Giáo án bài Tóm tắt văn bản thông tin - Cánh diều

Với giáo án bài Tóm tắt văn bản thông tin Ngữ văn lớp 6 Cánh diều được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 6 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Khái niệm thế nào là tóm tắt một văn bản thông tin.

- Trình tự các bước tóm tắt một văn bản thông tin.

2. Về năng lực:

- Nhận biết được đặc điểm văn bản thông tin khi đã tóm tắt.

- Biết tóm tắt một văn bản thông tin bất kì.

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào hoàn cảnh thực tế, kiên trì, học hỏi, sáng tạo.

-Trách nhiệm: Làm chủ được bản thân trong quá trình học tập, có ý thức vận dụng kiến thức lý thuyết để tạo lập văn bản tóm tắt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị: Máy chiếu, máy tính, Giấy A0 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm, Phiếu học tập, Bảng kiểm tra, đánh giá thái độ làm việc nhóm.

2. Học liệu: Sgk, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, phiếu học tập, ....

Phiếu học tập số 1: Tìm ý

Giáo án bài Tóm tắt văn bản thông tin | Giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều

Làm việc nhóm

Phát minh được trình bày trong văn bản: 

? Tên phát minh:………………………………………………

? Ai phát minh:……………………………………………

? Mục đích ban đầu của việc phát minh:………………………

? Diễn biến và kết quả của phát minh:………………………

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. HĐ 1: Xác định vấn đề

a, Mục tiêu:

- HS biết được kiểu bài về tóm tắt một văn bản thông tin.

b, Nội dung:

- HS trả lời câu hỏi của GV

c, Sản phẩm: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.

d, Tổ chức thực hiện:

HĐ của thầy và trò

Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hỏi:

? Em hãy kể tên một vài văn bản thông tin mà em đã được đọc và đã được học?

B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS: - Suy nghĩ cá nhân. Dựa vào hiểu biết của bản thân để trình bày.       

B3: Báo cáo kết quả học tập.

- GV chỉ định 1-2 HS trả lời câu hỏi

- HS trả lời

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét câu trả lời của HS

- Kết nối với mục “Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn tóm tắt văn bản thông tin”.

 

 

- Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.

2.  HĐ 2: Hình thành kiến thức mới

Nhiệm vụ 1: Định hướng

a, Mục tiêu:

HS biết được các yêu cầu của kiểu bài tóm tắt văn bản thông tin.

- Khái niệm tóm tắt một văn bản thông tin.

- Trình tự các bước tóm tắt một văn bản thông tin.

b, Nội dung:

- HS đọc SGK

- GV chia nhóm lớp theo bàn

- Cho HS làm việc nhóm trên giấy A4.

- GV gọi 1-2 học sinh đọc bài mẫu.

- Thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ GV đưa ra

c, Sản phẩm: Phiếu học tập của học sinh; Câu trả lời của học sinh.

d, Tổ chức thực hiện:

          Hoạt động của thầy và trò

            Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

GV: Yêu cầu văn bản cầu học sinh quan sát phần ví dụ về văn bản thông tin “Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?” nguyên bản và 2 bản tóm tóm tắt theo cách thông dụng và trình bày bằng sơ đồ.

- GV yêu cầu 1-2 học sinh đọc 2 bài mẫu tóm tắt văn bản thông tin: “Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?”

? Em nhận xét gì về sự giống và khác nhau của 2 văn bản trên?

? Thế nào là tóm tắt văn bản thông tin?

? Để tóm tắt văn bản thông tin, có thể tiến hành theo trình tự nào? 

B2: Thực hiện nhiệm vụ

HS: Dựa vào kiến thức SGK/102 để trình bày.

- Thảo luận theo bàn 3’ 

- HS chú ý quan sát, theo dõi

- Suy nghĩ và trả lời.

B3: Báo cáo, thảo luận

- GV chỉ định 1-2 HS trình bày nội dung trong phiếu học tập của nhóm mình.

