Top 30 Đề thi Tiếng Việt lớp 3 Học kì 1 năm 2024 (có đáp án)

Tuyển chọn bộ 30 Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều năm 2024 có đáp án, chọn lọc được các Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm biên soạn và sưu tầm từ đề thi Tiếng Việt lớp 3 của các trường Tiểu học. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi Học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3.

Xem thử Đề CK1 Tiếng Việt 3 KNTT Xem thử Đề CK1 Tiếng Việt 3 CTST Xem thử Đề CK1 Tiếng Việt 3 CD

Chỉ từ 150k mua trọn bộ đề thi Cuối Học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 (mỗi bộ sách) bản word có lời giải chi tiết:

Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 - Kết nối tri thức

Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 - Cánh diều

Bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 - Chân trời sáng tạo

Xem thêm bộ đề thi Tiếng Việt lớp 3 hay khác:

Xem thử Đề CK1 Tiếng Việt 3 KNTT Xem thử Đề CK1 Tiếng Việt 3 CTST Xem thử Đề CK1 Tiếng Việt 3 CD

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Kết nối tri thức

Năm học 2024 - 2025

Môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: phút

(không kể thời gian phát đề)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)

- GV cho học sinh đọc một đoạn văn, bài thơ trong các bài tập đọc đã học trong sách Tiếng Việt 3 - Tập 1. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 - 5 phút/ HS.

 - Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm)

Đọc thầm bài văn sau:

CON GẤU ĐÃ NÓI GÌ VỚI ANH?

Một hôm, hai người bạn đang đi trong rừng thì họ thấy có một con gấu to đi ngang qua. Một người liền chạy trốn ngay, anh ta trèo lên cây nấp. Người còn lại không chạy kịp, anh ta phải đối mặt với con gấu đang đến gần. Anh ta đành nằm xuống, nín thở giả vờ chết. Con gấu lại gần và ngửi vào mặt anh ta, nhưng thấy anh như chết rồi nên nó bỏ đi, không làm hại anh ta.

Khi con gấu đã bỏ đi xa, người bạn ở trên cây tụt xuống. Anh ta hỏi bạn:

- Con gấu nói thầm gì vào tai bạn đấy?

Người kia nghiêm trang trả lời:

- Nó đã cho tôi một lời khuyên: đừng bao giờ đồng hành cùng một người bỏ rơi anh trong lúc hoạn nạn.

Người kia xấu hổ quá, xin lỗi bạn vì mình đã bỏ bạn lại chạy trốn.

(Nguồn Internet)

10 Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức năm 2024 (có đáp án)

* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài tập dưới đây.

Câu 1: Khi gặp con gấu to, hai người bạn đã có hành động như thế nào? (0,5 điểm)

A. Cả hai người chạy trốn không kịp nên đành đối mặt với con gấu.

B. Một người chạy nhanh nên trèo lên cây nấp, người còn lại chạy không kịp nên đành đối mặt với con gấu.

C. Một người trèo lên cây nấp, người còn lại chạy nhanh bỏ trốn.

Câu 2: “Anh” đã làm gì để thoát chết khỏi con gấu? (0,5 điểm)

A. Anh giấu mình trong nhánh cây rậm rạp.

B. Anh nằm xuống, nín thở giả vờ chết.

C. Anh rón rén bước, núp vào sau bụi cây.

Câu 3: Con gấu đã làm gì khi thấy người bạn nằm trên đất? (0,5 điểm)

A. Con gấu lại gần và ngửi vào mặt anh ta.

B. Con gấu đã làm hại người bạn kia.

C. Con gấu lại gần và ngửi vào mặt anh ta, nhưng thấy anh như chết rồi nên nó bỏ đi, không làm hại anh ta.

Câu 4: Vì sao người bạn núp trên cây lại cảm thấy xấu hổ với bạn của mình? (0,5 điểm)

A. Vì đã bỏ rơi bạn của mình trong lúc gặp hoạn nạn.

B. Vì đã không trung thực với bạn của mình.

C. Vì đã nghi ngờ lòng tốt của bạn.

Câu 5: Qua câu chuyện, em rút ra bài học gì cho bản thân? Hãy viết từ 1 - 2 câu. (1 điểm)

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Câu 6: Tìm cặp từ trái nghĩa trong câu ca dao sau: (0,5 điểm)

Đã là bạn thì mãi mãi là bạn,

Đừng như sông lúc cạn lúc đầy.

