đó.

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Trường Tiểu học .....

Đề thi Giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 3

(Bộ sách: Chân trời sáng tạo)

Thời gian làm bài: .... phút

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

CHÚ DẾ SAU LÒ SƯỞI

Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật yên tĩnh. Cậu bé thiu thiu ngủ trên ghế bành.

Bỗng dưng! … Hình như có một cái gì đó đã xảy ra? Có một âm thanh kéo dài lạ lùng làm sao. Mô-da nghĩ: “Chắc hẳn ánh trăng mảnh dẻ bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ…”

Cậu bé đứng dậy tìm kiếm. Và đây… Đúng là có một chú dế sau lò sưởi với “cây vĩ cầm” của mình. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé không nén nổi phải kêu lên:

- Chao ôi, hay quá! Ước gì tôi trở thành nhạc sĩ nhỉ?

Rồi chỉ ít lâu sau, chú bé chinh phục được cả công chúng thủ đô nước Áo. Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài. Phải chăng tiếng vọng của âm thanh đang lịm dần trong mỗi trái tim? Nhưng kìa, gian phòng bỗng sống lại: “Thật là tuyệt diệu! Thật là tuyệt diệu!”.

Sau này, nhạc sĩ Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn.

(G.Xư-phe-rốp – Nam Cường dịch)

Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.

Câu 1: Buổi tối ấy, trong căn phòng yên tĩnh, Mô-da được chứng kiến sự việc gì?

a. Âm thanh của ánh trăng bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ.

b. Âm thanh kéo dài từ cây đàn vĩ cầm của nhà bên cạnh.

c. Âm thanh kéo dài lạnh lùng của chú dế kéo đàn sau lò sưởi.

Câu 2: Sau khi nghe được âm thanh hấp dẫn, Mô-da mong muốn điều gì?

a. Trở thành người nhạc sĩ.

b. Trở thành người ca sĩ.

c. Trở thành người nhạc công.

Câu 3: Chi tiết nào cho thấy tài năng chơi đàn tuyệt diệu của Mô-da trước công chúng thủ đô nước Áo?

a. Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài.

b. Bao cánh tay vung cao, nhắc đi nhắc lại: “Thật là tuyệt diệu!”.

c. Cả hai chi tiết nói trên.

Câu 4: Vì sao sau này, Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn?

a. Vì chú dế đã khơi dậy ước mơ trở thành người chơi vĩ cầm giỏi.

b. Vì chú dế đã khơi dậy ở Mô-da ước mơ trở thành người nhạc sĩ.

c. Vì chú dế đã đánh thức tài năng âm nhạc tuyệt vời ở Mô-da.

Câu 5: Viết 1 – 2 câu nêu cảm nhận của em về nhạc sĩ Mô-da

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Câu 6: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp cho mỗi câu sau.

a. Tính thỏ hiền lành nhân hậu còn gà trống nhanh nhẹn thông minh.

b. Tiếng cười nói xôn xao tiếng mái chèo khua nước ven sông người lên bến xuống thuyền nhộn nhịp.

Câu 7: Nối các hình ảnh sau với từ ngữ chỉ môn nghệ thuật tương ứng.

Đề thi Giữa học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo năm 2024

Câu 8: Viết 2 câu và gạch chân dưới phần trả lời câu hỏi Để làm gì?.

.............................................................................................................................

.............................................................................................................................

Câu 9: Đặt một câu cảm và một câu khiến trong tình huống sau:

a. Bày tỏ cảm xúc về một cảnh đẹp của quê hương em.

.............................................................................................................................

b. Đưa ra một yêu cầu về việc bảo vệ, giữ gìn cảnh đẹp quê hương.

.............................................................................................................................

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Người sáng tác Quốc ca Việt Nam

Nhạc sĩ Văn Cao tham gia cách mạng từ khi còn trẻ. Ông sáng tác bài hát “Tiến quân ca” trong những ngày chuẩn bị khởi nghĩa. Bài ca đã nhanh chóng phổ biến trong cả nước và được Quốc hội đầu tiên của nước ta chọn làm Quốc ca. Không chỉ sáng tác nhạc, Văn Cao còn vẽ tranh và làm thơ.

2. Luyện tập: Viết đoạn văn (6 điểm)

Đề bài: Hãy kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em được xem.

Gợi ý:

+ Đó là buổi biểu diễn gì ?

+ Buổi biểu diễn được tổ chức ở đâu ? Khi nào ?

+ Em cùng xem với những ai ?

+ Buổi diễn có những tiết mục gì ?

