Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 19 có đáp án (5 phiếu)



Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 19 có đáp án (Phiếu số 1)

Thời gian: phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Hai Bà Trưng, Bộ đội về làng, Báo cáo kết quả thi đua “Noi gương chú bộ đội” trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Con hãy tìm  từ ngữ tả sự vật như người trong câu sau :

" Dòng sông mới điệu làm sao 

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha"

A. điệu

B. mặc áo

C. thướt tha

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 2: Đọc truyện Hai Bà Trưng, trước những hành động tàn ác của quân giặc, thái độ của nhân dân ta thế nào ?

A. Nín nhịn, không biết phải làm thế nào.

B. Vô cùng căm phẫn, chỉ chờ lúc nổi dậy

C. Sợ hãi trước tội ác dã man mà giặc gây ra.

Câu 3: Đọc bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”, bài báo cáo này là của ai ?

A. Báo cáo của tổ trưởng.

B. Báo cáo của lớp trưởng.

C. Báo cáo của cô giáo.

Câu 4: Câu nào sau đây có hình ảnh nhân hóa ?

A. Mặt trời lặn xuống núi.

B. Anh Dế Mèn đã có một chuyến phiêu lưu bổ ích. 

C. Chim hót trên cành cao.  

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền vào chỗ trống l hoặc n và chép lại từ sau khi điền:

- quả …ê, …ăn lộn, ăn …o, …àng xóm

Bài 2:

Điền vào chỗ trống iêt hoặc iêc chép lại từ sau khi điền:

b… tuốt, cá d…, t… của, ch… kẹo, bút v…

Bài 3:

Tìm các từ ngữ :

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n.

b) Chứa tiếng có vần iêc hoặc iết.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau:

Câu

1

2

3

4

Đáp án

D

B

B

B

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền vào chỗ trống l hoặc n và chép lại từ sau khi điền:

- quả lê, lăn lộn, ăn no, làng xóm

Bài 2:

Điền vào chỗ trống iêt hoặc iêc chép lại từ sau khi điền:

- biết tuốt, cá diếc, tiếc của, chiếc kẹo, bút viết

Bài 3:

Tìm các từ ngữ :

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n: lao động, lảnh lót, lí sự, lười biếng, lời nói, lanh lẹ, liên đội, lời mắng, nông thôn, nước, nòng nọc, nạo vét, nhanh nọc, nương rẫy, náo động, năm học, nũng nịu….

b) Chứa tiếng có vần iêc hoặc iết: mải miết, nước xiết, kiệt sức, biết, chiết khấu, tiết canh, cây viết, tạm biệt, xanh biếc, thương tiếc, liếc mắt, chiếc bánh, làm xiếc, bữa tiệc, nhiếc mắng, …

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 19 có đáp án (Phiếu số 2)

Thời gian: phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Hai Bà Trưng, Bộ đội về làng, Báo cáo kết quả thi đua “Noi gương chú bộ đội” trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Trưng Trắc và Trưng Nhị xuất thân ở vùng nào ?

A. Mê Linh

B. Luy Lâu 

C. Kinh đô

Câu 2: Việc nêu lên những điểm hạn chế trong bài báo cáo nhằm mục đích gì ?

A. Để phê bình những cá nhân, tập thể còn mắc lỗi.

B. Để phạt những cá nhân, tập thể mắc lỗi.

C. Để rút kinh nghiệm và sửa lỗi.

Câu 3: Hai Bà Trưng có tài năng gì nổi bật ?

A. Tinh thông mọi phép thuật.

B. Có tài cầm quân đánh giặc.

C. Giỏi võ nghệ và nuôi chí giành lại non sông

Câu 4: Đâu là bộ phận trả lời câu hỏi “Khi nào ?” trong câu sau : "Buổi tối, cả gia đình em quây quần bên mâm cơm."

A. Buổi tối

B. cả gia đình em

C. quây quần bên mâm cơm

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào ?” trong mỗi câu văn dưới đây:

a) Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối.

b) Tối mai, anh Đóm Đóm lại đi gác.

c) Chúng em học bài thơ Anh Đóm Đóm trong Học kì 1.

Bài 2: Trả lời câu hỏi :

a) Những chú gà trống thường gáy vang “ò ó o…” khi nào ?

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

b) Khi nào hoa phượng lại nở đỏ trên quê hương em ?

