Giáo án bài Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống - Giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều

Với giáo án bài Trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống Ngữ văn lớp 6 Cánh diều được biên soạn theo mẫu giáo án chuẩn của Bộ Giáo dục giúp Giáo viên soạn giáo án Văn 6 dễ dàng hơn.

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Văn 6 Cánh diều bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt:

 I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức:

- Xác định được ý kiến, trình bày quan điểm, suy nghĩ của bản thân trước một hiện tượng trong đời sống.

- Trình bày ý kiến, quan điểm, suy nghĩ của bản thân về một hiện tượng trong đời sống.

- Biết lắng nghe các ý kiến nhận xét, phản hồi từ phía người nghe;

- Biết chú ý lắng nghe để nắm đầy đủ, chính xác các ý tưởng của người nói; tham gia trao đổi tích cực về vấn đề được trình bày.

2. Về năng lực:

- Biết cách nói và nghe phù hợp, sử dụng các lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.

3. Về phẩm chất:

- Yêu quý, trân trọng những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- SGK, SGV.

- Máy chiếu, máy tính.

- Phiếu đánh giá theo tiêu chí HĐ nói

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HĐ 1: Xác định vấn đề

a) Mục tiêu: HS kết nối kiến thức của cuộc sống vào bài học

b) Nội dung:

GV yêu cầu HS quan sát video và giao nhiệm vụ cho HS.

-  HS quan sát video, lắng nghe câu chuyện được kể và trả lời câu hỏi của GV.

c) Sản phẩm:

- HS xác định được nội dung của tiết học là nói và nghe về một hiện tượng trong cuộc sống.

d) Tổ chức thực hiện:

B1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu video có nội dung ý nghĩa về một hiện tượng trong đời sống, sau đó giao nhiệm vụ cho HS:

- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Video gợi cho em những suy nghĩ và cảm xúc như thế nào về hiện tượng đời sống đó?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ quan sát, lắng nghe đoạn video và chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân sau khi xem video.

- GV chấn chỉnh những HS chưa tập trung vào video (nếu có).

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Giới thiệu bài học nói và nghe.

B3: Báo cáo, thảo luận

- HS chia sẻ, thảo luận về vấn đề nghị luận trong video

B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và kết nối vào bài

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

TRƯỚC KHI NÓI

 Mục tiêu:

- HS xác định được mục đích nói và người nghe

- Chuẩn bị nội dung nói và luyện nói

 Nội dung:

- GV hỏi và nhận xét xâu trả lời của HS

- HS trả lời câu hỏi của GV

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

? Các bước để hoàn thành một bài nói?

? Mục đích nói của bài nói là gì?

? Những người nghe là ai?

? Phát phiếu học tập cho HS?

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ câu hỏi của GV, hoàn thành phiếu học tập

- Dự kiến KK: HS không trả lời được câu hỏi.

- Tháo gỡ KK: GV đặt câu hỏi phụ.

? Em sẽ nói về nội dung gì?

B3: Thảo luận, báo cáo

- HS trả lời câu hỏi của GV.

- HS hoàn thành, trình bày phiếu học tập

B4: Kết luận, nhận định (GV)

GV: Nhận xét câu trả lời của HS và chốt mục đích nói, chuyển dẫn sang mục b.

1. Chuẩn bị bài nói và các bước tiến hành

* Trước khi nói

+ Lựa chọn đề tài, nội dung nói;

+ Tìm ý, lập ý cho bài nói;

+ Chỉnh sửa bài nói;

+ Tập luyện.

- Xác định vấn đề nghị luận: Nhiều người cho rằng nên có các con vật nuôi trong nhà, em có ý kiến gì về vấn đề này.

- Xác định mục đích nói và người nghe (SGK).

- Khi nói phải bám sát mục đích (nội dung) nói và đối tượng nghe để bài nói không đi chệch hướng.

2. Tập luyện

- HS nói một mình trước gương.