- HS trình bày

- Các bạn còn lại nhận xét về nội dung báo cáo của bạn đã trình bày.

- GV thu lại toàn bộ phiếu học tập (đọc, đánh giá vào phiếu cho học sinh sau).

- GV chỉ định HS trả lời câu hỏi

- HS trả lời

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét câu trả lời của HS

- Kết nối với mục sau.

I. ĐỊNH HƯỚNG

Bài mẫu: “Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng?”

Giống nhau: Về nội dung, sự việc.

Khác nhau: Văn bản chưa được tóm tắt có dung lượng dài hơn và ngược lại.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Thế nào là tóm tắt văn bản thông tin?

 Tóm tắt văn bản thông tin là nêu ngắn gọn nội dung chính của một văn bản thông tin đó.

2. Trình tự tóm tắt:

a. Xác định thông tin chính của văn bản (thường nêu ở nhan đề và các đề mục lớn)

b. Xác định các thông tin cụ thể của mỗi đoạn hoặc phần trong văn bản (nếu văn bản có nhiều tiêu đề nhỏ thì các thông tin cụ thể thường nằm ở các tiêu đề ấy); giữ nguyên các mốc thời gian hoặc giữ lại những mốc thời gian quan trọng.

c. Kết nối các thông tin cụ thể và viết thành bản tóm tắt theo cách thông dụng hoặc trình bày bằng sơ đồ

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới         

Nhiệm vụ 2: Thực hành.

a, Mục tiêu: Giúp HS

- Viết bài theo các bước.

- Bám sát văn bản cần tóm tắt để tìm ý, viết bài.

- Dự kiến cách trình bày bản tóm tắt (theo cách thông dụng hoặc theo sơ đồ).

- Sử dụng ngôi kể thứ ba để tóm tắt văn bản thông tin.

b, Nội dung:

- GV sử dụng KT động não để hỏi HS về việc lựa chọn cách trình bày bản tóm tắt.

- HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của GV. Làm việc nhóm theo dự án

c, Sản phẩm học tập:  Sản phẩm trên giấy A0 của học sinh

d, Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ

1. Chuẩn bị:

Yêu cầu 1 học sinh đọc lại văn bản: “Những phát minh “tình cờ và bất ngờ””.

Lựa chọn cách tóm tắt văn bản: “Những phát minh “tình cờ và bất ngờ”” theo những cách nào?

2. Tìm ý: Dựa vào gợi ý trong SGK để trả lời các câu hỏi.

3. Viết

Có thể tóm tắt văn bản thành một đoạn văn, trong đó sử dụng lời văn của em kết hợp với việc sử dụng các từ ngữ chỉ thứ tự hoặc trình bày các thông tin chính của văn bản theo một sơ đồ nhất định.

- Bản tóm tắt phải có đầy đủ các thông tin về nguyên nhân và kết quả của sự kiện.

4. Kiểm tra và chỉnh sửa

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS nhớ lại văn bản: “Những phát minh “tình cờ và bất ngờ””

- Làm việc cá nhân: 2’ trả lời câu hỏi.

? Trong “Những phát minh “tình cờ và bất ngờ”” đã thuật lại những phát minh nào?

? Thứ tự của các phát minh ấy được trình bày ở trong văn bản?

- Liệt kê những thông tin chính và cụ thể có trong văn bản “Những phát minh “tình cờ và bất ngờ”” theo những gợi ý sau:

? Tên phát minh là gì?

? Ai phát minh ra nó?

? Mục đích ban đầu của việc phát minh đó là gì?

? Diễn biến và kết quả của phát minh như thế nào?

- HS suy nghĩ cá nhân 2’và kết hợp với các bạn trong nhóm dự án để hoàn thành nhiệm vụ: HS làm việc theo nhóm: 5’ để thống nhất ý kiến và trả lời.

GV:

- Chia lớp ra thành 04 nhóm.