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

Bài 3:  Dựa vào câu chuyện Hai Bà Trưng (bài Tập đọc Tuần 19, SGK Tiếng Việt 3, tập hai) hãy viết câu trả lời cho mỗi câu sau :

a) Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào ?

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

b) Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng ?

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau:

Câu

1

2

3

4

Đáp án

A

C

C

A

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào ?” trong mỗi câu văn dưới đây:

a) Anh Đom Đóm lên đèn đi gác khi trời đã tối.

b) Tối mai, anh Đóm Đóm lại đi gác.

c) Chúng em học bài thơ Anh Đóm Đóm trong Học kì 1.

Bài 2: Trả lời câu hỏi :

a) Những chú gà trống thường gáy vang “ò ó o…” vào buổi sáng sớm.

b) Hoa phượng lại nở đỏ trên quê hương em vào mùa hè.

Bài 3: Dựa vào câu chuyện Hai Bà Trưng (bài Tập đọc Tuần 19, SGK Tiếng Việt 3, tập hai, trang 4, 5) hãy viết câu trả lời cho mỗi câu sau :

a) Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn như thế nào ?

- Hai Bà Trưng đều giỏi võ nghệ và có chí khí lớn, quyết giành lại non sông.

b) Vì sao bao đời nay nhân dân ta tôn kính Hai Bà Trưng ?

- Bao đời nay, nhân dân ta tôn kính và lập đền thờ Hai Bà Trưng vì hai bà là hai vị nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử dân tộc đã lãnh đạo nhân dân đánh thắng giặc ngoại xâm, giành lại độc lập tự do cho Tổ Quốc.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 19 có đáp án (Phiếu số 3)

Thời gian: phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Hai Bà Trưng, Bộ đội về làng, Báo cáo kết quả thi đua “Noi gương chú bộ đội” trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Trong bài báo cáo, lớp trưởng chỉ nêu những thành tích tốt, đúng hay sai ?

A. Đúng

B. Sai

C. Cả 2 đáp án

Câu 2: Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa?

A. Do căm ghét lũ giặc tàn ác làm hại dân chúng.

B. Do tướng giặc Tô Định đã biết chí hướng của hai bà nên lập mưu giết chết chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách.

C. Cả 2 đáp án trên.

Câu 3: Theo con, có thể thay đổi trình tự nội dung trong bản báo cáo không ?

A. Có, vì vẫn giữ được đầy đủ nội dung của bản báo cáo.

B. Không, vì khi thay đổi nội dung của bản báo cáo trở nên lộn xộn, khó hiểu.

Câu 4: Theo em, vì sao dân yêu thương bộ đội như vậy?

A. Vì bộ đội là những người đã dũng cảm cầm súng chiến đấu bảo vệ nước nhà.

B. Bộ đội đều là những người trẻ tạm biệt quê hương, chịu nhiều gian lao vất vả mà kiên cường chiến đấu cho hạnh phúc của mọi nhà.

C. Cả 2 đáp án đúng.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Đọc lại bài thơ Anh Đom Đóm (đã học trong Học kì 1). Tìm những con vật khác ngoài con đom đóm được gọi và tả như người (nhân hóa), viết vào chỗ trống trong bảng sau :

Tên các con vật

Các con vật được gọi bằng

Các con vật dược tả bằng những từ ngữ




Bài 2:

Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào ?” trong mỗi câu văn dưới đây:

a) Mỗi tối, bé Na thường chăm chỉ làm bài tập về nhà.

b) Cuối tuần, bố mẹ thường cho em đi công viên chơi.

c) Sau khi đi học về, Minh luôn giúp mẹ làm việc nhà.

Bài 3:

Gạch dưới những từ ngữ chỉ sự nhân hóa trong mỗi câu văn dưới đây:

a) Cô thước kẻ xinh xắn này chính là món quà mà mẹ tặng cho em.

b) Bánh bao và bánh mì đang ngồi và suy ngẫm về cuộc đời.

c) Những chú khoai lang đang nô đùa vui vẻ.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau:

Câu

1

2

3

4

Đáp án

C

C

B

C

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Đọc lại bài thơ Anh Đom Đóm (đã học trong Học kì 1). Tìm những con vật khác ngoài con đom đóm được gọi và tả như người (nhân hóa), viết vào chỗ trống trong bảng sau :

Tên các con vật

Các con vật được gọi bằng

Các con vật dược tả bằng những từ ngữ

Cò Bợ

Chị

ru con

“Ru hỡi Ru hời !

