Giáo án bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát - Cánh diều

Với giáo án bài Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát Ngữ văn lớp 6 Cánh diều được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 6 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Nêu cảm nghĩ về một bài thơ lục bát ( đã học, đọc thêm)

- Các chi tiết về nội dung, yếu tố nghệ thuật của bài thơ lục bát

- Lựa chọn từ ngữ biểu cảm, nhận xét đánh giá về nội dung và nghệ thuật cảu bài thơ lục bát

2. Về năng lực:

- Biết dùng những từ ngữ biểu cảm, bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc riêng của cá nhân.

- Biết đưa ra cảm nhận riêng về nội dung, cách dùng từ ngữ biểu đạt của tác giả trong bài thơ lục bát

- Phát hiện chi tiết nghệ thuật, cảm nhận hình tượng thơ

- Tạo lập văn bản dưới hình thức một đoạn văn

3. Về phẩm chất:

-  Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào hoàn cảnh thực tế, kiên trì, học hỏi, sáng tạo, tích cực tự giác trong học tập

-  Trách nhiệm:Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị:

- Máy chiếu, máy tính, Phiếu học tập, Bảng rubic chấm đoạn văn

2. Học liệu:

- SGK, SGV

- Phiếu học tập

PHIẾU ĐỊNH HƯỚNG ( Phiếu số 1)

Đề bài: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát “ À ơi tay mẹ”, “Về thăm mẹ” hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học. 

Theo em, yêu cầu đối với một đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ lục bát cần đáp ứng những yêu cầu gì

Về hình thức đoạn văn?

 

Về ND đoạn văn ?

 

PHIẾU TÌM Ý VÀ LẬP DÀN Ý ( Phiếu số 2)

Họ và tên HS: .......................

Đề bài: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát “À ơi tay mẹ”, “Về thăm mẹ” hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học. 

? Bài thơ lục bát em thích là bài thơ nào? Của ai?

………………………………………

? Em có suy nghĩ và cảm xúc gì khi đọc bài thơ?

 

? Nội dung bài thơ viết về điều gì?

………………………………………

 

? Trong nội dung ấy em thích chi tiết nội dung hoặc yếu tố nghệ thuật nào? Vì sao?

………………………………………

Khi viết đoạn văn em dự kiến sẽ viết phần Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn như thế nào?

 

PHIẾU GÓP Ý BÀI VIẾT ( Phiếu số 3 )

Họ và tên HS viết bài: .......................

Họ và tên HS góp ý: .......................

Bài viết đã giới thiệu được tên bài thơ lục bát và tác giả bài thơ chưa?

 

Hình thức đoạn văn đã đảm bảo chưa? Về chỉnh thể và bố cục

 

Nội dung đoạn văn đã thể hiện được cảm xúc suy nghĩ ấn tượng nhất về chi tiết nội dung hoặc yếu tố nghệ thuật trong bài thơ chưa?

Đoạn văn có cần bổ sung thêm nội dung gì không? (Nếu có hãy chỉ rõ )

 

Đoạn văn có cần lược bỏ từ ngữ, hoặc câu, đoạn nào không? (Nếu có hãy chỉ rõ )

 

Nếu được được giá em  đánh giá bạn đạt bao nhiêu điểm

 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động 1 : Xác định vấn đề

a. Mục tiêu:  - Biết được kiểu bài: cảm nghĩ về một bài thơ lục bát (đã học, đã đọc, đã nghe).

                     - Học sinh biết nêu cảm nghĩ về nội dung và yếu tố nghệ thuật trong bài thơ lục bát

b. Nội dung: GV phát vấn, HS chia sẻ.

c. Sản phẩm: Nội dung trả lời của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hoạt động chia sẻ

? Em đã học bài thơ nào viết theo thể thơ lục bát? Em còn thuộc những bài thơ lục bát nào ngoài các bài đã học ?

? Em có thích thể thơ lục bát không? Vì sao?

? Hãy đọc một đoạn thơ lục bát mà em thích? Chia sẻ với thầy (cô) và các bạn vì sao em thích đoạn thơ đó?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS: chia sẻ

GV:

- Dự kiến khó khăn HS gặp: lúng túng khi lí giải, dùng từ diễn đạt chưa thoát ý...