- Mỗi nhóm tìm ý cho một phát minh.

- Hướng dẫn HS đọc các gợi ý trong SGK và hoàn thiện phần tìm ý vào giấy A0.

+ NHÓM 1: Trong phát minh thứ nhất:

? Tên phát minh là gì?

? Ai phát minh ra nó?

? Mục đích ban đầu của việc phát minh đó là gì?

? Diễn biến và kết quả của phát minh như thế nào?

+ NHÓM 2: Trong phát minh thứ hai:

? Tên phát minh là gì?

? Ai phát minh ra nó?

? Mục đích ban đầu của việc phát minh đó là gì?

? Diễn biến và kết quả của phát minh đó như thế nào?

+ NHÓM 3: Trong phát minh thứ ba:

? Tên phát minh là gì?

? Ai phát minh ra nó?

? Mục đích ban đầu của việc phát minh đó là gì?

? Diễn biến và kết quả của phát minh như thế nào?

+ NHÓM 4: Trong phát minh thứ tư:

? Tên phát minh là gì?

? Ai phát minh ra nó?

? Mục đích ban đầu của việc phát minh đó là gì?

? Diễn biến và kết quả của phát minh như thế nào?

B3: Báo cáo thảo luận

- GV yêu cầu HS báo cáo sản phẩm.

HS:

- Đọc sản phẩm của mình.

- Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bài của bạn.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS. Chuyển dẫn sang mục sau.

II. THỰC HÀNH

1. Chuẩn bị

- Đọc kĩ văn bản “Những phát minh “tình cờ và bất ngờ””.

- Có thể tóm tắt theo hai cách: thông dụng hoặc trình bày bằng sơ đồ.

 

 

 

2. Tìm ý

Vb: “Những phát minh “tình cờ và bất ngờ””

- Những phát minh:

- Đất nặn

- Kem que

- Lát khoai tây chiên

- Giấy nhớ

- Ở mỗi phát minh:

* Phát minh thứ nhất:

- Tên phát minh: Đất nặn.

- Người phát minh: Giô-sép Mác Vích-cơ người Mỹ.

- Mục đích ban đầu: Chế tạo một loại đất sét có công dụng loại bỏ các vết đen do bò hóng gây ra trong những căn nhà khi sử dụng than, củi để nấu nướng và sưởi ấm.

- Diễn biến và kết quả: Vích-cơ nhớ lại việc chị ông dạy cho về việc sử dụng những chất bột nhão để mô phỏng độ dẻo của đất sét. Năm 1957, ông đã biến thiết kế trên thành một loại đồ chơi cho trẻ em với nhiều màu sắc hấp dẫn, đó chính là đất nặn, từ đó mang lại cho công ti hàng triệu đô la Mỹ.

* Phát minh thứ hai:

- Tên phát minh: Kem que.

- Người phát minh: Phrăng Ép-pơ-xơn, người Mỹ.

- Mục đích ban đầu: Trong khi vui chơi cùng gia đình, cậu dùng chiếc que trộn bột soda khô và nước trong một chiếc cốc để đùa nghịch, sau đó bỏ quên hỗn hợp đó ở ngoài trời.

- Diễn biến và kết quả: Sáng hôm sau Ép-pơ-xơn phát hiện hỗn đó trở thành một que kẹo băng. Và cậu đặt tên sản phẩm theo tên của mình. Năm 1923, Ép-pơ-xơn đã đăng kí bằng sáng chế cho thiết kế này, cũng là thời điểm đánh dấu sự ra đời của kem que. Đây là sản phẩm bán chạy nhất mọi thời đại mỗi khi mùa hè đến.

* Phát minh thứ ba:

- Tên phát minh: Lát khoai tây chiên.

- Nhà phát minh: Gioóc- Crăm, đầu bếp tại một nhà hàng ở Xa-ra-tô-ga, Niu Oóc, nước Mỹ.

