Giáo án bài Những phát minh tình cờ và bất ngờ - Cánh diều
Với giáo án bài Những phát minh tình cờ và bất ngờ Ngữ văn lớp 6 Cánh diều được biên soạn theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Văn 6 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Thông tin về những phát minh khoa học bất ngờ và tình cờ.
- Mục đích, diễn biến , kết quả và ứng dụng của các phát minh.
2. Năng lực:
- Nhận biết được một số khái niệm thuộc lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
- Hiểu được tác dụng của các phát minh đó để ứng dụng trong thực tiễn cuộc sống.
- Hiểu được tình yêu, niềm say mê khoa học dù đó là những phát minh tình cờ và bất ngờ.
3. Phẩm chất:
- Trân trọng những nghiên cứu khoa học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV, SBT.
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nội dung bài giảng.
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
- Giấy A4.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ
a) Mục tiêu: Giúp HS:
- Kết nối tri thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.
- Khám phá tri thức Ngữ văn từ những tư liệu.
b) Nội dung: GV cho HS kể tên một số những thành quả nghiên cứu khoa học trong đời sống mà em biết.
c) Sản phẩm: HS nêu và trình bày được:
- Phát minh ra máy rút tiền ATM đặt ở các bốt gần ngân hàng; phát minh ra điện thoại có dây;
- Một số ứng dụng từ thực tiễn: Điều chế vỏ bưởi ra tinh dầu bưởi; tinh dầu sả; ....
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Cho HS trình bày những hiểu biết của mình.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ .
- HS trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- Có thể trình bày theo nhóm bàn hoặc cá nhân.
- GV hỗ trợ hs trong quá trình các em trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV: - Cho các e đứng lên trình bày câu trả lời của mình.
- Hướng dẫn HS nếu các em còn gặp khó khăn.
HS: Trả lời câu hỏi của GV.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, chốt kiến thức và dẫn dắt vào hoạt động đọc.
- Viết tên chủ đề, nêu mục tiêu chung của chủ đề.
2. Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
2.1: Đọc và kiểm tra việc đọc văn bản.
a. Mục tiêu: Giúp HS đọc và giải thích một số thuật ngữ trong nội dung bài học.
- Nắm vững được thể loại, xuất xứ các phát minh khoa học được nêu trong bài.
b. Nội dung: - HS đọc, quan sát SGK và tìm thông tin.
- GV hướng dẫn cách đọc văn bản và đặt câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS dựa vào phần chuẩn bị của HS ở nhà trình bày thông tin về tác phẩm: - Xuất xứ - Thể loại - Giải nghĩa từ “Huyền thoại”; “Tình cờ”; “Bất ngờ” - Cách đọc văn bản - Đọc minh họa - GV chia nhóm lớp báo cáo nhiệm vụ . Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. - 01 nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV theo dõi HS trong quá trình báo cáo, hỗ trợ HS (nếu cần) Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS trình bày sản phẩm thảo luận + GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ + GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức => Ghi lên bảng. |
I. Tìm hiểu chung 1.Xuất xứ - Lược trích theo khoahoc.tv. 2. Thể loại - Văn bản thông tin . 3. Giải thích nghĩa của từ + Huyền thoại: DT nói về những người họ đã đạt những thành tích vang dội, được truyền từ đời này sang đời khác, họ làm những việc mang tính chất lịch sử hay những việc họ làm mà khi nhắc đến ai cũng biết. + Tình cờ: Không có chủ tâm, do ngẫu nhiên, vô tình gặp được hoặc nhận biết được. + Bất ngờ: Không ngờ tới, không dự tính trước. 4. Đọc - HS đọc đúng. |
2.2. Tổ chức đọc hiểu văn bản
a. Mục tiêu:
- Rèn cách đọc văn bản thông tin (thuật lại sự kiện).
- Nắm vững được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của mỗi phát minh .
b. Nội dung:
- GV sử dụng kỉ thuật mãnh ghép cho HS thảo luận.
- HS làm việc cá nhân, việc theo nhóm để trả lời câu hỏi.
- HS trình bày sản phẩm, theo dõi , nhận xét.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
|||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. - GV chia lớp thành 4 nhóm, tương ứng với 4 câu hỏi trong SGK. - Phát phiếu học tập và giao nhiệm vụ: Tìm hiểu thông tin về mỗi phát minh (tên nhà phát minh, mục đích ban đầu, diễn biến, kết quả) và nêu ngắn gọn theo bảng dưới đây.
