10 Bài tập trắc nghiệm Toán 9 Chân trời sáng tạo Chương 5 (có đáp án)
Với 10 bài tập trắc nghiệm tổng hợp Toán 9 Chương 5 có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán 9.
I. Nhận biết
Câu 1. Cho đường tròn (O; 2 cm) và một điểm H bất kì. Nếu OH < 2 cm thì
A. Điểm H nằm ngoài đường tròn (O; 2 cm).
B. Điểm H nằm trên đường tròn (O; 2 cm).
C. Điểm H nằm trong đường tròn (O; 2 cm).
D. Điểm H trùng tâm O của đường tròn (O; 2 cm).
Câu 2. “Trong các dây của một đường tròn, đường kính là dây có độ dài …”. Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống là
A. lớn nhất.
B. nhỏ nhất.
C. bằng 100 cm.
D. bằng tổng hai dây bất kì.
Câu 3. Cho hai đường tròn đồng tâm (O; 2 cm) và (O; 3 cm).
Diện tích hình vành khuyên được giới hạn bởi hai đường tròn đó là
A. 5π cm2.
B. 3π cm2.
C. 1,5π cm2.
D. 2π cm2.
Câu 4. Nếu đường thẳng d là tiếp tuyến của đường tròn (O) tại A thì
A. d ≡ OA.
B. d ⊥ OA tại O.
C. d // OA.
D. d ⊥ OA tại A.
Câu 5. Cho đường tròn (O; OA) và đường tròn (O') đường kính OA. Vị trí tương đối của hai đường tròn (O) và (O') là
A. Tiếp xúc trong.
B. Tiếp xúc ngoài.
C. Nằm ngoài nhau.
D. Cắt nhau.
II. Thông hiểu
Câu 6. Hai tiếp tuyến tại B và C của đường tròn (O) cắt nhau tại A. Khẳng định nào sau đây là sai?
A. OA ⊥ BC.
B. OA là đường trung trực của BC.
C. AB = AC.
D. OA ⊥ BC tại trung điểm của AO.
Câu 7. Cho đường tròn tâm O và điểm A nằm ngoài đường tròn. Từ A kẻ hai tiếp tiếp tuyến AB và AC của đường tròn tâm O (điểm B, C là tiếp điểm). Nếu thì tam giác ABO là
A. Tam giác cân.
B. Tam giác vuông.
C. Tam giác vuông cân.
D. Tam giác đều.
Câu 8. Cho hình vuông ABCD cạnh bằng 2 cm. Gọi I, J lần lượt là trung điểm của AC, CD. Vị trí tương đối của đường tròn (A; AI) và (C; CJ) là
A. đựng nhau.
B. tiếp xúc ngoài.
C. ở ngoài nhau.
D. cắt nhau.
Câu 9. Cho hình chữ nhật ABCD có AD = 8 cm, AB = 15 cm. Biết rằng bốn điểm A, B, C, D cùng thuộc một đường tròn. Bán kính của đường tròn đó bằng
A. 8,5 cm.
B. 17 cm.
C. 12,7 cm.
D. 6,3 cm.
III. Vận dụng
Câu 10. Hình vẽ dưới đây mô tả vị trí tương đối giữa mỗi cặp đường tròn trong hình chụp bộ cồng chiêng Tây Nguyên:
Hai đường tròn của cặp cồng chiêng ở hình nào tiếp xúc trong với nhau?
A. Hình 1.
B. Hình 2.
C. Hình 3.
D. Không có hình nào biểu diễn cặp cồng chiêng có hai đường tròn tiếp xúc trong với nhau.
Xem thêm bài tập trắc nghiệm Toán lớp 9 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Toán 9 Bài 4: Hình quạt tròn và hình vành khuyên
Trắc nghiệm Toán 9 Bài 1: Hàm số và đồ thị của hàm số y = ax2 (a ≠ 0)
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Toán 9 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Toán 9 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST