Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 29 (cả ba sách) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3



Tài liệu Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 29 có đáp án, chọn lọc Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều như là phiếu đề kiểm tra cuối tuần để Giáo viên và phụ huynh có thêm tài liệu giúp học sinh ôn tập môn Tiếng Việt lớp 3.

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD

Chỉ từ 180k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 cả năm (mỗi bộ sách) bản word đẹp, dễ dàng chỉnh sửa:

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 29 - Kết nối tri thức

I. Luyện đọc diễn cảm

RỪNG TRƯA

Quanh co trong rừng, chừng một giờ sau, tôi ngồi nghỉ dưới một gốc cây to. Những ngày nắng ráo thế này, rừng khô hiện lên với tất cả vẻ uy nghi tráng lệ của nó trong ánh nắng mặt trời vàng óng. Những thân cây tràm vỏ trắng vươn thẳng lên trời cao, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ. Đầu lá rủ phất phơ như những đầu lá liễu bạt ngàn. Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu cỏ úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời. Tiếng chim không ngớt vang xa, vọng mãi lên trời cao xanh thẳm. Trên các trảng rộng và chung quanh những lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước, nơi mà sắc lá còn xanh, ta có thể nghe thấy tiếng vù vù bất tận của nghìn loại côn trùng có cánh. Chúng không ngớt bay đi bay lại trên những bông hoa nhiệt đới muôn màu sặc sỡ vừa lộng lẫy nở ra đã vội tàn nhanh trong nắng.

Mùi hương ngòn ngọt, nhức đầu của những loài hoa rừng không tên hòa quyện vào ánh nắng ban trưa. Mùi hương ấy khiến con người dễ sinh buồn ngủ. Người ta có thể sẵn sàng ngả lưng dưới bóng một cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Hình ảnh cây trám được miêu tả thế nào?

A. Vươn thẳng lên trời, đầu lá bay phất phơ, lao xao trong gió nhẹ.

B. Vươn thẳng lên trời, đầu lá rủ phất phơ, ngát dậy mùi hương.

C. Thân to cao lực lưỡng, lá ngát dậy mùi hương, xanh mượt mà.

2. Âm thanh gì xuất hiện liên tục trong rừng?

A. tiếng chim hót, tiếng côn trùng bay

B. tiếng chim hót, tiếng gió thổi ào ào

C. tiếng gió thổi ào ào, tiếng côn trùng kêu rả rich

3. Vì sao ở trong rừng người ta dễ buồn ngủ?

A. vì trong rừng mát mẻ, lại có mùi thơm của lá tràm

B. vì trong rừng có nhiều tiếng chim hót, côn trùng kêu

C. vì có mùi hương của hoa rừng hòa quyện với nắng

4. Dòng nào ghi 3 từ giống nghĩa với từ “vàng óng”?

A. vàng tươi, vàng ròng, vàng thỏi

B. vàng rực, vàng tươi, vàng mượt

C. vàng tươi, vàng rực, vàng bạc

III. Luyện tập

5. Gạch dưới tên riêng chưa viết hòa trong bài thơ dưới và viết hoa lại các tên riêng ấy.

Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông trấn vũ canh gà Thọ xương.

Mịt mờ khói toả ngàn sương,

Nhịp chày yên thái, mặt gương tây hồ.

6. Điền thông tin còn thiếu vào chỗ chấm:

a) Đất nước em tên là ………………………, có …………tỉnh, thành phố; với ……. dân tộc anh em cùng sinh sống.

b) Đất nước em có ……miền: ………., …………, Nam. Thủ đô nước em là ………………

c) Trang phục truyền thống của người Việt là …………….., thường được mặc trong các dịp lễ, Tết,…

7. Kể tên:

a) 5 tỉnh, thành phố của nước ta:

b) 3 vị anh hùng của dân tộc:

c) 3 lễ hội truyền thống:

8. Điền từ vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu thành ngữ về đất nước dưới đây:

a) ……….vàng, …………bạc.

b) ………………….. gấm vóc.

c) ………….xanh, ……….biếc.

d) ………………hữu tình.

9. Với mỗi tình huống dưới đây, em hãy đặt một câu cảm và một câu khiến:

a) Bày tỏ cảm xúc về cảnh đẹp quê hương em.

b) Đưa ra ý kiến về mong muốn giữ gìn, bảo vệ cảnh đẹp quê hương em:

HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN

I. Luyện đọc diễn cảm

Học sinh chú ý đọc đúng chính tả, ngắt nhịp, giọng điệu phù hợp với văn bản.