A. sông - cạn           

B. cạn - đầy                                 

C. sông - đầy

Câu 7: Nối cột A với cột B cho phù hợp (0,5 điểm)

10 Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức năm 2024 (có đáp án)

Câu 8: Điền dấu thích hợp vào ô trống: (1 điểm)

Giỏi thật đấy!

Nam:  Tớ vừa bị mẹ nhắc □ mẹ mắng vì toàn để chị phải giặt giúp quần áo □

Hùng: Thế à? Tớ thì chẳng bao giờ nhờ chị giặt quần áo.

Nam:  Chà!  Cậu tự giặt lấy cơ à □ Giỏi thật đấy □

Hùng: Không. Tớ không có chị, đành nhờ… anh tớ giặt giúp!

Câu 9: Sử dụng các từ hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào, nhé sao cho phù hợp để đặt một câu khiến trong tình huống: Muốn bố mẹ cho về thăm quê. (1 điểm)

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

I. Chính tả (4 điểm): Nghe – viết

Kho sách của ông bà

Ông tôi có rất nhiều sách. Bà thì không có những giá sách đầy ắp như ông, nhưng bà có cả một kho sách trong trí nhớ. Tôi rất thích về nhà ông bà. Ban ngày, tôi mải miết đọc sách với ông. Buổi tối, tôi say sưa nghe kho sách của bà. Kho sách nào cũng thật ki diệu.

(Hoàng Hà)

II. Tập làm văn (6 điểm):

Đề bài: Em hãy viết một đoạn văn tả một đồ vật em yêu thích.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Cánh diều

Năm học 2024 - 2025

Môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: 25 phút

(không kể thời gian phát đề)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)

I. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)

- GV cho học sinh đọc một đoạn văn, bài thơ trong các bài tập đọc đã học trong sách Tiếng Việt 3 - Tập 1. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 - 5 phút/ HS.

 - Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Kiểm tra đọc hiểu (6 điểm)

Đọc thầm bài văn sau:

CHIA SẺ NIỀM VUI

Mấy ngày liền, báo chí liên tục đưa tin về thiệt hại do cơn bão mới nhất gây ra. Có một bức ảnh làm tôi rất xúc động: Một phụ nữ trẻ ngồi thẫn thờ trước ngôi nhà đổ nát của mình. Đứng cạnh chị là một bé gái đang bám chặt lấy mẹ, mắt mở to, sợ hãi.

Con trai tôi sốt sắng nói:

- Trường con đang khuyên góp sách vở, quần áo giúp các bạn vùng bị bão, mẹ ạ.

- Bố mẹ giúp con chuẩn bị nhé? Mẹ còn muốn đóng một thùng riêng gửi tặng hai mẹ con trong bức ảnh này.

Chúng tôi cùng cậu con trai chất vào hai chiếc thùng các tông quần áo, sách vở, đồ dùng…Đứng nhìn bố mẹ và anh sắp xếp, con gái tôi có vẻ nghĩ ngợi. Nó chạy vào phòng, rồi trở ra ngay. Tay nó ôm chặt con búp bê tóc vàng. Đó là món đồ chơi nó yêu thích nhất. Nó hôn tạm biệt con búp bê rồi bỏ vào thùng. Tôi bảo:

- Con gửi cho em thứ khác cũng được. Đây là con búp bê mà con thích nhất mà.

Con gái tôi gật đầu:

- Em bé nhận được sẽ rất vui, mẹ ạ.

Tôi xúc động nhìn con. Ôi, con gái tôi đã biết chia sẻ niềm vui để em bé kia cũng được vui!

(Minh Thư)

10 Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều năm 2024 (có đáp án)

* Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu bài tập dưới đây.

