10 Bài tập Đa giác đều và phép quay (có đáp án) - Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 9

Với bài tập trắc nghiệm Đa giác đều và phép quay Toán lớp 9 có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sách Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Toán 9.

I. Nhận biết

Câu 1. Cho các hình dưới đây:

10 Bài tập Đa giác đều và phép quay (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 9

Trong các hình trên, hình nào có dạng là đa giác đều?

A. Hình a, b.

B. Hình b, d.

C. Hình c, e.

D. Hình d, e.

Câu 2. Đa giác đều là một đa giác

A. Có 3 cạnh và 3 góc bằng nhau.

B. Có 7 cạnh và 7 góc bằng nhau.

C. Có các cạnh và các góc bằng nhau.

D. Có 8 cạnh và 8 góc bằng nhau.

Câu 3. Các phép quay có thể có với một đa giác đều tâm O là

A. Phép quay thuận chiều và phép quay đảo chiều.

B. Phép quay thuận chiều và phép quay ngược chiều.

C. Phép quay xuôi chiều và phép quay đảo chiều.

D. Phép quay xuôi chiều và phép quay ngược chiều.

Câu 4. Cho các hình: Hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông, tam giác cân, tam giác đều.

10 Bài tập Đa giác đều và phép quay (có đáp án) | Chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Toán 9

Trong các hình trên, có bao nhiêu đa giác giác đều?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Câu 5. Với một phép quay góc α thì α có thể nhận các giá trị:

A. 0o ≤ α ≤ 180o.

B. 0o < α < 180o.

C. 0o ≤ α ≤ 360o.

D. 0o < α < 360o.

II. Thông hiểu

Câu 6. Mỗi góc của bát giác đều nội tiếp đường tròn tâm O có số đo là

A. 120o.

B. 150o.

C. 90o.

D. 135o.

Câu 7. Cho đa giác đều 11 cạnh có độ dài mỗi cạnh là 5 cm. Chu vi đa giác đều này là

A. 45 cm.

B. 50 cm.

C. 60 cm.

D. 55 cm.

Câu 8. Cho ngũ giác đều ABCDE. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. Ngũ giác đều ABCDE có một tâm đối xứng.

B. Mỗi góc trong của ngũ giác đều ABCDE là 108o.

C. Tổng các góc trong của ngũ giác đều ABCDE là 450o.

D. Tổng các góc trong của ngũ giác đều ABCDE là 540o.

Câu 9. Cho hình vuông tâm O. Số phép quay thuận chiều tâm O góc α với 0o ≤ α < 360o, biến hình vuông trên thành chính nó là

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

III. Vận dụng

Câu 10. Cho lục giác đều ABCDEF tâm O. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của EF, BD. Khẳng định nào sau đây là sai?

A. N là trung điểm OC.

B. ∆AFM = ∆AON.

C. Tam giác AMN đều.

D. Cả A, B, C đều sai.

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Toán lớp 9 Chân trời sáng tạo có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:


Giải bài tập lớp 9 Chân trời sáng tạo khác