Giáo án bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi - Cánh diều
Với giáo án bài Đồng Tháp Mười mùa nước nổi Ngữ văn lớp 6 Cánh diều được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 6 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được vẻ đẹp của vùng đất Đồng Tháp Mười.
- Nhận biết được một số yếu tố hình thức (ngôi kể, tính xác thực, cách kể sự việc, hình thức ghi chép), nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc, ý nghĩa…) của văn bản du kí.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung, nghệ thuật văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của bài thơ với các VB cùng chủ đề.
3. Phẩm chất:
- Giúp học sinh thêm yêu và tự hào về cảnh sắc thiên nhiên, đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh, video về vùng Đồng Tháp Mười
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b) Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề.
c) Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV đặt câu hỏi cho HS suy nghĩ: Em đã từng thực hiện một chuyến đi tham quan để khám phá, tìm hiểu về cảnh sắc và con người nơi nào trên đất nước ta? Đi bằng phương tiện gì? Cảm nhận của em về địa điểm tham quan đó? HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận. Các nhóm thuyết minh sản phẩm của nhóm mình. + GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV dẫn dắt: Đất nước ta có bao cảnh sắc tươi đẹp. Ở mỗi nơi lại có những nét đặc trưng về thiên nhiên, con người. Trong bài học hôm nay, chúng ta cùng nhau khám phá vẻ đẹp của mảnh đất phương Nam xa xôi, về với vùng sông nước Đồng Tháp Mười mùa nước nổi. |
- HS chia sẻ suy nghĩ |
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, giải nghĩa từ khó trong văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS: + Giới thiệu về tác giả? + Xác định thể loại VB? chỉ ra những yếu tố đặc trưng của thể loại qua VB ? + VB sử dụng ngôi kể thứ mấy?Tác dụng của ngôi kể. - GV hướng dẫn cách đọc: GV đọc mẫu một đoạn, sau đó gọi 2-3 HS đọc tiếp. - GV yêu cầu HS giải nghĩa những từ khó: uước kiệt, phèn, cù lao, quốc hôn quốc tuý - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học. Dự kiến sản phẩm: Du kí là một thể của kí, dùng để ghi lại những điều chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác Ngối kể ngôi thứ nhất trong truyện hoặc ký thường xưng "tôi", trực tiếp kể lại những gì đã chứng kiến, trải qua; trực tiếp thể hiện suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm của mình,... Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung:. |
I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Tác giả: Văn Công Hùng - Năm sinh: 1958 - Quên quán: Thừa Thiên Huế 2. Tác phẩm - Thể loại: Du kí. - Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm. - Xuất xứ: Dẫn theo Báo Văn nghệ, số 49, tháng 12/2011.
2. Thể loại, ngôi kể: - Thể loại du kí: ghi chép lại những điêu đã chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác. - Ngôi kể: ngôi thứ nhất |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản.
b. Nội dung: HS sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS dựa vào văn bản vừa đọc, trả lời câu hỏi: + Tác giả đã lựa chọn những gì để làm nổi bật màu sắc riêng của Đồng Tháp Mười? + Xác định bố cục của VB? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bổ sung: Văn bản được chia thành 6 phần, giới thiệu về thiên nhiên, cảnh quan, món ăn đặc sản và các khu di tích đặc sắc của ĐTM. NV2 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi gợi dẫn, HS thảo luận theo nhóm: + Tác giả đã lựa chọn những những yếu tố nào để miêu tả thiên nhiên ĐTM? + Tìm những chi tiết nói đến vai trò quan trọng của lũ với ĐTM? + Kênh rạch được đào nhằm mục đích gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng Gv cho HS quan sát clip về vùng ĐTM và bổ sung: Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và vùng Đồng Tháp Mười nói riêng là vùng sông nước, nơi người dân đã quen “sống chung với lũ”. Lũ đến mang cho người dân nguồn tôm cá dồi dào, mang đến phù sa bồi đắp cho đồng bằng thêm màu mỡ…Từng con kênh, con rạch như tạo ra bản sắc riêng, đặc trưng cho đồng bằng. NV3: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Gv đặt câu hỏi, HS thảo luận nhóm: + Tác giả đã giải thích về tên gọi “tràm chim” như thế nào? + Thời điểm để quan sát được chim là khi nào? Em nhận xét gì về cảnh sắc đó? