Tính chất hóa học của Butylamin C4H11N | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

Bài viết về tính chất hóa học của Butylamin C4H11N gồm đầy đủ định nghĩa, công thức phân tử, công thức cấu tạo, tên gọi, tính chất hóa học, tính chất vật lí, cách điều chế và ứng dụng.

- Định nghĩa: Butylamin là một hợp chất hữu cơ thuộc chức amin có công thức CH3(CH2)3NH2

- Công thức phân tử: C4H11N

- Công thức cấu tạo: CH3(CH2)3NH2

Tính chất hóa học của Butylamin C4H11N | Tính chất vật lí, nhận biết, điều chế, ứng dụng

- Tên gọi

   + Tên gốc chức: Butylamin

   + Tên thay thế: Butan-1-amin

- Butylamin là chất lỏng không màu, có mùi tanh.

1. Tính bazơ :

- Dung dịch Butylamin có khả năng làm xanh giấy quỳ tím hoặc làm hồng phenolphtalein do kết hợp với proton mạnh hơn amonia

- Amin có tính bazo yếu nên có thể phản ứng với các axit vô cơ để tạo thành muối

2. Phản ứng với nitrous acid :

C4H9-NH2 + HONO → C4H9-OH + N2 + H2O (xúc tác HCl)

3. Phản ứng ankyl hóa :

C4H9NH2 + CH3I → C4H9-NH-CH3 + HI

4. Phản ứng với dung dịch muối của các kim loại có hiđroxit kết tủa :

3C4H9NH2 + FeCl3 + 3H2O → Fe(OH)3 + 3C4H9NH3Cl

- Butylamin được tạo ra bởi phản ứng của amonia và ancol:

CH3(CH2)3OH + NH3 → CH3(CH2)3NH2 + H2O

- Hợp chất này được sử dụng như một thành phần trong sản xuất thuốc trừ sâu (như thiocarbazides ), dược phẩm và chất nhũ hóa.

- Nó cũng là một tiền thân cho việc sản xuất của N, N'-dibutylthio urê , một cao su lưu hóa tăng tốc, và n-butylbenzenesulfonamide, một chất làm dẻo của nylon.

- Nó được sử dụng trong quá trình tổng hợp của Fengabine, thuốc diệt nấm benomyl , và butamoxane, và trị đái tháo đường Tolbutamide.

Xem thêm tính chất hóa học của các chất khác:

tinh-chat-cua-amin.jsp

Đề thi, giáo án các lớp các môn học