- Giúp đỡ học sinh bằng cách đặt thêm một số câu hỏi phụ gợi ý hoặc khích lệ HS mạnh dạn chia sẻ cảm xúc :

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV chỉ định 3 - 5 học sinh chia sẻ

- HS trình bày.

- HS bày tỏ suy nghĩ về phần chia sẻ của các bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét phần chia sẻ của HS.

- Kết nối với một số bài thơ đã học và một số bài ca dao, bài thơ quen thuộc với HS trong chương trình tiểu học và mầm non

 

- Nêu một số bài thơ lục bát hoặc một số bài ca dao đã học, đã nghe hoặc đã đọc.

- Đặc điểm thơ lục bát: Thể thơ dân tộc, dễ thuộc dễ nhớ, giai điệu tha thiết, ngọt ngào đằm thắm, giàu nhạc điệu, phù hợp bộc lộ cảm xúc, dễ đi vào lòng người....

 

 

- Đọc được một số đoạn thơ lục bát

- Chia sẻ lí do như: thể thơ dễ thuộc dễ nhớ, âm điệu tha thiết,...; nội dung đoạn thơ thể hiện tư tưởng tình cảm....

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

Định hướng

a) Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu đối với đoạn văn thể hiện cảm nghĩ về một bài thơ lục bát;

- Nêu được cảm xúc, suy nghĩ về bài thơ lục bát.

- Biết dùng từ ngữ biểu cảm, nhận xét về nội dung hoặc yếu tố nghệ thuật ấn tượng trong bài thơ lục bát

b) Nội dung:

- GV hỏi, HS về xác định yêu cầu, nội dung của đề.

- HS trả lời

c) Sản phẩm: Các câu trả lời của học sinh

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt độngt heo cặp thông qua phiếu học tập số 1

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

HS:

- HS hoàn thiện phiếu học tập số 1 theo cặp

GV hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ có thẻ gợi ý qua một số câu hỏi phụ  + Có cần nêu tên tác giả, tên bài thơ đó không?

+ Có cần nêu cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ lục bát đó không?

Bước 3:Báo cáo, thảo luận

GV: Yêu cầu đại diện 2 - 3 cặp trình bày phiếu.

HS:

- Trình bày kết quả

- Nhận xét và bổ sung (nếu cần).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ(GV)

- Nhận xét sản phẩm của HS và chốt kiến thức.

- Kết nối với đề mục: định hướng.

I. ĐỊNH HƯỚNG

1. Đề bài:

Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một trong hai bài thơ lục bát “ À ơi tay mẹ”, “ Về thăm mẹ” hoặc về một bài ca dao Việt Nam đã học. 

 

2. Các yêu cầu

- Đoạn văn: Bắt đầu đầu chữ viết hoa, kết thúc là dấu chấm xuống dòng. Có 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn

- Giới thiệu bài thơ, tác giả (nếu có);

- Nêu được cảm xúc về nội dung chính hoặc một số khía cạnh nội dung của bài thơ;

- Thể hiện được cảm nhận về một số yếu tố hình thức nghệ thuật của bài thơ (thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, v.v…)

3. Hoạt động 3: Luyện tập 

Nhiệm vụ 1: Thực hành

a) Mục tiêu: - Biết viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về bài thơ lục bát: tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn

        - Tập trung vào các chi tiết đặc sắc .

        - Lựa chọn từ ngữ bày tỏ xảm xúc, suy nghĩ riêng của bản thân

b) Nội dung:

        - HS thực hiện yêu cầu trong phiếu học tập số 2

        - HS suy nghĩ cá nhân và trả lời độc lập vào phiếu.

c) Sản phẩm:

- Phiếu học tập đã làm của HS.

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

? Khi viết đoạn văn cho đề văn trên chúng ta thực hiện những bước nào? Nội dung của từng bước?