II. Đọc hiểu văn bản

1. B. Vươn thẳng lên trời, đầu lá rủ phất phơ, ngát dậy mùi hương.

2. A. tiếng chim hót, tiếng côn trùng bay

3. C. vì có mùi hương của hoa rừng hòa quyện với nắng

4. B. vàng rực, vàng tươi, vàng mượt

III. Luyện tập

5.

Gió đưa cành trúc la đà,

Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương.

Mịt mờ khói toả ngàn sương,

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây H.

6.

a) Việt Nam – 64 – 54

b) 3 – Bắc – Trung – Hà Nội

c) áo dài

7.

a) Hà Nội, Đà Nẵng, Đà Lạt, Nha Trang, Hồ Chí Minh.

b) Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, Lê Lợi.

c) Hội Gióng, Hội chùa Hương, Hội trọi châu

8.

a) rừng vàng, biên bạc

b) giang sơn gấm vóc

c) non xanh nước biếc

d) non nước hữu tình

9.

a)

- Quê hương em mới đẹp làm sao!

- Hãy cùng ngắm nhìn cảnh đẹp quê hương ta nhé!

b)

- Khi chúng ta biết bảo vệ, gìn giữ quê hương mới đẹp làm sao!

- Hãy cùng nhau chung tay bảo vệ cảnh đẹp quê hương nhé!

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 29 - Chân trời sáng tạo

Nội dung đang được cập nhật ....

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 - Tuần 29 - Cánh diều

Nội dung đang được cập nhật ....

Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 KNTT Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CTST Xem thử Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 CD




Lưu trữ: Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 29 (sách cũ)

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 29 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: 45 phút

GIA-ĐÍCH CHỮA BỆNH

    Ô-guyn ăn luôn miệng, lại ít hoạt động nên người béo ục ịch, có lúc tưởng nghẹt thở. Nhiều thầy thuốc đến chữa bệnh cho gã đều nói : “Bệnh của ngài phải ăn con rắn thần mới khỏi”. Ô-guyn đã bỏ nhiều tiền thuê người tìm rắn thần mà không được.

    Một hôm, Gia-đích đến gặp Ô-guyn, nói : “Biết ngài mắc bệnh, tôi đã tìm được con rắn thần đem đến đây. Nhưng ngài chớ ăn ngay. Tất cả hiệu lực của rắn sẽ qua những lỗ chân lông mà thấm vào cơ thể ngài. Tôi đã để nó trong một cái túi da. Ngài phải lấy hết sức đẩy túi đó về phía tôi, còn tôi thì đẩy túi lại cho ngài. Cứ làm như thế ít ngày, bệnh của ngài sẽ thuyên giảm rồi khỏi hẳn”.

    Ô-guyn đành làm theo. Ngày đầu, gã thở hổn hển tưởng như sắp chết vì mệt. Ngày thứ hai, gã đỡ mệt và ngủ ngon hơn. Tám ngày sau, Ô-guyn thấy khỏe khoắn, nhẹ nhõm, vui tươi. Bấy giờ, Gia-đích mới nói với Ô-guyn : “Thưa ngài, ngài đã chơi bóng, đã ăn uống điều độ nên người khỏe ra chứ không có con rắn thần nào cả. Nếu người ta ăn uống điều độ và luyện tập thân thể thường xuyên thì sẽ luôn luôn khỏe mạnh”.

( Phỏng theo Vôn-te )

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Ô-guyn ăn luôn miệng, lại ít hoạt động nên người gã thế nào ?

A. Béo ục ịch, lúc nào cũng mệt mỏi

B. Béo ục ịch, có lúc tưởng nghẹt thở

C. Béo ục ịch, có lúc không đi lại được

Câu 2. Gia-đích hướng dẫn Ô-guyn “ăn rắn thần” bằng cách nào ?

A. Lấy hết sức đẩy đi đẩy lại cái túi da đựng rắn thần để thịt rắn có tác dụng sau khi ăn

B. Lấy hết sức đẩy đi đẩy lại cái túi da đựng rắn thần để sau đó ăn rắn cho ngon miệng

C. Lấy hết sức đẩy đi đẩy lại cái túi da đựng rắn thần để hiệu lực của rắn thấm vào cơ thể

Câu 3. Vì sao sau tám ngày, Ô-guyn thấy khỏe khoắn, nhẹ nhõm, vui tươi ?

A. Vì Ô-guyn ăn uống điều độ và chữa bệnh bằng cách ăn rắn thần

B. Vì Ô-guyn được ăn rắn thần và luyện tập thân thể thường xuyên

C. Vì Ô-guyn ăn uống điều độ và luyện tập thân thể thường xuyên

Câu 4. Lời khuyên rút ra từ câu chuyện trên là gì ?