Hỡi bé tôi ơi,

Ngủ cho ngon giấc"

- Vạc

Thím

Lặng lẽ mò tôm


Bài 2:

Gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi “Khi nào ?” trong mỗi câu văn dưới đây:

a) Mỗi tối, bé Na thường chăm chỉ làm bài tập về nhà.

b) Cuối tuần, bố mẹ thường cho em đi công viên chơi.

c) Sau khi đi học về, Minh luôn giúp mẹ làm việc nhà.

Bài 3:

Gạch dưới những từ ngữ chỉ sự nhân hóa trong mỗi câu văn dưới đây:

a) Cô thước kẻ xinh xắn này chính là món quà mà mẹ tặng cho em.

b) Bánh bao và bánh mì đang ngồisuy ngẫm về cuộc đời.

c) Những chú khoai lang đang nô đùa vui vẻ.

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 19 có đáp án (Phiếu số 4)

Thời gian: phút

I. Bài tập về đọc hiểu:

Dựa vào những bài đọc: Hai Bà Trưng, Bộ đội về làng, Báo cáo kết quả thi đua “Noi gương chú bộ đội” trong SGK tiếng Việt lớp 3, tập 2 em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

Câu 1: Câu nào sau đây có hình ảnh nhân hóa ?

A. Mặt trời lặn xuống núi.

B. Anh Dế Mèn đã có một chuyến phiêu lưu bổ ích. 

C. Chim hót trên cành cao.  

Câu 2: Đọc truyện Hai Bà Trưng, trước những hành động tàn ác của quân giặc, thái độ của nhân dân ta thế nào ?

A. Nín nhịn, không biết phải làm thế nào.

B. Vô cùng căm phẫn, chỉ chờ lúc nổi dậy

C. Sợ hãi trước tội ác dã man mà giặc gây ra.

Câu 3: Đọc bài Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”, bài báo cáo này là của ai ?

A. Báo cáo của tổ trưởng.

B. Báo cáo của lớp trưởng.

C. Báo cáo của cô giáo.

Câu 4: Con hãy tìm   từ ngữ tả sự vật như người trong câu sau :

" Dòng sông mới điệu làm sao 

Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha"

A. điệu

B. mặc áo

C. thướt tha

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền vào chỗ trống l hoặc n và chép lại từ sau khi điền:

- lành……… ặn

- ………… anh lảnh

- nao………. úng

Bài 2:

Điền vào chỗ trống iêt hoặc iêc chép lại từ sau khi điền:

- đi biền b……

- xanh biêng ..´.....

- thấy tiêng t..´….

Bài 3:

Tìm các từ ngữ :

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n.

b) Chứa tiếng có vần iêc hoặc iết.

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau:

Câu

1

2

3

4

Đáp án

B

B

B

D

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1:

Điền vào chỗ trống l hoặc n và chép lại từ sau khi điền:

- lành lặn

- lanh lảnh

- nao núng

Bài 2:

Điền vào chỗ trống iêt hoặc iêc chép lại từ sau khi điền:

- đi biền biệt

- xanh biêng biếc

- thấy tiêng tiếc

Bài 3:

Tìm các từ ngữ :

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n: lao động, lảnh lót, lí sự, lười biếng, lời nói, lanh lẹ, liên đội, lời mắng, nông thôn, nước, nòng nọc, nạo vét, nhanh nọc, nương rẫy, náo động, năm học, nũng nịu….

b) Chứa tiếng có vần iêc hoặc iết: mải miết, nước xiết, kiệt sức, biết, chiết khấu, tiết canh, cây viết, tạm biệt, xanh biếc, thương tiếc, liếc mắt, chiếc bánh, làm xiếc, bữa tiệc, nhiếc mắng, …

Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 Tuần 19 có đáp án (Phiếu số 5)

Thời gian: phút

Đề bài:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây.

CON VOI CỦA TRẦN HƯNG ĐẠO

    Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, trên đường tiến quân, voi của Trần Hưng Đạo bị sa lầy. Quân sĩ cùng nhân dân trong vùng tìm đủ mọi cách để cứu voi nhưng vô hiệu. Bùn lầy nhão, voi to nặng mỗi lúc một lún thêm mà nước triều lại đang lên nhanh. Vì việc quân cấp bách,Trần Hưng Đạo đành để voi ở lại. Voi chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng ra đi.