- Mục đích ban đầu: Crăm khi ấy đang cố gắng phục vụ món khoai tây Pháp do một khách hàng đặt vào mùa hè 1853.

- Diễn biến và kết quả: Khách hàng ấy liên tục gửi trả lại món ăn đã phục vụ, yêu cầu thái lát mỏng hơn và giòn hơn nữa. Crăm đã mất bình tĩnh, cắt lát khoai mỏng đến nỗi không thể mỏng hơn rồi chiên chúng cho đến khô và cứng nhất có thể. Nó trở thành món khoai tây chiên, được rất nhiều người thích và đặt mua.

* Phát minh thứ tư:

- Tên phát minh: Giấy nhớ.

- Nhà phát minh: Xpen- xơ Xin-vơ và Át Phrai, họ cùng làm việc tại một phòng thí nghiệm.

- Mục đích ban đầu: Năm 1968, Xin-vơ tạo ra một chất dính tạm trong phòng thí nghiệm nhưng không biết sử dụng nó vào việc gì.

- Diễn biến và kết quả: Chất dính mà Xin-vơ tạo ra có thể đính một vật có trọng lượng nhỏ như một tờ giấy chẳng hạn lên trên đó mà khi dính hoặc bỏ đi khỏi bề mặt mà không làm hư hại gì cả. Hơn nữa độ dính của chất này kéo dài rất lâu nhưng ông vẫn chưa tìm ra được ứng dụng của nó. Vài năm sau, đồng nghiệp của ông là Át Phrai vốn đang bực tức vì không thể tìm ra cách gì để dán một số giấy tờ lên cuốn sách hợp ca của mình. Và từ đó, ý tưởng lớn gặp nhau, giấy nhớ được ra đời. Dù vậy, phải đến năm 1980, nó mới được dùng phổ biến.

3. Viết

- Tóm tắt theo phần tìm ý

- Tóm tắt theo cách thông dụng hoặc trình bày sơ đồ.

4. Kiểm tra và chỉnh sửa

- Đọc và sửa lại bài viết.

2. HĐ 2: Hình thành kiến thức mới         

Nhiệm vụ 3: Trả bài.

a, Mục tiêu: Giúp HS

- Thấy được ưu điểm và tồn tại của bài viết.

- Chỉnh sửa bài viết cho nhóm mình và cho nhóm bạn.

b, Nội dung:

- GV trả bài, yêu cầu HS thảo luận nhóm nhận xét bài của mình và bài của bạn.

- HS đọc bài viết, làm việc nhóm.

c, Sản phẩm học tập: Bài làm của học sinh đã sửa

d, Tổ chức thực hiện:

         Hoạt động của thầy và trò

        Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Trả bài cho HS & yêu cầu HS đọc, nhận xét.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV giao nhiệm vụ

- HS làm việc theo nhóm

B3: Báo cáo thảo luận

- GV yêu cầu HS các nhóm nhận xét bài của nhau.

- HS nhận xét bài viết.

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- GV chốt lại những ưu điểm và tồn tại của bài viết.

- Nhắc HS chuẩn bị nội dung bài nói dựa trên phần tìm ý của bài viết.

III. TRẢ BÀI

 

 

 

Bài viết đã được sửa của các nhóm

2. Hoạt động 3: Luyện tập           

a, Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.

b, Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập của GV giao.

c, Sản phẩm học tập: Bài làm của HS.

d, Tổ chức thực hiện:

            Hoạt động của thầy và trò

         Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

 Giáo viên giao bài tập cho HS.

Bài tập: Hãy tóm tắt văn bản thông tin: “Phạm Tuyên và khúc ca mừng chiến thắng”.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS:

- Dựa vào các bước trong cách làm tóm tắt một văn bản thông tin để thực hiện đối với văn bản: “Phạm Tuyên và khúc ca mừng chiến thắng”.

- Chú ý tìm các ý, dự kiến cách trình bày bản tóm tắt.