 

 

 

 

 

 

- Gv yêu cầu HS đọc thầm lại “À ơi tay mẹ”, “ Về thăm mẹ”; giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi trong phiếu học tập số 2

- GV hướng dẫn HS viết bài

- Sửa lại bài sau khi đã viết xong ( hoạt động theo cặp - Phiếu số 3 và phiếu số 4)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS đọc thầm lại hai bài thơ đã học hoặc bài ca dao đã học mà HS thích

- Phát phiếu học tập số 3 và 4

- Phát hiện các khó khăn học sinh gặp phải và giúp đỡ HS.

Học sinh:

- Tìm ý và lập dàn ý theo hệ thống câu hỏi phiếu  (Hoàn thiện phiếu học tập số 2 – làm việc cá nhân)

- Viết bài theo yêu cầu

- Trao đổi bài theo cặp kiểm tra và sửa chữa dựa theo phiếu số 3 và phiếu số 4 ( làm việc theo cặp).

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV:Yêu cầu 3 HS báo cáo sản phẩm.

- HS: Trình bày sản phẩm của mình.

+ Theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bài của bạn và chữa bài cảu mình (nếu cần).

Bước 4:Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS. Chuyển dẫn sang mục sau.

II. THỰC HÀNH

Trước khi viết

- Lựa chọn đề tài

- Tìm ý

- Lập dàn ý

Viết bài

Chỉnh sửa bài viết

 

1. Chuẩn bị

 - Đọc kĩ bài thơ lục bát

2. Tìm ý và lập dàn ý

* Mở đoạn: - Nêu tên bài thơ, tác giả, cảm nghĩ chung về bài thơ và nội dung hoặc nghệ thuật mà mình ấn tượng nhất

*Thân đoạn:

- Bài thơ để lại cho em ấn tượng cụ thể gì về : nội dung tư tưởng tình cảm ...hoặc yếu tố nghệ thuật....

+ Nội dung, nghệ thuật đó được thể hiện qua chi tiết thơ (câu thơ, hình hình ảnh...) hoặc biện pháp tu từ, từ loại, loại từ...

- Em có cảm xúc như vậy là vì: Đó là những tình cảm, gợi cho em cảm xúc về....

*Kết đoạn

- Khái quát lại cảm nghĩ của bản thân về nội dung mình thích và ý nghĩa chung của bài thơ

3. Viết bài

- Viết thành văn theo dàn ý

4. Kiểm tra và chỉnh sửa bài viết

- Đọc và sửa lại bài viết  .

Chuyển nhiệm vụ

Nhiệm vụ 2: Trả bài

a) Mục tiêu:

- Thấy được ưu điểm và nhược điểm của bài viết.

- Chỉnh sửa bài viết cho mình và cho bạn.

b) Nội dung:

- HS thảo luận theo cặp nhận xét bài của mình và bài của bạn.

- HS đọc bài viết, làm việc theo cặp.

c) Sản phẩm: Bài đã sửa của HS.

d) Tổ chức thực hiện

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS đọc, nhận xét chữa bài theo cặp

- HS chữa lại bài sau khi đã đọc lại và nhận phiếu góp ý từ bạn.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV giao nhiệm vụ

- HS làm việc theo cặp và làm việc cá nhân

- Gv thu một vài cặp ngẫu nhiên và chữa

Bước 3: Báo cáo thảo luận

- GV yêu cầu 3 -5 nhóm báo cáo kết quả thảo luận rút kinh nghiệm của cặp mình với bạn.

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV chốt lại những ưu điểm và tồn tại của bài viết.

- Đoạn văn đã chỉnh sửa của HS

 4. Hoạt động 4 : Vận dụng

a) Mục tiêu: Phát triển năng lực viết đoạn văn nêu cảm nghĩ về một bài thơ lục bát

b) Nội dung: Giáo viên giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c) Sản phẩm: Sản phẩm của HS

d) Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)

Viết đoạn văn nâu cảm nghĩ về một câu thơ hoặc đoạn thơ lục bát mà em thích

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS xác nhiệm vụ.

HS: Đọc, xác định yêu cầu của bài tập.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Nộp sản phẩm về GV sau 1 tuần

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà.

- Nhắc HS chuẩn bị nội dung bài nói dựa trên dàn ý của bài viết.

- Bài làm của HS

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học