A. Nên ăn uống điều độ và luyện tập thường xuyên

B. Nên ăn uống điều độ và chơi bóng thường xuyên

C. Nên ăn uống điều độ và ngủ đẫy giấc hằng ngày

Câu 1. Chép lại các thành ngữ, tục ngữ sau khi điền vào chỗ trống :

a) s hoặc x

- ….ương…ắt da đồng/…………………………

- ….ống đục…..ao bằng thác trong

………………………………………………………………………….

-…..ẻ núi ngăn….ông/…………………………

b) in hoặc inh

- Một điều nh….ch…điều lành

………………………………………………………………………….

- Trên k….dưới nhường/…………………………………..

- Cha mẹ s…..con, trời s…..t…..

………………………………………………………………………….

Câu 2. Kể tên :

- 5 môn thể thao diễn ra dưới nước :…………………………

………………………………………………………………………….

- 5 môn thể thao diễn ra trên mặt đất :………………………..

………………………………………………………………………….

- 3 môn thể thao diễn ra trên không :……………………………

………………………………………………………………………….

Câu 3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu ( 3 dấu phẩy ở câu a và 4 dấu phẩy ở câu b) rồi chép lại câu văn:

a) Nhờ chăm chỉ luyên viết chữ đẹp bạn Minh Hòa đã ba lần đoạt giải Nhất cuộc thi Nét chữ - Nết người do huyện tổ chức vào các năm 2008 2009 2010

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

b) Để học giỏi môn Tiếng Việt em cần đọc nhiều sách và rèn luyện các kĩ năng đọc nghe nói viết.

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………….

Câu 4. Viết đoạn văn ( khoảng 7 câu ) kể lại một trận thi đấu thể thao mà em được tham gia hoặc chứng kiến ( ở trường, ở địa phương em hoặc ở nơi khác )

Gợi ý :

a) Đó là trận thi đấu về môn thể thao nào ? Diễn ra ở đâu, vào lúc nào ?

b) Diễn biến cuộc thi đấu ra sao ? Kết quả thế nào ?

c) Cảm nghĩ của em về trận thi đấu thể thao.

Câu 1 2 3 4
Đáp án B C C A

Câu 1. Chép lại các thành ngữ, tục ngữ sau khi điền vào chỗ trống :

a) s hoặc x

- ….ương…ắt da đồng/ xương sắt da đồng.

- ….ống đục…..ao bằng thác trong/ Sống đục sao bằng thác trong.

-…..ẻ núi ngăn….ông/ xẻ núi ngăn sông.

b) in hoặc inh

- Một điều nh….ch…điều lành/ Một điều nhịn chín điều lành.

- Trên k….dưới nhường/ trên kính dưới nhường.

- Cha mẹ s…..con, trời s…..t…../ Cha mẹ sinh con, trời sinh tính.

Câu 2. Kể tên :

- 5 môn thể thao diễn ra dưới nước : bơi lội, chèo thuyền, lướt ván, bóng nước, Mô tô nước Jetski.

- 5 môn thể thao diễn ra trên mặt đất : bóng đá, bóng chuyền, cờ tướng, điền kinh, đá cầu.

- 3 môn thể thao diễn ra trên không : múa lụa, múa cột, múa vòng.

Câu 3. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu ( 3 dấu phẩy ở câu a và 4 dấu phẩy ở câu b) rồi chép lại câu văn :

a) Nhờ chăm chỉ luyên viết chữ đẹp, bạn Minh Hòa đã ba lần đoạt giải Nhất cuộc thi Nét chữ - Nết người do huyện tổ chức vào các năm 2008, 2009, 2010.

b) Để học giỏi môn Tiếng Việt, em cần đọc nhiều sách và rèn luyện các kĩ năng đọc, nghe, nói, viết.

Câu 4. Viết đoạn văn ( khoảng 7 câu ) kể lại một trận thi đấu thể thao mà em được tham gia hoặc chứng kiến ( ở trường, ở địa phương em hoặc ở nơi khác )

Bài mẫu:

    Chủ nhật tuần qua, lớp em và lớp 3C đã tổ chức một trận thi đấu bóng đá thật hào hứng, sôi nổi. Sân bóng ở tại sân đình của làng. Đúng mười bốn giờ ba mươi, cả hai lớp đã tập trung vây quanh sân bóng. Trận thi đấu diễn ra sôi nổi. Các cầu thủ hăng hái cướp bóng và dồn bóng về phía cầu môn của đối phương, chúng em đứng xem với những tràng vỗ tay vang dội để động viên các cầu thủ của lớp mình. Kết quả trận thi đấu đã đem lại niềm vui cho lớp chúng em, đội bóng đá của lớp em đã ghi bàn thắng với tỉ số 5-3. Đây là kết quả luyện tập tích cực của cả đội bóng trong thời gian qua.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 29 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Buổi học thể dục, Bé thành phi công, Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Trong giờ thể dục, thầy giáo yêu cầu các bạn phải làm gì ?