Khi đọc văn bản thông tin thuật lại một sự kiện theo mối quan hệ nguyên nhân- kết quả các em cần chú ý:

+ Văn bản được đăng hoặc in ở đâu, thời điểm nào? thời điểm đó có ý nghĩa gì?

+ Văn bản thuật lại sự kiện gì? Sự kiện ấy được nêu ở phần nào của văn bản?

+ Thứ tự triển khai nguyên nhân, diễn biến và kết quả của sự kiện

+ Các yếu tố như nhan đề, Sapo, Đề mục, hình ảnh,… trong văn bản có tác dụng gì?

+ Sự kiện được thuật lại có ý nghĩa gì với người đọc?

HS: Tìm các thông tin chính, lập ý, viết bài tóm tắt văn bản bằng lời của mình.

B3: Báo cáo, thảo luận:

- GV  yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

 B4: Kết luận, nhận định: .

 GV đánh giá bài làm của HS bằng nhận xét

IV. LUYỆN TẬP

 

 

 

Bài viết đã được sửa của các nhóm

3. Hoạt động 4: Vận dụng                                    

a, Mục tiêu: Phát triển năng lực tóm tắt một văn bản thông tin.

b, Nội dung: Giáo viên giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

c, Sản phẩm: Sản phẩm của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

d, Tổ chức thực hiện:

        Hoạt động của thầy và trò

         Sản phẩm dự kiến

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao nhiệm vụ)

? Hãy tóm tắt một văn bản thông tin (mà em đã đọc, đã nghe) theo cách thông dụng hoặc trình bày bằng sơ đồ.

- Nộp sản phẩm về cho cô giáo vào tiết học ngày hôm sau (hoặc qua Zalo)

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS xác nhiệm vụ.

HS: Đọc, xác định yêu cầu của bài tập.

B3: Báo cáo, thảo luận

GV: Hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm.

HS: Nộp sản phẩm cho GV vào tiết học ngày hôm sau (hoặc qua zalo của cô giáo).

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS (HS nộp bài không đúng qui định (nếu có).

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà.

V. VẬN DỤNG

Bài tóm tắt văn bản: “Những phát minh “tình cờ và bất ngờ”” trên giấy A0

Tên phát minh

Nguyên nhân 

Kết quả 

1. Đất nặn

Người dân thay vì sử dụng than, củi để nấu và sưởi ấm thì họ chuyển sang dùng ga khiến ông thua lỗ và nhớ về bài học chỉ dạy ông cách sử dụng bột nhão mô phỏng độ dẻo của đất sét.

Trở thành loại đồ chơi cho trẻ em với nhiều màu sắc hấp dẫn thu về hàng triệu đô la Mỹ.

2. Kem que

Ép-pơ-xơn vô tình dung chiếc que trộn bột soda khô và nước lại với nhau trong một cái cốc để đùa nghịch và để quên ngoài trời.

Trở thành sản phẩm bán chạy nhất mọi thời đại khi hè đến.

3. Lát khoai tây chiên

Crăm đã mất bình tĩnh khi khách hàng liên tục gửi lại món ăn và cắt lát khoai mỏng đến nỗi không thể mỏng hơn và chiên chúng khô cứng.

Nhiều người thích nó và đặt mua rất nhiều.

4. Giấy nhớ

Xin-vơ tạo ra một chất dính tạm trong phòng thí nghiệm nhưng không biết ứng dụng để làm gì.

Vài năm sau đồng nghiệp của ông là Át Phrai đang tìm cách dán một số giấy tờ lên cuốn sách hợp ca của mình tại nhà thờ.

Ý tưởng lớn gặp nhau, giấy nhớ ra đời.

 KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp;

- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;

- Chính xác, hấp dẫn, sinh động;

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.

- Báo cáo thực hiện công việc;

- Phiếu học tập;

- Hệ thống câu hỏi và bài tập;

- Trao đổi, thảo luận.

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Đề thi, giáo án lớp 6 các môn học