+ Em thích tiết mục nào nhất ? Hãy nói cụ thể về tiết mục ấy.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 2 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2023 - 2024

Môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)

GV kiểm tra từng học sinh trong các tiết kiểm tra đọc theo hướng dẫn KTĐK cuối Học kì II môn Tiếng Việt Lớp 3.

- Giáo viên cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn trong các phiếu đọc. Đảm bảo đúng tốc độ đọc khoảng 70 - 80 tiếng/ phút.

- Dựa vào nội dung bài đọc. Giáo viên đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm)

Đọc thầm bài văn sau:

CẢNH LÀNG DẠ

Mùa đông đã về thực sự rồi!

Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa cải hương vàng hoe từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi.

Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Trên mặt nước chỉ còn lại những chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn và vui vẻ thi nhau ngược dòng vượt lên. Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.

Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én. Trên nền đất rắn lại vì giá lạnh, những đọt lá non vẫn đang xoè, vàng nhạt và những cây cau vẫn duyên dáng, rung rinh thân mình, tưởng như chúng sinh ra là để trang điểm cho làng Dạ thêm vẻ thanh tú, nhẹ nhàng.

                                                                                 (Ma Văn Kháng)

10 Đề thi Học kì 2 Tiếng Việt lớp 3 Chân trời sáng tạo năm 2024 (có đáp án)

* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài tập dưới đây.

Câu 1: Mùa nào đã về thực sự rồi? (0,5 điểm)

A. Mùa hạ

B. Mùa thu

C. Mùa xuân

D. Mùa đông

Câu 2: Mây từ trên cao theo các sườn núi làm gì? (0,5 điểm)

A. Trườn xuống

B. Bò xuống

C. Xà xuống

D. Đổ xuống

Câu 3: Con suối thu mình lại phô ra cái gì? (0,5 điểm)

A. Những dải sỏi cuội gồ ghề và sạch sẽ.

B. Những dải sỏi cuội dính đất.

C. Những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ.

D. Những dải sỏi cuội gồ ghề.

Câu 4: Những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang làm gì? (0,5 điểm)

A. Khua rì rào trong gió.               

B. Khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.

C. Khua lách tách trong gió.                  

D. Khua xào xạc trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.

Câu 5: Những hàng cao vẫn còn y nguyên cái gì? (0,5 điểm)

A. Những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én.

B. Những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi gà.

C. Những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi mèo.

D. Những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi công.

Câu 6: Nội dung bài đọc nói lên điều gì ? (0,5 điểm)

A. Cảnh làng Dạ đẹp và đầy sức sống trong mùa xuân.

B. Mặc dù thời tiết mùa hè khắc nghiệt nhưng cảnh làng Dạ vẫn đẹp.

C. Cảnh cây cối làng Dạ đầy sức sống trong mùa thu.

D. Mặc dù thời tiết mùa đông khắc nghiệt nhưng cảnh làng Dạ vẫn đẹp và đầy sức sống.

Câu 7: Em hãy viết tiếp vào chỗ chấm cho đúng: (1 điểm)

Trong câu: “Trăng tròn như cái đĩa.”

a. Sự vật 1: ............................................................

b. Đặc điểm được so sánh: ............................................................

c. Từ so sánh: ............................................................

d. Sự vật 2: ............................................................

Câu 8: Em hãy chuyển câu kể: “Hồ nước trong xanh.” thành câu cảm. (1 điểm)

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

Câu 9: Em hãy đặt một câu kể có hình ảnh so sánh. (1 điểm)

………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

I. Chính tả (4 điểm):

Trái tim xanh

Ba Bể là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam và cũng là một trong 100 hồ nước ngọt lớn nhất thế giới, nằm trong Vườn Quốc gia Ba Bể. Đây cũng là địa danh nổi tiếng thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch mỗi năm.

II. Tập làm văn (6 điểm):

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) về một việc làm góp phần bảo vệ môi trường.

Gợi ý:

- Việc làm đó là việc gì? Do ai làm? Làm ở đâu? Vào thời gian nào?

- Công việc đó được thực hiện như thế nào?

• Bằng cách nào để làm sạch môi trường?

• Tinh thần làm việc của mọi người ra sao?

• Kết quả công việc thế nào?

- Nêu cảm xúc của em sau khi công việc đã được hoàn thành.

Xem thử đề thi CK1 TV lớp 3 Xem thử đề thi CK2 TV lớp 3

Xem thêm đề thi các môn học lớp 3 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:




Giải bài tập lớp 3 các môn học