A. Yêu cầu các bạn phải leo lên chiếc cột cao, thẳng đứng.

B. Yêu cầu các bạn phải leo lên chiếc cột cao, đứng thẳng người trên chiếc xà ngang. 

C. Yêu cầu các bạn phải đứng thẳng người trên chiếc xà ngang.

Câu 2: Tác giả của bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục là ai ? 

A. Phạm Văn Đồng

B. Hồ Chí Minh

C. Chu Văn An 

Câu 3: Đâu là tên một bộ môn thể thao ?

A. Thả đỉa ba ba

B. Dung dăng dung dẻ

C. Nhảy xa 

Câu 4: Theo Bác, tập thể dục có tác dụng gì ?

A. Để biết thi đấu một môn thể thao nào đó.

B. Để biết đánh giặc.

C. Để có sức khỏe.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1. Chép lại các thành ngữ, tục ngữ sau khi điền s hoặc x vào chỗ trống :

- ….ương…ắt da đồng/…………………………

- ….ống đục…..ao bằng thác trong

-…..ẻ núi ngăn….ông/…………………………

Bài 2. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu ( 3 dấu phẩy ở câu a) và 4 dấu phẩy ở câu b) rồi chép lại câu văn:

a) Nhờ chăm chỉ luyên viết chữ đẹp bạn Minh Hòa đã ba lần đoạt giải Nhất cuộc thi Nét chữ - Nết người do huyện tổ chức vào các năm 2008 2009 2010

b) Để học giỏi môn Tiếng Việt em cần đọc nhiều sách và rèn luyện các kĩ năng đọc nghe nói viết.

Bài 3. Viết đoạn văn ( khoảng 7 câu ) kể lại một trận thi đấu thể thao mà em được tham gia hoặc chứng kiến ( ở trường, ở địa phương em hoặc ở nơi khác )

Gợi ý :

a) Đó là trận thi đấu về môn thể thao nào ? Diễn ra ở đâu, vào lúc nào ?

b) Diễn biến cuộc thi đấu ra sao ? Kết quả thế nào ?

c) Cảm nghĩ của em về trận thi đấu thể thao.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

B

C

C

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1. Chép lại các thành ngữ, tục ngữ sau khi điền s hoặc x vào chỗ trống :

- ….ương…ắt da đồng/ Xương sắt da đồng.

- ….ống đục…..ao bằng thác trong/ Sống đục sao bằng thác trong.

-…..ẻ núi ngăn….ông/ Xẻ núi ngăn sông.

Bài 2. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu ( 3 dấu phẩy ở câu a) và 4 dấu phẩy ở câu b) rồi chép lại câu văn:

a) Nhờ chăm chỉ luyên viết chữ đẹp, bạn Minh Hòa đã ba lần đoạt giải Nhất cuộc thi Nét chữ - Nết người do huyện tổ chức vào các năm 2008, 2009, 2010.

b) Để học giỏi môn Tiếng Việt, em cần đọc nhiều sách và rèn luyện các kĩ năng đọc, nghe, nói, viết.

Bài 3.

Viết đoạn văn ( khoảng 7 câu ) kể lại một trận thi đấu thể thao mà em được tham gia hoặc chứng kiến ( ở trường, ở địa phương em hoặc ở nơi khác )

Bài mẫu:

    Chủ nhật tuần qua, lớp em và lớp 3C đã tổ chức một trận thi đấu bóng đá thật hào hứng, sôi nổi. Sân bóng ở tại sân đình của làng. Đúng mười bốn giờ ba mươi, cả hai lớp đã tập trung vây quanh sân bóng. Trận thi đấu diễn ra sôi nổi. Các cầu thủ hăng hái cướp bóng và dồn bóng về phía cầu môn của đối phương, chúng em đứng xem với những tràng vỗ tay vang dội để động viên các cầu thủ của lớp mình. Kết quả trận thi đấu đã đem lại niềm vui cho lớp chúng em, đội bóng đá của lớp em đã ghi bàn thắng với tỉ số 5-3. Đây là kết quả luyện tập tích cực của cả đội bóng trong thời gian qua.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 29 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Buổi học thể dục, Bé thành phi công, Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Bài thể dục leo xà yêu cầu các bạn học sinh phải có điều gì ?