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: + Tràm chim : rừng tràm và chim dày đặc thành vườn. + Muốn thấy chim phải chiều tối, hàng vạn, chục vạn con lớn bé to nhỏ rợp cả một khoảng trời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: NV4: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi : + Tại sao tác giả lại nói “về đây mới thấy, sen xứng đáng để…ngợp”? + Tác giả đã sử biện pháp tu từ gì? + Qua cách miêu tả về lũ, kênh rạch, tràm chim, sen, em nhận xét gì về cảnh quan thiên nhiên vùng ĐTM? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: + Sen bạt ngàn, chiếm không gian rộng lớn, bung nở giữa bùn, sen vươn lên kiêu hãnh à ở đây mới xứng đáng để ngợp Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá để miêu tả về sen. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV chuẩn kiến thức: Hoa sen có ở mọi miền đất nước, nhưng không ở đâu sen khiến người ta cảm thấy ngợp đến vậy, Bạt ngàn sen chen giữa rừng tràm, một không gian rộng lớn bát ngát chỉ có sen. Sen kiêu hãnh và tự tin khoe sắc hồng giữa nắng gió, toả hương đồng gió nội. Cả không gian ĐTM như nhường lại cho sen khoe sắc mỗi mùa sen. Bởi thế mà dân gian ta từng ca ngợi Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên, Đồng Tháp Mười còn nổi tiếng với những món ăn NV5 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS theo dõi bài thoe và trả lời câu hỏi: + Món ăn đặc trưng của ĐTM là gì? + Tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm với món ăn như thế nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Món đặc trưng mùa nước là cá linh và bông điên điển. - Thái độ của tác giả: miệt mài ăn hai món quốc hồn quốc tuý, thưởng thức thời trân của đất trời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng GV bình: Những món ăn bình dị, dân dã, có thể dễ dàng tìm thấy ở bất cứ nơi đâu vùng ĐTM. Được thưởng thức những tinh hoa từ thiên nhiên, trời đất ban tặng khiến tác giả cảm thấy trân trọng, nâng niu món ăn đặc sắc vùng quê sông nước. NV6 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS theo dõi bài theo và hãy giới thiệu ngắn gọn về di tích Gò Tháp + Đoạn văn đã cung cấp cho người đọc nội dung gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Món đặc trưng mùa nước là cá linh và bông điên điển. - Thái độ của tác giả: miệt mài ăn hai món quốc hồn quốc tuý, thưởng thức thời trân của đất trời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV7 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS theo dõi văn bản và trả lời: Qua con mắt quan sát của tác giả, người dân vùng ĐTM hiện lên như thế nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: Người dân vui vẻ, hiền lành, năng động,... sống chung với nhịp nhàng nước kiệt, nước ròng, những câu vọng cổ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV8 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS theo dõi văn bản và trả lời: Qua VB, tác giả đã bộc lộ những tình cảm, cảm xúc gì về vùng đất này? Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng, tình cảm của tác giả? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Dự kiến sản phẩm: - Người viết ngỡ ngàng về khái niệm tràm chim. - Sự tiếc nuối khi không có nhiều thời gian: Trong khi chúng tôi thì chỉ có một ngày cưỡi xe, mà lại muốn đi nhiều, thấy nhiều, chiêm ngưỡng nhiều,... - Tận hưởng, trân trọng khi thưởng thức món ăn. - Choáng ngợp trước vẻ đẹp, sự kiêu hãnh của sen tại Đồng Tháp Mười. - Mở mang, đem đến thông tin về lịch sử cho người đọc chứ không chỉ kiến thức địa lí. - Cảm nhận về thành phố, cuộc sống về đêm trước khi ra về. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng NV9 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: Văn bản có ý nghĩa gì? Nêu những đặc sắc nghệ thuật của VB? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ + HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng
|
3. Bố cục: 6 phần
II. Tìm hiểu chi tiết 1. Thiên nhiên, cảnh quan nơi Đồng Tháp Mười - Lũ: + Là nguồn sống của cả cư dân miền sông nước. + Mang phù sa mùa màng về, mang tôm cá về, làm nên một nền văn hóa đồng bằng. + Nếu không có lũ, nước kiệt đi thì sẽ rất khó khăn. - Kênh rạch: + Được đào để thông thương, lấy nước, lấy đất đắp đường. + Hệ thống kênh rạch chằng chịt, kê huyết mạch nối những cù lao, giống,...thành một đồng bằng rộng lớn và đầy màu sắc.
- Tràm chim : rừng tràm và chim dày đặc thành vườn. + Muốn thấy chim phải chiều tối, hàng vạn, chục vạn con lớn bé to nhỏ rợp cả một khoảng trời. ⇒ một vùng đất thiên nhiên trù phú
- Sen: thế lực của cái đẹp tự nhiên + Bạt ngàn, tinh khiết, ngạo nghễ, không chen chúc. → Nghệ thuật: nhân hóa. ➩ Thiên nhiên, cảnh quan hùng vĩ, tươi đẹp, đặc biệt tại Đồng Tháp Mười.
2. Món ăn nơi Đồng Tháp Mười - Món đặc trưng mùa nước là cá linh và bông điên điển. - Được thiết đãi món: cá linh kho tộ và bông điên điển xào tôm. - Tác giả đã trân trọng, miệt mài ăn, ăn thưởng thức.
3. Văn hoá và con người ĐTM a. Khu di tích nơi Đồng Tháp Mười: Gò Tháp. - Khu gò rộng khoảng 5 000 mét vuông và cao hơn khoảng 5 mét so với mực nước biển, nằm giữa rốn Đồng Tháp Mười. - Người ta khai quật được một di tích nền gạch cổ có khoảng 1500 năm trước và được công nhận là di tích quốc gia. - Là đại bản doanh của cụ Thiên hộ Dương và Đốc binh Kiều - hai vị anh hùng chống thực dân Pháp. Là căn cứ địa chống Mỹ cứu nước của cách mạng Việt Nam. - Tháp Sen được chọn để xây dựng ở đây như cách tôn vinh sen Đồng Tháp Mười. ➩ Cung cấp kiến thức lịch sử về vùng đất Đồng Tháp Mười.
4. Con người nơi Đồng Tháp Mười - Người dân vui vẻ, hiền lành, năng động,... sống chung với nhịp nhàng nước kiệt, nước ròng, những câu vọng cổ. - Thành phố vừa trẻ trung vừa hiện đại, có gu kiến trúc, vừa mềm vừa xanh, cứ nao nao câu hò,...
5. Cảm xúc tác giả khi được trải nghiệm vẻ đẹp Đồng Tháp Mười - Người viết từ ngỡ ngàng đến tiếc nuối. - Tận hưởng, trân trọng khi thưởng thức món ăn. - Choáng ngợp trước vẻ đẹp, sự kiêu hãnh của sen tại Đồng Tháp Mười. - Mở mang, đem đến thông tin về lịch sử cho người đọc chứ không chỉ kiến thức địa lí. - Cảm nhận về thành phố, cuộc sống về đêm trước khi ra về. ➩ Nhiều cảm xúc đan xen: ngỡ ngàng, choáng ngợp, tận hưởng, tiếc nuối,... Tác giả trân trọng chuyến đi tìm hiểu về vùng đất mới này.
III. Tổng kết 1. Nội dung – Ý nghĩa: * Nội dung: Tác giả đã kể về trải nghiệm của bản thân khi được đến vùng đất Đồng Tháp Mười. Đó là một chuyến thú vị, tác giả đã được tìm hiểu nhiều hơn về cảnh vật, thiên nhiên, di tích, ẩm thực và cả con người nơi đây. * Ý nghĩa: thể hiện sự yêu mến, tự hào về cảnh đẹp thiên nhiên và con người vùng ĐTM. b. Nghệ thuật - Thể loại du kí ghi lại trải nghiệm về vùng đất mới. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi: Từ văn bản trên, theo em, bài du kí về một vùng đất mới cần chú ý giới thiệu những gì?
- GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Miêu tả về thiên nhiên Đồng Tháp Mười, tác giả đã viết về những yếu tố nào?
A. Lũ, kênh rạch, tràm chim.
B. Lũ, kênh rạch, sen, món ăn.
C. Lũ, kênh rạch, món ăn.
D. Lũ, kênh rạch, sen, tràm chim.
Câu 2: Món ăn đặc trưng của Đồng Tháp Mười mùa nước là gì?
A. Bông điên điển, tôm.
B. Bông điên điển, cá linh.
C. Bông điên điển, cá linh, tôm, trà sen.
D. Cá linh, tôm.
Câu 3: Đâu không phải cảm xúc của tác giả khi được khám phá Đồng Tháp Mười?
A. Xót xa.
B. Ngỡ ngàng.
C. Trân trọng.
D. Tiếc nuối.
Câu 4: Văn bản thuộc thể loại nào?
A. Hồi kí
B. Du kí
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS:
1. Nếu được đi thăm Đồng Tháp Mười, em sẽ đến nơi nào trong bài du kí? Vì sao? Hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn 5-7 câu.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá |
Phương pháp đánh giá |
Công cụ đánh giá |
Ghi chú |
- Hình thức hỏi – đáp - Thuyết trình sản phẩm. |
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung - Hấp dẫn, sinh động - Thu hút được sự tham gia tích cực của người học - Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học |
- Báo cáo thực hiện công việc. - Hệ thống câu hỏi và bài tập - Trao đổi, thảo luận |
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)