+ Nhóm I: phát minh thứ nhất + Nhóm II: phát minh thứ hai + Nhóm III: phát minh thứ ba + Nhóm IV: phát minh thứ tư Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS: - Thảo luận theo nhóm. - Viết kết quả vào phiếu học tập GV: Theo dõi quá trình làm việc của HS. Giải đáp vướng mắc, tháo gỡ khó khăn khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo thảo luận GV: - Yêu cầu HS trình bày - Hướng dẫn HS trình bày. HS: - Đại diện nhóm lên trình bày . - Các nhóm theo dõi, quan sát và nhận xét bổ sung cho nhóm bạn. Bước 4 : Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ làm việc của các nhóm. - Chốt kiến thức, trình bày bảng và chuyển mục. |
II. Tìm hiểu chi tiết 1. Những phát minh tình cờ
|
|||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ. - GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời làm việc nhóm đôi. PHIẾU HỌC TẬP *Đối tượng độc giả (Bài viết hướng tới đối tượng độc giả nào?) * Hình thức trình bày 1. Bố cục (Việc lặp lại cách trình bày thông tin ở các phát minh trong văn bản có tác dụng gì?) 2. Sa pô (Vị trí, vai trò của sa pô?) 3. Hinh ảnh (Các hình ảnh đưa vào văn bản có tác dụng gì?) 4. Lời văn (Nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ của văn bản và ý nghĩa của đặc điểm đó trong việc tiếp cận bạn đọc? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS:- Thảo luận theo nhóm đôi. - Viết kết quả vào phiếu học tập GV: Theo dõi quá trình làm việc của HS. Giải đáp vướng mắc, tháo gỡ khó khăn khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo thảo luận GV: - Yêu cầu HS trình bày - Hướng dẫn HS trình bày. HS: - Đại diện nhóm lên trình bày . - Các nhóm theo dõi, quan sát và nhận xét bổ sung cho nhóm bạn. Bước 4 : Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái độ làm việc của các nhóm. - Chốt kiến thức, trình bày bảng và chuyển mục. |
2. Đặc sắc nghệ thuật *Đối tượng độc giả (Bài viết hướng tới đối tượng độc giả nào?) * Hình thức trình bày 1. Bố cục (Việc lặp lại cách trình bày thông tin ở các phát minh trong văn bản có tác dụng gì?) - Tạo tính khoa học, rành mạch cho bố cục bài viết 2. Sa pô (Vị trí, vai trò của sa pô?) - Nằm dưới tiêu đề, được in đậm, dẫn dắt nội dung bài viết, thu hút sự chú ý của người đọc. 3. Hình ảnh (Các hình ảnh đưa vào văn bản có tác dụng gì?) - Minh họa làm cho thông tin bài viết thêm sống động 4. Lời văn (Nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ của văn bản và ý nghĩa của đặc điểm đó trong việc tiếp cận bạn đọc? - Ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, phù hợp ⇒ Bài viết có cách đưa thông tin đa dạng, kết hợp kênh chữ với kênh hình (văn bản đa phương thức) ⇒ Phù hợp với nhiều đối tượng bạn đọc thuộc mọi lứa tuổi, ngành nghề, tầng lớp, vùng miền,… |
|||||||||||||||||||||||||||||||
|
|
|
3. Hoạt động 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức rút ra nội dung khái quát.
b. Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao bài tập cho HS.
? Chỉ ra sự khác nhau trong cách trình bày thông tin giữa văn bản Những phát minh "tình cờ và bất ngờ" và hai văn bản Phạm Tuyên và ca khúc mừng chiến thắng, Điều gì giúp bóng đá Việt nam chiến thắng? Cách trình bày của mỗi văn bản phù hợp với mục đích của văn bản như thế nào?
? Trong số những phát minh được nhắc đến trong văn bản trên em thích phát minh nào nhất? Vì sao?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS chú ý các nội dung chính trong mỗi văn bản đã học rút ra câu trả lời.
- GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét và bổ sung ( nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
4. Hoạt động 4: Củng cố, mở rộng.
Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 6 (các môn học)
- Giáo án Ngữ văn 6
- Giáo án Toán 6
- Giáo án Tiếng Anh 6
- Giáo án Khoa học tự nhiên 6
- Giáo án Lịch Sử 6
- Giáo án Địa Lí 6
- Giáo án GDCD 6
- Giáo án Tin học 6
- Giáo án Công nghệ 6
- Giáo án HĐTN 6
- Giáo án Âm nhạc 6
- Giáo án Vật Lí 6
- Giáo án Sinh học 6
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi Toán 6 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán lớp 6
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 năm 2024 (có lời giải)
- Đề thi Ngữ Văn 6 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 6
- Bộ Đề thi Tiếng Anh 6 (có đáp án)
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 6 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 6 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 6 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 6 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 6 (có đáp án)
- Đề thi Toán Kangaroo cấp độ 3 (Lớp 5, 6)