    Có lẽ vì thương tiếc con vật khôn ngoan có nghĩa với người, có công với nước nên khi hô hào quân sĩ, Trần Hưng Đạo đã trỏ xuống dòng sông Hóa thề rằng: “Chuyến này không phá xong giặc Nguyên, thề không về đến bến sông này nữa !”. Lời thề bất hủ đó của Trần Hưng Đạo đã được ghi chép trong sử sách. Nhân dân địa phương đã đắp mộ cho voi, xây tượng voi bằng gạch, sau tạc tượng đá và lập đền thờ con voi trung hiếu này.

    Ngày nay, sát bên bờ sông Hóa còn một gò đất nổi lên rất lớn. Tương truyền đó là mộ voi ngày xưa.

(Đoàn Giỏi)

Câu 1. Trên đường tiến quân, voi của Trần Hưng Đạo gặp phải chuyện gì ?

A. Bị sa vào cái hố rất sâu, bùn lầy nhão, bị nước triều đang lên cuốn đi.

B. Bị thụt xuống bùn lầy

C. Bị nước triều cuốn đi

Câu 2. Hình ảnh “voi chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng ra đi” nói lên điều gì ?

A. Voi rất buồn vì không được sống gần gũi, được cùng chủ tướng đi đánh giặc nữa.

B. Voi rất buồn vì sắp phải chết.

C. Voi rất buồn vì phải ở lại một mình, không có ai bầu bạn.

Câu 3. Dòng nào dưới đây nêu đúng 3 từ ngữ nói về con voi như nói về một chiến sĩ ?

A. Chảy nước mắt, có nghĩa, có công

B. Khôn ngoan, có nghĩa, có công, trung hiếu

C. Có nghĩa, có công, trung hiếu

Câu 4. Vì sao lời thề của Trần Hưng Đạo bên dòng sông Hóa được ghi vào sử sách?

A. Vì đó là lời thề thể hiện tinh thần quyết tâm tiêu diệt giặc Nguyên.

B. Vì đó là lời thề thể hiện lòng tiếc thương đối với con voi trung nghĩa.

C. Vì đó là lời thề thể hiện sự gắn bó sâu nặng đối với dòng sông Hóa.

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Chép lại các từ ngữ sau khi điền l hoặc n vào chỗ trống :

- thiếu …iên/………..

- xóm …àng/………..

- …..iên lạc/………..

-…..àng tiên/……….

Bài 2: Chép lại các từ ngữ sau khi điền iêt hoặc iêc vào chỗ trống :

- xem x……/……….

- hiểu b……../………

- chảy x……../……….

- xanh b……./……….

Bài 3: Gạch dưới những từ ngữ giúp em nhận biết sự vật được nhân hóa (gọi hoặc tả con vật, đồ đạc, cây cối….. bằng những từ ngữ vốn để gọi và tả con người) ở các khổ thơ, câu văn sau :

a)

Bé ngủ ngon quá

Đẫy cả giấc trưa

Cái võng thương bé

Thức hoài đưa đưa.

(Định Hải)

b) Những anh gọng vó đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó đứng trên bãi lầy bái phục nhìn theo chúng tôi.

(Tô Hoài)

c) Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa.

(Trần Ninh Hồ)

Đáp án:

I. Bài tập về đọc hiểu:

Em chọn đáp án đúng nhất như sau:

Câu

1

2

3

4

Đáp án

A

A

B

B

II. Bài tập về Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn

Bài 1: Chép lại các từ ngữ sau khi điền l hoặc n vào chỗ trống :

- thiếu niên

- xóm làng

- liên lạc

- nàng tiên

Bài 2: Chép lại các từ ngữ sau khi điền iêt hoặc iêc vào chỗ trống :

- xem xiếc

- hiểu biết

- chảy xiết

- xanh biếc

Bài 3: Gạch dưới những từ ngữ giúp em nhận biết sự vật được nhân hóa (gọi hoặc tả con vật, đồ đạc, cây cối….. bằng những từ ngữ vốn để gọi và tả con người) ở các khổ thơ, câu văn sau :

a)

Bé ngủ ngon quá

Đẫy cả giấc trưa

Cái võng thương bé

Thức hoài đưa đưa.

(Định Hải)

b) Những anh gọng vó đen sạm, gầy và cao, nghênh cặp chân gọng vó đứng trên bãi lầy bái phục nhìn theo chúng tôi.

(Tô Hoài)

c) Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa.

(Trần Ninh Hồ)

Xem thêm các phiếu Bài tập cuối tuần, đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 3 có đáp án hay khác:

Lời giải bài tập lớp 3 sách mới:




Đề thi, giáo án lớp 3 các môn học