Công thức tính xác suất thực nghiệm của một biến cố trong một số trò chơi đơn giản lớp 8 (hay, chi tiết)

Bài viết Công thức tính xác suất thực nghiệm của một biến cố trong một số trò chơi đơn giản trình bày đầy đủ công thức, ví dụ minh họa có lời giải chi tiết và các bài tập tự luyện giúp học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức trọng tâm về Công thức tính xác suất thực nghiệm của một biến cố trong một số trò chơi đơn giản từ đó học tốt môn Toán.

1. Công thức

a) Xác suất thực nghiệm của một biến cố trong trò chơi tung đồng xu.

Xác suất thực nghiệm của biến cố:

+ “Mặt xuất hiện của đồng xu là N” khi tung đồng xu nhiều lần bằng:

(Số lần xuất hiện mặt N) : (Tổng số lần tung đồng xu).

+ “Mặt xuất hiện của đồng xu là S” khi tung đồng xu nhiều lần bằng:

(Số lần xuất hiện mặt S) : (Tổng số lần tung đồng xu).

b) Xác suất thực nghiệm của một biến cố trong trò chơi gieo xúc xắc.

Xác suất thực nghiệm của biến cố: “Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt k chấm” (k ∈ ℕ, 1 ≤ k ≤ 6) khi gieo xúc xắc nhiều lần bằng:

(Số lần xuất hiện mặt k chấm) : (Tổng số lần gieo xúc xắc).

c) Xác suất thực nghiệm của một biến cố trong trò chơi chọn ngẫu nhiên một đối tượng từ một nhóm đối tượng.

Xác suất thực nghiệm của biến cố: “Đối tượng A được chọn ra” khi chọn đối tượng nhiều lần bằng:

(Số lần đối tượng A được chọn ra) : (Tổng số lần chọn đối tượng).

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Tính xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của đồng xu là N”, biết tung đồng xu đó 60 lần và có 15 lần xuất hiện mặt N.

Hướng dẫn giải:

Xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của đồng xu là N” là: 1560=14.

Ví dụ 2. Gieo 1 con xúc xắc 25 lần, trong đó mặt 6 chấm xuất hiện 3 lần. Tính xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt 6 chấm”.

Hướng dẫn giải:

Xác suất thực nghiệm của biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc là mặt 6 chấm” là 325.

3. Bài tập tự luyện

Bài 1. Tung hai đồng xu cân đối 30 lần ta được kết quả như sau:

Sự kiện

Hai đồng sấp

Hai đồng ngửa

Một đồng sấp và một đồng ngửa

Số lần

9

13

8

Tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện:

a) Có một đồng xu sấp và một đồng ngửa.

b) Cả hai đồng ngửa.

Bài 2. Gieo một con xúc xắc 50 lần ta được kết quả như sau:

Mặt

1 chấm

2 chấm

3 chấm

4 chấm

5 chấm

6 chấm

Số lần

11

7

20

3

5

4

a) Tính xác suất thực nghiệm của biến cố “Gieo được mặt 2 chấm”.

b) Tính xác suất thực nghiệm của biến cố “Gieo được mặt có chấm lẻ”.

Bài 3. Trong một hộp bút có một số bút bi xanh và bút bi đen, lấy ngẫu nhiên một bút từ hộp xem màu rồi trả lại. Lặp lại hoạt động trên 100 lần ta được kết quả theo bảng sau:

Loại bút

Bút bi xanh

Bút bi đen

Số lần

58

42

Hãy tìm xác suất thực nghiệm của biến cố “Lấy được bút bi màu đen”.

Bài 4. Một xạ thủ bắn 200 viên đạn vào một mục tiêu và thấy có 134 viên đạn trúng mục tiêu. Tính xác suất thực nghiệm của biến cố “Xạ thủ bắn không trúng mục tiêu”.

Bài 5. Lan bỏ 3 viên kẹo xanh và 7 viên kẹo đỏ vào một cái hộp. Mỗi lần Lan lấy ra ngẫu nhiên một viên kẹo từ trong hộp, xem viên kẹo có màu gì rồi lại bỏ vào hộp. Lan đã thực hiện 70 lần và thấy có 16 lần lấy được viên kẹo màu xanh. Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện “Lan lấy được viên kẹo màu xanh”.

Xem thêm các bài viết về công thức Toán hay, chi tiết khác: