Định lí Thalès trong không gian lớp 11 (hay, chi tiết)

Bài viết Định lí Thalès trong không gian trình bày đầy đủ công thức, ví dụ minh họa có lời giải chi tiết và các bài tập tự luyện giúp học sinh lớp 11 nắm vững kiến thức trọng tâm về Định lí Thalès trong không gian từ đó học tốt môn Toán.

1. Công thức

Định lí Thalès trong không gian: Ba mặt phẳng đôi một song song chắn trên hai cát tuyến phân biệt bất kì những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.

Định lí Thalès trong không gian lớp 11 (hay, chi tiết)

Cho ba mặt phẳng (P), (Q) và (R) đôi một song song. Hai đường thẳng phân biệt d và d' cắt ba mặt phẳng lần lượt tại các điểm A, B, C và A', B', C' thì

ABA'B'=BCB'C'=ACA'C'.

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Cho hình tứ diện S.ABC. Trên cạnh SA lấy các điểm A1, A2 sao cho AA1 = A1A2 = A2S. Gọi (P) và (Q) là hai mặt phẳng song song với mặt phẳng (ABC) và lần lượt đi qua A1, A2. Mặt phẳng (P) cắt các cạnh SB, SC lần lượt tại B1, C1. Mặt phẳng (Q) cắt các cạnh SB, SC lần lượt tại B2, C2. Chứng minh BB1 = B1B2 = B2S và CC1 = C1C2 = C2S.

Hướng dẫn giải

Định lí Thalès trong không gian lớp 11 (hay, chi tiết)

Vì hai mặt phẳng (P) và (Q) song song với mặt phẳng (ABC) nên (P) // (Q), do đó ba mặt phẳng (ABC), (P) và (Q) đôi một song song. Theo định lí Thalés trong không gian, ta suy ra A2A1AA1=B2B1BB1=C2C1CC1.

Mà AA1 = A1A2 nên A2A1AA1=1, suy ra A2A1AA1=B2B1BB1=C2C1CC1=1, do đó BB1 = B1B2 và CC1 = C1C2.

Sử dụng định lí Thalés ta cũng chứng minh được A2SA2A1=B2SB2B1=C2SC2C1.

Mà A1A2 = A2S nên A2SA2A1=1, suy ra A2SA2A1=B2SB2B1=C2SC2C1=1, do đó B1B2 = B2S và C1C2 = C2S.

Vậy BB1 = B1B2 = B2S và CC1 = C1C2 = C2S.

Ví dụ 2. Cho hình chóp S.ABC có SA = 12, SB = 15, SC = 17. Trên cạnh SA lấy các điểm M, N sao cho SM = 3, MN = 5, NA = 4. Gọi (P), (Q) là hai mặt phẳng song song với mặt phẳng (ABC) và lượt đi qua M, N. Mặt phẳng (P) cắt SB, SC tại M1, M2 và mặt phẳng (Q) cắt SB, SC tại N1, N2. Tính độ dài các đoạn thẳng M1N1 và M2N2.

Hướng dẫn giải

Định lí Thalès trong không gian lớp 11 (hay, chi tiết)

Áp dụng định lí Thalès ta suy ra: SMSM1=MNM1N1=NAN1B (1) và SMSM2=MNM2N2=NAN2C (2).

+ Từ (1), ta có SMSM1=MNM1N1=NAN1B=SM+MN+NASM1+M1N1+N1B=SASB=1215.

Suy ra M1N1=15MN12=15.512=254.

+ Từ (2), ta có SMSM2=MNM2N2=NAN2C=SM+MN+NASM2+M2N2+N2C=SASC=1217.

Suy ra M2N2=17.MN12=17.512=8512.

Ví dụ 3. Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D' có tất cả các mặt đều là hình vuông cạnh a. Các điểm M, N lần lượt trên AD', BD sao cho AM = DN = x (0 < x < a√2).

a) Chứng minh khi x biến thiên, đường thẳng MN luôn song song với một mặt phẳng cố định.

b) Chứng minh khi x=a23 thì MN // A'C.

Hướng dẫn giải

Định lí Thalès trong không gian lớp 11 (hay, chi tiết)

a) Gọi (P) là mặt phẳng qua AD và song song với mặt phẳng (A'D'CB). Gọi (Q) là mặt phẳng qua M và song song với mặt phẳng (A'D'CB). Giả sử (Q) cắt BD tại điểm N'.

Theo định lí Thales ta có AMAD'=DN'DB (1).

Vì các mặt của hình hộp là hình vuuong cạnh a nên AD' = DB = a√2.

Từ (1) ta có AM = DN', mà DN = AM nên DN' = DN, do đó N' ≡ N, suy ra MN ⊂ (Q).

QA'D'CBMNQMNA'D'CB.

Vậy MN luôn song song với mặt phẳng cố định (A'D'CB).

b) Gọi O = AC ∩ BD. Ta có

DN=x=a23, DO=a22DN=23DO suy ra N là trọng tâm của tam giác ACD.

Tương tự M là trọng tâm của tam giác A'AD.

Gọi I là trung điểm của AD ta có INIC=13, IMIA'=13INIC=IMIA'⇒ MN//A'C.

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Cho hình chóp S.ABCD, đáy là hình bình hành tâm O, M là một điểm di động trên SC, (α) là mặt phẳng qua AM và song song với BD.

a) Tìm giao điểm H và K của (α) với SB, SD.

b) Chứng minh rằng SBSH+SDSK-SCSM có giá trị không đổi.

Bài 2. Cho tứ diện ABCD và M, N là các điểm lần lượt di động trên BC, AD sao cho BMMC=ANND. Chứng minh rằng MN luôn song song với một mặt phẳng cố định.

Bài 3. Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Trên SB, AC lần lượt lấy M, N sao cho BMMS=NCNA=x, 0 < x < 1. Gọi G là trọng tâm tam giác SCD.

a) Chứng minh rằng MN song song với mặt phẳng cố định khi x thay đổi.

b) Tìm x để (MNG) // (SAD).

c) Tìm x để NG // (SAB).

Bài 4.Cho hai điểm M, N lần lượt thay đổi trên hai mặt phẳng song song (P), (Q).Tìm tập hợp cácđiểm Ithuộc đoạn MN sao choIMIN=k, k ≠ 0.

Bài 5. Cho tứ diện ABCD. Hai điểm M và N lần lượt thay đổi trên hai cạnh AB và CD. Tìm tập hợp trung điểm I của MN.

Xem thêm các bài viết về công thức Toán hay, chi tiết khác:


Đề thi, giáo án các lớp các môn học