- HS nói tập nói trước nhóm/tổ.

TRÌNH BÀY NÓI

 Mục tiêu:

- Luyện kĩ năng nói cho HS

- Giúp HS nói có đúng nội dung giao tiếp và biết một số kĩ năng nói trước đám đông.

 Nội dung: GV yêu cầu :

- HS nói theo dàn ý có sẵn ở tiết HĐ viết & nhận xét HĐ nói của bạn.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Yêu cầu HS nói theo dàn ý của HĐ viết

- Trình chiếu phiếu đánh giá nói theo các tiêu chí và yêu cầu HS đọc.

B2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS xem lại dàn ý của HĐ viết

- GV hướng dẫn HS nói theo phiếu tiêu chí

B3: Thảo luận, báo cáo

- HS nói (4 – 5 phút).

- GV hướng dẫn HS nói

B4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét HĐ của HS và chuyển dẫn sang mục sau.

- HS nói trước lớp

- Yêu cầu nói:

+ Nói đúng mục đích (bàn luận về ý kiến: Nên có các con vật nuôi trong nhà)

+ Nội dung nói có mở đầu, có kết thúc hợp lí.

+ Nói to, rõ ràng, truyền cảm.

+ Điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt…phù hợp.

TRAO ĐỔI VỀ BÀI NÓI

 Mục tiêu: Giúp HS

- Biết nhận xét, đánh giá về HĐ nói của nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí.

Nội dung:

- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá HĐ nói dựa trên các tiêu chí.

- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày kết quả.

Tổ chức thực hiện

Sản phẩm

B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)

- Trình chiếu phiếu đánh giá HĐ nói theo các tiêu chí.

- Yêu cầu HS đánh giá

B2: Thực hiện nhiệm vụ

GV: Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu tiêu chí.

HS ghi nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn ra giấy.

B3: Thảo luận, báo cáo

- GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá.

- HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu đánh giá các tiêu chí nói.

B4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét HĐ nói của HS, nhận xét nhận xét của HS và kết nối sang hoạt động sau.

 

- Nhận xét chéo của HS với nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí.

- Nhận xét của HS

IV . Luyện tập

a) Mục tiêu: Giúp các em vận dụng các kĩ năng nói và nghe vào giải quyết một tình huống, hiện tượng trong đời sống.

b) Nội dung: HS suy nghĩ trình bày quan điểm

c) Sản phẩm: Ý kiến, quan điểm, lí le, dẫn chứng của học sinh.

d) Tổ chức thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao tình huống cho HS

Tình huống: “Em rất thích nuôi chó con, nhưng bố em không đồng ý; vậy em hãy đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục bố em thay đổi ý kiến để đồng ý cho em nuôi chó con”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

- GV hướng dẫn HS.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV  yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.

- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).

Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.

e) Củng cố, mở rộng

- Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS

- Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ.

- Sản phẩm: Sản của HS sau khi đã được chỉnh sửa (nếu cần).

- Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

? Em hãy sắp xếp các bước theo thứ tự, điều cần thực hiện trước khi trình bày một bài nói:

+ Tìm ý, lập ý cho bài nói;

+ Tập luyện.

+ Lựa chọn đề tài, nội dung nói;

+ Chỉnh sửa bài nói;

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- HS sắp xếp các bước cần làm để có một bài nói hoàn chỉnh, thuyết phục.

Bước 4: Kết luận, nhận định (GV)

- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS chưa tích cực trong học tập.

- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.

V. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi chú

- Hình thức hỏi – đáp;

- Hình thức nói – nghe (thuyết trình sản phẩm của mình và nghe người khác thuyết trình).

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung;

- Hấp dẫn, sinh động;

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học;

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học.

- Báo cáo thực hiện công việc;

- Phiếu học tập;

- Hệ thống câu hỏi và bài tập;

- Trao đổi, thảo luận.

 


Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 6 Cánh diều hay, chuẩn khác:


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học