Câu 1: Điều gì khiến người mẹ trong câu chuyện xúc động? (0,5 điểm)

A. Những thông tin từ các bài báo về một cơn bão mới.

B.  Bức ảnh người mẹ và bé gái trước một ngôi nhà mới.

C. Bức ảnh người mẹ và bé gái trước một ngôi nhà đổ nát của mình.

D. Bức ảnh bé gái ôm con búp bê.

Câu 2: Gia đình hai bạn nhỏ làm gì để giúp đỡ đồng bào vùng bị bão tàn phá? (0,5 điểm)

A. Cậu con trai sốt sắng báo tin nhà trường đang quyên góp và cùng bố mẹ chuẩn bị sách vở, quần áo, đồ dùng…giúp đồng bào bị bão tàn phá.

B.  Cả nhà tham gia vận động mọi người giúp đỡ đồng bào vùng bị bão tàn phá.

C.  Bé gái tặng em nhỏ một chú gấu bông.

D. Bé gái tặng em nhỏ một con búp bê.

Câu 3: Ý nghĩa của bài đọc Chia sẻ niềm vui là? (0,5 điểm)

A. Bé gái tối bụng, biết cùng cả nhà chia sẻ đồ dùng cho đồng bào vùng bị bão tàn phá.

B. Bé gái tốt bụng, biết tặng món đồ chơi yêu thích nhất cho em nhỏ ở vùng bị bão tàn phá.

C. Bé gái tốt bụng, biết chia sẻ niềm vui của mình cho em nhỏ ở vùng bị bão tàn phá.

D. Trước những khó khăn của đồng bào bị bão lũ, từ người lớn đến bé gái nhỏ trong gia đình đều xúc động, muốn góp phần đem niềm vui cho mọi người.

Câu 4: Nối cột A với cột B cho phù hợp (1 điểm)

10 Đề thi Học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều năm 2024 (có đáp án)

Câu 5: Câu nào được viết theo mẫu câu nêu hoạt động?  Đúng ghi Đ, sai ghi S: (1 điểm)

- Nó chạy vào phòng, rồi trở ra ngay. (……)

-  Nó cười tươi như hoa. (……)

Câu 6: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: (0,5 điểm)

Trong câu “Cánh đồng trông đẹp như một tấm thảm.”

Cánh đồng” được so sánh với …………………………...........................

Câu 7: Qua bài đọc Chia sẻ niềm vui, em rút ra được bài học gì? (1 điểm)

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Câu 8: Em hãy tìm 2 từ ngữ chỉ cộng đồng. Đặt một câu với một trong các từ ngữ chỉ cộng đồng vừa tìm được. (1 điểm)

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)

I. Chính tả (4 điểm): Nghe – viết

Em lớn lên rồi

Năm nay em lớn lên rồi

Không còn nhỏ xíu như hồi lên năm

Nhìn trời, trời bớt xa xăm

Nhìn sao, sao cách ngang tầm cánh tay

Núi xa lúp xúp chân mây

Bờ sông khép lại, hàng cây thấp dần

Nơi xa bỗng hoa nên gần

Quanh em bè bạn quây quần bốn phương.

II. Tập làm văn (6 điểm):

Đề bài: Viết đoạn văn từ 5 đến 7 câu tả một đồ dùng trong nhà (hoặc một đồ học tập) mà em yêu thích.

Phòng Giáo dục và Đào tạo ...

Đề thi Học kì 1 - Chân trời sáng tạo

Năm học 2024 - 2025

Môn: Tiếng Việt lớp 3

Thời gian làm bài: 25 phút

(không kể thời gian phát đề)

A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I. Đọc thành tiếng: (4 điểm)

- GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.

- Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.

II. Đọc thầm và làm bài tập: (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau:

NHÀ RÔNG

Đến Tây Nguyên, từ xa nhìn vào các buôn làng, ta dễ nhận ra ngôi nhà rông có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như một cái lưỡi rìu lật ngược. Nước mưa đổ xuống chảy xuôi tuồn tuột. Buôn làng nào có mái rông càng cao, nhà càng to, hẳn là nơi đó dân đông, làm ăn được mùa, cuộc sống no ấm.