A. Sự khéo léo

B. Sự dẻo dai

C. Phải có sức khỏe

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Mọi người cần có sức khỏe để làm gì ?

A. Để giữ gìn dân chủ

B. Xây dựng đời sống mới

C. Xây dựng nước nhà

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Đâu không phải là một bộ môn thể thao ?

A. Chạy ma-ra-tông

B. Chạy 1000 mét

C. Bịt mắt bắt dê 

Câu 4: Tại sao mỗi người yêu nước phải có bổn phận tập thể dục ?

A. Vì người yêu nước muốn tham gia tốt vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc thì phải có sức khoẻ tốt.

B. Vì mỗi một người dân yếu ớt tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1. Chép lại các thành ngữ, tục ngữ sau khi điền s hoặc x vào chỗ trống :

- ….ương…ắt da đồng/…………………………

- ….ống đục…..ao bằng thác trong

-…..ẻ núi ngăn….ông/…………………………

Bài 2. Chép lại các thành ngữ, tục ngữ sau khi điền in hoặc inh vào chỗ trống :

- Một điều nh….ch…điều lành

- Trên k….dưới nhường/…………………………………..

- Cha mẹ s…..con, trời s…..t…..

Bài 3. Kể tên :

- 5 môn thể thao diễn ra dưới nước :…………………………

- 5 môn thể thao diễn ra trên mặt đất :………………………..

- 3 môn thể thao diễn ra trên không :……………………………

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

D

D

C

C

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1. Chép lại các thành ngữ, tục ngữ sau khi điền s hoặc x vào chỗ trống :

- ….ương…ắt da đồng/ Xương sắt da đồng.

- ….ống đục…..ao bằng thác trong/ Sống đục sao bằng thác trong.

-…..ẻ núi ngăn….ông/ Xẻ núi ngăn sông.

Bài 2. Chép lại các thành ngữ, tục ngữ sau khi điền in hoặc inh vào chỗ trống :

- Một điều nh….ch…điều lành/ Một điều nhịn chín điều lành.

- Trên k….dưới nhường/ Trên kính dưới nhường.

- Cha mẹ s…..con, trời s…..t…../ Cha mẹ sinh con, trời sinh tính.

Bài 3. Kể tên :

- 5 môn thể thao diễn ra dưới nước : bơi lội, chèo thuyền, lướt ván, bóng nước, Mô tô nước Jetski.

- 5 môn thể thao diễn ra trên mặt đất : bóng đá, bóng chuyền, cờ tướng, điền kinh, đá cầu.

- 3 môn thể thao diễn ra trên không : múa lụa, múa cột, múa vòng.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 29 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: 45 phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Buổi học thể dục, Bé thành phi công, Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Trong giờ thể dục, thầy giáo yêu cầu các bạn phải làm gì ?

A. Yêu cầu các bạn phải leo lên chiếc cột cao, thẳng đứng.

B. Yêu cầu các bạn phải leo lên chiếc cột cao, đứng thẳng người trên chiếc xà ngang. 

C. Yêu cầu các bạn phải đứng thẳng người trên chiếc xà ngang.

Câu 2: Tác giả của bài Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục là ai ? 

A. Phạm Văn Đồng

B. Hồ Chí Minh

C. Chu Văn An 

Câu 3: Đâu là tên một bộ môn thể thao ?

A. Thả đỉa ba ba

B. Dung dăng dung dẻ

C. Nhảy xa 

Câu 4: Theo Bác, tập thể dục có tác dụng gì ?

A. Để biết thi đấu một môn thể thao nào đó.

B. Để biết đánh giặc.

C. Để có sức khỏe.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Viết tên các bạn học sinh trong câu chuyện Buổi học thể dục

Bài 2: Điền vào chỗ trống s hoặc x

– nhảy …a

– nhảy …ào

– ….ới vật

Bài 3: Điền vào chỗ trống in hoặc inh

– điền k.....

– truyền t….

– thể dục thể h..ˋ…

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau: 

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

B

C

C

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Viết tên các bạn học sinh trong câu chuyện Buổi học thể dục

Đé-rót-ti, Cô-rét-ti, xtác-đi, Nen-li, Ga-rô-nê

Bài 2: Điền vào chỗ trống s hoặc x

- nhảy xa

- nhảy sào

- sới vật

Bài 3: Điền vào chỗ trống in hoặc inh

- điền kinh

- truyền tin

- thể dục thể hình

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:


bai-tap-cuoi-tuan-tieng-viet-lop-3-hoc-ki-2.jsp


Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học