Nhà rông là nơi thờ cúng chung, hội họp chung, tiếp khách chung, vui chung của tất cả dân làng. Kiến trúc bên trong nhà rông khá đặc biệt: nhà trống rỗng, chẳng vướng víu một cây cột nào, có nhiều bếp lửa luôn đượm khói, có nơi dành để chiêng trống, nông cụ,...Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông đã từng chứng kiến. Vì vậy, nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm.

Người Tây Nguyên nào cũng yêu thích nhà rông, ngôi nhà chung có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người.

(Theo Ay Dun và Lê Tấn)

Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng:

Câu 1: Đặc điểm nổi bật về hình dạng của nhà rông ở Tây Nguyên là gì? (0,5 điểm)

A. Có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời và thẳng tuột xuống hai bên.

B. Có đôi mái dựng xòe sang hai bên, cong cong như con tôm.

C. Có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như cái lưỡi rìu lật ngược.

Câu 2: Buôn làng có mái nhà rông cao, to mang ý nghĩa gì? (0,5 điểm)

A. Dân làng làm ăn được mùa, cuộc sống ấm no.

B. Dân làng tránh được những điều xui rủi, cuộc sống ấm no.

C. Buôn làng đó sẽ được thần linh phù trợ.

Câu 3: Những thông tin sau được nêu ở đoạn văn nào? Nối đúng: (0,5 điểm)

a) Tình cảm của người dân Tây Nguyên đối với nhà rông 1) Đoạn 1

b) Hình dạng bên ngoài của nhà rông 2) Đoạn 2

c) Kiến trúc bên trong và những sinh hoạt cộng đồng ở nhà rông 3) Đoạn 3

Câu 4: Vì sao người dân Tây Nguyên yêu thích nhà rông? (0,5 điểm)

A. Vì nhà rông là ngôi nhà chung, nơi đây có sự góp sức xây dựng của tất cả mọi người trong buôn làng.

B. Vì nhà rông có kiến trúc đặc biệt do chính người trong buôn làng xây nên.

C. Vì nhà rông là nơi sinh sống và làm việc của tất cả mọi người trong buôn làng.

Câu 5: Hình ảnh nào miêu tả kiến trúc bên trong nhà rông? (1 điểm)

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 6: Bài đọc giúp em biết thêm những thông tin gì về nhà rông? (1 điểm)

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

..................................................................................................................

Câu 7: Từ ngữ in đậm trong câu “Đêm đêm, bên bếp lửa bập bùng, các cụ già kể lại cho con cháu nghe biết bao kỉ niệm vui buồn ngôi nhà rông đã từng chứng kiến.” trả lời cho câu hỏi nào? (0,5 điểm)

A. Khi nào?

B. Ở đâu?

C. Vì sao?

Câu 8: Chỉ ra sự vật được so sánh và từ ngữ dùng để so sánh trong câu văn sau: (0,5 điểm)

Nhà rông đối với tuổi trẻ Tây Nguyên thân thương như cái tổ chim êm ấm.

- Sự vật được so sánh:.............................................................................

- Từ ngữ dùng để so sánh:.......................................................................

Câu 9: Đặt dấu câu thích hợp trong câu dưới đây: (1 điểm)

Nhà Rông là ngôi nhà cộng đồng nơi tụ họp trao đổi thảo luận của dân làng trong các buôn làng trên Tây Nguyên.


B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 điểm)

1. Nghe – viết (4 điểm)

Mặt trời sau mưa

Ngủ trốn mưa mấy hôm

Bữa nay dậy sớm thế?

Tròn như chiếc mâm cơm

Chui lên từ ngấn bể.


Mặt trời phơi giúp mẹ

Hạt múa thêm mẩy mẩy tròn

Mặt trời hong giúp con

Sạch sẽ đường tới lớp.

2. Luyện tập (6 điểm)

Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) tả một món đồ chơi em yêu thích, trong đoạn văn có hình ảnh so sánh.

Gợi ý:

● Giới thiệu về món đồ chơi.

● Miêu tả vài nét về món đồ chơi: (hình dáng, kích thước, màu sắc,..)

● Cảm nhận của em về món đồ chơi đó.

Xem thử Đề CK1 Tiếng Việt 3 KNTT Xem thử Đề CK1 Tiếng Việt 3 CTST Xem thử Đề CK1 Tiếng Việt 3 CD

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học